Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII), nhà Trần đã sử dụng kế sách “vườn không nhà trống”, chủ động tiến công sang đất Tống sau đó rút lui về phòng vệ trong nước, chớp được thời cơ khi giặc suy yếu đến tột cùng (xem lại trận Như Nguyệt) để đánh thắng quân Mông- Nguyên. Nhưng quân Tây Sơn lại chọn lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
2. Phương đông
- Thời gian hình thành sớm, kết thúc muộn
- Chế độ quân chủ tập quyền, vua có quyền lực tối cao
- Nền kinh tế dựa trên Nông nghiệp là chính, kết hợp TCN
- Xã hội phân chia 2 giai cấp chính: Địa chủ và nông dân
Phương tây
- RA đời muộn, kết thúc sớm
- Chế độ dân chủ, quyền lực do 1 hay nhiều nhóm quyết định
- Kinh tế dựa trên thương nghiệp, buôn bán là chính
1. Chiến lược
Trong lần kháng chiến thứ nhất (1258), sau một số trận đánh chặn kỵ binh Mông Cổ ở biên giới Tây Bắc và nhất là quân trận Bình Lệ Nguyên, vua Trần cũng như Lê Tần đều biết rằng không thể tiếp tục quyết chiến khi thế và lực quân địch còn rất mạnh, cho nên đã chủ trương rút lui để bảo toàn lực lượng. Trong lần kháng chiến thứ hai (1285), Trần Quốc Tuấn đã đóng đại bản doanh và chuẩn bị thế trận ở Nội Bàng để chặn đánh địch.
Nhưng trước sức tấn công như vũ bão của hàng chục vạn quân Nguyên, nhận thấy nếu tiếp tục quyết chiến với địch ở đấy thì chắc chắn ta không cản nổi địch mà còn bị tổn thất, nên Trần Quốc Tuấn đã kịp thời thay đổi ý định chiến lược, cho quân rút lui, trước mắt là bảo toàn được lực lượng và phá kế hoạch hợp vây của chúng. Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba, do rút được kinh nghiệm hai lần trước, ta không chủ trương quyết chiến khi quân Nguyên đang ào ạt tiến công, mà vừa đánh chặn để tiêu hao địch, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, đồng thời dẫn dắt Thoát Hoan và Ô Mã Nhi vào thế trận ta đã chuẩn bị sẵn.
Để làm cho địch hao mòn suy yếu theo kế "dĩ dật đãi lao" - tức là lấy nhàn chờ mệt, lấy mạnh chờ yếu, lấy sung sức chờ hao mòn - tạo ra thế và thời cơ có lợi để phản công, bí quyết của thời Trần là phát huy sức mạnh của "cả nước đánh giặc", vận dụng linh hoạt các cách đánh: đánh nhỏ, đánh phân tán và đánh lớn, đánh tập trung, kết hợp chặt chẽ các hoạt động tác chiến của các lực lượng: quân triều đình, quân các lộ, các vương hầu và dân binh.
Chính nhờ tạo được thế trận chiến tranh nhân dân, cả nước đánh giặc, kết hợp được các cách đánh và các lực lượng cùng đánh nên quân và dân nhà Trần đã có được khả năng to lớn và tiến công địch ở khắp mọi nơi, mọi lúc, cả trước mặt và sau lưng; khiến quân thù đông mà tản, nhiều hóa ít, mạnh hóa yếu, từng bước bị tiêu hao, suy yếu, mệt mỏi và cuối cùng bị phản công - tiến công tiêu diệt. Kỵ binh Mông Cổ cũng như kỵ binh, bộ binh nhà Nguyên đều nổi tiếng là thiện chiến nhất đương thời; đặc biệt kỵ binh Nguyên - Mông đã từng chiến thắng ở khắp nơi, nhưng khi đến Đại Việt lại không thể "thi thố được tài năng" như ở những nơi khác. Vì chúng đã gặp phải một phương thức chống đối hoàn toàn khác lạ: đó là cuộc chiến tranh toàn dân dưới sự chỉ huy tài tình của một bộ tham mưu thống nhất. Đó là cách đánh "dĩ đoản chế trường", biết hạn chế sở trường của giặc, phát huy mặt mạnh của ta, từng bước chuyển hóa lực lượng; ta càng đánh càng mạnh, càng thắng, địch càng đánh càng yếu, càng thua.
Biết tránh quyết chiến khi tình thế không có lợi, nhưng khi đã tạo ra được thời cơ, tổ tiên ta ở thời Trần đã biết kịp thời nắm lấy thời cơ, kiên quyết tiến lên tiến công, phản công địch, giành thắng lợi quyết định.
Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, các nhà lãnh đạo nhà Trần đã kịp thời phát hiện được thời cơ chỉ sau 9 ngày quân địch vào được Thăng Long và đã nhanh chóng chuyển sang phản công. Cách thức phản công là chỉ giáng một đòn, dùng hình thức tập kích, ban đêm bất ngờ đánh úp vào kỵ binh Mông Cổ đang ngủ say trong lêu trại ở dã ngoại - nghĩa là vào nơi, vào thời điểm mà kỵ binh tỏ ra yếu nhất, thất thế nhất. Với cách đánh thông minh như thế của ta, kỵ binh Mông Cổ còn tên nào chỉ còn biết tìm đường mà chạy tháo thân.
Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai khi thời cơ đến, ta tiến hành phản công theo cách: tiêu diệt từng bộ phận địch, đánh cánh quân yếu trước, đánh cánh quân mạnh sau, rồi từ tiêu diệt một bộ phận tiên lên tiêu diệt đại bộ phận.
Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba, với thế trận đã chuẩn bị sẵn, ta chuyển sang phản công đồng thời, trên cả hai hướng thủy bộ và đánh địch trong một tình huống có lợi nhất: đó là lúc chúng đã hết sức suy yếu, mất tinh thần và đang tìm cách tháo chạy vê nước.
Để đôi phó với một kẻ địch đông, mạnh, có nhiều kinh nghiệm tác chiến chiến trường xa và luôn chủ trương đánh nhanh thắng chóng, tổ tiên ta đã khôn khéo biết khoét sâu vào yếu điểm cơ bản của chúng là vấn đề lương thảo, hậu cần.
Vì thế trong cả ba lần chiến tranh, đều chủ trương bằng mọi cách hạn chế, triệt đường lương thảo của chúng, gây cho địch một khó khăn tổ tiên ta không thể khắc phục được.
2. Chiến thuật
Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận quyết chiến chiến lược như Đông Bộ Đầu (1258), Chương Dương - Thăng Long (1285) và Bạch Đằng (1288) đã để lại những bài học về việc tạo thời cơ, chuẩn bị lực lượng cho địa hình, đánh vận động, đánh tiêu diệt trong một trận quyết chiến. Trong các trận đó, nổi bật nhất là trận Bạch Đằng (1288). Trần Quốc Tuấn đã thực hành một kế hoạch tác chiến được tính toán kỹ càng, chuẩn bị chu đáo, từng bước dẫn dắt địch hành động theo ý định của ông, đưa chúng vào trận địa đã chuẩn bị sẵn và đúng thời điểm thuận lợi, kết hợp quân mai phục thủy bộ với bãi cọc ngầm được đóng sẵn và lợi dụng quy luật lên xuống của nước triều, để đánh trận tiêu diệt chiến lược.
Trong quá trình chiến tranh, các hình thức chiến thuật như tập kích, phục kích, đánh tiêu hao, quấy phá địch bằng các lực lượng đã được vận dụng linh hoạt và có hiệu quả. Khi quân Nguyên muốn đánh lớn thì ta đánh nhỏ, khi quân giặc muốn tập trung thì ta lại phân tán, buộc chúng đánh theo cách đánh của ta. Khi quân địch đã suy yếu thì ta phản công, tổ chức những trận đánh lớn, bất ngờ, địch không kịp và không thể tập trung đối phó được.
Trong những lần quân Nguyên đuổi theo đánh và định bắt vua Trần, quân ta thường khéo léo áp dụng các thủ đoạn nghi binh, đánh lừa địch, khiến cho tướng giặc tức tối, lồng lộn và cuối cùng bị sa vào bẫy phục kích của ta.
Khi địch mạnh, quân ta thực hiện vừa đánh chặn, vừa rút lui; khi địch thua, tháo chạy thì quân ta chặn đánh và truy kích kiên quyết, có hiệu quả v.v...
2. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh (1788 - 1789)
Nghệ thuật quân sự Việt Nam đã có sự phát triển rực rỡ. Trước sức tiến công ồ ạt và quy mô của 29 vạn quân Thanh, theo chủ trương của Ngô Thì Nhậm, quân Tây Sơn đã rút khỏi Thăng Long về Tam Điệp - Biện Sơn để bảo toàn lực lượng, tạo điều kiện và thời cơ để chờ đại quân Nguyễn Huệ từ phía Nam ra tiến hành phản công lại giặc.
Đó là một kế hoạch chiến lược sáng suốt. Ngô Thì Nhậm đã xem xét sức mạnh chiến tranh trong mối tương quan giữa địch và ta cả về thế và lực, cả về chính trị lẫn quân sự. Ông không chỉ thấy rõ hiện trạng trước mắt mà còn thấy trước sự chuyển biến “nhân tình thế thái” sẽ đưa đến sự chuyển biến của “quân cơ” do hành động cướp nước của giặc Thanh và những hành động bán nước của bọn vua tôi nhà Lê gây ra, sự chuyển biến đó sẽ theo chiều hướng từ chỗ bất lợi cho ta thành có lợi cho ta, bất lợi cho địch.
Trong kế hoạch chiến lược tạm thời lui binh đó, có việc chọn địa điểm tập kết quân thủy, bộ để tạo nên phòng tuyến chặn giặc. Tam Điệp - Biện Sơn được lựa chọn vừa tránh được thế mạnh của địch, bảo vệ được lực lượng ta, vừa giữ được chỗ hiểm không cho địch tràn qua, đồng thời cũng là địa bàn thuận lợi có thể tập kết lực lượng lớn, trở thành bàn đạp tiến công cho đại quân Nguyễn Huệ tiêu diệt giặc ở Thăng Long.
Trong khi quân Thanh đang tự mãn trước những thắng lợi bước đầu và mải mê chuẩn bị ăn Tết thì tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ chủ trương tập trung lực lượng, bằng lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ và mãnh liệt, quyết tâm giải quyết chiến tranh nhanh gọn trong một trận quyết chiến.
Trong điều kiện phải lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh với lực lượng chủ yếu là quân đội chính quy, Nguyễn Huệ dùng lối hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chọn đúng hướng, điểm đúng huyệt, đánh địch trên thế áp đảo, khiến quân thù tuy có binh hùng tướng giỏi, lực lượng đông gấp bội quân ta, nhưng do chủ quan nên không kịp trở tay, toàn quân rung chuyển rồi tan rã nhanh chóng.
Nghệ thuật quân sự của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn được biểu hiện tập trung nhất trong việc tổ chức và thực hành trận quyết chiến chiến lược Ngọc Hồi - Đống Đa. Nguyễn Huệ chọn Thăng Long làm mục tiêu tiến công chủ yếu, tiên công địch vào đúng lúc quân địch lo nghỉ ngơi ăn tết là hết sức đúng đắn.
Trên cơ sở hiểu địch và với ý định chỉ đánh một trận là tiêu diệt, Nguyễn Huệ đã chia quân thành 5 đạo, tiến công trên ba hướng: hướng nam, hướng tây nam và đông bắc Thăng Long.
Trong “trận hội chiến” này, Nguyễn Huệ đã khéo sử dụng lực lượng ưu thế cho từng hướng tiến công và từng trận đánh. Sử dụng hai đạo quân vào hướng chủ yếu, ông đã tạo được thế uy hiếp ở trước mặt và cạnh sườn để bao vây, tiến công chúng. Từ thế uy hiếp mạnh mẽ ở hướng chính, ông lại tạo được ưu thế cho hướng vu hồi dễ dàng diệt gọn mấy nghìn quân của Sầm Nghi Đống, rồi nhanh chóng thọc sâu vào đầu não địch với thế như chẻ tre. Uy thế áp đảo ở hướng này lại tạo thêm uy lực cho hướng chính đánh trận then chốt quyết định ở Ngọc Hồi.
Cùng một lúc đánh địch bằng nhiều mũi trên nhiều hướng, kết hợp chính binh và kỳ binh, giữa đánh chính diện và đánh vu hồi, nhanh chóng chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch là điểm nổi bật của cách đánh Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn trong trận quyết chiến chiến lược. Chiến thuật của quân đội Tây Sơn đã có bước phát triển trong việc nâng cao vai trò của hỏa lực và cơ động để phá vỡ đội hình địch, thực hiện đòn đột kích liên tiếp cho đến thắng lợi.
Trong chiến đấu không đơn thuần dùng bộ binh hoặc bộ binh làm nhiệm vụ chủ yếu nhất mà đã có sự phối hợp chiến đấu giữa bộ binh với pháo binh, tượng binh và kỵ binh. Chiến thuật dàn đều binh lực đã được thay thế bằng chiến thuật tập trung binh lực đột kích mãnh liệt trên một điểm quyết định, kết hợp giữa đánh vào mặt chính diện với thọc sâu, vu hồi, bao vây tiêu diệt quân địch.
Lời giải:
Nghệ thuật quân sự được được quân dân nhà Trần sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên để lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều là:
- Tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc
- Kế thanh dã- vườn không nhà trống
- Chớp thời cơ để tổ chức các cuộc tiến công chiến lược đỉnh cao là trận Bạch Đằng năm 1288 với nghệ thuật thủy chiến
…
=> Đáp án B: "tiên phát chế nhân" là nghệ thuật điển hình được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Tống 1075-1077
Đáp án cần chọn là: B
Lời giải:
Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, mùng 5 Tết 1789 nghĩa quân Tây Sơn chiến thắng vang dội ở Ngọc Hồi - Đống Đa tiến vào Thăng Long đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Thanh.
Đáp án cần chọn là: C
tham khảo
Nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Xiêm - Thanh :
- Lối đánh bất ngờ, thần tốc, khiến cho quân địch không kịp trở tay
- Quang Trung tuyển binh và duyệt binh nhanh chóng
- Chờ đến đêm Tết cho giặc ăn uống no say, không đề phòng, cảnh giác thì tấn công bất ngờ.
tham khảo
Nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Xiêm - Thanh :
- Lối đánh bất ngờ, thần tốc, khiến cho quân địch không kịp trở tay
- Quang Trung tuyển binh và duyệt binh nhanh chóng
- Chờ đến đêm Tết cho giặc ăn uống no say, không đề phòng, cảnh giác thì tấn công bất ngờ.
1 . Bài học kinh nghiệm :Vấn đề cần có một phương pháp đấu tranh đúng đắn .
2 . Nét độc đáo :Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
3 . sự kiện lịch sử : Đánh đổ chính quyền Lê - Trịnh.
Em cảm ơn ạ ❤