K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  Các yếu tố của truyện               Chiếc lá cuối cùng
          Đề tàiTình yêu thương, sự tương trợ giữa những người cùng khổ.
      Các chi tiết tiêu biểu

- Giôn xi bị bệnh sưng phổi và mất đi hi vọng sống.

- Giôn xi nghĩ rằng chiếc lá thường xuân trước cửa rơi xuống cũng là lúc cô rời xa cõi đời này

- Cụ Bơ Men mất vì bệnh lao

- Chiếc lá thường xuân là tác phẩm nghệ thuật cuối cùng của cụ và chính nó đã đưa Giôn xi niềm tin và khát vọng sống.

Ngoại hình của các nhân vậtCụ gầy ốm, giày và quần áo đều ướt sũng. Cụ đã hoàn thành tác phẩm nghệ thuật để đời của mình.
Ý nghĩa của các nhân vật trong câu chuyện

- Xiu luôn động viên Giôn xi trong những ngày bệnh tật hành hạ, truyền cho cô động lực sống. 

- Giôn xi tuyệt vọng và gửi hi vọng sống vào chiếc lá tầm xuân cuối cùng.

- Cụ Bơ Men hoàn thành tác phẩm nghệ thuật của mình là chiếc lá tầm xuân để mang lại hi vọng sống cho Giôn xi.

 

Câu 1: Các từ ở cả câu (a) và (b) đều là từ một nghĩa vì:

- Câu (a) là từ một nghĩa vì chúng đều là nghĩa duy nhất của từ đó dù sử dụng trong ngữ cảnh khác nhau. 

- Câu (b) là tổ hợp những tên riêng chỉ người, địa danh nhất định.

Câu 2: 

a. Nghĩa gốc: "mũi" - bộ phận trên cơ thể con người, phần đầu tiên của bộ phận hô hấp.

b. Nghĩa chuyển "mũi"

+ Mũi thuyền: bộ phận đầu tiên của con thuyền dùng để rẽ nước.

+ Mũi Cà Mau: điểm cực Nam của đất nước Việt Nam.

c. Nghĩa chuyển "mũi"

+ Mũi tấn công: bộ phận lực lượng có nhiệm vụ tấn công quân địch theo hướng nhất định.

d. Nghĩa chuyển "mũi"

+ "mũi" ở đây là chỉ mũi tiêm - thuật ngữ liên quan đến Y tế.

Câu 3: 

Đường (1) và đường (2): chỉ đường đi nối liền từ địa điểm này đến địa điểm khác. 

Đường (3): chỉ đường chỉ tay - những nếp nhăn bẩm sinh trên tay con người.

Đường (4): chỉ những nếp nhăn trên trán của con người.

Đường (5): con đường trong tưởng tượng của tác giả để đến được cung trăng

Đường (6): ám chỉ khoảng cách về mối quan hệ giữa người với người không đến được với nhau.

Câu 1: B. Truyện đồng thoại

Bài 1: 

a.  Biện pháp tu từ so sánh "mẹ già" - "chuối ba hương", "xôi nếp một", "đường mía lau".

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Ca ngợi người mẹ dù đã có tuổi nhưng vẫn luôn ngọt ngào, dành cho con tình yêu thương vô bờ bến không bao giờ vơi cạn.

- Thể hiện thái độ trân trọng của đứa con dành cho người mẹ già yêu quý của mình.

b. Biện pháp tư từ so sánh "tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng" kết hợp cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "rơi nghiêng". Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ

- Diễn tả hình ảnh trước lá đa rơi nhẹ bên thềm một cách sinh động.

- Cho thấy khả năng quan sát và tâm hồn đầy tinh tế của tác giả.

c. Biện pháp so sánh "quê hương" - "chùm khế ngọt", "đường đi học".

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.

- Cho thấy sự gắn bó của quê hương và con người qua đó nhấn mạnh vai trò quan trọng đối với thiên nhiên.

- Thể hiện sự trân trọng của tác giả đối với quê hương của mình.

d. Biện pháp tu từ so sánh "công cha" - "núi ngất trời"; "nghĩa mẹ" - "nước ở ngoài biển Đông". Tác dụng:

- Tăng tình biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Ca ngợi công lao sinh thành và dưỡng dục vĩ đại của cha mẹ.

- Nhắc nhở mỗi người về trách nghiệm làm tròn chữ "hiếu", kính trọng đối với đấng sinh thành của mình.

4 tháng 10 2016

vì lang Liêu chăm chỉ lao động, yêu quí ngề nông và giải được bài toán của vua cha nên xứng đang nối ngôi

4 tháng 10 2016

giúp mk với mk tick cho bất cứ ai mk tick hết,mk hứa

11 tháng 3 2023

1- Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

2- Đánh dấu từ có ý nghĩa đặc biệt.

3- Đánh dấu nhan đề của một văn bản trong một câu.

9 tháng 11 2016

Bài 1:

Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Bài 2:Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đât Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng. Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
 

10 tháng 11 2016

thanks bạn nhavui

28 tháng 2 2023

Tham khảo nha bạn                Giống nhau : 

-Đều gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên sự vật hiện tượng khái niệm khác.

– Về mặt hình thức hoán dụ giống ẩn dụ ở chỗ chỉ có một vế (vế biểu hiện), còn vế kia(vế được biểu hiện) bị che lấp đi.

Khác nhau : 

- Ẩn dụ: Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ có quan hệ tương đồng. Cụ thể là : tương đồng về hình thức, về cách thức, phẩm chất, về chuyển đổi cảm giác. Chức năng chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm.

– Giữa 2 sự vật, hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi (tương cận). Cụ thể là : Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức.