K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1. Cho tứ giác ABCD. Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Các đường chéo AC, BD của tứ giác ABCD thoả điều kiện gì thì tứ giác EFGH là: a) Hình chữ nhật. b) Hình thoi. c) Hình vuông. Bài 2. Cho tam giác...
Đọc tiếp

Bài 1. Cho tứ giác ABCD. Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Các đường chéo AC, BD của tứ giác ABCD thoả điều kiện gì thì tứ giác EFGH là:

a) Hình chữ nhật.

b) Hình thoi.

c) Hình vuông.

Bài 2. Cho tam giác ABC cân tại A, trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm của AC, K là điểm đối xứng của điểm M qua điểm I.

a) Tứ giác AMCK là hình gì?

b) Tứ giác AKMB là hình gì?

c) Có trường hợp nào của tam giác ABC để tứ giác AKMB là hình thoi.

ĐS: a) AMCK là hình chữ nhật b) AKMB là hình bình hành c) Không.

Bài 3. Cho tam giác ABC vuông tại A. Về phia ngoài tam giác, vẽ các hình vuông ABDE, ACGH.

a) Chứng minh tứ giác BCHE là hình thang cân.

b) Vẽ đường cao AK của tam giác ABC. Chứng minh AK, DE, GH đồng qui.

Bài 4. Cho hình thang cân ABCD với AB // CD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA.

a) Tứ giác MNPQ là hình gì?

b) Cho biết diện tích tứ giác ABCD bằng \(30m^2\). Tính diện tích tứ giác MNPQ.

Bài 5. Cho tam giác ABC vuông tại A, trung tuyến AM. Gọi D là trung điểm của AB, E là điểm đối xứng của điểm M qua điểm D.

a) Chứng minh điểm E đối xứng với điểm M qua đường thẳng AB.

b) Các tứ giác AEMC, AEBM là hình gì?

c) Cho BC = 4cm. Tính chu vi tứ giác AEBM.

d) Tam giác vuông thoả điều kiện gì thì AEBM là hình vuông.

Bài 6. Cho hình bình hành ABCD, O là giao điểm hai đường chéo. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AD, BC. Các đường thẳng BM, DN cắt đường chéo AC tại P, Q.

a) Chứng minh AP = PQ = QC.

b) Tứ giác MPNQ là hình gì?

c) Xác định tỉ số \(\frac{CA}{CD}\) để MPNQ là hình chữ nhật.

d) Xác định góc ACD để MPNQ là hình thoi.

e) Tam giác ACD thoả mãn điều kiện gì để MPNQ là hình vuông.

Bài 7. Cho hình thoi ABCD, O là giao điểm của hai đường chéo. Vẽ đường thẳng qua B song song với AC, đường thẳng qua C song song với BD, hai đường thẳng đó cắt nhau ở K.

a) Tứ giác OBKC là hình gì?

b) Chứng minh AB = OK.

c) Tìm điều kiện của hình thoi ABCD để OBKC là hình vuông.

ĐS: a) OBKC là hình chữ nhật c) ABCD là hình vuông.

Bài 8. Cho hình bình hành ABCD có BC = 2AB và góc A =600. Gọi E, F lần lượt là trung điểm của BC và AD.

a) Tứ giác ECDF là hình gì?

b) Tứ giác ABED là hình gì?

c) Tính số đo của góc AED.

Bài 9. Cho hình thang ABCD (AB // CD). Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của AB, CD. Gọi O là trung điểm của EF. Qua O vẽ đường thẳng song song với AB, cắt AD và BC theo thứ tự tại M và N.

a) Tứ giác EMFN là hình gì?

b) Hình thang ABCD có thêm điều kiện gì để EMFN là hình thoi.

c) Hình thang ABCD có thêm điều kiện gì để EMFN là hình vuông.

Bài 10. Cho tam giác ABC vuông tại A với AB = AC = a.

a) Lấy điểm D trên cạnh AC và điểm E trên cạnh AB sao cho AD = AE. Các đường thẳng vuông góc với EC vẽ từ A và D lần lượt cắt cạnh BC ở K và L. Chứng minh BK = KL.

b) Một hình chữ nhật APMN thay đổi có đỉnh P trên cạnh AB, đỉnh N trên cạnh AC và có chu vi luôn bằng \(2a\). Điểm M di chuyển trên đường nào?

c) Chứng minh khi hình chữ nhật APMN thay đổi thì đường vuông góc vẽ từ M xuống đường chéo PN luôn đi qua một điểm cố định.

ĐS: b) M di chuyển trên cạnh BC c) HM đi qua điểm I cố định (với ACIB là hình vuông).

Bài 11. Cho hình vuông ABCD. E là điểm trên cạnh DC, F là điểm trên tia đối của tia BC sao cho BF = DE.

a) Chứng minh tam giác AEF vuông cân.

b) Gọi I là trung điểm của EF. Chứng minh I thuộc BD.

c) Lấy điểm K đối xứng với A qua I. Chứng minh tứ giác AEKF là hình vuông.

Bài 12. Cho hình bình hành ABCD có AD = 2AB, góc A=600. Gọi E và F lần lượt là trung điểm của BC và AD.

a) Chứng minh AE\(\perp\)BF.

b) Chứng minh tứ giác BFDC là hình thang cân.

c) Lấy điểm M đối xứng của A qua B. Chứng minh tứ giác BMCD là hình chữ nhật.

d) Chứng minh ba điểm M, E, D thẳng hàng.

Bài 13. Cho tam giác ABC vuông tại A có \(\widehat{BAC}=\)900. Kẻ tia Ax song song với BC. Trên Ax lấy điểm D sao cho AD = DC.

a) Tính số đo các góc BAD, DAC

b) Chứng minh tứ giác ABCD là hình thang cân.

c) Gọi E là trung điểm của BC. Chứng minh tứ giác ADEB là hình thoi.

Bài 14. Cho ABCD là hình bình hành. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Gọi K là giao điểm của AC và DM, L là trung điểm của BD và CM.

a) Tứ giác MNPQ là hình gì?

b) Tứ giác MDPB là hình gì?

c) Chứng minh: AK = KL = LC.

Bài 15. Cho hình bình hành ABCD có AB = 2AD. Gọi E, F thứ tự là trung điểm của AB và CD.

a) Các tứ giác AEFD, AECF là hình gì?

b) Gọi M là giao điểm của AF và DE, N là giao điểm của BF và CE. Chứng minh rằng tứ giác EMFN là hình chữ nhật.

c) Hình bình hành ABCD nói trên có thêm điều kiện gì để EMFN là hình vuông?

Bài 16. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường trung tuyến AM. Gọi H là điểm đối xứng với M qua AB, E là giao điểm của MH và AB. Gọi K là điểm đối xứng với M qua AC, F là giao điểm của MK và AC.

a) Xác định dạng của tứ giác AEMF, AMBH, AMCK.

b) Chứng minh rằng H đối xứng với K qua A.

c) Tam giác vuông ABC có thêm điều kiện gì thì AEMF là hình vuông?

23
15 tháng 12 2016

bạn có nikc face ko. vô đó mk gửi bài qua cho

28 tháng 7 2017

Bài 1: Giải: Xét tam giác ACD có F,G lần lượt là trung điểm AC,DC nên FG là đường trung bình
\(\Rightarrow\)\(FG//AD\)
C/m tương tự đc \(EH//AD; GH//EF//BC\)
\(\Rightarrow EFGH\) là hình bình hành
a/Để EFGH là hình chữ nhật thì góc \(FGH=90^o\)
\(\Rightarrow góc HGD+góc FGC=90^o\)
Mà góc HGD=góc BCD;góc FGC= góc ADC ( góc đồng vị = nhau)
\(\Rightarrow\) góc BCD+góc ADC=\(90^o\)
\(\Rightarrow\)Để EFGH là hình chữ nhật thì tứ giác ABCD cần có góc BCD+góc ADC=\(90^o\)
b/Để EFGH là hình thoi thì FG=HG
Mà FG=1/2AD; HG=1/2BC
\(\Rightarrow\)AD=BC
\(\Rightarrow\)Để EFGH là hình thoi thì tứ giác ABCD có AD=BC
c/ để EFGH là hình vuông thì EFGH phải vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi\(\Rightarrow \)ABCD phải có đủ cả 2 điều kiện trên

KIỂM TRA 1 Tiết – HÌNH HỌC 8 CHƯƠNG I I) TRẮC NGHIỆM: ( 2đ) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước kết quả đúng1/ Trong các hình sau, hình không có tâm đối xứng là:A . Hình vuông B . Hình thang cân C . Hình bình hành D . Hình thoi2/ Trong các hình sau, hình không có trục đối xứng là:A . Hình vuông B . Hình thang cân C . Hình bình hành D . Hình thoi3/ Một hình thang có 2 đáy dài 6cm và 4cm. Độ...
Đọc tiếp

KIỂM TRA 1 Tiết – HÌNH HỌC 8 CHƯƠNG I

 

I) TRẮC NGHIỆM: ( 2đ) Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước kết quả đúng

1/ Trong các hình sau, hình không có tâm đối xứng là:

A . Hình vuông B . Hình thang cân C . Hình bình hành D . Hình thoi

2/ Trong các hình sau, hình không có trục đối xứng là:

A . Hình vuông B . Hình thang cân C . Hình bình hành D . Hình thoi

3/ Một hình thang có 2 đáy dài 6cm và 4cm. Độ dài đường trung bình của hình thang đó là:

A . 10cm B . 5cm C . √10 cm D . √5cm

4/ Tứ giác có hai cạnh đối song song và hai đường chéo bằng nhau là:

A . Hình vuông B . Hình thang cân C . Hình bình hành D . Hình chữ nhật

5/ Một hình thang có một cặp góc đối là: 1250 và 650. Cặp góc đối còn lại của hình thang đó là:

A . 1050 ; 450 B . 1050 ; 650

C . 1150 ; 550 D . 1150 ; 650

6/ Cho tứ giác ABCD, có ∠A = 800; ∠B =1200, ∠D = 500. Số đo góc C là?

A. 1000 , B. 1500, C. 1100, D. 1150

7/ Góc kề 1 cạnh bên hình thang có số đo 750, góc kề còn lại của cạnh bên đó là:

A. 850 B. 950 C. 1050 D. 1150

8/ Độ dài hai đường chéo hình thoi là 16 cm và 12 cm. Độ dài cạnh của hình thoi đó là:

A 7cm, B. 8cm, C. 9cm, D. 10 cm

II/TỰ LUẬN (8đ)

Bài 1: ( 2,5 đ) Cho tam giác ABC cân tại A, M là trung điểm của BC, Từ M kẻ các đường ME song song với AC ( E ∈ AB ); MF song song với AB ( F ∈ AC ). Chứng minh Tứ giác BCEF là hình thang cân.

Bài 2. ( 5,5đ)Cho tam giác ABC góc A bằng 90o. Gọi E, G, F là trung điểm của AB, BC, AC. Từ E kẻ đường song song với BF, đường thẳng này cắt GF tại I.

a) Tứ giác AEGF là hình gì ?

b) Chứng minh tứ giac BEIF là hình bình hành

c) Chứng minh tứ giác AGCI là hình thoi

d) Tìm điều kiện để tứ giác AGCI là hình vuông.

1

Bài 1: 

Xét ΔABC có 

M là trung điểm của BC

ME//AC

Do đó: E là trung điểm của AB

Xét ΔABC có 

M là trung điểm của BC

MF//AB

DO đó: F là trung điểm của AC

Xét ΔABC có 

E là trung điểm của AB

F là trung điểm của AC
Do đó: EF là đường trung bình

=>EF//BC

hay BEFC là hình thang

mà \(\widehat{B}=\widehat{C}\)

nên BEFC là hình thang cân

23 tháng 11 2022

Bài 2;

Gọi M là trung điểm của HD

Xét ΔHDC có HM/HD=HI/HC

nên MI//DC và MI=DC/2

=>MI vuông góc với AD và MI=AB

Xét tứ giác ABIM có

AB//IM

AB=IM

Do đó: ABIM là hình bình hành

=>BI//AM

Xét ΔADI có

DH,IM là các đường cao

DH cắt IM tại M

Do đó: M là trực tâm

=>AM vuông góc với ID

=>IB vuông góc với DI

a: Xét ΔABC vuông tại A và ΔMBE vuông tại M có

góc B chung

Do đó: ΔABC\(\sim\)ΔMBE

c: BC=5cm

BM=BC/2=7,5cm

Ta có: ΔABC\(\sim\)ΔMBE

nên AB/MB=BC/BE=AC/ME

=>9/7,5=15/BE=12/ME

=>15/BE=12/ME=6/5

=>BE=75/6=25/2(cm); ME=10(cm)

14 tháng 12 2018

Bài 2.

-Hình bn tự vẽ nhé!

Bài làm:

a, Có F là trung điểm của AC (gt)

\(\Rightarrow\)AF=\(\dfrac{1}{2}\)AC (1)

Xét tam giác ABC ta có:

E là trung điểm của AB (gt)

G là trung điểm của BC (gt)

\(\Rightarrow\)EG là đường trung bình của tam giác ABC

\(\Rightarrow\)EG=\(\dfrac{1}{2}\)AC và EG song song với AC hay EG song song với AF (2)

Từ (1) và (2)\(\Rightarrow\)AEGF là hình bình hành.

mà góc A= 90 độ (gt)\(\Rightarrow\)AEGF là hình chữ nhật.

AEGF là hcn nên có AE song song với GF ( Tính chất hcn) hay EB song song với IF (3)

mà EI song song với BF (gt) (4)

Từ (3) và (4)\(\Rightarrow\)BFIE là hình bình hành.

b, Theo a, ta có: BFIE là hình bình hành nên BE=FI (tính chất hình bình hành) và AEGF là hình chữ nhật nên AE=GF (tính chất hình chữ nhật)

mà AE=EB (E là trung điểm của AB)

\(\Rightarrow\)GF=FI.

Xét tứ giác AGCI có: FA=FC (F là trung điểm của AC), GF=FI (cmt)

\(\Rightarrow\)AGCI là hình bình hành.

mà GI vuông góc với AC nên hình bình hành AGCI là hình thoi

c, Theo b, ta có: AGCI là hình thoi

Để tứ giác (hình thoi) AGCI là hình vuông thì góc AGC= 90 độ hay AG vuông góc với BC.

Khi đó AG là đường cao của tam giác ABC

Mặt khác AC là đường trung tuyến của tam giác ABC ( G lf trung điểm của BC)\(\Rightarrow\) Tam giác ABC cân tại A

mà tam giác ABC vuông tại (gt) nên tam giác ABC vuông cân tại A thì AGCI là hình vuông.

31 tháng 5 2020

Phần a là HBA ~ ABC chứ nhỉ?

a, Xét tam giác HBA và tam giác ABC có:

góc BHA = góc BAC = 90o (ABC vg tại A và AH là đường cao)

góc B chung

\(\Rightarrow\) \(\Delta\)HBA ~ \(\Delta\)ABC (gg)

b, Vì \(\Delta\)HBA ~ \(\Delta\)ABC (cmt) (1)

Tương tự ta cx có: \(\Delta\)HAC ~ \(\Delta\)ABC (2)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\) \(\Delta\)HBA ~ \(\Delta\)HAC

\(\Rightarrow\) \(\frac{AH}{CH}=\frac{BH}{AH}\) hay AH2 = CH . BH (đpcm)

\(\Delta\)HBA ~ \(\Delta\)ABC (cmt)

\(\Rightarrow\) \(\frac{AB}{BC}=\frac{BH}{AB}\) hay AB2 = BC . BH (đpcm)

\(\Delta\)HAC ~ \(\Delta\)ABC (cmt)

\(\Rightarrow\) \(\frac{AC}{BC}=\frac{HC}{AC}\) hay AC2 = BC . HC (đpcm)

c, Xét tam giác ABC vg tại A có: BA\(\perp\)CA

\(\Rightarrow\) BC2 = AB2 + AC2 (định lí Pytago)

BC2 = 152 + 202

BC2 = 625

BC = \(\sqrt{625}\) = 25 (cm)

\(\Delta\)HBA ~ \(\Delta\)ABC (cmt)

\(\Rightarrow\) \(\frac{AB}{BC}=\frac{BH}{AB}\)

hay \(\frac{15}{25}=\frac{BH}{15}\) \(\Rightarrow\) BH = \(\frac{15^2}{25}\) = 9 (cm)

Vì BH = 9 cm nên CH = 25 - 9 = 16 (cm)

\(\Delta\)HBA ~ \(\Delta\)HAC (cmt)

\(\Rightarrow\) \(\frac{AH}{CH}=\frac{BH}{AH}\) hay \(\frac{AH}{16}=\frac{9}{AH}\)

\(\Rightarrow\) \(AH^2=16\cdot9=144\)

\(\Rightarrow\) \(AH=\sqrt{144}=12\) (cm)

d, Xét tam giác ABC có: BD là tia p/g của góc ABC (gt)

\(\Rightarrow\) \(\frac{AD}{AB}=\frac{CD}{BC}\) (t/c đường p/g của tam giác)

hay \(\frac{20-CD}{15}=\frac{CD}{25}\)

\(\Leftrightarrow\) \(\frac{5\left(20-CD\right)}{75}=\frac{3CD}{75}\)

\(\Rightarrow\) 5(20 - CD) = 3CD

\(\Leftrightarrow\) 100 - 5CD = 3CD

\(\Leftrightarrow\) 3CD + 5CD = 100

\(\Leftrightarrow\) 8CD = 100

\(\Leftrightarrow\) CD = 12,5 (cm)

\(\Rightarrow\) AD = 20 - 12,5 = 7,5 (cm)

e, Ko thể có 2 điểm H được nên mk gọi D vuông góc với BC tại M nha!

Xét tam giác CMD và tam giác CAB có:

góc CMD = góc CAB = 90o (DM \(\perp\) BC và \(\Delta\)ABC vg tại A theo gt)

góc C chung

\(\Rightarrow\) \(\Delta\)CMD ~ \(\Delta\)CAB (gg)

\(\Rightarrow\) \(\frac{CM}{CA}=\frac{CD}{CB}\) hay CM . CB = CD . CA (đpcm)

Chúc bn học tốt!! (Dài quá :vvv)

a) Xét ΔHBA và ΔABC có

\(\widehat{AHB}=\widehat{CAB}\left(=90^0\right)\)

\(\widehat{ABC}\) chung

Do đó: ΔHBA∼ΔABC(g-g)(1)

Xét ΔHAC và ΔABC có

\(\widehat{AHC}=\widehat{BAC}\left(=90^0\right)\)

\(\widehat{ACB}\) chung

Do đó: ΔHAC∼ΔABC(g-g)(2)

Từ (1) và (2) suy ra ΔHBA∼ΔHAC(đpcm)

b) Ta có: ΔHBA∼ΔABC(cmt)

\(\frac{HB}{AB}=\frac{BA}{BC}=\frac{HA}{AC}=k_1\)(tỉ số đồng dạng)

hay \(AB^2=BC\cdot BH\)(đpcm)

Ta có: ΔHAC∼ΔABC(cmt)

\(\frac{HA}{AB}=\frac{AC}{BC}=\frac{HC}{AC}=k_2\)(tỉ số đồng dạng)

hay \(AC^2=BC\cdot HC\)(đpcm)

Ta có: ΔHBA∼ΔHAC(cmt)

\(\frac{HB}{HA}=\frac{HA}{HC}=\frac{BA}{AC}=k\)(tỉ số đồng dạng)

hay \(HA^2=HB\cdot HC\)(đpcm)

c) Áp dụng định lí pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:

\(BC^2=AB^2+AC^2\)

\(BC^2=15^2+20^2=625\)

hay \(BC=\sqrt{625}=25cm\)

Ta có: \(AB^2=BC\cdot BH\)(cmt)

\(15^2=25\cdot BH\)

\(BH=\frac{15^2}{25}=\frac{225}{25}=9cm\)

Ta có: \(\frac{HA}{AB}=\frac{AC}{BC}=\frac{HC}{AC}\)(cmt)

\(\frac{HA}{15}=\frac{20}{25}\)

\(HA=\frac{15\cdot20}{25}=\frac{300}{25}=12cm\)

Vậy: BC=25cm; BH=9cm; HA=12cm

d) Xét ΔABC có BD là đường phân giác ứng với cạnh AC(gt)

nên \(\frac{AD}{AB}=\frac{CD}{CB}\)(tính chất đường phân giác của tam giác)

hay \(\frac{AD}{15}=\frac{CD}{25}\)

Ta có: AD+CD=AC(D nằm giữa A và C)

hay AD+CD=20cm

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:

\(\frac{AD}{15}=\frac{CD}{25}=\frac{AD+CD}{15+25}=\frac{20}{40}=\frac{1}{2}\)

Do đó:

\(\left\{{}\begin{matrix}\frac{AD}{15}=\frac{1}{2}\\\frac{CD}{25}=\frac{1}{2}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}AD=\frac{15\cdot1}{2}=7,5cm\\CD=\frac{25\cdot1}{2}=12,5cm\end{matrix}\right.\)

Vậy: AD=7,5cm; CD=12,5cm

e) Đề sai rồi bạn

9 tháng 7 2016

a, Do I là trung điểm của DC

suy ra: IC=1/2DC

Mà AB=1/2DC nên AB=CI(*)

Ta có: AB//CD 

MÀ I nằm trên cạnh DC

suy ra AB//IC(**)

Từ (*);(**) suy ra tứ giác ABCI là hình bình hành

b, Chứng minh tương tự ta cũng có tứ giác ABID là hình bình hành.

c, Chứng minh tam giác bằng nhau suy ra IA=IC còn cách còn lại bạn tự làm nha dễ đấy

9 tháng 7 2016

bạn làm hộ mik lốt câu c đi.Mik chứng minh đc IA=IC rồi nhưng không biết làm gì nữa