K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài tập 1:

Phần đọc hiểu:

Câu 1: Thể thơ lục bát

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính là: Biểu cảm

Câu 3: - Vẻ đẹp của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi, dãy núi bao la, mênh mông. Là những vùng thiên nhiên trù phú, đẹp tươi và che chắn cho con người Việt Nam từ bao đời.

Câu 4: - Các biện pháp tu từ:

 + Nhân hóa: ơi

+ Ẩn dụ: Biển lúa

 + So sánh: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

 - Tác dụng: Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, yên bình, mênh mông, khoáng đạt. Nền cảnh đặc trưng của Việt Nam

Câu 5: Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu), sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương,  mặt người vất vả in sâu). Qua đó thể hiện tình  cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.

Câu 6: Trách nhiệm của người sinh viên, là tầng lớp trí thức, có sự hiểu biết, năng động và sáng tạo, lại đang được tiếp thu những kiến thức khoa học của nhân loại, là nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước trong thực tiễn hội nhập toàn cầu, tuy nhiên, mỗi sinh viên cũng cần được sự hỗ trợ, định hướng và dìu dắt của Đảng, Nhà nước, nhà trường và toàn xã hội, do đó mỗi người học không những chấp hành đúng và đủ các quy định của Nhà trường về đảm bảo an ninh trật tự mà còn phải tham gia tích cực vào các phong trào bảo vệ an ninh - trật tự của địa phương như: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào Toàn dân phòng chống ma túy, Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ; phong trào Toàn dân tham gia cảm hóa giáo dục người lầm lỗi cũng như các phong trào bảo vệ an ninh trật tự khác,....

Để thực hiện được các nội dung trên sinh viên thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên, các hoạt động khác của nhà trường để lồng ghép các nội dung của phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Phần làm văn:

Kính gửi câu lạc bộ tình nguyện!

Em tên là Phạm Hồng An, lớp 10A1, trường THPT số 2 Đức Phổ, Quảng Ngãi.

Qua những bài báo, bản tin ngắn của trường em mà em biêt đến câu lạc bộ tình nguyện tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội, em cảm thấy khá thích thú và mong muốn được tham gia để học hỏi và công hiến một phần công sức nhỏ của mình vào việc tổ chức, quảng bá rộng rãi tới khách tham quan du lịch về các di tích lịch sử nổi tiếng của thành phố chúng ta. Vì vậy, mà em viết đơn này xin được tham gia hoạt động trong câu lạc bộ.

Trong các hoạt động trong trường và ngoài cuộc sống, em tự đánh giá được bản thân em là một người khá hòa đồng, thân thiện, tự tin trước đám đông, và cùng với sự nhiệt huyết, em không ngại những khó khăn, thách thức. Bởi vậy, em luôn luôn giữ cho mình tinh thần sẵn sàng trong mọi hoạt động. Khi đến với câu lạc bộ của mình, em mong muốn phát huy những điểm mạnh của bản thân và cùng các thành viên trong đội tình nguyện sẽ cùng nhau phát triển cộng đồng hơn.

Được trở thành tình nguyện viên giới thiệu lịch sử dựng nước, giữ nước của nhân dân ta, đất nước ta đối với bạn bè trên khắp cả nước và thế giới là niềm hạnh phúc, vinh dự lớn lao đối với em. Em luôn sẵn sàng cho công việc đầy ý nghĩa này. Em tin rằng, gia đình, nhà trường sẽ tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Em mong sẽ sớm nhận được sự đồng ý và hướng dẫn cụ thể của Ban Quản lí.

Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của câu lạc bộ!

Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm đã quan tâm, đọc và xét duyệt!

Bài tập 2:

Phần đọc hiểu:

Câu 1: Thể thơ bảy chữ

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: “Người mẹ”

Câu 3: Những từ ngữ hình ảnh: Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời; Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ ==) Những từ ngữ, hình ảnh mộc mạc – giản dị, gần gũi, với cuộc sống đời thường giúp nhà thơ tạo nên cảm giác quen thuộc, hoài niệm mà gần gũi cũng như dễ tìm được sự đồng cảm đối với các độc giả

Câu 4: - Tác dụng: Hình ảnh nắng mới cất tiếng reo vui miêu tả một không gian sinh động, rực rỡ, vui tươi; qua đó thấy được sự náo nức, thiết tha trong nỗi nhớ của tác giả.

Câu 5: Lưu Trọng Lư đã mang đến một hình ảnh đầy cảm xúc và ký ức về người mẹ đã khuất. Nội dung chính của khổ thơ này tập trung vào hình ảnh “Nắng mới” chiếu sáng trên mộ mẹ, thể hiện sự thương nhớ và niềm tin tiếc nuối của tác giả. Bài thơ như một lời tri ân, một lời tưởng nhớ tới người mẹ, và ánh nắng mới ở đây không chỉ mang ý nghĩa của sự bắt đầu mới mà còn là sự an ủi, ánh sáng của sự sống tiếp diễn dù người mẹ đã ra đi

Câu 6: Kỉ niệm là những khoảnh khắc đã xảy ra trong quá khứ mà ta luôn ghi nhớ. Dù nhỏ dù lớn, dù ít dù nhiều, mỗi kỉ niệm đều chứa đựng trong đó những giá trị, sức mạnh lớn lao. Nó luôn tồn tại, luôn hiện hữu và tác động lên chính cuộc sống của mỗi người. Người ta bảo kỉ niệm là thứ đáng trân trọng nhất, bởi vì nó là duy nhất và không bao giờ trở lại. Trong cuộc đời mình, chẳng ai sống mà không có hay không cần những kỉ niệm, bởi “còn kỉ niệm là còn tâm hồn, còn nhớ, và còn biết thương chính mình.” Những kỉ niệm tựa hồ như một kho tàng cổ tích nhiệm màu. Kỉ niệm về thời ấu thơ “ngày hai buổi đến trường”, về những trận đòn roi nghiêm khắc của bố, những lần theo mẹ đi cấy đêm trăng, những trò chơi dân gian bên hội bạn, hay tình cảm ở “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”,… Đằng sau những kỉ niệm ấy là rất nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu giúp chúng ta trưởng thành để rồi càng biết trân trọng, không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân và sống đẹp hơn.

Phần viết văn:

Kính thưa Ban giám hiệu trường Đại học Quốc gia Singapore 

Tôi tên là Phạm Hồng An học sinh lớp 10A1 trường THPT số 2 Đức Phổ

Qua một số kênh thông tin, tôi được biết trường đang tổ chức cấp học bổng cho một số sinh viên Việt Nam yêu mến trường và có mong muốn theo học ở trường trong năm học tới. Do đó, tôi muốn chia sẻ một số điều về bản thân và niềm đam mê của mình đối với việc học để quý trường xem xét khả năng dành cho tôi một cơ hội đến và tham gia học tập tại trường.

Tôi là một học sinh năng động, sáng tạo và có niềm đam mê vô hạn với kiến thức. Từ khi bắt đầu hành trình học tập, tôi đã luôn đặt ra cho mình những mục tiêu cao cả và không ngừng nỗ lực để đạt được chúng. Điều này không chỉ giúp tôi có được thành tích học tập tốt mà còn nuôi dưỡng tinh thần ý thức trách nhiệm và sự tự quản lý.

Trong suốt thời gian học tại Việt Nam, tôi đã tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển bản thân và khám phá sâu rộng về những lĩnh vực mà tôi đặt niềm tin và quan tâm. Tôi là thành viên tích cực của câu lạc bộ Nghiên cứu Khoa học và Thể thao, nơi mà tôi có cơ hội áp dụng kiến thức học thuật vào thực tế và cùng đồng đội đạt được những thành công đáng kể.

Ngoài ra, tôi còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như tình nguyện, ở đó tôi học được tinh thần hợp tác và trách nhiệm đối với cộng đồng. Tôi tin rằng học tập không chỉ dừng lại ở việc tích lũy kiến thức mà còn là cơ hội để phát triển đầy đủ về mặt tư duy, kỹ năng xã hội và lòng nhân ái.

Niềm đam mê của tôi không chỉ giới hạn trong lĩnh vực học thuật mà còn mở rộng đến ước mơ về tương lai. Tôi mong muốn được theo đuổi ngành..... tại đại học để có cơ hội nghiên cứu và đóng góp vào những lĩnh vực công nghệ mới mẻ. Điều này không chỉ là sự theo đuổi cá nhân mà còn là một cách để đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội.

Trong tình hình gia đình của tôi, học bổng không chỉ là nguồn động viên lớn mà còn là cơ hội để tôi tiếp tục theo đuổi ước mơ và đạt được mục tiêu của mình. Tôi cam kết sẽ sử dụng học bổng một cách có trách nhiệm và làm tất cả những gì có thể để đóng góp vào sự phát triển của bản thân và xã hội.

Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu đã dành thời gian đọc đơn của tôi. Tôi mong rằng sự nỗ lực và lòng nhiệt huyết của mình có thể được đánh giá cao và tôi sẽ có cơ hội được học bổng để tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập của mình.

Trân trọng!

Bài tập 3:

Phần đọc hiểu:

Câu 1: Thể thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật

Câu 2: Nhân vật trữ tình là tác giả

Câu 3: Trong bài thơ này, từ láy được sử dụng là “lạnh lạnh” và “chênh chênh”.

Câu 4: Cảnh thiên nhiên được thể hiện qua câu thơ:

Hương cách gác vân thu lạnh lạnh,

Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh.

Đó là bức tranh cảnh vật đẹp nhưng buồn: Cảnh đẹp vì có thuyền, có bãi, có tuyết có nguyệt, có cái lạnh lạnh của trời thu. Cảnh buồn bởi sự tĩnh lặng và khí thu lạnh lạnh bao trùm. Cảnh được nhìn qua tâm trạng có chút buồn của Nguyễn Trãi nên cũng nhuốm màu tâm trạng ấy.

Câu 5: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè và tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.

Câu 6: Trung hiếu là một trong những yếu tố quan trọng trong phẩm chất con người. Từ ngày xưa trung hiếu đã được đặt lên hàng đầu. Và cho đến bây giờ hai chữ trung hiếu vẫn còn nguyên ý nghĩa. Nếu như sự trung hiếu ngày trước là nghe lệnh vua, trung với vua thì ngày nay đó chính là sự trung với Đảng, hiếu với dân. Mỗi người đều có cần phẩm chất quan trọng này để phát triển xã hội ngày một phát triển, văn minh hơn.

 

0
mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

Cho đoạn văn sau:Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tán. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.

Đoạn văn trên phù hợp với luận cứ nào?

A. Sách là sản phẩm của văn minh nhân loại.

B. Sách có sức mạnh vượt thời gian và không gian

C. Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới!

D. Cả ba đáp án trên.

1
11 tháng 1 2017

Chọn đáp án: A

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác...
Đọc tiếp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?

Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó

- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1
9 tháng 12 2017

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4

(1) Hãy đọc đoạn văn sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới. Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại Học Y Khoa Bai-lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20-30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở trong...
Đọc tiếp
(1) Hãy đọc đoạn văn sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới. Nếu bị tước đi môi trường kích thích bộ não của đứa trẻ phải chịu đựng kìm hãm. Ví dụ, các nhà nghiên cứu tại Trường Đại Học Y Khoa Bai-lo đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ ít được chơi đùa hoặc ít được tiếp xúc sẽ có bộ não bé hơn bình thường 20-30% so với lứa tuổi của chúng. Các vật nuôi ở trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy điều xảy ra tương tự. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học I-li-noi ở Ur-ba-na Sam-pa đã phát hiện ra rằng những con chuột con được nuôi trong cũi có rải đồ chơi không những biểu hiện sự ứng xử phức tạp hơn những con chuột nhốt trong những hộp rỗng không có gì hấp dẫn, mà bộ não của những con chuột này còn có số tiếp điểm thần kinh cho mỗi nơ-ron nhiều hơn (tới 25%) so với những con chuột kia. Nói cách khác, càng trải qua nhiều kinh nghiệm càng làm cho bộ não giàu hơn. (Vũ Đình Cự (Chủ biên),
Giáo dục hướng tới thế kỉ XX) Phân tích biện pháp làm cho luận điểm Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sữ phải chịu đựng sự kìm hãm trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.

 

 
(2) Hãy đọc đoạn trích sau đây và phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ: Hồ Ba Bể từ lâu đã nổi tiếng là danh lam thắng cảnh bậc nhất ở Việt Nam… Chuyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, cả khu vực hồ Ba Bể ngày nay là một vùng trù phú… Rồi bỗng một đêm trời nổi cơn thịnh nộ, mưa đổ ầm ầm, nước sông dâng lên, mặt đất nứt nẻ và sụp xuống làm cho cả vùng dân cư đều bị cuốn theo dòng nước. Duy chỉ có một người đàn bà sống cô đơn, hiền lành, chân thật là thoát nạn, vì bà đã được cảnh báo trước trận hồng thủy sẽ xảy ra. Theo lời dặn, bà góa đã lấy tro rắc quanh nhà và lấy hạt thóc bà tiên để lại cắn đôi thả xuống hồ, vỏ thóc biến thành những chiếc thuyền để cứu người gặp nạn. Cả vùng thung lũng trù phú đã trở thành biển nước mênh mông. Chỉ còn một mảnh đất nhỏ nhoi là khu nhà của người đàn bà sống hiền lành đức độ, người ta gọi đó là Pò Giá Mải (đảo bà góa)… Mảnh đất cuối cùng còn sót lại nằm giữa hồ Hai đất đai màu mỡ là nơi an nghỉ của những người xấu số nơi xảy ra trận hồng thủy năm xưa. Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ ở đảo này để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Vì vậy hòn đảo có tên là An Mạ (nơi an nghỉ của dân làng). Đó là truyền thuyết gắn liền với sự hình thành hồ Ba Bể theo cách lí giải của người xưa. (Theo Bùi Văn Định,
Ba Bể – huyền thoại và sự thật)
1
24 tháng 8 2018

- Đoạn văn (1): Câu “Nếu bị tước đi... chịu đựng sự kìm hãm” luận điểm văn bản.

Các câu văn phía sau bổ sung ý nghĩa, làm sáng rõ cho luận điểm

- Đoạn văn (2) kể về truyền thuyết hòn đảo An Mạ làm bài thuyết minh thêm hay, sinh động:

    + Tâm lý chung người tham quan muốn biết thêm về truyền thuyết, lịch sử thắng cảnh đó

    + Kể về truyền thuyết khiến cho bài văn trở nên huyền bí, kì ảo

9 tháng 10 2018

a) - Sử dụng từ “ai” – đại từ phiếm chỉ để mở đầu bài ca dao, chỉ chung tất cả mọi người - để mở đầu bài ca để chỉ các thế lực ngăn cản tình cảm nam nữ xuất hiện nhiều lần

   + Gợi ra sự than trách nghe xót xa, ngậm ngùi

b, Cặp ẩn dụ Sao Hôm- sao Mai và mặt Trăng- mặt Trời (để chỉ hai người xứng đôi vừa lứa)

- Biện pháp so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: tình duyên bị ngăn cách nhưng lòng người đơn phương vẫn chờ đợi, mong mỏi ngày gặp

- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ (tính bền vững) gắn với đời sống của con người, để dễ liên tưởng, cũng là để khẳng định tính thủy chung, son sắt của lòng người.

- Hình ảnh thiên nhiên gần gũi đời sống, có vẻ đẹp riêng, ngụ ý, diễn tả tâm hồn

c, Câu cuối sử dụng biện pháp so sánh nhằm thể hiện dù mình không nhớ ta thì ta

   + Sao Vượt tên gọi cổ của sao Hôm, đặc tính, mọc sớm vào buổi chiều, sao lên tới đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc

   + Câu thơ khẳng định tấm lòng chung thủy, nghĩa tình son sắt và ý chí vượt qua những rào cản của tình yêu.

Đọc đoạn trích nhật kí dưới đây và trả lời câu hỏi: 8 – 3 – 69 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích nhật kí dưới đây và trả lời câu hỏi:

8 – 3 – 69 Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. Nghĩ gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà đôi mắt đăm đăm nhìn qua bóng đêm. Qua ánh trăng mờ Th. thấy biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm của những ngày sống giữa tình thương trên mảnh đất Đức Phổ này. Rồi cảnh chi li, cảnh đau buồn cũng đến nữa… Đáng trách qua Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh khẽ rên và tiếng súng vẫn nổ nơi xa. Chiến trường vẫn đang mùa chiến thắng. (Nhật kí Đặng Thùy Trâm. NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005) a) Những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? b) Theo anh (chị), ghi nhât kí có lợi gì cho sự phát triển ngôn ngữ của mình?
1
11 tháng 6 2019

Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trong nhật kí Đặng Thùy Trâm:

- Tính cụ thể:

   + Về thời gian, địa điểm: đây cũng là đặc trưng chung khi viết nhật kí

   + Cụ thể về người nói, mục đích nói (nhân vật tự nhủ với bản thân)

   + Cụ thể trong diễn đạt: hô gọi, lời tự nhủ, lời tự trách

- Tính cảm xúc: giọng thủ thỉ tâm tình nói về hiện tại và tương lai đôi lúc giọng hơn trách, giục giã (nghĩ gì đấy Th. ơi?; Đáng trách quá Th ơi)

- Tính cá thể

   + Có nét riêng biệt của giọng điệu tâm tình đặc trưng của nhật kí: có nhiều từ ngữ nội tâm, giọng trẻ- tâm hồn của người trẻ khi sống trong hoàn cảnh chiến tranh.

b, Ghi nhật kí giúp bạn có thể phát triển vốn ngôn ngữ, vốn từ vựng cũng như cách diễn đạt linh hoạt.

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ Những giọt nước bé nhỏNhững hạt bụi đang bayĐã làm nên biển lớnVà cả trái đất nàyCũng thế, giây và phútTa tưởng ngắn, không dàiĐã làm nên thế kỷQuá khứ và tương laiNhững sai lầm bé nhỏTa tưởng chẳng là gìTích lại thành tai hoạLàm chệch hướng ta điNhững điều tốt nhỏ...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ

Ảnh đại diện

 

Những giọt nước bé nhỏ
Những hạt bụi đang bay
Đã làm nên biển lớn
Và cả trái đất này

Cũng thế, giây và phút
Ta tưởng ngắn, không dài
Đã làm nên thế kỷ
Quá khứ và tương lai

Những sai lầm bé nhỏ
Ta tưởng chẳng là gì
Tích lại thành tai hoạ
Làm chệch hướng ta đi

Những điều tốt nhỏ nhặt
Những lời nói yêu thương
Làm trái đất thành đẹp
Đẹp như chốn Thiên Đường

Câu 1: Chỉ ra những điều bé nhỏ được tác giả nhắc đến trong bài thơ

Câu 2: Theo tác giả ,mối quan hệ giữa những điều nhỏ bé và những điều lớn lao là gì? Anh chị tâm đắc nhất với phát hiện nào của người viết trong bài thơ?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ .

Câu 4: Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả ở khổ 3:"Những sai lầm nhỏ bé...Làm ta chệch hướng đi." không? Vì sao?

PHẦN LÀM VĂN:

Từ nội dung bài thơ ở phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn(khoảng 200 chữ )trình bày quan niệm của mình về ý nghĩa của "những điều tốt nhỏ nhặt" trong cuộc sống.

0