K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 8 2021

Tham khảo ạ !!

Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.

11 tháng 8 2021

Tham khảo !

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

8 tháng 7 2021

Tham khảo : 

Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian với ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi có thần thái của ca nhạc thính phòng. Ca Huế thể theo hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Đến đây du khách sẽ được ngồi trên những con thuyền rồng trên sông Hương mà các vua chúa xưa hay ngự. Trong khoang thuyền dàn nhạc rất đa dạng gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tỳ bà, nhị, đàn tam, xênh... Những cây đàn ấy được các nhạc công chơi một cách hết sức thuần thục và điêu luyện. Các nhạc công, ca công còn rất trẻ, nam mặc áo the, quần thụng đầu đội khăn xếp, nữ vận những chiếc áo dài. Về đêm, sông Hương trở nên huyền hoặc hơn, ánh đèn điện hắt xuống dòng sông như tráng một lớp ánh bạc, gió mơn man, dìu dịu như xoa nhẹ lòng du khách, thuyền bồng bềnh trôi giữa dòng chở đầy khách và các ca công,nhạc công. Các nhạc công dụng các ngón đàn khá chau chuốt như ngón nhấn, ngón mổ, day, búng, ngón phi, ngón rãi những khúc ca tiếng nhạc lúc khoan, lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn lữ khách. Không gian như lắng đọng, thời gian như ngưng lại, chỉ có lòng du khách đang thả hồn cùng tiếng hát mê ly... và chợt nhận ra rằng đằng sau cái giọng ca ngọt ngào ấy là nội tâm phong phú của người con gái Huế, âm thầm kín đáo và cũng rất đỗi tinh tế. Như vậy, những điều trên đã chứng tỏ rằng nghe ca Huế là một thú tao nhã.

 

1 tháng 5 2020

   Từ xưa đến nay, con người Việt Nam luôn có tinh thần đoàn kết trong mọi công việc. Đây là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta. Phẩm chất này đã được ông cha ta đúc kết thành câu ca dao: "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để dạy bảo con cháu về phẩm chất tốt đẹp này.

    Quả thật vậy, “một cây” thì không thể làm nên núi non nhưng “ba cây” - tượng trưng cho nhiều cây thì có thể hình thành nên không chỉ là ngọn núi thấp mà còn là núi cao. Từ “một cây” đến “ba cây” số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi “ba cây chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết cùng chung sức cùng làm việc. Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắc nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.

    Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta đã được chứng minh bằng sự phát triển của nó qua quá trình dựng và giữ nước của ông cha ta. Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Từ thời Bà Trưng, Bà Triệu… cho đến Nguyễn Huệ, Đinh Tiên Hoàng những vị anh hùng kiên cường bất khuất này có được chiến thắng không chỉ nhờ vào chiến lược hay mà chiến thắng của họ có được còn nhờ vào sự ủng hộ, tinh thần đoàn kết quyết tâm chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn về quyền lãnh thổ của đất nước bằng sự chung sức, chung lòng. Tinh thần ấy ngày càng được nâng cao khi nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Bằng những vũ khí thô sơ nhưng một nước nhỏ bé lại có thể chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh với những trang bị vũ khí hiện đại tất cả đều nhờ vào tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Những chiến thắng trong lịch sử đã một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao: ”Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” của ông cha ta. Dù việc khó đến mấy thì khi có tinh thần đoàn kết ta cũng dễ dàng thực hiện được.

    Tinh thần đoàn kết là rất cần có và trong một tập thể thì vai trò của tinh thần đoàn kết càng trở nên quan trọng hơn nữa vì nếu mọi người cùng nhau xây dựng một tập thể đoàn kết thì mối quan hệ giữa mọi người càng trở nên tốt đẹp hơn. Thể hiện tinh thần đoàn kết còn là biểu hiện của người có văn hóa, tri thức. Vậy mà trong tập thể vẫn còn có "Trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Họ luôn tìm cách chia bè phái gây mất đoàn kết, từ đó hình thành nên những mâu thuẫn, hiềm khích không đáng có. Thái độ và hành động đó cần được phê phán.

    Đoàn kết là một đức tính cần thiết trong việc xây dựng và hình thành tính cách con người. Bản thân em để xây dựng tinh thần đoàn kết em sẽ cùng các bạn trong lớp, trường thắt chặt tình đoàn kết để tạo ra mối quan hệ tốt đẹp. Em sẽ vận động các bạn trong một lớp cùng chơi với nhau chứ không chia ra chơi theo nhóm để rồi người này nói không tốt về người kia gây ra hiểu lầm. Không chỉ thế, em còn tạo mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè thế giới về con người Việt Nam thân thiện nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết.

    Tinh thần đoàn kết luôn là một truyền thống quý báu của dân tộc được mọi người coi trọng và đề cao. Ngày nay, tinh thần đoàn kết cũng là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của mỗi người. Thực hiện tốt tinh thần đoàn kết là ta còn làm tốt điều thứ ba trong năm điều Bác Hồ dạy.

2 tháng 2 2018

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

2 tháng 3 2021

Tham khảo:

Bài 1:

 Từ xưa đến nay, đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa. Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”. Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù. Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước. Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mô hình: Từ... đến (in đậm)
21 tháng 12 2021

Em tham khảo: (Lớp 7 mà đã học nghị luận?)

Không có gì cao thượng bằng lòng vị tha. Cuộc sống sẽ khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác. Nhưng chắc chắn cuộc sống ấy sẽ đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Biết tha thứ là chiến thắng đầu tiên đối với con giận dữ và thù hận. Lòng vị tha là hành động vì lợi ích của người khác. Vì từ xa xưa, con người là những sinh vật sống theo bầy đàn. Thế nên, chúng ta có xu hướng giúp đỡ đồng loại. Có thể hiểu đơn giản lòng vị tha là khi ta cho một ai đó cơ hội để sửa chữa một lỗi lầm trong quá khứ. Đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng con người ta hạnh phúc hơn khi cho đi và khi ấy bộ não của họ hoạt hóa ở những khu vực báo hiệu niềm vui và phần thưởng, tương tự như khi họ ăn chocolate. Thậm chí khi ta chấp nhận tha thứ cho một ai đó thì ta đã thực hiện một hành động “vị tha”. Ở đâu đó trong thế giới này, lòng vị tha chính là sức mạnh tái sinh của con người. Lòng vị tha, chúng mạnh hơn chúng ta nghĩ. Một tù nhân có thể trở thành một người tốt sau khi ra tù hay cũng có thể trở lại thành phạm nhân đều là do chúng ta cho họ sống trong những song sắt tối tăm lạnh lẽo hay cho họ thấy rằng họ vẫn còn có giá trị.

21 tháng 12 2021

cô bảo làm, khó lắm chứkhocroi

9 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

 

Nói chuyện riêng trong lớp còn tạo ra thói quen xấu cho bản thân. Các em có biết để tạo ra một thói quen tốt và từ bỏ một thói quen xấu là rất khó, nhưng làm nên một thói quen xấu lại rất dễ. Hơn nữa thói quen nói chuyện riêng trong lớp lại gây ấn tượng không tốt trước bạn bè và thầy cô. Các em thử nghĩ mà xem khi bạn mình đang chăm chú nghe giảng còn mình lại đang thao thao nói chuyện thì bạn ấy sẽ rất khó chịu. Thầy cô đang giảng bài mà phải dừng lại vì một số học sinh nói chuyện riêng thì không chỉ mất thời gian cho bài giảng mà còn gây ức chế, nản lòng và ấn tượng không tốt của thầy cô với mình, với lớp mình.Nói chuyện riêng trong lớp lúc đầu chỉ là dăm ba câu chuyện tầm phào, nhưng dần chuyển sang bàn tán nói “xấu người khác sau lưng”. Các em nghĩ thế nào khi nếu bạn mình vô tình biết được nội dung câu chuyện đó hoặc bạn mình cũng nói về mình như thế?Nói chuyện riêng trong lớp chỉ đem lại kết quả xấu đúng không các em? Nó không chỉ ảnh hưởng đến mình, bạn mình, lớp mình và cả uy tín của nhà trường nữa. Thế mà nhiều em chưa nhận ra, có những em đã nhận ra nhưng vẫn cố tình mắc phải. Có một bạn học sinh nói với rằng: “ Ai nói chuyện riêng trong lớp là thiếu tôn trọng thầy cô, bạn bè và chính bản thân mình”. Cô nghĩ câu nhận xét này của bạn khiến những ai hay nói chuyện riêng trong lớp cần phải suy nghĩ lại.Vậy để loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp chúng ta phải làm như thế nào? Đầu tiên mỗi học sinh cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình về nhiệm vụ học tập của học sinh. Thứ hai chúng ta cần phải rèn luyện từ bỏ thói quen xấu bằng cách chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài học. Còn nữa tất cả các em cần hỗ trợ thầy cô giảng dạy bộ môn, cô giáo chủ nhiệm, cán bộ lớp và cả bản thân kiên quyết loại trừ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp. Nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ có những giờ học hiệu quả hơn.
1 tháng 5 2023

Đăng 1 lần 1 đề thôi.

Bạo lực học đường:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.

* Bàn luận vấn đề

- Bạo lực học đường là gì?

+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Thực trạng bạo lực học đường:

+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.

+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.

+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh

- Nguyên nhân:

+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.

- Hậu quả.

+ Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

+ Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.  Mọi người chê trách, xa lánh.

- Cách khắc phục:

+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.

+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.

- Liên hệ bản thân.

* Tổng kết vấn đề.

24 tháng 8 2021

2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận

4)    A. Mở bài:

       Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...

B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.

- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người