K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1. Gạch dưới quan hệ từ, chỉ rõ ý nghĩa của nó có trong các câu sau:

a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa.

b. Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa.

c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.

d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến.

e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn.

f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc.

g. Bố em hôm nay về nhà muộn vì công tác đột xuất.

h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi.

i. Mưa đã tạnh mà đường xá vẫn còn lầy lội.

j. Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực?

Bài 2. Gạch dưới quan hệ từ có trong các câu sau:

a. Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa.

b. Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa.

c. Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.

d. Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến.

e. Sẻ cầm nắm hạt kê và ngượng nghịu nói với bạn.

f. Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc.

g. Bố em hôm nay về nhà muộn vì công tác đột xuất.

h. A Cháng trông như con ngựa tơ hai tuổi.

i. Mưa đã tạnh mà đường xá vẫn còn lầy lội.

j. Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực?

BÀI TẬP TỪ ĐỒNG NGHĨA

Bài 4: Tìm các từ Hán việt đồng nghĩa với các từ thuần việt sau đây:đất nước, to lớn , trẻ em, giữ gìn, núi sông, sung sướng, mãi mãi.

BÀI TẬP TỪ TRÁI NGHĨA

Bài 1:Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu sau:

a/ Ngôi nhà này to nhưng có cái cổng nhỏ.

b/ Khúc sông này hẹp nhưng mà sâu.

c/ Ngắn ngày thôi có dài lời làm chi…

Bây giờ đất thấp trời cao

Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ.

 

Bài 4. Cho các câu sau:

 

1. Con cua tám cẳng hai càng.

 

2. Càng về khuya trời càng rét.

 

3. Cơm dẻo canh ngọt.

 

4. Một canh, hai canh lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành.

(Hồ Chí Minh)

 

5.  Sương in mặt, tuyết pha thân

Sen vàng lãng đãng như gần như xa.

                                     (Nguyễn Du)

 

 

6. Người quốc sắc, kẻ thiên tài

Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.

(Nguyễn Du)

 

 

7. Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

(Nguyễn Du)

 

a. Tìm hiện tượng nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm trong các câu trên.

b. Phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa với hiện tượng đồng âm.

 

 

 

0
các bạn ơi mk viết 1 bài văn kể lại buổi lễ khai giảng của trường em nhưng vẫn còn thiếu phần kết bài các bạn gợi ý cho mk được ko:Nếu đã là học sinh thì trong tuổi thơ của chúng ta chắn chắn ko thể quên được ko khí của những ngày khai giảng. Học sinh kéo nhau đến trường dự lễ khai giảng sau một mùa hè sôi động. em cùng các bạn hân hoan đến buổi khai giảng đầu năm học để...
Đọc tiếp

các bạn ơi mk viết 1 bài văn kể lại buổi lễ khai giảng của trường em nhưng vẫn còn thiếu phần kết bài các bạn gợi ý cho mk được ko:
Nếu đã là học sinh thì trong tuổi thơ của chúng ta chắn chắn ko thể quên được ko khí của những ngày khai giảng. Học sinh kéo nhau đến trường dự lễ khai giảng sau một mùa hè sôi động. em cùng các bạn hân hoan đến buổi khai giảng đầu năm học để chuẩn bị cho một năm học mới với nhiều mục tiêu
Vào sáng sớm, khi đang ngủ thì em bỗng choàng tỉnh giấc vì tiếng gọi nhẹ nhàng, quen thuộc của mẹ “ Thảo ơi dậy đi sắp muộn rồi đó”.Khác với mọi ngày, em ko nũng nịu với mẹ nữa mà bật dậy như 1 cái lò xo. Cái không khí tất bật nhưng nghiêm túc mà mọi người trong gia đình gây ra khiến em cũng cảm thấy hôm nay là một ngày rất quan trọng dù lúc đó thật sự em vẫn không hiểu hết tầng ý nghĩa của nó. Áo quần, cặp sách đã chỉnh tề xong, mẹ chở em của em và em đến trường.Khí trời hôm ấy mới đẹp làm sao! đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có tia nắng vàng như rót mật len lỏi chiếu xuống mặt đất. Quả đúng là thời điểm khiến cho nhười ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường?
Từ những bàn tay khéo léo của mk các thầy cô đã hô biến 1 ngôi trường bình thường trở thành 1 ngôi trường khang trang, lộn lẫy. Ngay ở cổng trường là tấm băng gôn đỏ với dòng chữ chào mừng lễ khai giảng năm học mới 2019-2020. Từ cổng trường vào đến sân trường là hai hàng cờ đỏ tung bay trong gió. Khi cô tổng phụ trách mời các vị đại biểu và các thầy cô giáo cùng toàn thể trường đứng lên làm lễ chào cờ thì Cả sân trường im phăng phắc, những tiếng xì xào cuối cùng cũng lặng hẳn. Tiếng cô dõng dạc vang lên:
Nghiêm! Chào cờ… chào!
Tất cả các vị đại biểu, các thầy cô. giáo và các học sinh ngẩng cao đầu, chăm chú hướng lên lá cờ Tổ quốc. Toàn liên đội hát vang bài Quốc ca hùng tráng. Những trang sử oanh liệt của dân tộc dường như sống lại. Bài đội ca liên tiếp sau đó cũng sôi nổi như khí thế của lớp lớp đội viên hôm nay đang nối tiếp cha anh xây dựng nước nhà.Vì nằm trong đội văn nghệ nên em ko thể đứng dưới cùng chào cờ và hát quốc ca đội ca với các bạn mà chỉ có thể đúng trong cánh gà để làm điều đó. Sau khi nghe cô hiệu trưởng đọc thư của Chủ tich nước thì chúng em được thưởng thức 1 tiết mục múa lần và múa rồng của đoàn lân sư rồng. những chú lân nhiều màu sắc chạy nhảy vui đùa cùng chúng em các chú biểu diễn rất điêu luyện.tiếp đến là bài múa cổ trang Hoa rơi của các chị lớp 9a6.kế tiếp là tiết mục nhảy hiện đại với những bài hát nổi tiếng như Kill this love, likey của các chị lớp 8 trình bày. Và cuối cùng là tiết mục mà em và các anh hị trong câu lạc bổ kỉ nẳng sống đã vất vả luyện tập bấy lâu nay. Đó là 1 bài hát rất quen thuộc đối với người dân vn mang tên “ VN ơi”.và đó cũng khép lại buổi khai giảng ngày hôm đó.

kết bài ????

2

bài bạn viết hay đấy mà

9 tháng 9 2019

Kết bài:

        Ôi! Những ngày khai trường thân yêu! Em yêu nó lắm! Nhưng nó sẽ không gắn bó với em mãi.Nhưng...dù thời gian có trôi mãi...trôi mãi...khoảnh khắc ấy vẫn sẽ in sâu đậm trong tâm hồn,trong kí ức,trong trái tim của em .Năm nay đã là năm cuối cấp rồi.Suốt 5 năm ngồi trên ghế nhà trường,suốt 5 năm gắn bó với mái trường Tiểu học,dường như khi nào em cũng nghĩ tới lúc phải rời xa mái trường thân yêu.Nó đã là một người bạn tri kỉ của em suốt nhiều năm qua.Những kỉ niệm êm đềm ấy,những khoảnh khắc ấy,em sẽ không bao giờ có thể quên!

                                                     #Kiều

Hãy rút ra bài học từ câu chuyện này Nhà nghèo, bố và mẹ đều mắc bệnh tật nhưng em Nguyễn Thị Mai Thuyên đã có một nghị lực đáng nể phục trong học tập và là tấm gương nghèo vượt khó để các học sinh khác noi gương. Em Thuyên hiện đang là học sinh lớp 7A trường THCS xã Quang Minh (Bắc Quang), con gái đầu của gia đình anh Nguyễn Ngọc Huyến và chị Nguyễn Thị Chiên, trú tại thôn Tân...
Đọc tiếp

Hãy rút ra bài học từ câu chuyện này

 Nhà nghèo, bố và mẹ đều mắc bệnh tật nhưng em Nguyễn Thị Mai Thuyên đã có một nghị lực đáng nể phục trong học tập và là tấm gương nghèo vượt khó để các học sinh khác noi gương. Em Thuyên hiện đang là học sinh lớp 7A trường THCS xã Quang Minh (Bắc Quang), con gái đầu của gia đình anh Nguyễn Ngọc Huyến và chị Nguyễn Thị Chiên, trú tại thôn Tân Lâm, xã Quang Minh.

Sinh ra trong gia đình khó khăn (hộ nghèo từ năm 2009 đến nay), nhà có 2 chị em, cả bố và mẹ đều bị bệnh, nguồn thu nhập chính đều phụ thuộc vào sào ruộng của gia đình... Tự nhận thức được những khó khăn của gia đình, ngoài những giờ học trên lớp em giúp đỡ gia đình làm việc nhà, những công việc phù hợp với sức em, dẫu gia đình khó khăn nhưng thay vì mặc cảm về bản thân, em càng lấy đó làm động lực để phấn đấu vươn lên, kết quả nhiều năm liền em đều đạt học sinh khá và giỏi. Là một trong những tấm gương vượt khó tiêu biểu để nhiều bạn học sinh trong trường noi theo.

Tâm sự về những cố gắng, Thuyên bộc bạch: “Ngoài thời gian học trên lớp, em về nhà cũng chỉ học thêm và xem bài mới trước thôi, thời gian còn lại phụ giúp bố mẹ làm những công việc nhà; mỗi khi em được nghỉ, cứ việc gì em làm được em đều giúp bố mẹ. Với em, chỉ cố gắng học thật tốt thì mới không phụ lòng bố mẹ và thầy cô, ước mơ của em là sau này trở thành cô giáo để dạy chữ cho các bạn có hoàn cảnh giống em”. Với sự cố gắng vươn lên trong học tập, em luôn đạt thành tích cao: Từ lớp 1 đến lớp 3 em đạt học sinh giỏi và từ lớp 4 đến lớp 6 em đều đạt học sinh tiên tiến, đó cũng là thành quả, chứng minh nghị lực vượt khó trong học tập của em trong suốt những năm qua... Chị Nguyễn Thị Sang - một hàng xóm của Thuyên chia sẻ: “Cháu Thuyên rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, tuy gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ bệnh tật nhưng không vì thế mà cháu bỏ bê việc học hành, trên lớp cháu học giỏi là trò ngoan của thầy cô, về nhà cháu cũng là một đứa con hiếu thảo của gia đình và mọi người xung quanh”. Không chỉ học giỏi cho bản thân mà Thuyên rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn trong lớp, những bài nào các bạn không hiểu rõ em đều giải thích cặn kẽ từng chi tiết cho các bạn hiểu rõ và nắm vững, em cũng được các bạn trong lớp rất quý mến. Nguyễn Thị Kim Thu - một bạn học cùng lớp nhận xét: “Bạn Thuyên trong lớp là người rất hoà đồng, học giỏi, bạn còn hay giúp đỡ em và các bạn trong học tập. Những bài nào em không hiểu em đều hỏi bạn và được bạn ấy giải thích rất nhiệt tình, em rất vui khi có được một người bạn học cùng lớp như bạn ấy”. 

Những thành tích tiêu biểu và nghị lực phi thường vượt khó, học giỏi, em Nguyễn Thị Mai Thuyên xứng đáng là tấm gương để nhiều bạn cùng trang lứa noi theo. Với những nỗ lực cố gắng, hy vọng một ngày không xa những ước mơ hoài bão của em sẽ sớm trở thành hiện thực. 

Thanks nhé

 

1
19 tháng 12 2021

ko hỉu?!~

các bạn ơi mk viết 1 bài văn kể lại buổi lễ khai giảng của trường em nhưng vẫn còn thiếu phần kết bài các bạn gợi ý cho mk được ko:Nếu đã là học sinh thì trong tuổi thơ của chúng ta chắn chắn ko thể quên được ko khí của những ngày khai giảng. Học sinh kéo nhau đến trường dự lễ khai giảng sau một mùa hè sôi động. em cùng các bạn hân hoan đến buổi khai giảng đầu năm học để...
Đọc tiếp

các bạn ơi mk viết 1 bài văn kể lại buổi lễ khai giảng của trường em nhưng vẫn còn thiếu phần kết bài các bạn gợi ý cho mk được ko:
Nếu đã là học sinh thì trong tuổi thơ của chúng ta chắn chắn ko thể quên được ko khí của những ngày khai giảng. Học sinh kéo nhau đến trường dự lễ khai giảng sau một mùa hè sôi động. em cùng các bạn hân hoan đến buổi khai giảng đầu năm học để chuẩn bị cho một năm học mới với nhiều mục tiêu
Vào sáng sớm, khi đang ngủ thì em bỗng choàng tỉnh giấc vì tiếng gọi nhẹ nhàng, quen thuộc của mẹ “ Thảo ơi dậy đi sắp muộn rồi đó”.Khác với mọi ngày, em ko nũng nịu với mẹ nữa mà bật dậy như 1 cái lò xo. Cái không khí tất bật nhưng nghiêm túc mà mọi người trong gia đình gây ra khiến em cũng cảm thấy hôm nay là một ngày rất quan trọng dù lúc đó thật sự em vẫn không hiểu hết tầng ý nghĩa của nó. Áo quần, cặp sách đã chỉnh tề xong, mẹ chở em của em và em đến trường.Khí trời hôm ấy mới đẹp làm sao! đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có tia nắng vàng như rót mật len lỏi chiếu xuống mặt đất. Quả đúng là thời điểm khiến cho nhười ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường?
Từ những bàn tay khéo léo của mk các thầy cô đã hô biến 1 ngôi trường bình thường trở thành 1 ngôi trường khang trang, lộn lẫy. Ngay ở cổng trường là tấm băng gôn đỏ với dòng chữ chào mừng lễ khai giảng năm học mới 2019-2020. Từ cổng trường vào đến sân trường là hai hàng cờ đỏ tung bay trong gió. Khi cô tổng phụ trách mời các vị đại biểu và các thầy cô giáo cùng toàn thể trường đứng lên làm lễ chào cờ thì Cả sân trường im phăng phắc, những tiếng xì xào cuối cùng cũng lặng hẳn. Tiếng cô dõng dạc vang lên:
Nghiêm! Chào cờ… chào!
Tất cả các vị đại biểu, các thầy cô. giáo và các học sinh ngẩng cao đầu, chăm chú hướng lên lá cờ Tổ quốc. Toàn liên đội hát vang bài Quốc ca hùng tráng. Những trang sử oanh liệt của dân tộc dường như sống lại. Bài đội ca liên tiếp sau đó cũng sôi nổi như khí thế của lớp lớp đội viên hôm nay đang nối tiếp cha anh xây dựng nước nhà.Vì nằm trong đội văn nghệ nên em ko thể đứng dưới cùng chào cờ và hát quốc ca đội ca với các bạn mà chỉ có thể đúng trong cánh gà để làm điều đó. Sau khi nghe cô hiệu trưởng đọc thư của Chủ tich nước thì chúng em được thưởng thức 1 tiết mục múa lần và múa rồng của đoàn lân sư rồng. những chú lân nhiều màu sắc chạy nhảy vui đùa cùng chúng em các chú biểu diễn rất điêu luyện.tiếp đến là bài múa cổ trang Hoa rơi của các chị lớp 9a6.kế tiếp là tiết mục nhảy hiện đại với những bài hát nổi tiếng như Kill this love, likey của các chị lớp 8 trình bày. Và cuối cùng là tiết mục mà em và các anh hị trong câu lạc bổ kỉ nẳng sống đã vất vả luyện tập bấy lâu nay. Đó là 1 bài hát rất quen thuộc đối với người dân vn mang tên “ VN ơi”.và đó cũng khép lại buổi khai giảng ngày hôm đó.

kết bài ????

nhân tiện mk lớp 7 nha nên nói kb như thế nào cho ợp với lớp mk đang học để đỡ mất công sửa

3

Khoảnh khắc vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa đã mang lại cho chúng em những ấn tượng sâu sắc khó quên nhất. Dù đã trải qua nhiều buổi lễ khai giảng nhưng lần nào em cũng cảm thấy có cái gì đó vô cùng háo hức và hồi hộp. Nó sẽ mãi là động lực thôi thúc em phải cố gắng học tập thật giỏi để không phụ lòng mong mỏi của thầy cô, cha mẹ.

~hok tốt~

#Trang#

10 tháng 9 2019

Tiếng trống khai trường vang lên khép lại những ngày hè sôi động và mở ra một năm học mới đầy ý nghĩa. Tôi thầm hứa sẽ cố gắng hết mình để đạt được kết quả cao nhất trong năm học cuối cấp này. Những chùm bóng bay bay lên cao, cao mãi mang theo ước mơ và và khát vọng của tuổi học trò chúng tôi.

Năm nay em học lớp Năm

Là gương anh chị cho đàn em thơ

Em luôn biết quý thì giờ

Biết yêu cái chữ, yêu điều phải, hay

Mê say, chăm chỉ sớm chiều

Để em xứng cháu Bác Hồ kính yêu…

                                                                 #Châu's ngốc

Mái trường là gia đình thứ hai và cũng là nơi lưu giữ những kỉ niệm khó phai. Ở ngôi nhà thứ hai này, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em coi nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những dấu ấn đáng nhớ nhất của mỗi con người.Suốt những năm tháng cắp sách tới trường chắc hẳn ai cũng sẽ có một ấn tượng sau sắc về thầy cô và mái trường. Thầy cô luôn là những người để lại...
Đọc tiếp

Mái trường là gia đình thứ hai và cũng là nơi lưu giữ những kỉ niệm khó phai. Ở ngôi nhà thứ hai này, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em coi nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những dấu ấn đáng nhớ nhất của mỗi con người.

Suốt những năm tháng cắp sách tới trường chắc hẳn ai cũng sẽ có một ấn tượng sau sắc về thầy cô và mái trường. Thầy cô luôn là những người để lại cho ta những kinh nghiệm về đời sống, và luôn vực ta đứng lên từ những nơi tối tăm hay đơn giản là cách giảng bài mà chúng ta không thể quên được còn mái trường là nơi lưu giữ những tình cảm thân thiết những cảm xúc của thời ấu thơ và em cũng không ngoại lệ.

Ngôi trường em nằm trong thôn  Đức Thắng. Ngôi trường này là nơi chứa chan bao nhiêu kỉ niệm buồn vui khó phai của tuổi học trò chúng em. Ngôi trường là nơi ánh sáng đẹp đẽ của tri thức được rộng mở đón những mầm non của đất nước. Thiên nhiên trường em thật sinh động. Tại đây đã có nhiều bác cổ thụ lâu đời, xum xuê đã chứng kiến bao nhiêu cảm xúc của nhiều lớp thế hệ. Các bác xà cừ, phượng vĩ giờ đây đã sù sì, bạc phếch. Còn có những loại cây khác như : sấu lúc lỉu những quả sấu xanh tươi vừa chua mà chát tượng trưng cho những lần chúng em vui, buồn, gục ngã mà khóc... Em rất thích sân trường em, nó thật rộng rãi, luôn rợp bóng mát cho chúng em vui đùa , chạy nhảy...

Em rất tự hảo về mái trường của mình, nó là một ngôi trường hiện đại và khang trang có ba tòa, hai tầng khép kín hình chữ U. Với những của kính sáng chiếu những tia nắng sớm ấm áp từ mặt trời. Cầu thang rộng rãi, những lớp học có nhiều bàn ghế sáng bóng. Trước mỗi của lớp học là có vài chậu cây, hoa rực rỡ sắc màu. Ai đến thăm trường cũng khen trường em đẹp, học sinh lễ phép, ngoan ngoãn. Hơn thế nữa ngôi trường này đã đưa em đến nguồn tri thức rộng lớn, bao la của nhân loại về tất cả các môn học, tự nhiên, xã hội. Nhà trường đã mang đến niềm tin, sức mạnh và nghị lực vươn lên trong cuộc sống để vững bước trên con đường làm người. Và em tin rằng nhà trường sẽ chắp cánh cho em bay đến những chân trời xa.

Từ khi lên học trường cấp hai người cô mà em hằng yêu mến là cô Giang dạy Toán. Em đã được cô dạy Toán từ năm lớp sáu đến  nay. Trước đó, thầy Cường dạy chúng em môn Toán và em cứ nghĩ rằng thầy là người dạy Toán tuyệt vời nhất cho đến khi cô giáo dạy Toán mới chuyển công tác về đây, và đó không ai khác chính là cô Giang. Cô ấy đã từng dạy Toán ở trường THCS Thượng Lan và bây giờ cô về đây dạy Toán trường em. Khi em còn học lớp 6E cô được nhà trường phân công dạy Toán lớp em, lúc đầu em nghĩ:” cô này chắc chẳng làm được cái gì cả” nhưng em đã lầm. Lần đầu tiên em nghe giọng nói của cô em như bị mê hoặc . Em vẫn nhớ giọng nói của cô cao, trong của cô cất lên mà đến bây giờ em vẫn nhớ cảm giác choáng ngợp của ngày hôm đó. Giọng nói đó khác hẳn với những người giáo viên khác. Giọng nói của cô làm em cảm giác ấm áp như lòng mẹ vỗ về đứa con thơ của mình. Lời nói đó làm chúng em cảm thấy như được sống trong tình yêu thương, quan tâm, dạy dỗ của cô để trở thành người có ích,  là một người chân chính, nhân văn trong xã hội.  Không những thế hình dáng của cô vô cùng đặc biệt, dáng cô mập mập, thấp thấp mà sao phong cách quá. Em vẫn nhớ, ngày hôm đó cô mặc một chiếc áo ngắn màu vàng, mặc quần leggins – đó là phong cách mà em thích, phong cách của những đứa trẻ tuổi teen qua đó thể hiện cô là một người phong cách, hợp thời trang. Mái tóc ngắn vàng của cô làm sao khiến em quên được. Đối với em có lẽ cô chính là cô giáo bước ra từ giấc mơ. Cô Giang rất vui tính, cô như người bạn của học sinh chúng em. Cô thường kể những trải nghiệm cuộc sống mà cô đã từng trải qua để giúp chúng em cảm thấy vui vẻ, thân thiện với nhau hơn và chúng em cảm thấy cô như “người bạn” của mình, cô rất hiểu tâm lí học sinh. Mặc dù cô vui tính là thế nhưng khi nào vào học hay ôn thi cô cực kì nghiêm túc. Cô Giang không chỉ là cô giáo chuyên Toán mà còn là một người hiểu biết nhiều. Cô biết nhiều kiến thức môn Văn,  Lý, Sinh hay thậm chí là môn  Lịch Sử. Chính vì thế nên chúng em và nhiều bạn ở trường Thượng Lan  gọi cô bằng một cái tên “super teacher”. Tình cảm cô trò của chúng em với cô vẫn rất thân thiết và những câu chuyện vui vẫn sẽ được kể cho đến khi... ngày lễ bế giảng cận kề. Sau đó em đã nhận ra rằng sắp phải xa bạn bè, xa thầy cô đặc biệt là người cô chúng em coi như là “người bạn”

Ngày Bế giảng đã tới, lòng em thấy bồi hồi, vừa vui mà vừa buồn. Vui là sắp được nghỉ hè, sắp được đi chơi,... Nhưng em cũng cảm thấy buồn khi phải xa các bạn, thầy cô và ngôi trường mến yêu của mình. Ngày hôm đó cả lớp em và nhiều lớp khác nữa nhất là khối chín các bạn đã khóc rất nhiều khiến thầy cô không cầm được nước mắt. Em thấy khinh ngạc thấy cây cối vẫn bình thường và nắng vàng vẫn trùm lên cảnh vật mà sao ngày lễ bế giảng tới gần quá. Ngày lễ Bế Giảng tới để chúng em phải chịu sự chia tay mái trường, chia tay những người mà mìh coi như người nhà . Không khí, cảm giác của mọi người ngày hôm đó chẳng có tiếng cười mà chỉ thấy những giọt nước mắt yêu thương rơi xuống chắc hẳn tình thầy trò sâu sắc lắm. Cho dù được nhận giấy khen giỏi mọi người vẫn ra về trong buồn bã. Có những bạn đã khóc òa lên khi phải chia tay thầy cô mình yêu thương trong ba tháng hè. Đối với các bạn ấy thì ba tháng hè dài như ba năm, ba năm không được nhìn thấy người thầy, người cô mình yêu thương quả là một khó khăn.

Thấm thoát trôi hai tháng hè đã trôi qua, khi em lên lớp 7 em đã làm quen được thêm nhiều bạn mới và tình cảm cô trò của cô đối với em đã như người mẹ thứ hai thật sự vậy. Có lần cô nói: “ Em đeo khuyên tai này không hợp với em, sao em không thử đeo kiểu giống cô?” và cô đã mang ra đôi khuyên tai tặng em. Em thấy vui lắm, nhưng khi cô nói ra giá trị của  nó em như sững lại, cái giá một trăm hai làm em thấy bối rối là có nên nhận không. Em biết từ chối món quà thầy cô tặng là không nên nhưng em không dám nhận một món quà nào đắt như thế. Khi em đưa đôi khuyên tai trả lại cô, sắc mặt cô như không còn vui nữa và từ hôm đó cô cũng không để ý đến em nhiều như trước nữa.  Em đã có một cô bạn thân là Linh, các bạn hay gọi bạn ấy với cái tên Linh Ku. Có vẻ như cô đã quan tâm đến Linh hơn. Điều đó làm em buồn lắm nhưng biết làm sao được vì cô đã cho Linh vào đội tuyển Toán của cô. Trái tim em như ngừng đập, đôi chân sững lại khi biết điều đó. Đêm đến, em đã khóc ướt gối : “sao cô không hiểu em thương cô như thế nào chứ, em thương cô như mẹ em vậy”. Và ngày gì đến thì cũng đến, vào hôm Khai Giảng em cố gắng nói rằng : “Em thương cô và không phải em chê quà cô tặng mà do nó quá dắt em không dám nhận” em nói với đôi mắt dơm dớm nước mắt. Cô cũng hiểu một phần nào đó những lời em nói nên cô đáp lại bằng lời nói trầm ấm: “Cô biết là em thương cô và cô cũng hiểu tại sao em không dám nhận, bản thân cô cũng chẳng thấy ngại gì, có lẽ là do em sợ rằng các bạn sẽ ghen tị hay như nào đó mà em không dám nhận, thôi không sao đâu cô cũng chẳng nghĩ gì đâu. Hãy bỏ qua hết và hãy để tình cảm cô trò quay lại thân thiết như xưa”. Nghe được câu nói đó của cô mọi buồn bã trong em đều tan biến hết, ngày hôm đó cả hai cô trò chúng em đều thấy rất vui, không còn sự buồn bã trong lòng nữa. Sau ngày hôm đó cô đã quan tâm đến em nhiều hơn và cũng giúp đỡ em về mặt tinh thần. Cảm ơn cô đã có mặt trong thanh xuân của em .

Từ những kỉ niệm trên em nhận ra một điều rằng : Ngoài bố mẹ ra thì chỉ có thầy cô là người quan tâm đến tương lai sau này của chúng ta, chúng ta hãy biết trân trọng nó, hãy trân trọng những khoảng thời gian vui vẻ với người cha, người mẹ thứ hai của mình.

0
Đọc hai truyện sau:(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã...
Đọc tiếp

Đọc hai truyện sau:

(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã cất tiếng kêu thì tất cả bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông.

(2)Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Nhưng rồi anh ta cũng khoe được áo với một người rằng: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả Đấy là cho người kia tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”

a. Hai câu chuyện trên đã rõ bố cục chưa?

b. Cách kể chuyện trên bất hợp lí ở chỗ nào?

c. Theo em, nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên thế nào?

3. Các phần của bố cục

a. Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần, Mở bài, Thân bài, Kết bài trong văn bản tự sự và miêu tả.

b. Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ từng phần không? Vì sao?

c. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?

1
24 tháng 6 2018

- Hai câu chuyện trong SGK tr. 29 có bố cục không hợp lí. Các sự việc được kể không theo trình tự, không thể hiện rõ mục đích giáo huấn và gây cười

- Cách kể chuyện ở (1) bất hợp lí ở chỗ: sự việc quen ngồi đáy giếng tạo cho ếch tính chủ quan, coi trời bằng vung kể sau sự việc nó ra ngoài giếng.

+ Câu chuyện không liên quan tới việc “con trâu trở thành bạn của nhà nông”

- Câu chuyện (2) không làm rõ được tính cách của hai người:

+ Anh chàng nào cũng cố khoe phần mình, không thèm chú ý đến người khác

+ Mặt khác câu chuyện không làm bật ra tiếng cười khi anh áo mới, anh lợn cưới cố thêm những yếu tố không bản chất vào câu hỏi và câu hỏi.

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:“Ăn quả nhớ...
Đọc tiếp

Từ xưa đến nay, đạo đức luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, nó thể hiện phần nào nhân cách và phẩm giá của mỗi con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều khía cạnh để ta có thể đánh giá đạo đức một con người. Trong đó có lòng biết ơn. Từ xa xưa, lòng biết ơn chính là một đạo lí sống tốt đẹp của dân tộc ta. Vì vậy, ông cha ta có câu:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước. Trước hết, ta phải hiểu về câu tục ngữ. Ở đây, “quả” chính là trái ngọt chỉ thành quả tốt đẹp mà ta được hưởng. Vậy còn kẻ trồng cây là người đã có công tạo ra quả ngọt ấy hàm ý chỉ những người làm nên thành quả tốt đẹp. Vậy, qua câu tục ngữ ta có thể hiểu rằng khi ăn một trái chín ngon ngọt thì ta phải nhớ tới những người đã đổ mồ hôi chăm sóc cho cây tới khi cây ra hoa kết trái. Qua đó, ta cũng như thấm thía hơn về một bài học làm người: khi ta được hưởng một thành quả tốt đẹp, ta phải biết ơn những người đã tạo ra nó. Từ đó ông cha ta muốn khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã mang lại hạnh phúc cho ta như ngày hôm nay. Chúng ta được sống trong cuộc sống ấm no, hòa bình thì chúng ta phải biết rằng ai đã làm nên điều ấy.

Đúng thật vậy, tuy rằng, câu tục ngữ đã trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn rất đúng với chúng ta ngày nay. Tại sao lại như vậy? Đã bao giờ bạn tự hỏi: Nhờ đâu mà ta được sinh ra? Đó là nhờ cha mẹ những đấng sinh thành ra chúng ta. Ca dao có câu:

“Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.”

Quả thật, ta không thể quên ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Từ khi ta sinh ra, mẹ chính là người đồng hành cùng ta, cho ta những lời khuyên quý giá, chăm sóc ta từng ngày. Còn cha là người dìu dắt, nâng bước ta đến khi ta lớn lên trưởng thành. Trong trường, thầy cô cũng chính là người mà ta mang ơn rất nặng. Thầy cô chính là người lái đò đưa ta đến bến bờ kiến thức. Ta biết rằng, những thành quả ta được hưởng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà có được mà đó là mồ hôi,  công sức của biết bao người đã làm ra để chúng ta hưởng. Người xưa,  đã có câu:

“Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần .”

Thì ra, bát gạo ta bưng mỗi ngày cũng thấm đậm vị đắng cay của những giọt mồ hôi người nông dân “hai sương một nắng, “bán lưng cho đất, bán mặt cho trời” để làm nên bông lúa chín vàng, trĩu nặng. Trong cuộc sống, chiếc áo ta mặc hay chiếc dép ta mang cũng là công sức của những người nghệ nhân khéo léo. Hay ngay cả vật nhỏ bé như chiếc tăm tre, to lớn như những công trình vĩ đại cũng từ hai bàn tay con người mà nên.

Hay mở rộng ra hơn nữa, đất nước Việt Nam ta được hòa bình như ngày hôm nay là công sức của biết bao vị anh hùng dân tộc. Chúng ta lớn lên nhờ công dựng nươc và giữ nước của tổ tiên,cha anh đi trước. Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy cô đều ẩn chứa một sự kết tinh công sức, xương máu của bao người.

Ta biết rằng, một người có lòng biết ơn sẽ trở thành mọt con người hoàn thiện về nhân cách, được mội người tôn trọng và trở  thành người có ích trong xã hội. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn:

“Uống nước nhớ nguồn”

Hay

“Ơn ai một chút chẳng quên”

Tuy nhiên, lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở lời nói mà còn ở hành động. Là người con dân Việt Nam ai mà không biết câu ca:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Đối với nhân dân ta, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm chính là dịp để ta nhớ về cội nguồn. Hay có thể kể đến ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch là ngày chúng  nhớ đến chiến công oanh liệt của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ .... Để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy hòa bình dân tộc, chúng ta đã có những việc làm rất thiết thực. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc. Trên đất nước, đâu đâu cũng có miếu, đài tưởng niệm để ghi nhớ công lao của các vị anh hùng ấy. Những ngôi nhà tình nghĩa được xây lên khắp nơi. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn được các cơ quan, trường học nhận chăm sóc.

Tóm lại, chúng ta phải có nhiệm vụ phát huy và giữ gìn đạo lí tốt đẹp này. Đó là đạo lí muôn đời mà mỗi người chũng ta phải ghi nhớ trong lòng. Đối với em, em sẽ cố gắng là con ngoan, trò giỏi để góp phần gìn giữ truyền thống tốt đẹp này.

 

7
6 tháng 5 2018

Văn bạn hay đó! Mk rất khâm phục bạn!

6 tháng 5 2018

mk cảm ơn Bùi Đặng Thu Trang

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

2
20 tháng 3 2020

Đoạn 1 sử dụng phép lập luận giải thích - vì đưa ra những lí lẽ để thuyết phục.

Đoạn 2 sử dụng phép lập luận chứng minh vì đưa ra các dẫn chứng thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc.

21 tháng 3 2020

Đoạn 1: Luận giải thích vì nó dùng những lí lẽ để thuyết phục: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là bài học sâu sắc về lòng bt ơn. Nghĩa đen, nghĩa trắng,...

Đoạn 2: Luận chứng minh vì đưa ra những dẫn chứng thể hiện truyền thống dân tộc: VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lý bt ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của n.dân VN.....

FIGHTING#

4. Đọc hai đoạn văn sau:- Đoạn 1:Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả...
Đọc tiếp

4. Đọc hai đoạn văn sau:

- Đoạn 1:

Câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván. Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

-            Đoạn 2:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày. Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà, cụ kị. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hi sinh hạnh phúc, hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20- 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam… Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

trong hai đoạn văn trên, đoạn nào sử dụng phép lập luận chứng minh? Đoạn nào dùng phép lập luận giả thích? Vì sao?

1
19 tháng 3 2020

Đoạn 1 phép lập luận giải thích.

Đoạn 2 phép lập luận chứng minh.

Sau cơn bão Dữ dội trời lại sáng và trong em thức dậy, em mở tung mọi cửa sổ để đón cái hơi sương còn thoang thoảng dưới từng tán lá, em bước ra khu vườn nhỏ của mình, vươn vai hít một hơi thật sâu tận hưởng cái cảm giác bao ngày mình mong ước, trời mưa làm cây cỏ xanh tốt, khu vườn nhà tôi thấy đẹp hơn hẳn. Nhìn xa xa, mấy chú gà con đang cố gắng rũ bỏ bộ lông ướt và đang...
Đọc tiếp

Sau cơn bão Dữ dội trời lại sáng và trong 
em thức dậy, em mở tung mọi cửa sổ để đón cái hơi sương còn thoang thoảng dưới từng tán lá, em bước ra khu vườn nhỏ của mình, vươn vai hít một hơi thật sâu tận hưởng cái cảm giác bao ngày mình mong ước, trời mưa làm cây cỏ xanh tốt, khu vườn nhà tôi thấy đẹp hơn hẳn. Nhìn xa xa, mấy chú gà con đang cố gắng rũ bỏ bộ lông ướt và đang cố gắng chạy theo chân gà mái mẹ xung quanh vườn mà kiếm ăn. Chú cún con chạy theo tôi từ lúc nào đang chạy nhảy loanh quanh dưới chân em, đùa giỡn vẫy đuôi không ngừng, có lẽ vì cơn mưa mà không chỉ cảnh vật mà con người ta cũng thay đổi tâm trạng. Ánh nắng đang cố len lỏi dưới từng tán lá đang còn đọng lại giọt mưa làm lấp lánh rất đẹp.

Nhìn những hàng cây được thảo sức tắm táp dưới mưa nên hôm nay càng xanh hơn, vươn cao hơn, từng chồi non cũng thi nhau trồi ra, tràn đầy sức sống. Những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc khi bao ngày chịu cảnh nắng nóng. Trên đường, dòng xe cộ cũng trở nên nhộn nhịp vui tươi hơn, không còn cảm thấy khó chịu vì trời nắng gắt nữa. Mọi người đang bắt đầu công việc với một năng lực tràn đầy nhất. Tiếng người cười nói, đi lại rộn dịp. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây, cậu bé đá banh… Thật là khung cảnh tuyệt đẹp.

Sau cơn bão trời lại sáng, đúng vậy trời mưa làm khung cảnh thay đổi, con người cũng thay đổi theo, với em bầu trời và khung cảnh sau cơn mưa thật đẹp, mang lại cho ta một không khí trong lành sau bao ngày làm việc mệt mỏi.

Bài đây nhé Nguyễn Thị Hương Lan

4
17 tháng 8 2018

Bài Văn ngu VCL 

17 tháng 8 2018

Sao bạn lại nói vậy bạn không thích thì nói cho mình hoặc điểm sai nào thì nhận xét giúc mình chữ không được nói vậy nha

Một lần, hai mẹ con tôi đang dắt chiếc xe đạp đi dạo thì trời đổ mưa to. Trên chiếc xe đạp của tôi may mắn lắm vì trong rổ xe có chiếc áo mưa vải dù. Hai mẹ con tôi nói qua nói lại  ‘ Mẹ mặc đi ’ và  ‘ Con mặc đi ’ cuối cùng là tôi mặc và mẹ phải chịu mưa vì ở  đó không có chổ nào để đụt mưa cả.Tối hôm ấy, mẹ lên cơn sốt cao, bố và tôi mời bác sĩ đến nhà khám, bác...
Đọc tiếp

Một lần, hai mẹ con tôi đang dắt chiếc xe đạp đi dạo thì trời đổ mưa to. Trên chiếc xe đạp của tôi may mắn lắm vì trong rổ xe có chiếc áo mưa vải dù. Hai mẹ con tôi nói qua nói lại  ‘ Mẹ mặc đi ’ và  ‘ Con mặc đi ’ cuối cùng là tôi mặc và mẹ phải chịu mưa vì ở  đó không có chổ nào để đụt mưa cả.Tối hôm ấy, mẹ lên cơn sốt cao, bố và tôi mời bác sĩ đến nhà khám, bác sĩ bảo: Chị ấy sốt rất cao, tôi sẽ kê thuốc. Trên giường nhìn mẹ mệt, tôi buồn lắm. Lúc bác sĩ kê ống thủy mẹ sốt tận 39 độ, tôi tự ân hận vì mình mà mẹ như vậy. Tôi ùa vào phòng rồi bật khóc.Một lát sau, khi mẹ đã ngủ, bố vào phòng tôi.Thấy tôi khóc, bố an ủi: ‘ Mẹ sẽ khỏi bệnh thôi, con ạ! ’.Rồi tôi nín dần, nhưng lòng tôi vẫn tự dằn vặt bản thân mình vì đã làm mẹ đau ốm. Yêu Mẹ!

4
15 tháng 5 2018

I.Nội quy tham gia " Giúp tôi giải toán "

1.Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn,chỉ đưa các bài mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn.

2.Không trả lời linh tinh,không phù hợp với nội dung câu hỏi lên diễn đàn.

3.Không " Đúng " vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp,có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

16 tháng 5 2018

cái này là mình làm văn tả lúc mẹ ốm mà