Bài
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2023

a. Ý nghĩa của từ "cứng" là chỉ đến tính chất của sự vật "thanh sắt.

Được dùng vào nghĩa gốc.

Vì từ "cứng" thể hiện nên tính chất bền chắc, khó phá vỡ của sự vật.

b. Ý nghĩa của từ "cứng" là chỉ đến sự thuần thục, có kinh nghiệm.

Được dùng vào nghĩa chuyển.

Vì từ "cứng" trong câu trên chỉ đến tính chất làm việc của con người có kinh nghiệm, chắc chắn.

c. Ý nghĩa của từ "cứng" là chỉ đến tính cách bướng bỉnh.

Được dùng vào nghĩa chuyển.

Vì từ "cứng" trong câu trên chỉ đến tính cách không nghe lời, khó bảo khó dạy của "nó".

6 tháng 8 2023

a, Nghĩa gốc => Chỉ trạng thái của chất

b, Nghĩa chuyển => Chỉ trình độ chuyên môn nghề nghiệp tốt

c, Nghĩa chuyển => Chỉ người ngang bướng, khó bảo.

14 tháng 2 2020

Bằng 1 nha 

bằng 9 vì :

Nếu như theo những gì ta được học trong trường thì kết quả sẽ là 9, theo nguyên tắc là phép tính trong ngoặc thực hiện trước 2 + 1 = 3. Sau đó, nếu dãy phép tính chỉ gồm phép trừ và phép cộng hoặc phép nhân và phép chia thì phải thực hiện từ trái sang phải. Như vậy, theo thứ tự là 6 : 2 x 3 = 3 x 3 = 9. Đây là cách tính phổ biến trên toàn thế giới và là kết quả chính xác nhất “ngày nay".

Vì sao lại là “ngày nay"? Tranh cãi xảy ra vì một số người sử dụng một quy tắc tính cổ, phổ biến từ trước 1917, đó là khi sử dụng phép tính chia, thì được hiểu rằng số chia là toàn bộ các thành phần nằm bên phải kí hiệu. Ví dụ: x : 2y nếu tính theo quy tắc này sẽ là x : (2y). Như vậy, kết quả của phép tính trên sẽ là 1.

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:... Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế.Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ...
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:

... Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế.

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt.(...)Trong buổi sáng lãnh lẽo ấy, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa.

                                                            (Ngữ văn 8, tập 1, NXB GD 2010)

Câu 1: Đoạn trích rên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của phần trích?

Câu 2: Vận dụng kiến thức về phép tu từ, chỉ ra sự khác nhau trong cách viết của hai câu văn được gạch chân? Hiệu quả nghệ thuật của các cách viết đó?

Câu 3Nêu ý nghĩa của hình tượng ngọn lửa- diêm trong đoạn trích “ Cô bé bán diêm”

Câu 4: Cho câu chủ đề: Truyện ngắn “Cô bé bán diêm” đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn  An-dec-xen đối với một em bé bất hạnh. Em hãy viết  tiếp khoảng 10 câu văn để tạo thành một đoạn văn diễn dịch triển khai câu  chủ đề trên, trong đoạn có sử dụng một thán từ, một từ tượng hình ( gạch chân và chú thích rõ).

2
1 tháng 11 2021

Có lắm mới có ăn nhé

1 tháng 11 2021

Là "làm" chứ không phải "lắm" bạn nhé

28 tháng 8 2016

- Kim Lân không đặt tên cho truyện của mình là “Làng Chợ Dầu“, vì nhan đề này thiếu tính khái quát “Làng Chợ Dầu“là một danh từ riêng chỉ một làng quê cụ thể.
Do đó, tình yêu làng được thể hiện cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi cá nhân ở một làng quê, một địa phương cụ thể mà thôi
- Nhan đề “Làng” có tính khái quát cao. Làng là danh từ chung chỉ mọi làng quê trên đất nước ta.
Vì vậy, đặt tên truyện là :”Làng“, Kim Lân muốn tác phẩm của mình không chỉ thể hiện tình yêu làng yêu nước của một nhân vật ông Hai, mà sâu rộng hơn, tác giả còn muốn nói đến một tình cảm bao trùm, phổ biến – đó là tình yêu làng quê, yêu đất nước – trong mọi người dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên khắp mọi miền Tổ quốc.

28 tháng 8 2016

 

Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” vì nó chỉ là 1 danh từ riêng, nếu thế vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể. Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thac một tình cảm bao trùm, phổ biến của người nông dân Việt Nam thời kì đầu của cuụoc kháng chiến chống Pháp: Tình yêu làng quê gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến

1 tháng 6 2020

Bài học tận dụng thời cơ, sống hết mình cho từng khoảnh khắc hiện tại.

BÀI ÔN LUYỆN VĂN BẢN “NHỚ RỪNG” Bài tập 1.Một bạn học sinh đã chép hai câu thơ đầu của bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ như sau: Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua. a) Bạn ấy đã chép sai ở chỗ nào? Em hãy chép lại cho đúng với nguyên bản. b) So sánh các từ bị chép sai...
Đọc tiếp

BÀI ÔN LUYỆN VĂN BẢN “NHỚ RỪNG”

Bài tập 1.Một bạn học sinh đã chép hai câu thơ đầu của bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ như sau:

Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua.

a) Bạn ấy đã chép sai ở chỗ nào? Em hãy chép lại cho đúng với nguyên bản.

b) So sánh các từ bị chép sai với các từ ở trong nguyên bản để thấy rõ cái hay trong việc dùng từ của nhà thơ Thế Lữ.

c) Có ý kiến cho rằng hai câu thơ đã thể hiện sự đối lập giữa vẻ bên ngoài với nội tâm của con hổ. Em có đồng tình với ý kiến này không ? Vì sao ?

Bài tập 2.Khổ thơ thứ ba của bài thơ “Nhớ rừng” được xem là một bộ tranh tứ bình độc đáo. Hãy viết một đoạn vân trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bộ tranh ấy.

Bài tập 3. Trong bài thơ “Nhớ rừng”, cảnh vườn bách thú và cảnh giang sơn ngày xưa của hổ hoàn toàn đối lập với nhau. Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện điều ấy.

Bài tập 4. Vì sao nhà thơ Thế Lữ lại mượn “lời con hổ ở vườn bách thú” ?. Việc mượn lời đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của bài thơ ?

Bài tập 5. Vì sao có thể nói bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy ?

Giúp mk vs ạ !!!

2
4 tháng 4 2020

Bài 4

  • Lý do: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.
  • Tác dụng:
    • Hổ được xem là chúa sơn lâm, là vua của muôn loài, bởi sức mạnh, chí khí của nó. Tác giả mượn lời con hổ cũng là để thể hiện khí phách của một trang nam tử trong hoàn cảnh đất nước đang lầm than, đau khổ cũng giống như con hổ đang bị giam cầm trong không gian chật hẹp của vườn thú.
    • Bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách mạnh mẽ, mãnh liệt, đầy ấn tượng khiến cho người đọc tò mò, hứng thú
    • Đồng thời, cũng khơi dậy trong lòng những người con mất nước một nỗi nhục, thức tỉnh ý chí chiến đấu trong họ, để họ vùng lên, vượt thoát khỏi cảnh cầm tù này, trở về với núi rừng với ý chí tung hoành, với vị thế mà một vị chúa sơn lâm nên có. Ấy là khi họ đấu tranh vì đất nước.
    • Thể hiện tinh thần yêu nước thầm kín, tha thiết của Thế Lữ
4 tháng 4 2020

Bài 2

Khổ thơ thứ 3 là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.

Hai câu thơ đầu nói về “đêm vàng”, ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên.

Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.

Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.

Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.

2 tháng 6 2020

Câu chuyện nhỏ trên gợi cho em suy nghĩ là : Cần phải biết vượt qua những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trong cuộc đời, đồng thời phải biết nắm bắt và tận dụng cơ hội để đạt đến đích.

( Chúc bạn học tốt )


 

25 tháng 2 2020

a. - Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ " Đập đá ở Côn Lôn" của tác giả Phan Châu Trinh.

- Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt

b. Bốn câu thơ trên có hai lớp nghĩa:

- Tầng nghĩa 1: Thể hiên môi trường công việc, hoàn cảnh lao động khổ sai của các người tù yêu nước.

- Tầng nghĩa 2: Qua đó, khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng cách mạng với những hành động phi thường vì nước, vì dân.

c. Giá trị nghệ thuật của bài thơ:

- Giọng thơ: Ngang tàn, mạnh mẽ, khí thế hào hùng, bất khuất

- Nghệ thuật: đối, động từ mạnh...

- Nhịp thơ: Mạnh, dồn dập

- Những cảm xúc được thể hiện: lạc quan, ý chí sắt đá không lung lay của các người tù cách mạng

25 tháng 2 2020

cảm ơn

10 tháng 7 2016

Bài làm:

Tôi còn nhớ cách đây khá lâu, trong một phóng sự thực tế, những du khách nước ngoài thường nói với nhau một câu thế này: "Nếu du lịch mạo hiểm là chưa đủ với bạn, hãy tham gia giao thông ở Việt Nam". Bấy giờ, tôi chỉ cảm thấy đó là một câu nói hài hước, đùa vui. Lúc ấy tôi đã chưa thể nhận ra, dù đó là câu đùa đấy, nhưng không phải tự nhiên mà đùa như vậy! Thêm nữa, đó mới chỉ là trải nghiệm của những du khách đi bộ qua đường phố Hà Nội...

Tới khi toàn cảnh bức tranh giao thông Việt Nam được phô bày trước mắt, thì câu nói hài hước của du khách nước ngoài không đủ để hình dung nữa, mà thay vào đó, là câu hỏi chua xót và đầy ám ảnh của nhà báo Quản Hồng Đức: "Mỗi ngày Việt Nam có hơn 30 người đột ngột và vĩnh viễn từ bỏ cuộc sống trong khi đi lại trên đường. Và tử thần sẽ gọi tên ai trong số chúng ta?".

Không còn là sự phóng đại nữa rồi, khi mà cái thực tế diễn ra ngay trong cuộc sống của chính chúng ta, theo như thống kê của cục cảnh sát giao thông, thì trong tuần đầu tháng 6 năm 2013 có 339 vụ tai nạn giao thông xảy ra trên toàn quốc làm 151 người chết, 232 người bị thương! Con số này có đủ để kích động bạn không, khi chúng góp phần đưa bạn, và tôi, chúng ta trở thành những người-tham-gia-giao-thông-may-mắn-còn-sống, trong hiện tại?

Nếu ai đó chi li nhẩm tính sẽ thấy, số nhân mạng 151 trong 7 ngày kia đã giảm gần 1/3 so với trên 30 người tử vong trung bình mỗi ngày được thống kê ở trên kia. Nhưng hỡi ơi, nhường ấy chưa đủ khủng khiếp, đau thương, mất mát, chấn động, và bàng hoàng hay sao mà coi đó là cải thiện!? Chúng ta cặm cụi thu thập về từng con số để báo cáo lại với nhau, chúng ta có thể thống kê lại các số liệu và đo đếm, đánh giá chúng. Số liệu tuy không dối trá, nhưng chúng là những con số vô hồn nếu chỉ được xem qua loa, cùng lắm đem lại mấy cái rùng mình chứ chẳng đem lại tác dụng gì. Có bao nhiêu vụ tai nạn, thiệt hại vật chất và tính mạng bao nhiêu, ta đếm được, nhưng chẳng có thước nào, máy nào đo nỗi những gì là vết thương vĩnh hằng mà những vụ tai nạn kia đã khoét sâu vào nhân tâm những gia đình, người thân nạn nhân của nó. Đã là không đếm được, thì một mạng người mất đi cũng là thất bại của xã hội, của ngành giao thông. Chúng ta còn muốn chôn chân trong thất bại tới bao giờ nữa, hay lại phải trực diện nhìn vào những vụ tai nạn tăng lên từng giờ!?

Đó là tai nạn xe đâm vách núi khi đổ dốc hôm 7/6 tại đèo Hòn Giao - Khánh Lê (huyện khánh Vĩnh, Khánh Hòa) làm 7 người thiệt mạng và 21 người khác bị thương. Điểm đặc biệt đáng lưu ý đây là xe chở đoàn giáo viên một trường tiểu học, không những cha mất con, chồng mất vợ, con mất mẹ, mà rồi đây những ánh mắt trẻ thơ ngơ ngác sẽ phải ngấn lệ khi không bao giờ còn được bàn tay "người mẹ ở trường" kia uốn nắn nữa... Quả thực tai nạn giao thông là thứ rủi ro vô tình tàn nhẫn không chừa ai và hậu quả của nó bao giờ cũng quá bi thương và đau khổ!

Chưa dừng lại ở đó, khi cộng đồng còn đang kêu gọi hiến máu tiếp tế cho người giáo viên còn nằm viện, thì sau đó 2 ngày, ngày 9/6, trên QL 1A đoạn qua xã Điện An, huyện Điện Bàn, Quảng Nam xảy ra vụ lật xe khách đường dài hãng Mai Linh khiến 3 người thiệt mạng và 30 người bị thương. Chiều cùng ngày, tại huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu xảy ra vụ va chạm giữa xe tải đông lạnh với 3 xe máy. Hậu quả cả 6 người trên xe máy tử vong tại chỗ... Những vụ tai nạn thảm khốc cứ dồn dập xảy đến trong cơn hoang mang cực độ của cộng đồng, và chưa hề có dấu hiệu ngưng lại.

25 tháng 2 2020

a. Ư

a. À

c. Nhỉ

Chúc bạn học tốt!

25 tháng 2 2020

cảm ơn