Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đôi khi đến lượt lời của mình nhưng người tham gia hội thoại lại im lặng thì theo tui thấy thì mấy ng đấy thường là ko hài lòng
Đoạn hội thoại giữa Dế Mèn và Dế Choắt:
Hôm ấy Dế Mèn sang chơi nhà Dế Choắt, thấy trong nhà luộm thuộm liền bảo:
- Sao chú mày ăn ở cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng, nếu có đứa nào đến phá thì chú mày chết ngay đuôi.
…
Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:
- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được, động đến việc là em thở rồi, không còn sức đâu mà đào bới nữa.
Dế Mèn có thái độ trích thượng, kẻ cả, vừa thể hiện sự hống hách:
+ Cách xưng hô là "tao" và "chú mày" dù cả hai bằng tuổi, đó là thái độ của bề trên với kẻ dưới.
+ Thái độ khinh thường Dế Choắt khi: chê bai nhà Dế Choắt luộm thuộm, bề bộn.
+ Chân dung của Dế Choắt được miêu tả gầy gò, xấu xí, như gã nghiện thuốc phiện… Thể hiện sự cao ngạo của Dế Mèn đối với bạn của mình.
- Thái độ của Dế Choắt cung kính, nhút nhát, e dè:
+ Xưng hô cung kính xưng là "em" gọi Dế Mèn là "anh"
+ Thể hiện sự yếu đuối, buồn bã trong lời nói "muốn khôn nhưng khôn được", "động đến việc là không thở nổi"
- Qua cách xưng hô, cử chỉ, thái độ kèm theo lời ta có thể nắm được vai giao tiếp, hiểu được cách đối xử giữa các nhân vật với nhau.
Trong đoạn thoại, chú bé Hồng đáng lẽ được nói thêm hai lần nhưng cậu im lặng không nói.
→ Sự im lặng để nén lại nỗi đau, nhẫn nhịn và cố gắng bỏ ngoài tai những lời người bà cô nói.
1. Đoạn trích chỉ ra tác hại của sự im lặng trước cái sai là:
- im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác.
- im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả những người quanh ta.
2. Để phá vỡ thói quen im lặng, bản thân mỗi chúng ta cần phải: lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai, có những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự thật như ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thê hệ. Lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/ nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Đấu tranh, phản biện mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử.
3. Hãy bắt đầu được điệp lại bốn lần để nhấn mạnh những việc làm cần thiết, ngay tức khắc góp phần phá vỡ thói quen im lặng, tránh những hậu quả đáng tiếc bằng những việc làm nhỏ nhất.
4. Học sinh nêu ý kiến của mình và giải thích thuyết phục/.
a, Vai xã hội
- Lão Hạc: địa vị xã hội thấp nhưng tuổi tác cao hơn ông giáo.
- Ông giáo: địa vị xã hội cao hơn nhưng tuổi tác ít hơn lão Hạc.
b, Thái độ kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc được thể hiện qua câu nói:
… bây giờ cụ ngồi xuống phản… rồi hút thuốc lào…
c, Những chi tiết thể hiện thái độ của lão Hạc đối với ông giáo:
- Thân mật như nói với người đồng lứa: "Đối với chúng mình thì thế là sinh sướng".
- Qúy trọng khi nói với người tri thức: " Ông giáo dạy phải!" và " Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác."
- Đoạn trích cũng cho thấy tâm trạng buồn và giữ ý của lão Hạc, các chi tiết: " lão chỉ cười đưa đà, cười gượng, lão từ chối việc ăn khoai, không tiếp tục uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo.
b) Em đồng ý vs ý kiến trên vì hành động tranh lượt lời hoặt cắt lời, thêm vào lừi của người nói là thiếu tôn trọng đvs người đối thoại
c) Sự im lặng thường là có lý do , đó là:
- Tránh nói ra những điều không hay với người đối thoại
- Thể hiện thái độ bất bình
- Không còn gì để nói, không chấp nói