Câu 25. Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn nhất nước ta với diện tích khoảng:
A. 30 000 km2 B. 45 000 km2 C. 35 000 km2 D.40 000 km2
Câu 26. Lượng mưa trung bình năm ở nước ta đạt từ:
A. 1500 mm đến 2500 mm B. 1500 mm đến 2000 mm
C. 2000 mm đến 2500 mm D. 1000 mm đến 1500 mm
Câu 27. Địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long giống nhau ở điểm đều
A. đã xây dựng hệ thống đê lớn chống lũ vững chắc.
B. là vùng sụt võng được phù sa sông bồi đắp.
C. cao trung bình từ 2m - 3m so với mực nước biển.
D. có nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước.
Câu 28. Tài nguyên khoáng sản của nước ta phân bố không đều, tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?
A. Vùng núi Trung Bộ B. Vùng thềm lục địa Nam Bộ
C. Vùng núi Bắc Bộ D. Vùng núi Nam Trung Bộ
Câu 29. Việt Nam có đường bờ biển uốn cong hình chữ S và có chiều dài là:
A. 3000km B. 3260 km C. 3200 km D. 3620 km
Câu 30. Dãy Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta chạy theo hướng:
A. Bắc – Nam B. Tây Bắc- Đông Nam C. Vòng cung D. Tây Nam- Đông Bắc
Câu 31: Phần đất liền của Việt Nam không tiếp giáp quốc gia nào sau đây?
A. Thái Lan. B. Trung Quốc. C. Lào. D. Cam-pu-chia.
Câu 32: Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay:
A. Đang khủng hoảng kinh tế một cách trầm trọng.
B. Đang khủng hoảng kinh tế nhưng có một số ngành mũi nhọn phát triển.
C. Đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và liên tục phát triển.
D. Đã trở thành nước công nghiệp mới (NIC).
Câu 33: Đâu KHÔNG PHẢI là đặc điểm nổi bật của tự nhiên Việt Nam?
A. Nằm ở vị trí nội chí tuyến, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
B. Cầu nối giữa Đông Nam Á đất liền và hải đảo.
C. Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và sinh vật.
D. Nằm ở vị trí ngoại chí tuyến, ảnh hưởng của gió mùa tây bắc.
Câu 34: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ
A. Móng Cái đến Vũng Tàu. B. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau.
C. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên. D. Móng Cái đến Hà Tiên.
Câu 35: Biển Đông thông với những đại dương nào?
A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. B. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. D. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.
Câu 36: Phần lớn các mỏ khoáng sản nước ta có trữ lượng
A. nhỏ. B. vừa và nhỏ. C. lớn. D. rất lớn.
Câu 37: Khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi tập trung nhiều
A. than đá. B. than bùn. C. dầu mỏ. D. crôm.
Câu 38: Các mỏ than bùn chủ yếu tập trung ở
A. đồng bằng Sông Hồng. B. đồng bằng Sông Cửu Long.
C. vùng núi phía Bắc. D. duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 39: Cho biết nhận định sau đây nói về điểm cực nào của tổ quốc?
“Nơi có vịnh Vân Phong - một trong những vịnh biển đẹp nhất Việt Nam”.
A. Cực Bắc. B. Cực Tây. C. Cực Nam . D. Cực Đông.
Câu 40: Cho biết tỉnh thành nào sau đây vừa giáp biển vừa giáp Trung Quốc?
A. Đà Nẵng. B. Hà Giang. C. Quảng Ninh. D. Thừa Thiên Huế.
Bài 28: Đồi núi là bộ phận quan trọng của cấu trúc địa hình Việt Nam. Với độ cao trung bình khoảng 800-1,500 mét trên mực nước biển, Việt Nam có nhiều dãy núi chạy dọc theo hướng Bắc-Nam, đặc biệt là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Trường Sơn.
Bài 29: Địa hình nước ta gồm có 4 hướng chính: Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam.
Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta bao gồm: sông Hồng, sông Mã, sông Lô, sông Cầu, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Mekong (hay sông Cửu Long).
Bài 36: Vấn đề sử dụng và cải tạo đất liên quan đến việc sử dụng đất để sản xuất và đời sống, bao gồm việc lựa chọn loại cây trồng phù hợp, kỹ thuật canh tác, chế độ tưới, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, cải tạo đất,...
Bài 37: - Sự giàu có về thành phần loài động và thực vật ở Việt Nam là rất đa dạng và phong phú. - Việt Nam còn có sự đa dạng về sinh thái, với nhiều hệ thực vật khác nhau như rừng ngập mặn, rừng ngập nước, rừng núi, rừng thứ sinh,...
Bài 38: Bảo vệ tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật là vấn đề cực kỳ quan trọng. Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, từ việc khai thác trái phép đến việc thiếu kinh phí để duy trì hoạt động bảo vệ.
Bài 41: - Miền Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ có vị trí tại miền đông Châu Á, giáp với Biển Đông, Trung Quốc, Lào và Thái Lan. - Đặc điểm nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước.
Bài 42: - Miền Tây Bắc có địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, trong khi Bắc Trung Bộ có địa hình trung bình với nhiều đồi núi nhỏ và bãi biển. - Hồ Hòa Bình nằm trên sông Đà, cách Hà Nội khoảng 70km về phía Tây Bắc.
Bài 43: - Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 25-27 độ C và độ ẩm cao.