K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2018

Các từ ngữ xưng hô địa phương trong đoạn trích trên:

   a, U – cách xưng hô của địa phương nhằm gọi mẹ.

   b, Từ "mợ"- cách xưng hô của một số gia đình trung lưu ở thành thị thời Pháp thuộc, không phải từ toàn dân, không phải từ địa phương.

Phân biệt kiểu câu trần thuật với các kiểu câu khác trong đoạn trích sau :a . Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ :” Kìa chúng bay đâu , xemthằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không ?Lũ chuột bò lên chạn , leo lên bác Nồi đồng . Năm sáu thằng xúm lại húcmõm vào , cố mãi mới lật được cái vung nồi ra . Ha ha ! Cơm nguội ! Lại có mộtbát cá kho ! Cá rô kho khế , vừa dừ vừa...
Đọc tiếp

Phân biệt kiểu câu trần thuật với các kiểu câu khác trong đoạn trích sau :
a . Chuột Cống chùi bộ râu và gọi đám bộ hạ :” Kìa chúng bay đâu , xem
thằng Nồi Đồng hôm nay có gì chén được không ?
Lũ chuột bò lên chạn , leo lên bác Nồi đồng . Năm sáu thằng xúm lại húc
mõm vào , cố mãi mới lật được cái vung nồi ra . Ha ha ! Cơm nguội ! Lại có một
bát cá kho ! Cá rô kho khế , vừa dừ vừa thơm . Chít chít , anh em ơi , lại đây
chén đi thôi !”
Bác Nòi Đồng run như cầy sấy : “ Bùng bông . ái ái ! Lạy các cậu , các
ông , ăn thì ăn , nhưng đừng đánh đổ tôi xuống đất . Cái chạn cao như thế này ,
tôi ngã xuống không vỡ cũng bẹp , chết mất ! (Nguyễn Đình Thi)
b.Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối tít , tỏ ra dáng bộ
vui mừng .
Anh Dâu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như
kẻ sắp bị tù tội
Cái Tí , thằng Dần cũng vỗ tay reo :
- A ! Thầy đã về ! A ! Thầy đã về !...
Mặc kệ chúng nó , anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa ,
nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm. Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản ,
anh ta lăn kềnh ra trên chiếc chiếu rách . Ngoài đình , mõ đập chan chát , trống
cái đánh thùng thùng , tù và thổi như ếch kêu . (Ngô Tất Tố)

help meeeeee

0
Tìm câu ghép trong đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào?a) – Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương...
Đọc tiếp

Tìm câu ghép trong đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào?

a) – Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)-

b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:

- Lão làm bộ đấy!

(Nam Cao, Lão Hạc)

2
27 tháng 5 2018

a,

+ U van Dần, u lạy Dần! (nối bằng dấu phẩy)

+ Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! (nối bằng dấu phẩy)

+ Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không? (nối bằng dấu phẩy)

+ Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy. (nối bằng dấu phẩy)

b,

+ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. (nối bằng dấu phẩy)

+ Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi (nối bằng dấu phẩy)

c, Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay.(nối bằng dấu hai chấm, dấu phẩy)

d, Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. (nối bằng quan hệ từ: “nên”, “bởi vì”)

17 tháng 11 2024

ko hiểu

 

6 tháng 3 2020

a. Cái Tí lễ mễ bưng rổ khoai luộc ghếch vào chân cột, và dặn thằng Dần:
- Hãy còn nóng lắm đấy nhé! Em đừng mó vào mà bỏng thì khốn.
b. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì
cho cái vườn của lão
. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.

(Lão Hạc – Nam Cao)

c. Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:
- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

- Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng,

(câu in đậm là câu cầu khiến)

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:a) Năm nay đào lại nở,Không thấy ông đồ xưa.Những người muôn năm cũ,Hồn ở đâu bây giờ?(Vũ Đình Liên, Ông đồ)b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời...
Đọc tiếp

Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a) Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ,

Hồn ở đâu bây giờ?

(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.

- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?

- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?

- Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).

1
27 tháng 8 2017

- Các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên:

   + Hồn ở đâu bây giờ?

   + Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

   + Có biết không?... phép tắc gì nữa à?

   + Một người hằng năm chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… văn chương hay sao?

   + Con gái tôi vẽ đấy ư?

  - Những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi

   a, Dùng để bộc lộ sự nuối tiếc, hoài cổ của tác giả

   b, Bộc lộ sự tức giận, đe dọa của tên cai lệ

   c, Bộc lộ sự đe dọa, quát nạt của tên quan hộ đê

   d, Khẳng định vai trò của văn chương trong đời sống

   e, Bộc lộ sự ngạc nhiên của nhân vật người bố.

  - Các câu nghi vấn trên có dấu hỏi chấm kết thúc (hình thức),

   + Câu nghi vấn trên để biểu lộ cảm xúc, đe dọa, khẳng định, ngạc nhiên…

   + Không yêu cầu người đối thoại trả lời.

13 tháng 3 2017

a, Trong đoạn trích trên, câu nghi vấn:

   + "Sáng nay người ta đấm u có đau không?"

   + " Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?"

   + "Hay là u thương chúng con đói quá?

   - Đặc điểm hình thức: có dấu "?" và các từ nghi vấn như "không", "làm sao", "hay"

  b, Câu nghi vấn được sử dụng để hỏi.

Ly dịNếu có một ngày bố mẹ ly dị thì sao?Nghe bà kể, hồi con còn bé, bố mẹ rất hay cãi nhau. Có những lần sau lưng con, cũng có nhiều lần trước mặt con. Thường, khi bố mẹ cãi nhau, con dù thức vẫn nhắm mắt... Tới khi bố mẹ nói đến hai tiếng "ly dị", con mới òa khóc. Bà vẫn hay nói con hiểu chuyện, có lẽ là vì vậy...Sau, khi con lớn hơn, tầm những năm cuối cấp một, bố mẹ không hay...
Đọc tiếp

Ly dị

Nếu có một ngày bố mẹ ly dị thì sao?

Nghe bà kể, hồi con còn bé, bố mẹ rất hay cãi nhau. Có những lần sau lưng con, cũng có nhiều lần trước mặt con. Thường, khi bố mẹ cãi nhau, con dù thức vẫn nhắm mắt... Tới khi bố mẹ nói đến hai tiếng "ly dị", con mới òa khóc. Bà vẫn hay nói con hiểu chuyện, có lẽ là vì vậy...

Sau, khi con lớn hơn, tầm những năm cuối cấp một, bố mẹ không hay cãi vã nữa. Nhưng lần nào đã trợn mắt, y như rằng lại "mày" - "tao", "ông bà" - "cụ kị". 

Con nhớ mãi một lần, mẹ quyết viết đơn ly dị. Năm ấy con chín tuổi. Con còn nhớ mãi những giọt nước mắt của con lúc ấy, có sợ hãi, có lo lắng, có buồn, có đau. Con năm ấy, một đứa trẻ chín tuổi, bất lực nhìn mẹ rời đi, trong miệng vẫn nhờ nhợ vị giấy, vị mực của lá đơn ly dị mẹ viết vội,

Không biết có phải từ ấy, lòng con luôn canh cánh một nỗi sợ vô hình: "Nếu ngày mai bố mẹ ly dị thì sao?". Đúng như mẹ từng nói, mẹ không ly dị cũng chỉ vì chúng con... Vậy: "Nếu ngày mai mẹ không còn thương con nữa thì sao?"

Câu hỏi ấy đã dằn vặt con mấy năm nay. Mỗi khi thấy bố mẹ to tiếng, nỗi dằn vặt trong con lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn cả. Nó cào cấu trái tim con, đôi khi đè, nén con đến ngột thở... Nếu bố mẹ ly dị... con biết sống sao?

Mỗi khi tưởng tượng đến đó thôi, nước mắt con đã chực ào ra. Con sợ phải lựa chọn giữa đi theo bố và đi theo mẹ. Chỉ nghĩ đến đó thôi, con đã muốn dừng lại... Con vẫn luôn trấn an mình bằng những câu vô nghĩa: "Không sao đâu! Sẽ ổn thôi!"

Nhưng cái gì sẽ ổn? Càng lớn con lại càng hiểu, chẳng cái gì là ổn cả. Con biết rằng khi quả tạ áp lực, căng thẳng ngày càng lớn, những sợi chỉ chịu đựng ngày càng mong manh, tình cảm không còn... những gắn bó mấy chục năm nay rồi sớm rồi muộn cũng sẽ đứt. 

Vậy con cần gì phải sợ một chuyện chắc chắn sẽ xảy tới. Chi bằng cứ thoải mái đón nhận nó. Đằng nào cái không khí ngột ngạt bây giờ giữa hai người cũng khó chịu lắm rồi. Ly dị ư? Có thể khó chịu hơn thế này bao nhiêu chứ? 

Có người đã từng nói: "Đôi khi buông tay cũng là giải thoát". Sao con có thể biến thành cái rào chắn ngăn bố mẹ đến với sự giải thoát. Thứ con mong là không khí hạnh phúc. Nếu sống chung vậy, bố mẹ không thấy hạnh phúc, vậy ly dị đi, đừng cãi vã nữa. Biết đâu ly dị còn khiến không khí dễ chịu hơn?

Về phần con, con lớn rồi, con sẽ luôn hiểu và thông cảm cho quyết định của bố mẹ. Với thứ con sợ, con cũng đã có chuẩn bị. Nếu bố mẹ ly dị, con biết con sẽ phải lựa chọn, dù vẫn luôn sợ nhưng nhờ câu nói của một người bạn: "Bố chiều tao hơn nhưng mẹ tao cần tao"... con cũng đã đưa ra được quyết định của riêng mình. 

Dầu có không nhận đủ tình cảm hay không có đủ vật chất để sống như bây giờ, nhưng bố mẹ đã chấp nhận hy sinh vì con lâu vậy. Con cũng sẽ hy sinh vì bố mẹ một lần. Nếu đã quyết ly dị, đừng lo cho con và đừng lôi con vào!
Viết bởi: Góc tâm sự cuộc sống
____
Đã bao lần bạn bật khóc vì thấy mệt mỏi, tổn thương? Nhưng còn đau đớn hơn khi chẳng ai hiểu mình, chia sẻ cùng mình.....
Lúc ấy có lẽ bạn sẽ ở một mình và gặm nhấm nỗi buồn,.... Đó chẳng phải là cách tốt nhất, bạn sẽ mãi chìm trong bóng tối và chẳng thể cảm nhận cuộc sống có bao điều tốt đẹp. Vì vậy hãy chia sẻ đi! Hãy mang nỗi buồn ném đi thật xa đi! Ở đây chúng tôi sẽ cùng chia sẻ câu chuyện của bạn, sẽ lắng nghe bạn và cho bạn một câu trả lời về nỗi băn khoăn của bạn...Đến với "Góc tâm sự cuộc sống" bạn sẽ được làm chính mình...
___ 
Có rất nhiều người luôn mang trong mình bao phiền muộn, nhưng chẳng dám nói ra. Vì ai sẽ hiểu họ đây, hay là những lời cười nhạo? Như những cô cậu học trò, bố mẹ chỉ quan tâm đến điểm số, thành tích của con đạt được mà "vô tình" quên mất con cũng là đứa trẻ, cũng có tâm sự nhưng chẳng dám nói ra.... Con "yêu đương sớm" thay vì hỏi con cảm thấy thế nào, con có cảm xúc gì, thì lại mắng chửi con.... Rất nhiều điều khiến ta uất nghẹn không dám nói ra....
Vì điều này nên chúng mình đã thành lập ra "Góc tâm sự cuộc sống" vào năm 2018. Nhóm này phát triển khá mạnh mẽ và mình muốn có một nơi tâm sự trên phần mềm học tập "Online Math" để ngoài học tập, giao lưu ta có nơi để giãi bày tâm sự....
Nếu muốn tìm đến, nếu muốn trải lòng hãy đến với chúng mình, ngôi nhà nhỏ nhưng rất ấm áp sẽ luôn chào đón các bạn^^:https://olm.vn/thanhvien/gocdanhchonguoinoitam
Chúng mình đảm bảo chỉ có bạn và mình biết câu chuyện này, sẽ không để lộ bất kì tin tức cá nhân ra ngoài. 
_____
- [ ] Gửi quản trị viên của Online Math. Em đã đọc rất nhiều lần về nội quy của nhóm, nhưng em muốn làm chút gì đó để giúp cho nhóm... Đáng nhẽ em nên phải xin phép quản trị viên, quản lí nhóm rồi mới làm như này. Nhưng em không có cách liên lạc với các anh chị. Và qua bài viết này, mong anh chị đọc được và đồng ý kế hoạch lập ra nơi để cho mọi người tâm sự. Nếu anh chị không đồng ý, em thành thật xin lỗi vì hành vi này của mình và sẽ chấp nhận mọi sự hình phạt khi vi phạm nội quy

0