K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2018

Những hình đặc sắc và tiêu biểu:

-Chiếc gương bầu dục, sáng long lanh.

-Cong cong như con tôm.

-Tháp Rùa tường rêu cổ kính, xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.

20 tháng 3 2019

a, Thứ tự, vị trí của các từ, ngữ:

- Mặt hồ sáng long lanh

- Cầu Thê Húc màu son

- Đền Ngọc Sơn

- Gốc đa già, rễ lá xum xuê

- Tháp Rùa xây trên gò đất giữa hồ

Nhà tôi ở cách Hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. ( Phép so sánh )

Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. ( Phép so sánh ) Mái đền lấp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa tường rêu cổ kính, xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um

20 tháng 2 2021

Bạn có chép mạng không???

a. Từ trên cao nhìn xuống, Hồ Gươm như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.

→Từ so sánh: như. Tác dụng: giúp hình ảnh Hồ Gươm được sinh động hơn, tăng sức gợi hình khi được so sánh giống một chiếc gương bầu dục.

b. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.

→Từ so sánh: như. Tác dụng: giúp tăng sức gợi hình cũng như gợi cảm cho hình ảnh cây cầu Thê Húc khi được so sánh như con tôm.

c. Tàu lá dầu như cái quạt nan che lấp cả thân cây.

→Từ so sánh: như. Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn và hình ảnh tàu lá dầu khi được so sánh giống cái quạt nan.

d. Những cánh rừng cao su, thăm thẳm như những cái hang động màu ngọc bích.

→Từ so sánh: như. Tác dụng: làm tăng sự cảm nhận cho người đọc về màu sắc cũng như hình ảnh về những cánh rừng cao su.

9 tháng 1 2017

Tớ nhìn ra 2 chi tiết , đó gồm :

1 - Cầu Thê Húc màu son cong cong như con tôm

2 - Tháp Rùa tường rêu cổ kính , .....

Tớ nghĩ là vậy , có gì thiếu mọi người bổ sung nhé !

10 tháng 1 2017

biện pháp so sánh : hồ - chiếc gương bầu dục lớn ; cầu Thê Húc - con tôm .

qua đó thấy được trí tưởng tường và tài quan sát tinh tế của tác giả

6 tháng 8 2017

b, Tác giả quan sát từ xa và trên cao để bao quát Hồ Gươm, sau đó tập trung miêu tả những hình ảnh nổi bật như mái đền, gốc đa.

- Hình ảnh và màu sắc mang nét cổ kính, trầm tư.

“Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động...
Đọc tiếp

“Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại gươm thần. Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!” Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm” (Trích Sự tích Hồ Gươm, theo Nguyễn Đổng Chi) 

: Tìm các chi tiết tưởng tượng kì ảo có mặt trong đoạn trích? Những chi tiết tưởng tưởng này có ý nghĩa gì?

1
23 tháng 3 2022

chi tiết tưởng tượng,kì ảo là: con rùa biết nói ,rùa hiểu tiếng người

những chi tiết đó làm cho bài văn đo hay và hấp đẫn cuốn hút người đọc 

4 tháng 4 2019

Câu trên là sử dụng biện pháp so sánh

Tác dụng là làm cho người đọc thấy rằng cầu Thê Húc cong cong như con tôm và dẫn vào đền Ngọc Sơn và làm cho cây cầu như đc so sánh và nhân hóa thành hình dáng của con tôm

4 tháng 4 2019

Câu "Cầu Thê Húc màu son cong cong như con tôm đường dẫn vào đền Ngọc Sơn" sử dụng biện pháp " so sánh "

Tác dụng : Tác giả dùng hình ảnh con tôm để đối chiếu với cầu Thê Húc màu son, cho ta hình dung ra được cầu Thê Húc có dáng vẻ giống một con tôm, từ đó ta cảm nhận được sự quan sát và so sánh của tác giả rất tinh tế,...

Chúc bn học tốt !

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược.Nghĩa quân Lam Son nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi...
Đọc tiếp

Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược.

Nghĩa quân Lam Son nhiều lần chống giặc nhưng đều bị thua. Thấy vậy Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc.

Lê Thận làm nghề đánh cá ở Thanh Hoá. Một đêm, Thận thả lưới trên bến vắng, ba lần kéo lưới lên đều thấy một thanh sắt, nhận ra đó là lưỡi gươm liền đem về cất ở xó nhà. Sau đó Lê Thận đã hăng hái gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng tuỳ tùng đến nhà Thận, hôm đó thanh gươm tự nhiên sáng rực lên. Lê Lợi cầm lên xem thấy có hai chữ “Thuận Thiên”.

Một lần đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa như in. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một lớn mạnh. Trên các trận địa, quân Minh kinh hồn bạt vía. Uy danh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sông của nghĩa quân khá hơn. Thê chủ động tấn công ngày một cao, chảng mấy chôc đất nước ta quân thù sạch bóng. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Thuyền rồng tiên ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuât hiện, vua ban lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lận xuống nước.

Gươm và rùa đã chìm xuống nước, người ta thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh.

Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay là hồ Hoàn Kiếm.

 

Đọc bài sau, cho biết :

1.Truyện kể về nhân vật và sự kiện liên quan đến Lịch sử nào?

2.Lưỡi gươm có trong tay ai? Chuôi gươm có trong tay ai? Vì sao lại chia thanh kiếm thành 2 phần như thế?

 

2
8 tháng 8 2018

đéo hiểu

23 tháng 9 2018

Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận  được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.

Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.