K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 9 2018

lên mạng nhận soạn bài ;những câu hát nghĩa ting là ra ngay ấy mà

2 tháng 9 2018

Bn tham khảo Link sau nhé : Soạn bài: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình | Soạn văn 7 hay nhất tại VietJack

Học tốt nhá 

# MissyGirl #

bác google bik ấy

hỏi đê

26 tháng 9 2016

I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Ý kiến b và ý kiến c là đúng. - Khác với những bài ca dao trong phần “Những câu hát về tình cảm gia đình” mà chúng ta đã học, thường có lời của một người và chỉ có một phần. Bài ca dao này có hai vế đối và đáp. Phần đầu là lời chàng trai và cô gái. Phần sau là lời người con gái đáp lại lời đô của chàng trai. - Đây là hình thức khá phổ biến trong ca dao – dân ca. Mục đích thử tài nhau, thường được sử dụng vào những dịp lễ hội hoặc vui chơi trong lao động. Câu 2.  - Chàng trai hỏi đố cô gái chủ yếu là những địa danh nổi tiếng ở vùng Bắc Bộ. - Dùng những đặc điểm về địa danh để hỏi đáp là để thử tài nhau, thử tài về kiến thức địa lí: “Sông nào sáu khúc”, “Nút thắt cổ bồng”… Thử tài về kiến thức lịch sử văn hóa: “Ở đâu năm cửa”, “Đền nào thiêng nhất”, “Nơi nào thánh sinh”… - Đó là sự biểu hiện tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước: từ Hà Nội đến Hải Dương, từ Lạng Sơn, Bắc GIang xuôi về Thanh Hóa, ở đâu cũng có những vẻ đẹp riêng, thơ mộng hữu tình, giàu truyền thống văn hóa. Câu 3.  a. Cụm từ “Rủ nhau” đứng ở đầu bài ca dao có ý nghĩa. - Người ta chỉ “Rủ nhau” khi giữa mọi người có mối quan hệ thân thiết gần gũi. - Mọi người cùng có chung ý muốn, sở thích. - Điều mà khiến cho mọi người “Rủ nhau” phải có sự hấp dẫn hứng thú, không thể không đi, không thể không làm, niềm háo hức của người làm cảnh. b. Cách tả của bài ca dao - Không miêu tả cụ thể mà liệt kê những địa danh và những thắng cảnh nổi bật. - Ý nghĩa: vẻ đẹp của cảnh là vô cùng phong phú, đa dạng. c. Cảm xúc gợi lên từ cảnh. - Đây là địa danh nổi tiếng bậc nhất của chốn kinh kì ngàn năm văn vật, đã đi vào máu thịt tâm hồn của mọi người. - Cảnh vừa có hồ (hồ Hoàng Kiếm) vừa có đền (đền Ngọc Sơn) vừa có cầu (cầu Thê Húc) lại vừa có Đài Nghiên, Tháp Bút, một quần thể thiên tạo và nhân tạo hài hòa với nhau, làm cho cảnh không chỉ hữu tình mà còn rất thiêng liên bởi yếu tố văn hóa và lịch sử. d. Câu hỏi kết thúc bài thơ. - Gợi nhắc đến công lao của cha ông đã tạo đựng nên thắng cảnh. - Đó còn là lời nhắn nhủ con cháu cần phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và xây dựn để cho đất nước ngày càng đẹp hơn. Câu 4.  a. Nhận xét về cảnh trí và cảnh tả: - Phong cảnh xứ Huế rất nên thơ, hữu tình làm ngơ ngẩn hồn người, tựa như một bức tranh sơn thủy thơ mộng. - Không miêu tả cụ thể mà dùng thủ pháp so sánh để cực tả vẻ đẹp của cảnh. b. Phân tích đại từ “Ai”. - “Ai” đại từ phiếm chỉ: + Là những người đã quen + Những người chưa quen + Những người có lòng với Huế mến cảnh mến người - Lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô…”: + Lời mời ngắn gọn dừng lại ở câu lục chỉ 6 chữ, thay vì kết thúc một bài ca dao lục bát là câu bát (8 chữ). + Người mời vừa rất chân thành, nhưng vừa rất kiêu hãnh tự hào về xứ Huế nên thơ: “Xứ Huế quyến rũ vậy đấy, đố ai cưỡng nổi lòng mìn” vừa mời vừa thách đố. Câu 5. - Dòng thơ 12 tiếng thay vì 6 tiếng và 8 tiếng (lục, bát) mà chúng ta vẫn thường gặp ở các bài ca dao khác. - Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: đối xứng, điệp ngữ, đạo từ:  Đứng bên ni đồng – Đứng bên tê đồng - > Điệp từ và đối Mênh mông bát ngát – Bát ngát mênh mông - > Đảo điệp - Ý nghĩa tác dụng: + Làm tăng thêm sự rộng lớn mênh mông của cánh đồng. + Thể hiện sự sống căng nồng, tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái. Câu 6. - Phép so sánh: cô gái như chẽn lúa đòng đòng trong buổi sáng mai vừa thể hiện sự trẻ trung đầy sức sống và sự tinh khôi thanh khiết, lại vừa rất duyên dáng mảnh mai của người con gái. - Sự hài hòa giữa con người và cảnh vật một cách tuyệt đẹp, cánh đồng trù phú mênh mông, lòng người phơi phới rạo rực. Câu 7.  - Có lẽ đây là lời của người con gái; đi thăm đồng một buổi sáng mai, vừa ngắm nhìn cánh đồng tươi đẹp mênh mông vừa nghĩ tới mình với niềm vui rạo rực của tuổi thanh xuân. - Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng đây là lời của chàng trai, chàng trai đang nói về cánh đồng và cô gái đẹp trẻ trung đầy sức sống. - Ý kiến này cũng có sơ sở song chưa thật hợp lí lắm. Bởi vì cụm từ “Thân em như” thường là dùng để người con gái tự nói về mình. Ví dụ như: - Thân em như tấm lụa đào - Thân em như miếng cau khô - Thân em như hạt mưa sa. II. Luyện tập. Câu 1. Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca. - Bốn bài ca dao sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể. + Bài 1 : Lục bát biến thể. Bởi vì có những dòng lục phải 6 tiếng : câu thứ 3 – lối đáp của cô gái. Có những dòng bát không phải là 8 tiếng là 9 tiếng : câu thứ 2 ở lời của chàng trai và câu thứ 2 ở lời đáp của cô gái. + Bài 4 : Hai dòng đầu : 12 tiếng. Dòng 3 : 7 tiếng Dòng 4 : 8 tiếng Câu 2. Tình cảm chúng thể hiện trong bốn bài ca là gì ? - Bốn bài ca dao có những giọng điệu, những vẻ đẹp khác nhau, nhưng đều mang một nét chung là tình yêu quê hương đất nước tha thiết. - Điều này đã cụ thể trong ghi nhớ

1: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU

QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

1. Đáp án đúng là:

b) Bài ca có hai phần: phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là lời đáp của cô gái.

c) Hình thức đối đáp rất phổ biến trong ca dao.

Ví dụ:

- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng.

        Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng

- Chàng hỏi thì thiếp xin vâng.

       Tre non đủ lá, nên chăng hỡi chàng?...

2. Trong bài 1, chàng trai và cô gái lại dùng những địa danh với nhưng đặc điểm của từng địa danh như vậy để hỏi - đáp nhau, vì đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên trong chặng hát đố – chặng hát thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lí,…của các vùng miền.

Những địa danh trong bài 1 là những địa danh ở vùng Bắc Bộ nước ta. Nó gắn với những đặc điểm lịch sử, địa lí, văn hoá của nhiều vùng đất. Người hỏi đã chọn được nhiều nét tiêu biểu để đố, trong khi đó, người đáp cũng trả lời rất đúng. Cuộc hỏi đáp diễn ra như vậy chính là cơ sở để các chàng trai và các cô gái bày tỏ tình cảm với nhau.

3. Ca dao có nhiều bài mở đầu bằng cụm từ "Rủ nhau": Rủ nhau đi cấy đi cày..., Rủ nhau đi tắm hồ sen... Người ta thường "rủ nhau" khi người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi, thân thiết và cùng chung mối quan tâm, cùng muốn làm một việc gì đó. Điều này là một trong những yếu tố thể hiện tính chất cộng đồng của ca dao.

Trong bài 2 có cảnh Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ. Kiếm Hồ tức Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm), một thắng cảnh thiên nhiên đồng thời cũng là một di tích lịch sử, văn hoá, gắn với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nơi Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần từng giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh hung bạo ngày nào. Câu "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ" thực ra là một câu dẫn, hướng người đọc, người nghe đến thăm hồ Gươm với những tên gọi nổi tiếng (cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút), góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hoà, đa dạng vừa thơ mộng vừa thiêng liêng. Thủ pháp ở đây là gợi chứ không tả, hay nói cách khác là tả bằng cách gợi. Chỉ dùng phương pháp liệt kê, tác giả dân gian đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa thủ đô Hà Nội.

Những địa danh và cảnh trí đó gợi lên tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp, về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước, quê hương.

Câu cuối bài 2 (Hỏi ai xây dựng nên non nước này) là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha ta. Hồ Gươm không chỉ là một cảnh đẹp của thủ đô, nó đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp, cho truyền thống văn hoá, lịch sử của cả đất nước. Đó cũng là lời nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó.

4. Cảnh trí xứ Huế trong bài 3 được tác giả dân gian phác hoạ qua vẻ đẹp của con đường. Đó là con đường được gợi nên bằng những màu sắc rất nên thơ, tươi tắn (non xanh, nước biếc). Cảnh ấy đẹp như trong tranh vẽ (“tranh hoạ đồ”) – ngày xưa cái gì đẹp thường được ví với tranh (đẹp như trong tranh). Bức tranh xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, lại vừa gần gũi quây quần. Biện pháp so sánh vẫn là biện pháp tu từ chủ đạo tạo nên vẻ đẹp trong những câu ca dao này.

Đại từ “Ai” trong lời mời, lời nhắn gửi (“Ai vô xứ Huế thì vô”) là một từ phiếm chỉ (đa nghĩa, có thể chỉ trực tiếp người mà tác giả quen nhưng cũng có thể hiểu đó là lời nhắn gửi đến mọi người). Lời mời ấy vừa có hàm ý tự hào về cảnh thiên nhiên xứ Huế, vừa như muốn chia sẻ nó với tất cả mọi người. 

5. Trong nhóm bài ca dao này, hầu hết các câu được sáng tác theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể. Riêng hai câu đầu của bài 4 lại có hình thức khác thường. Mỗi câu được kéo dài ra thành 12 tiếng để gợi sự to lớn, rộng rãi của cánh đồng. Bên cạnh đó, các biện pháp điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ, đối xứng giữa câu 1 với câu 2 càng tô đậm cảm giác về một không gian rộng rãi, tràn đầy sức sống.

6. Hai câu cuối của bài 4 có nhiều cách hiểu. Cách hiểu phổ biến hơn cả cho rằng đây là hai câu ca dao miêu tả vẻ đẹp của cô gái. Trước cánh đồng mênh mông, bát ngát, hình ảnh cô gái có vẻ nhỏ bé nhưng cô chính là người làm ra cánh đồng "mênh mông bát ngát" đó, và hình ảnh của cô "như chẽn lúa đòng đòng - Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai" thật đẹp, vẻ đẹp kết tinh từ sắc trời, hương đất, từ cánh đồng "bát ngát mênh mông" kia.

7. Theo cách hiểu trên thì đây là lời chàng trai đang ngắm cô gái đứng trên cánh đồng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và thấy cô gái hồn nhiên, trẻ trung, đầy sức sống. Nhưng ngoài ra, còn có cách hiểu khác cho rằng đây là lời của cô gái. Đứng trước cánh đồng "bát ngát mênh mông" rợn ngợp, nhìn đâu cũng không thấy bờ, cô gái cất lên những tiếng than về thân phận nhỏ bé, vô định.

2:NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN

1. Người xưa hay mượn con cò để nói về cuộc đời và thân phận của mình vì con cò là con vật hiền lành, nhỏ bé, chịu khó lặn lội kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi với phẩm chất và thân phận của người nông dân. Ví dụ: 

- Con cò mà đi ăn đêm.

   Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...  

2. Trong bài 1, cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, hình ảnh lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Bản thân cò thì lận đận, gầy mòn. Việc vất vả đó kéo dài: bấy nay chứ không phải ngày một ngày hai. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lận đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng. Ngoài nội dung than thân, bài ca còn có nội dung tố cáo xã hội phong kiến bất công. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể đầy, ao cạn làm cho thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.

3. Cụm từ thương thay là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót. Trong bài này, thương thay được lặp lại 4 lần. ý nghĩa của sự lặp lại là: Mỗi lần là một lần thương một con vật, một cảnh ngộ. Bốn lần thương thay, bốn con vật, bốn cảnh ngộ khác nhau, nhưng lại cùng chung với thân phận người lao động; Tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động; Kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển.

4. Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2: thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác; thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn; thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi); thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.

Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

5. Sưu tầm thêm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”, rồi giải thích những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

- Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

- Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

- Thân em như miếng cau khô

Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày

- Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.

- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).

6. Đọc câu ca, có thể thấy hình ảnh so sánh có những nét đặc biệt:

- Trái bần, tên của loại quả đồng âm với từ bần có nghĩa là nghèo khó.

- Hình ảnh trái bần trôi nổi. Không những thế, nó còn bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần đã trôi nổi, lại càng bấp bênh vô định. Nó chỉ mong được dạt, được tấpvào đâu đó nhưng nào có được. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định được số phận của mình.

3: NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM

1. Bài 1 “giới thiệu” chú tôi là người hay (nghĩa là giỏi, nhưng cũng có nghĩa là thích, ham, nghiện) nhiều thứ: nghiện rượu, nghiện chè, lại nghiện cả... ngủ trưa! Không những thế, chú còn là người rất "giàu ước mơ" - mà toàn mơ để ... không phải đi làm, để ngủ cho đã mắt! Bài ca dao này châm biếm hạng người sa đà nghiện ngập và lười biếng trong xã hội.

2. Bài 2 nhại lời nói của thầy bói với người đi xem bói, bài ca dao lật tẩy bản chất của bọn "nói dựa" - thực chất là lợi dụng tâm lí tò mò của người khác để lừa bịp, kiếm tiền. Sự khẳng định của thầy bói nguỵ biện và rất vô nghĩa (về sự giàu nghèo, giới tính của mẹ cha, con cái) vì chỉ khẳng định những điều có tính tất yếu, ai cũng biết. Mặc dù tác giả dân gian không bình luận, nhưng bài ca vẫn toát lên ý nghĩa châm biếm sâu sắc về hiện tượng mê tín dị đoan trong xã hội.

3. Mỗi con vật trong bài 3 tượng trưng cho một loại người: con cò tượng trưng cho người nông dân, cà cuống tượng trưng cho những kẻ có quyền bính, chim ri và chào mào tượng trưng cho đám lính lệ, chim chích tượng trưng cho anh mõ dưới chế độ phong kiến. Bài ca có tính chất ngụ ngôn rõ rệt, tác giả dân gian đã mượn loài vật để phê phán hủ tục ma chay.

4. Hai câu đầu của bài ca có kết cấu đặc biệt: Cậu cai nón dấu lông gà. Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai. Hai câu là hai định nghĩa, đồng thời là hai "dấu hiệu" nhận biết một con người: thứ nhất,cậu cai = nón dấu lông gà (dấu hiệu quyền lực) ; thứ hai: ngón tay đeo nhẫn = gọi là cậu cai (dấu hiệu giàu sang). Hai dấu hiệu này không có nghĩa thông báo về tâm hồn, tính cách hay phẩm chất của đối tượng. Nếu bỏ hai tiếng "cậu cai" đi, trong hình dung chỉ còn chiếc "nón dấu lông gà" (quyền lực) và "ngón tay đeo nhẫn" (khoe của) có vẻ rất trai lơ!

Hai câu tiếp theo đối lập về số lượng có tính chất gây cười. Pha một chút phóng đại, chân dung cậu cai được đưa ra châm chọc, mỉa mai, thể hiện thái độ khinh ghét và thương hại của nhân dân.

Về nghệ thuật, khi xây dựng nhân vật cai lệ, tác giả dân gian đã khéo léo chọn từ xưng hô là: cậu cai (một từ vừa có tính chất nịnh bợ, vừa có tính chất châm biếm). Hơn nữa, bằng việc biếm hoạ chân dung cậu cai, tác giả dân gian đã ngầm ý nói lên sự nhố nhăng, bắng nhắng của nhân vật người thường không ra người thường, quyền lực không ra quyền lực này. Việc sử dụng rất thành công nghệ thuật phóng đại cũng có tác dụng làm cho nhân vật cậu cai càng trở nên nực cười và thảm hại hơn.

4:SÔNG NÚI NƯỚC NAM

(Nam quốc sơn hà) – Lý Thường Kiệt

1. Nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơn hà về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

Gợi ý: Kiểm tra xem bài thơ (phần phiên âm) gồm mấy câu, mỗi câu gồm bao nhiêu chữ? Vần trong các từ cuối của các câu 1, 2, 4 có gì giống nhau?

2. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh:

- Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm củavũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.

- Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.

3. Bài thơ triển khai nội dung biểu ý theo bố cục: ở hai câu thơ đầu, tác giả đã khẳng định một cách tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ với một thái độ của một dân tộc luôn trân trọng chính nghĩa. Từ khẳng định chân lí, đến câu thơ cuối, tác giả đã dựa ngay trên cái chân lí ấy mà đưa ra một lời tuyên bố chắc chắn về quyết tâm chống lại những kẻ làm trái những điều chính nghĩa.

Bố cục của bài thơ như thế là chặt chẽ, khiến cho những luận cứ đưa ra đều rất thuyết phục.

4. Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau cái tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết ấy là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.

5. Qua các cụm từ tiệt nhiên (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), định phận tại thiên thư (định phận tại sách trời) và hành khan thủ bại hư (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), chúng ta có thể nhận thấy cảm hứng triết luận của bàI thơ đã được thể hiện bằng một giọng điệu hào sảng, đanh thép, đầy uy lực.

 

 

Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. 

Mẹ chính là công trình vĩ đại nhất mà tạo hóa ban cho chúng ta. Chúng ta lớn lên bằng tình yêu thương vô bờ bến, không điều kiện của mẹ. Thời gian qua đi, dù khi con cái đã khôn lớn, trưởng thành thì trong mắt mẹ con vẫn chỉ là đứa trẻ vẫn còn non nớt trước cuộc đời và mẹ luôn muốn bao bọc, che chở cho con trong vòng tay yêu thương của mình.

Dù có đi hết cuộc đời, chúng ta vẫn không hiểu hết tình yêu bao la từ trái tim mẹ dành cho mình. Cuộc đời dẫn lối đưa ta đi trên những con đường khác nhau, mang chúng ta đi xa vòng tay mẹ… Rồi cũng một ngày ta cũng làm mẹ của những đứa con thơ, cũng trải qua những cung bậc hỷ, lộ, ái, ố mà kiếp người đem lại… Bất giác ta sẽ nhớ, nghĩ đến mẹ và muốn trở về với mẹ:

Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con 
Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa 

Những xúc cảm buồn, vui cứ thế lăn dài theo dòng nước mắt đang rơi lạnh gì má ta khi nào không hay. Quá khứ có mẹ, có cha dưới mái nhà xưa với nhiều ký ức tuôi thơ ùa về như dòng nước mát trong lành cho tâm hồn ta ngụp lặn để gột sạch những nặng nề, khắc khổ của cuộc sống. Hình ảnh mẹ với những bữa cơm đạm bạc nhưng đong đầy tình yêu dành cho con. Hình ảnh mẹ cặm cụi cả đêm bên ngọn đèn dầu ngồi khâu tấm áo cũ đã rách cho con làm sao con quên được. Nắng trưa hè bỏng rát như đổ lửa xuống con đường, bóng mẹ liêu xiêu chân trần gánh từng gánh lúa làm tim con thắt lại khi nghĩ đến. Nụ cười xen lẫn những giọt nước mắt không thành lời của mẹ nhìn con âu yếm khi con báo tin mình đỗ đại học làm ấm trái tim con khi con nhớ về mẹ và những nhọc nhằn lẫn hạnh phúc mẹ chắt chiu. Mẹ dậy thật sớm cẩn thận gói ghém đồ cho con rồi cầm chặt bàn tay con trước khi con rời quê lên thành phố đi học xa nhà. Mẹ lo cho con một thân một mình, ai nấu cơm cho hàng ngày, ai chăm sóc giấc ngủ cho con như mẹ vẫn làm.

Tuổi thơ con có mẹ, có cha, có anh chị quây quần bên bữa cơm gia đình. Những câu chuyện cổ chị kể, những câu hát ru ngọt ngào của mẹ cứ thế nuôi tâm hồn thơ bé con lớn lên mát lành, yên bình đến vô cùng. Những đêm mùa đông lạnh, cha cắt lá chuối về rải trên nệm rơm cho các con nằm ngủ ấm giấc ngủ… Một tuổi thơ bình dị, trong lành theo con suốt cuộc đời này. Những lúc mệt mỏi, chán nản, áp lực, cô đơn, con lại lật giở từng trang ký ức ngày xưa ấy, ngắm nhìn hình ảnh nhà ta cùng những kỷ niệm ấu thơ trong cuốn album tuổi thơ ấy để lấy lại cho mình một nguồn sống mới:

Ngày xưa cha ngồi uống rượu, mẹ ngồi đan áo. 
Ngoài hiên, mùa đông cây bàng lá đổ 
Ngày xưa chị hát vu vơ những câu ca cổ cho em em làm thơ 
Ngày xưa mẹ đắp cho con tấm khăn quàng cổ ấm ơi mẹ tôi 
Ngày xưa bên giường cha nằm mẹ buồn xa vắng. 
Nhìn cha, thương cha chí lớn không thành. 

Thế gian mênh mông, lòng người cũng vô định. Đôi chân con đi khắp nơi nhưng khi dừng lại để ngẫm nghĩ về chuyện đời, chuyện đã qua, con lại chỉ muốn về nhà, về với mẹ. Trong vòng tay mẹ, con thấy mình được bao bọc, che chở và bình yên. Nhưng mẹ ơi, con sợ, sợ một ngày mẹ không còn nữa, sợ một ngày mẹ không bên con. Kiếp người như phù du chỉ có tình mẹ dành cho con là mãi mãi.

Cuộc sống rồi sẽ cuốn con đi theo những guồng quay của cơm, áo, gạo, tiền. Đôi khi con sẽ quên mất mẹ đang mòn mỏi, đang nhớ, đang chờ con trở về. Con trở về vào một ngày mà ngôi nhà xưa cũ kỹ nằm in lìm dưới bóng hoàng lan, giậu mùng tơi vẫn xanh bên giếng nước trong, còn mẹ đã không còn bên con. Ngôi nhà gắn với tuổi thơ con nhòe dần trong ánh nắng quái chiều hôm cuối ngày. Mọi thứ trống vắng, buồn hiu hắt khi không còn dáng mẹ ngồi trước mái hiên chờ con về:

Biển sóng thét gào một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa 
Trời gió mây ngàn một ngày khóc mẹ trăm ngàn sao rơi 
Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. 


Và con chỉ biết ngậm ngùi, khói chiều làm cay mắt con khi xa xa dáng mẹ lưng còng cuối con đường đang khuất dần trong nắng tắt cuối ngày:

Trèo lên dãy núi thiên thai ối a mẹ tôi về đâu? 
Ngàn năm mây trắng bay theo ối a mẹ ơi mẹ về đâu?

9 tháng 9 2016

Khái niệm chủ đạo trong các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc diễn tả đời sống nội tâm của con người.Thể lục bát là thể thơ một câu trên 6 tiếng câu dưới 8 tiếng
Tiếng 6 câu 1 vần tiếng 6 câu 2
Tiếng 8 câu 2 vần tiếng 6 câu 1

Dân ca những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc tức là những câu dân ca xong diễn xướng.

Ca dao: Những lời dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.

Tình cảm gđ là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người VN.

Nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao, dân ca và những câu hát về tình cảm gđ là so sánh, nhân hóa và liệt kê.

Chúc bạn học tốt!

9 tháng 9 2016

Thank you p

1. Căn cứ vào nội dung câu hát có thể thấy: bài ca dao thứ nhất là lời của người mẹ hát ru con, bài  thứ hai là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ, bài thứ ba là lời của con cháu đối với ông bà, bài thứ tư là lời của cha mẹ dặn dò con cái hoặc lời anh em tâm sự với nhau.

2. Bài 1, tác giả ví công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Đây cũng là một nét tâm thức của người Việt. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ như hình ảnh cha nhưng sâu xa hơn, rộng mở và gần gũi hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

3. Ngày xưa, do quan niệm "trọng nam khinh nữ", coi "con gái là con người ta" nên những người con gái bị ép gả hoặc phải lấy chồng xa nhà đều phải chịu nhiều nỗi khổ tâm. Nỗi khổ lớn nhất là xa nhà, thương cha thương mẹ mà không được về thăm, không thể chăm sóc, đỡ đần lúc cha mẹ đau ốm, bệnh tật.

Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh:

- Chiều chiều: không phải một lần, một lúc mà chiều nào cũng vậy.

- Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ saucàng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.

- ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.

4. Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Để diễn đạt những tình cảm ấy, tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ so sánh: nỗi nhớ được so sánh như nuộc lạt buộc trên mái nhà (rất nhiều).

Cái hay của cách diễn đạt này nằm ở cách dùng từ “ngó lên” (chỉ sự thành kính) và ở hình ảnh so sánh: nỗi nhớ – nuộc lạt trên mái nhà. Hình ảnh “nuộc lạt” vừa gợi ra cái nhiều về số lượng (dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính ông cha) vừa gợi ra sự nối kết bền chặt (tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha).

5. Bài 4 là những câu hát về tình cảm anh em. Anh em là hai nhưng cũng là một, vì: “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân” (cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, cùng chung buồn vui, sướng khổ). Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay (những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất). Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.

Bài ca dao là lời nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.  

23 tháng 8 2017
I. VỀ THỂ LOẠI 1. Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay còn phân biệt ca dao và dân ca: Dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, ca dao là lời thơ của dân ca, ngoài ra còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca. 2. Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. 3. Bên cạnh những đặc điểm chung với thơ trữ tình (có vần, nhịp, sử dụng nhiều biện pháp tu từ,...), ca dao, dân ca có những đặc thù riêng: + Ca dao, dân ca thường rất ngắn, đa số là những bài gồm hai hoặc bốn dòng thơ. + Sử dụng thủ pháp lặp (lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,...) như là một thủ pháp chủ yếu để tổ chức hình tượng. 4. Ca dao, dân ca là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc, về sức gợi cảm và khả năng lưu truyền. Ngôn ngữ ca dao, dân ca là ngôn ngữ thơ nhưng vẫn rất gần với lời nói hằng ngày của nhân dân và mang màu sắc địa phương rất rõ. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Căn cứ vào nội dung câu hát có thể thấy: bài ca dao thứ nhất là lời của người mẹ hát ru con, bài thứ hai là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ, bài thứ ba là lời của con cháu đối với ông bà, bài thứ tư là lời của cha mẹ dặn dò con cái hoặc lời anh em tâm sự với nhau. 2. Bài 1, tác giả ví công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Đây cũng là một nét tâm thức của người Việt. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ như hình ảnh cha nhưng sâu xa hơn, rộng mở và gần gũi hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn. 3. Ngày xưa, do quan niệm "trọng nam khinh nữ", coi "con gái là con người ta" nên những người con gái bị ép gả hoặc phải lấy chồng xa nhà đều phải chịu nhiều nỗi khổ tâm. Nỗi khổ lớn nhất là xa nhà, thương cha thương mẹ mà không được về thăm, không thể chăm sóc, đỡ đần lúc cha mẹ đau ốm, bệnh tật. Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh: - Chiều chiều: không phải một lần, một lúc mà chiều nào cũng vậy. - Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa. - ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn. 4. Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Để diễn đạt những tình cảm ấy, tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ so sánh: nỗi nhớ được so sánh như nuộc lạt buộc trên mái nhà (rất nhiều). Cái hay của cách diễn đạt này nằm ở cách dùng từ “ngó lên” (chỉ sự thành kính) và ở hình ảnh so sánh: nỗi nhớ – nuộc lạt trên mái nhà. Hình ảnh “nuộc lạt” vừa gợi ra cái nhiều về số lượng (dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính ông cha) vừa gợi ra sự nối kết bền chặt (tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha). 5. Bài 4 là những câu hát về tình cảm anh em. Anh em là hai nhưng cũng là một, vì: “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân” (cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, cùng chung buồn vui, sướng khổ). Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay (những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất). Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em. Bài ca dao là lời nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng. 6. Những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong cả bốn bài ca dao: - Thể thơ lục bát. - Cách ví von, so sánh. - Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống hàng ngày. - Đặc biệt, ngôn ngữ vẫn mang tính chất hướng ngoại nhưng không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Cách đọc Các bài ca dao đều được viết theo thể lục bát, nhịp 2/2 hoặc 4/4, do đó cần đọc trầm và nhấn giọng, thể hiện mối quan hệ tình cảm chân thành, thắm thiết. 2. Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca là tình cảm gia đình. Những câu ca thuộc chủ đề này thường là những lời ru của mẹ, lời cha mẹ, ông bà nói với con cháu hoặc ngược lại nó là lời con cháu nói với cha mẹ ông bà nhằm bày tỏ những tình cảm về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt. 3. Có thể kể thêm một số câu ca dao sau: - Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. - Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. - Chiều chiều ra đứng bờ sông Muốn về quê mẹ mà không có đò
14 tháng 8 2019

Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước... mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.

          Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:

1.

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

2.

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

3.

Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?

       Cả ba câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần... ). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay... Thân em như... và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.

       Trong ca dao xưa, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời và thân phận bé mọn của mình, bởi họ tìm thấy những nét tương đồng ở loài chim quen thuộc ấy.

       Bức tranh phong cảnh nông thôn Việt Nam không thể thiếu những cánh cò lặn lội kiếm ăn trên cánh đồng, lạch nước. Cò gần gũi bên người nông dân lúc cày bừa, cấy hái vất vả. Cò dang cánh nối đuôi nhau bay về tổ lúc hoàng hôn... Con cò đã trở thành người bạn để người nông dân chia sẻ tâm tình:

 Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

        Nghệ thuật tương phản tài tình trong câu ca dao trên đã làm nổi bật hình ảnh đáng thương của con cò. Giữa trời nước mênh mông, cò lủi thủi, đơn côi, lầm lũi kiếm ăn. Thân cò vốn đã bé nhỏ lại càng thêm bé nhỏ. Đã vậy mà cò vẫn phải lên thác, xuống ghềnh, đương đầu với bao lỗi éo le, ngang trái. Câu ca dao như một tiếng thở dài não nề, như một lời trách móc, oán than trước nghịch cảnh của cuộc đời.

      Nhìn cái dáng lêu đêu, gầy guộc của con cò lặn lội đồng trên, ruộng dưới để mò tép, mò tôm, người nông dân ngậm ngùi liên tưởng tới thân phận mình phải chịu nhiều vất vả, nhọc nhằn và bất bình đặt ra câu hỏi nguyên cớ do đâu:

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?!

       Cò đã cam chịu số kiếp hẩm hiu, thế nhưng nó vẫn không được sống yên ổn trong cảnh bần hàn mà vẫn bị một ai đó, một thế lực nào đó đẩy vào bể đầy, ao cạn trớ trêu. Phải chăng đó chính là giai cấp thống trị trong xã hội cũ luôn muốn dồn người bị trị vào bước đường cùng?

      Cao hơn ý nghĩa của một câu hát than thân, bài ca dao trên chứa đựng thái độ phản kháng và tố cáo xã hội đương thời. Hình ảnh con cò ở đây tượng trưng cho thân phận long đong, khốn khổ của người nông dân nghèo vì sưu cao, thuế nặng, vì nạn phu phen, tạp dịch liên miên, vì sự bóc lột đến tận xương tủy của giai cấp thống trị.

       Vẫn theo mạch liên tưởng giống như ở bài ca dao thứ nhất, bài ca dao thứ hai là một ẩn dụ so sánh giữa thân phận của người nông dân với những loài vật bé nhỏ, tầm thường như con tằm, con kiến:

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

      Đây là câu hát nói về những số phận vất vả, bất hạnh. Điệp từ Thương thay được lặp lại bốn lần, biểu hiện sự thương cảm, xót xa vô hạn. Thương thay là thương cho thân phận mình và thân phận của những người cùng cảnh ngộ.

       "Thương thay thân phận con tằm/ Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ" là thương cho những người lao động nghèo khổ suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực, công lao. "Thương thay lũ kiến li ti/ Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi " là thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn cơ cực, nghèo khổ. "Thương thay hạc lánh đường mây/ Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi" là thương cho những cuộc đời phiêu bạt, lận đận để kiếm sống qua ngày. "Thương thay con cuốc giữa trời/ Dầu kêu ra máu có người nào nghe" là thương cho những thân phận thấp cổ bé họng, suốt đời ôm khổ đau oan trái, không được ánh sáng công lí soi tỏ.

        Bốn câu ca dao là bốn nỗi xót thương. Sự lặp đi lặp lại ấy tô đậm mối cảm thông và xót xa cho những cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân nghèo trong xã hội cũ. Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối, mở ra những niềm thương xót khác nhau và mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển và nâng cao thêm.

14 tháng 8 2019

Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chùm những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.

    Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

    Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.

    Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

    Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

    Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.

    Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để giãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.

Ca dao chính là phương tiện để con người bộc lộ những suy tư, tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn. Đó không chỉ là tình cảm lãng mạn của tình yêu đôi lứa, sự sâu sắc, nhân văn trong ca dao về tình cảm gia đình mà còn là những nỗi niềm chua xót, đắng cay của con người. Nỗi niềm ấy, sự xót xa ấy được thể hiện sâu sắc qua chùm những bài ca dao viết về đề tài than thân, yêu thương chung thủy của người bình dân trong xã hội xưa.

    Ca dao than thân là một hình thức ca dao khá phổ biến, đó là những lời ca than thân trách phận của những con người trong xã hội xưa, mà nhiều hơn cả là những người phụ nữ, bởi họ phải chịu những bất công, đau khổ mà xã hội phong kiến xưa mang lại. Sự rẻ rúng của thân phận những người phụ nữ trở thành một đề tài quen thuộc trong ca dao, họ bị xã hội vùi dập, tước đoạt đi quyền được sống, quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

    Trong xã hội phong kiến xưa có quan niệm, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, người phụ nữ đến tuổi lập gia đình không có quyền lựa chọn người mình yêu, đối tượng làm chồng của mình, mà mọi thứ đều được quyết định bởi cha mẹ. Đối với những người đề cao quan điểm môn đăng hộ đối thì số phận của những người phụ nữ càng trở nên bất định, hạnh phúc như một ván bài hên xui, nếu may mắn tìm được người chồng tốt thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không may gặp phải người chồng xấu thì họ vẫn phải nhẫn nhục chịu đựng, không có quyền phản kháng.

    Bởi vậy mà nhân vật trữ tình trong câu ca dao này đã ví mình như một tấm lụa đào, tức là một món hàng được bày bán ở giữa chợ, không biết người mua là ai, người quân tử hay kẻ tiểu nhân, một số phận đầy bi đát, đáng thương. Ở bài ca dao sau lại là lời tâm sự đầy tha thiết của một người phụ nữ về bản thân mình, đó là người phụ nữ không có nhan sắc nhưng lại là một người có vẻ đẹp tiềm ẩn ở bên trong. Lời ca như một lời thuyết minh, giới thiệu đầy xót xa của người phụ nữ ấy về con người của mình:

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

    Xã hội xưa thường đề cao hình thức, những người con gái có diện mạo ưa nhìn, đoan trang thường được coi trọng và nhiều người để ý hơn, ngược lại những người phụ nữ không có lợi thế về nhan sắc thì bị rẻ rúng, coi thường. Nhân vật trữ tình đã tự ví mình như củ ấu gai, để nói về diện mạo xù xì, gai góc, không ưa nhìn. Nhưng bên trong củ ấu ấy lại là phần ruột trắng trong, câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp khó nhận biết, nếu không chân thành thì khó có thể cảm nhận được, đó chính là những người con gái không có lợi thế về diện mạo nhưng lại là những con người thực sự đẹp về tâm hồn.

“Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

    Nếu như những câu ca dao trên viết về chủ đề than thân trách phận thì đến câu ca dao này lại gợi nhắc về thứ tình cảm vợ chồng khăng khít, gắn bó mà dẫu có xa nhau vẫn hướng về nhau, dù có biến cố cũng không cắt chia được tình cảm. Gừng và muối là hai biểu tượng cho tình cảm gắn bó keo sơn, ở trong câu ca dao này chúng được dùng biểu tượng cho sự khăng khít, bất biến trong tình cảm của vợ chồng, đó là thứ tình cảm sâu nặng, không dễ chia lìa, mà dẫu có ngày phải chia lìa thì đó cũng là một tương lai rất xa thực tại, khó có thể xảy ra.

    Người Việt Nam xưa thường mượn những câu ca dao để giãi bày những tình cảm sâu kín, đó chính là những lời than khóc, những tâm sự nặng trĩu của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ khát khao hạnh phúc, khát khao tình yêu nhưng hạnh phúc ấy với họ là một thứ xa xỉ, vận mệnh của họ nằm trong tay của người khác, không có lấy một chút tự chủ nào.

hơi ngắn mong bạn thông cảm mik ko giỏi văn cho lắm