Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
C1
- Xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm.
- Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình nhưng Người tối cổ đã là người.
- Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân, đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn.
- Cơ thể của họ đã có nhiều biến đổi: hộp sọ đã lớn hơn so với loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
- Người tối cổ đã biết chế tạo công cụ: lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
- Di tích của Người tối cổ được tìm thấy ở Giava (Inđonêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc), Lạng Sơn (Việt Nam).
⟹ Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.
C2
Bầy người nguyên thủy là những người tối cổ đã có quan hệ hợp quán xã hội như có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái. Họ sống trong các hang dộng, mái đá hoặc cũng có thể dựng lều bằng cành cây, da thú , sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau gồm khoảng 5 – 7 gia đình. Lúc bấy giờ chưa có những quy định xã hội.
=> Khi con người tối cổ sống thành bầy có quan hệ ruột thịt với nhau nhưng chưa có quy định của xã hội nên được gọi là bầy người nguyên thủy.
\(-\)“Học tập lịch sử chỉ diễn ra trong lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Theo em quan điểm đó là sai
\(-\) Vì:
\(+\) Lịch sử là \(1\) môn học không có điểm dừng,nó sẽ liên tục và những sự kiện lịch sử luôn xảy ra hàng ngày
\(+\) Lịch sử cho chúng ta biết được nguồn gốc xuất phát của chúng ta,cho chúng ta biết được tổ tiên của mình là ai
a. Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành hai nhiệm vụ là thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ Quốc
*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước
- Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1771 – 1777)
+ Năm 1771, ba anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai). Đến năm 1773, giải phóng Tây Sươn hạ đạo (Bình Định) và mở rộng căn cứ ra toàn phủ Quy Nhơn.
+ Giữa năm 1774, nghĩa quân mở rộng vùng kiểm soát: phía Bắc đến Quảng Nam, phía Nam đến Bình Thuận. Đất của chúa Nguyễn chỉ còn lại Gia Định và Thuận Hóa.
+ Chúa Trịnh đem quân đánh vào Phú Xuân. Chúa Nguyễn phải vào Gia Định. Chúa Trịnh vào Quảng Nam đụng độ với quân Tây Sơn, Tây Sơn bị dồn vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn. Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh để tập trung lực lượng tấn công quân Nguyễn.
+ Tạm yên mặt Bắc, Tây Sơn dốc lực đánh chúa. Năm 1777, Tây Sơn bắt được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền chúa Nguyễn đến đây sụp đổ, hầu hết đất Đàng Trong được giải phóng.
-Lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1786 – 1788)
+ Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt giao nộp cho Tây Sơn. Họ Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ vào Thăng Long giao chính quyền cho vua Lê Hiển Tông rồi trở vào Nam.
+ Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà trở nên rối ren. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ kéo quân ra Thăng Long và tự tay xây dựng chính quyền.
Như vậy, từ năm 1786 đến năm 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, xóa bỏ phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, sự nghiệp thống nhất đất nước cơ bản hoàn thành.
*Nghĩa quân Tây Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
- Đánh bại quân xâm lược Xiêm:
+ Do Nguyễn Ánh cầu cứu, năm 1784, vua Xiêm cử 5 vạn quân thủy bộ sang xâm lược nước ta.
+ Đầu tháng 1-1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vào Gia Định đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho, chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút để tiêu diệt giặc.
+ Ngày 19-1-1785, quân Tây Sơn đã quét sạch 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta, làm nên chiến thắng Rạch Ngầm – Xoài Mút.
+ Ý nghĩa: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đã đập tan tham vọng của quân Xiêm đối với phần lãnh thổ phía nam của ta, làm chủ hoàn toàn Đảng Trong.
-Đánh bại 29 vạn quân Thanh
+ Do Lê Chiêu Thống cầu viện, năm 1788, vua Thanh là Càn Long cử 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.
+ Được tin, Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung, khẩn trương tiến ra Bắc để tiêu diệt giặc, trên đường đi dựng lại Nghệ An và Thanh Hóa để tuyển thêm quân.
+ Từ đêm 30 tết, 5 mũi tiến công của quân Tây Sơn xuất phát. Đến sáng mùng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt mở các cuộc tiến công vào đồn Ngọc Hồi – Đống Đa và giành thắng lợi.
+ Ý nghĩa: Với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, quân Tây Sơn đã đánh bại 29 vạn quân Thanh, giải phóng hoàn toàn đất nước.
*Vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn.
- Là người giữ vai trò quan trọng trong việc đánh đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong và vua Lê ở Đàng Ngoài, thống nhất đất nước.
- Là người chỉ huy tài tình trong các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở thế kỉ XVIII.
- Quang Trung đã đưa ra các chính sách hợp lí nhằm phát triển đất nước.
b. Vị trí của phong trào TS trong lịch sử dân tộc:
- Là phong trào nông dân rộng lớn, vĩ đại nhất trong thế kỉ XVIII.
- Từ cuộc khởi nghĩa ban đầu có quy mô địa phương đã phát triển thành phong trào nông dân toàn quốc, lật đổ ba tập toàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, bước đầu thống nhất đất nước.
- Từ cuộc đấu tranh giai cấp đã phát triển thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vĩ đại; đạp tan sự can thiệp của quân xâm lược Xiêm, Thanh; bảo vệ độc lập tổ quốc, làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc.
- Xây dựng vương triều mới với nhiều cải cách tiến bộ, mở ra hướng phát triển của đất nước, của dân tộc.
Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông:
*Nội dung
- Vào những năm 60 của thế kỉ XV, thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính lớn, toàn diện.
- Trung ương: bỏ chức Tể tướng, Đại hành khiển. Vua trực tiếp quyết định mọi việc. Bên dưới là 6 bộ do Thượng thư đứng đầu. Cơ quan Ngự sử đài, Hàn lâm việc được duy trì với quyền hành cao hơn trước.
- Địa phương: cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti trông coi các mặt dân sự, quân sự, an ninh. Dưới là các phủ, huyện, châu, xã như cũ. Người đứng đầu xã là xã trưởng, do dân bầu.
- Năm 1483, một bộ luật mới được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều 16 chương được coi là bộ luật tiêu biểu nhất thời phong kiến, có tính đức trị và nhân văn sâu sắc đánh dấu trình độ phát triển cao về ý thức pháp lí của dân tộc Việt.
- Quân đội được tổ chức quy củ, chặt chẽ, theo chế độ ngụ binh ư nông.
- Chính sách đối nội và đối ngoại: đoàn kết dân tộc,… quan hệ láng giềng êm đẹp…
*Nhận xét
- Cải cách hành chính lớn của vua Lê Thánh Tông đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới.
- Cuộc cải cách mang tính toàn diện, sâu sắc đó được tiến hành từ trung ương đến địa phương đảm bảo sự thống nhất trong chính quyền, có ý nghĩa nâng cao quyền lực của nhà nước phong kiến Đại Việt, nhất là quyền lực tập trung vào tay nhà vua. Điều đó chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê sơ đạt đến đỉnh cao.
- Tổ chức nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn tạo điều kiện ổn định về chính trị và phát triển kinh tế, văn hóa.
- Tuy nhiên, trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, sự tập trung quyền lực trên kéo theo tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ, nảy sinh mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt.
* Sự ra đời và tình cảnh giai cấp vô sản công nghiệp:
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản và vô sản.
- Nguồn gốc giai cấp vô sản: Nông dân mất ruộng đất đi làm thuê, thợ thủ công phá sản.
- Đời sống của giai cấp công nhân:
+ Không có đủ tư liệu sản xuất, làm thuê bán sức lao động của mình.
+ Lao động vất vả, những đồng lương chết đói, luôn bị đe dọa sa thải.
- Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh.
- Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng, hình thức đấu tranh tự phát.
* Tác dụng:
- Phá hoại cơ sở vật chất của tư sản.
- Công nhân tích lũy thêm được kinh nghiệm đấu tranh.
- Thành lập được tổ chức công đoàn.
Chọn A