K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2016

Bài 1:

Trong văn bản Thánh Gióng, em thích nhất chi tiết cậu bé 3 tuổi mà không biết nói cũng chẳng biết cười bỗng chốc trở thành 1 tráng sĩ mình đồng da sắt sau khi nghe tin nhà vua tìm người tài đánh giặc. Đây là hình ảnh tưởng tượng kì ảo, làm cho câu chuyện thêm phần sinh động đồng thời như đưa đọc giả lạc vào thế giới cổ tích đầy hứng thú. không những thế hình ảnh này còn có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. 1 con người nhỏ bé phút chốc trở nên to lớn và vĩ đại tượng trưng cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta. Khi đất nước bình yên họ là những người vui vẻ, chất phác, khi đất nước có giặc xâm lăng, họ vùng lên với tất cả sức mạnh vốn có, không màng đến hiểm nguy.  
9 tháng 9 2019

Tham khảo:

Câu hỏi của quả sung - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến

https://h.vn/hoi-dap/question/87015.html

6 tháng 4 2018

Nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.

- Dự định kể về việc: Một chú chim sẻ vì không nghe lời mẹ, không chịu thường xuyên tập bay nên bị gãy cánh.

- Nhân vật: chú sẻ con

- Diễn biến: Sẻ mẹ sinh được 3 chú sẻ con → Sẻ mẹ hằng ngày kiếm mồi nuôi sẻ con khôn lớn → Sẻ mẹ dạy đàn con học bay để có thể sớm cất cánh kiếm ăn → Sẻ con mải chơi, không tập luyện → Khi đàn sẻ bắt đầu bay đi tránh rét, sẻ nhỏ vướng vào cành cây, ngã xuống đất gãy cánh

9 tháng 8 2021

Tham khảo

Nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.

- Dự định kể về việc: Một chú chim sẻ vì không nghe lời mẹ, không chịu thường xuyên tập bay nên bị gãy cánh.

- Nhân vật: chú sẻ con

- Diễn biến: Sẻ mẹ sinh được 3 chú sẻ con → Sẻ mẹ hằng ngày kiếm mồi nuôi sẻ con khôn lớn → Sẻ mẹ dạy đàn con học bay để có thể sớm cất cánh kiếm ăn → Sẻ con mải chơi, không tập luyện → Khi đàn sẻ bắt đầu bay đi tránh rét, sẻ nhỏ vướng vào cành cây, ngã xuống đất gãy cánh

9 tháng 8 2021

Em dự định sẽ kể về việc trốn nhà đi chơi. Diễn biến: bị bà hàng xóm bặt gặp, xong bà ấy báo lại cho mẹ em nên em bị lôi về. Nhân vật bao gồm: em, bà hàng xóm và mẹ em.

28 tháng 7 2018

- Em dự định sẽ kể sự việc gì? Trong đề bài đã rõ ràng rằng: "một lần ko vâng lời bố mẹ", cụ thể sự việc ấy là sự việc gì?

- Nhân vật gồm những ai? Bản thân em, bố mẹ, rồi có thêm nhân vật phụ họa nào nữa ko?

- Diễn biến ra sao? Hơn 10 tuổi đời, em có bao giờ ko vâng lời bị mẹ mắng chưa? Đơn giản là đi ra ngoài chơi dưới trời nắng trong khi mẹ gọi rản cổ mà ko chịu về, rồi về nhà chắc gì cũng bị mắng, đúng ko? Hoặc 1 lần lười đi học, ko chịu nghe lời khuyên bảo của ba mẹ để đi học chẳng hạn,...

Đầu tiên là nêu sự việc đó ra.
Lý do tại sao em ko vâng lời bố mẹ.
Em đã ko vâng lời như thế nào.
Lúc đó em ra sao? Bố mẹ ntn?
Kết quả của lần ko vâng lời đó.
...
 

11 tháng 9 2018

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng…

 Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người 
đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người 
tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: “Con học bài kỹ lắm rồi”.Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, 
nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: “Con chưa học bài hôm qua” sao? Không, nhất định không.Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý “Mình thử nói dối mẹ xem sao”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con”? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránhhướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.Tôi “dạ” khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi,mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn.Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy “rócrách” trên kẽ lá. 
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển “Truyện về con người” chưa đọc, mình đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc.Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện “lỗi lầm” chăng ! “…Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình”.Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?”. Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và… chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi. Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương

Học tốt. 

1 tháng 9 2019

Bạn có thể làm theo hướng dẫn sau nhé!

Em dự định sẽ kể sự việc gì? Trong đề bài đã rõ ràng rằng: "một lần ko vâng lời bố mẹ", cụ thể sự việc ấy là sự việc gì?
- Nhân vật gồm những ai? Bản thân em, bố mẹ, rồi có thêm nhân vật phụ họa nào nữa ko?
- Diễn biến ra sao? Hơn 10 tuổi đời, em có bao giờ ko vâng lời bị mẹ mắng chưa? Đơn giản là đi ra ngoài chơi dưới trời nắng trong khi mẹ gọi rản cổ mà ko chịu về, rồi về nhà chắc gì cũng bị mắng, đúng ko? Hoặc 1 lần lười đi học, ko chịu nghe lời khuyên bảo của ba mẹ để đi học chẳng hạn,...
Đầu tiên là nêu sự việc đó ra.
Lý do tại sao em ko vâng lời bố mẹ.
Em đã ko vâng lời như thế nào.
Lúc đó em ra sao? Bố mẹ ntn?
Kết quả của lần ko vâng lời đó.

1 tháng 9 2019

Tham khảo bài này nhé!

Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.

Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.

Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.

Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.