Ấy lũ con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà chống với mưa t...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2021

Và mình đó các bạn tìm đc 1 lỗi sai trong 2 cậu dưới 

Giúp mình nhé ngày 30/2/2021 phải nộp rồi

Bạn nào làm trước mình cho

nếu bạn nào tìm đc nhanh nhất cho

3 tháng 5 2018

cảnh tương phản trong đoạn văn trên:

 Người dân: chân lấm tay bùn, ra sức chống lũ >< quan : trong chiều đình, ung dung không chút lo lắng (dẫu nước to cũng không việc gì)

=>dụng ý của tác giả : thể hiện sự thờ ở, vô trách nghiệm của tên quan phụ mẫu.

4 tháng 5 2018

Phép tương phản được sử dụng :

cảnh dân chúng khốn khổ vật lộn với thiên tai , bão lũ > < cảnh quan chọn cho mình một chỗ an toàn , nhàn nhạ chơi tổ tôm

\(\rightarrow\)T/D : Thể hiện sự đối lập giữa một bên là đan chúng đang phải chống chọi với thiên tai và một bên là thái độ thờ ơ , vô trách nhiệm đến mức độc ác của quan lại đương thời.

30 tháng 5 2020

Hai sự tương phản trong đoạn trích " Sống chết mặc bay " :

  • Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả.

  • Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ

  • Tác dụng :

  • Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu ở đây là tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.

  • Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.

  • Giá trị nghệ thuật: Vận dụng kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp thành công, miêu tả nhân vật sắc nét, sử dụng ngôn ngữ sinh động. Bằng lời văn, sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật. Sống chết mặc bay lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú" và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

I. ĐỌC – HIỂU: (3đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :       Ai sinh ra mả chẳng có một quê hương. Khi xa quê ai mà chẳng nhớ. Tôi cũng vậy. Khi xa, tôi nhớ hết thảy những gì thuộc về quê hương. Nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là con sông quê. Tôi nhớ nó trong những ngày nắng ấm áp nước sông lấp lánh như dát bạc, nhớ cả những ngày mưa nước ào ạt sô bờ. Nhớ cả...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU: (3đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

      Ai sinh ra mả chẳng có một quê hương. Khi xa quê ai mà chẳng nhớ. Tôi cũng vậy. Khi xa, tôi nhớ hết thảy những gì thuộc về quê hương. Nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là con sông quê. Tôi nhớ nó trong những ngày nắng ấm áp nước sông lấp lánh như dát bạc, nhớ cả những ngày mưa nước ào ạt sô bờ. Nhớ cả con nước khi cạn, khi đầy. Nhớ những con thuyền khi xuôi khi ngược. Tôi nhớ tất cả những gì gắn bó với dòng sông. 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính? (0.5 đ)

Câu 2: Tìm những cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn và nêu khái niệm thế nào là từ trái nghĩa? (1.0)

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (1.0 đ)

Câu 4: Qua ý nghĩa đoạn văn trên, em hãy nêu suy nghĩ của bản thân? (0.5 đ)
~Giúp mk vs ạ~

1
23 tháng 1 2022

C1: PTBĐ chính là biểu cảm

C2: 

-các cặp từ trái nghĩa: ngày nắng-ngày mưa; khi cạn-khi đầy; khi xuôi-khi ngược

-Khái niệm: từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau

C3: Sự nhớ nhung của người con xa quê với dòng sông quê hương

C4:(TỰ LÀM BẠN NHÉ)

           ...Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em tụt lại xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.-        Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.-        Anh xin hứa.Tôi mếu máo trả lời và...
Đọc tiếp

           ...Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em tụt lại xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.

-        Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.

-        Anh xin hứa.

Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.

              (Khánh Hoài, trích “Cuộc chia ta của những con búp bê”)

1, Đoạn trích được kể qua lời của nhân vật nào? Tại sao tác giả lại chọn nhân vật ấy để kể lại câu chuyện này? 

2, Xét về cấu tạo, những từ in đậm trong đoạn trích trên được xếp vào loại từ nào? Hãy phân loại chúng. 

3, Em hiểu “chôn chân” ở đây nghĩa là gì? Việc sử dụng từ “chôn chân” trong đoạn văn diễn tả điều gì?. 

4, Tại sao người em lại đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ? Qua hành động của người em chúng ta rút ra được bài học gì cho bản thân? 

5, Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu để trình bày cảm nhận của  mình về tình anh em của Thành và Thủy trong văn bản. Đoạn văn có sử dụng một từ láy, một cụm tính từ (gạch chân và ghi chú thích). 

3
20 tháng 10 2021

1. Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài.

2. PTBĐ: Biểu cảm

3. Ngôi kể thứ nhất. Giúp làm rõ tâm trạng của nhân vật người anh.

4. NDC: Thủy quyết định để con Em Nhỏ ở lại. Giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình thương mà Thủy dành cho anh của mình.

5. Từ láy: mếu máo, liêu xiêu

Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em là tình cảm thiêng liêng. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.

1. Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài.

2. PTBĐ: Biểu cảm

3. Ngôi kể thứ nhất. Giúp làm rõ tâm trạng của nhân vật người anh.

4. NDC: Thủy quyết định để con Em Nhỏ ở lại. Giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình thương mà Thủy dành cho anh của mình.

5. Từ láy: mếu máo, liêu xiêu.

Câu  3. Cho đoạn văn sau: “Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát  của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo” a. Phân tích cấu tạo...
Đọc tiếp

Câu  3. Cho đoạn văn sau:

“Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát  của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”

 a. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu trong đoạn văn trên?

 b.Tìm các từ láy, từ ghép có trong đoạn văn?

 c. Giải nghiã từ “ thanh thoát, thỉnh thoảng”?

d. Đọc văn bản, em thấy người mẹ trong bài là người ngư thế nào?

 d.Viết đoạn văn khoảng 7 câu trình bày cảm nhận của em về nội dung đoạn văn trên?

Lm giúp mik vs mik sẽ tick cho

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay và nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”a.    Đoạn văn trên trich trong văn vản nào? Tác giả? Phương thức biểu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay và nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”

a.    Đoạn văn trên trich trong văn vản nào? Tác giả? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

b.   Khái quát nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn.

c.    Tìm các từ ghép có trong đoạn trích trên? Phân loại các từ ghép đó?

d.   Em hãy chỉ ra tính liên kết trong đoạn văn trên? ( nội dung và hình thức).Có phải người mẹ trong văn bản đang nói trực tiếp với con không? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

e.    Viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”. Trong đoạn văn có sử dụng từ ghép ( gạch chân, chú thích)

0
29 tháng 9 2016

(3).Từ ấy chỉ việc cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai của vị quan tướng

-Nhờ vào 2 câu trên

-Chức năng ngữ pháp: Làm phụ ngữ cho từ khen

(4)Từ "thế" chỉ lệnh chia đồ chơi của mẹ

-Nhờ vào câu : Hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi

-Chức năng ngữ pháp : Phụ ngữ của cụm động từ "nghe thấy thế"

29 tháng 9 2016

Từ  "ấy" trỏ việc cưỡi ngựa một mình ,chẳng phải vịnh ai của vị quan tướng.\

Nhờ vào nội dung của văn bản.

Chức năng ngữ pháp : phụ ngữ cho động từ

 

Từ "thế" trỏ  lời người mẹ vừa mới nói .

Nhờ vào nội dung cảu văn bản .

Chức năng ngữ pháp : dùng để trỏ hoạt động , làm phụ ngữ cho cụm từ:" vừa nghe thấy"

1,Tìm dẫn chứng , luận điểm cho minh nhá. Chỉ cần copy ra là được!Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được nhữngtình cảm thiết tha và cao quý của...
Đọc tiếp

1,Tìm dẫn chứng , luận điểm cho minh nhá. Chỉ cần copy ra là được!hihi

Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được nhữngtình cảm thiết tha và cao quý của người Việt Nam mình thật rõ rệt. Đầu tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của cha ông ta. Đó là niềm tự hào, gắn bó kháng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chôn nhau cắt rốn. Điều này dễ hiểu.

Thời xưa, điều kiện đi lại khó khăn, hiểu biết của mỗi người đều có hạn, ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sông trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ tre, ngọn rau, tấc đất của mình. Chính vì lẽ đó mà người dân xứ Lạng tự hào:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa  … Bỏ công bác mẹ sinh thành ra em.

Người con của mảnh đất xứ Nghệ cũng hãnh diện về quê hương mình:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh 

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Xưa kia hay ngay cả bây giờ, trong hàng triệu người Việt Nam, có biết bao người chưa một lần đặt chân đến Kinh kì (Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội), mảnh đất trái tim Tổ quốc. Thế nhưng ai lại không xúc động tâm hồn khi nghe thấy những lời ca thắm thiết:

Gió đưa cành trúc la đà 

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Dù yêu một cây đa bến nước vô danh, hay yêu bức “họa đồ” của một vùng “non xanh nước biếc” hữu danh nào đó, thì đây cũng là khởi điểm của tình yêu đất nước, là tình cảm cao quý, thiêng liêng đối với hồn thiêng sông núi Việt Nam. Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đối xử thân ái với nhau, “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Khi ấy, lòng yêu nước thể hiện ra ở tình cảm đồng bào máu thịt:

Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Bầu và bí tuy là khác giống, nhưng vẫn mang nặng nghĩa chị tình em, vì cùng sinh trưởng chung trên một giàn. Con người đâu khác. Tuy nguồn gốc, hoàn cảnh và địa vị xã hội khác nhau, nhưng mọi người vẫn tồn tại trong cùng chung một đất nước. Trong quá trình dài lâu sống chung với nhau như thế, tình cảm hình thành, phát triển, trong ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có từ đồng bào để chỉ “người trong một nước”. Từ đó, một câuca dao đầy gợi cảm đã nảy sinh từ nghìn xưa, đến nay ai ai cũng nhớ nằm lòng:

 

Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình

Nhiễu điều phủ lấy giá gương  

Người trong một nước phải thương nhau cùng. 

Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ. Gia đình từ nghìn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội phồn vinh hạnh phúc. Ai cũng biết trong tình cảm gia đình, cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành. Ca dao có biết bao câu tuyệt đẹp về mối quan hệ này:

Công cha như núi Thái Sơn 

…Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đặc biệt, ca dao có những câu tuyệt đẹp về tình cảm mẹ con:

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa , 

 

Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương. 

Vì thế, khi chia xa, phải rời mẹ, có người con nào không khỏi bâng khuâng đau xót:

Chiều chiều chim vịt kêu chiều  

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau. 

Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. ‘“Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khổ cực, người bình dân vần yêu đời: Râu tôm nấu với ruột bầu  Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Bởi lẽ họ nghĩ là:

Thà rằng ăn bát cơm rau

Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.

Trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy, cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, dầm mưa dãi gió, để mong sao có được “dẻo thơm một hạt”. Thế mà họ làm nên đươc bao khúc hòa ca lao động:

Trên đồng cạn dưới đồng sâu  

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa. 

Mỗi thành viên một việc làm, kể cả con trâu nữa chứ! Đủ thấy đối với nhà nông, thật đúng “con trâu là đầu cơ nghiệp”, nên được họ yêu thương biết mấy. Thử nghe lời họ thủ thỉ với con trâu:

Trâu ơi! Ta bảo trâu này  

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta  

Cấy cày vốn nghiệp nông gia  

Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công  

Bao giờ cây lúa còn bông  

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Gắn bó khăng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ông bao đời, của cả chính mình góp phần tô điểm:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát 

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông 

Thân em như chẽn lúa đòng  

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.  

Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động vượt lên mọi gian khổ nhọc để vui sống, vững tin:

Công lênh chẳng quản bao lâu 

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Cho dầu phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi cực, phải lỡ bước sa chân, người nông dân hướng thiện, trước sau vẫn giữ vẹn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao:

Có xáo thời xáo nước trong  

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Bởi vậy, có người so sánh vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân với hoa sen:

Nhụy vàng bông trắng lá xanh  

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thể hiện khá sinh động, tuy chưa phải là đầy đủ và toàn diện những sắc thái tình cảm thiết tha và cao quý của nhân dân lao động, nhưng cũng đủ cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của những người đã sản sinh ra nó. Ngày nay đọc lại, ai cũng thấy ngoài giá trị nghệ thuật văn chương, ca dao còn có giá trị nhân văn to lớn.

1
7 tháng 8 2016

Luận điểm:-Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được nhữngtình cảm thiết tha và cao quý của người Việt Nam mình thật rõ rệt.

                   - Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đối xử thân ái với nhau, “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo

                      -Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình

                   -Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ. Gia đình từ nghìn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nên một xã hội phồn vinh hạnh phúc. Ai cũng biết trong tình cảm gia đình, cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành

                     -Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. ‘“Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khổ cực, người bình dân vần yêu đời: Râu tôm nấu với ruột bầu  Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

                           -Trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy, cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời. Có gì nhọc nhằn hơn công việc một nắng hai sương, dầm mưa dãi gió, để mong sao có được “dẻo thơm một hạt”. 

                     -Gắn bó khăng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ông bao đời, của cả chính mình góp phần tô điểm:

                      -Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động vượt lên mọi gian khổ nhọc để vui sống, vững tin:

                       -Cho dầu phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi cực, phải lỡ bước sa chân, người nông dân hướng thiện, trước sau vẫn giữ vẹn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao

                      -Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thể hiện khá sinh động

Phần còn lại là dẫn chứng để Cm cho luận điểm

7 tháng 8 2016

Bạn có thể chỉ ra cho mình luận cứ được ko

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.Nhưng đây là bàn tay của ai?...
Đọc tiếp

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh…”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy tính biểu tượng này. Một em phán đoán: “Đó là bàn tay của bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này hẳn là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật”…Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô thường nhớ những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc-gờ-lốt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hoá ra với Đắc-gờ-lốt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

                                                                                                                                                                          (Trích Quà tặng cuộc sống)

Câu 1.

a. Truyện có những nhân vật nào? Theo em, nhân vật nào là chính?

b. Nêu chủ đề của truyện?

Câu 2.

a. Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lốt được miêu tả như thế nào?

b. Vì sao bức tranh ấy lại được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương?

Câu 3. Từ câu chuyện trên, em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống?

Câu 4. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau: Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Câu 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một nhân vật hoặc đề tài, chủ đề của văn bản trên.

2
11 tháng 3 2022

Câu 1

a) Truyện gồm các nhân vật: Đắc-gờ-lốt, cô giáo, và một vài em học sinh khác.

Theo em, nhân vật Đắc-gờ-lốt là nữ chính:}}

Câu 2

a) Em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo.

Câu 3

Follow me, i'm recognize me ought know help to the disabilities .....

11 tháng 3 2022

1. 

a. Truyện có Đắc-gờ-lốt, cô giáo, các bạn hs trong lớp.

b. Chủ đề: tình yêu thương trong cuộc sống.

2.

a. Đắc-gờ-lốt là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những bạn khác, gia cảnh từ lâu lâm vào cảnh ngặt nghèo.

b. Vì bức tranh ấy vẽ tay cô giáo, bàn tay đã có những hành động yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ với những hoàn cảnh thiệt thòi.

3. Từ câu chuyện trên em hiểu ra cần phải biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi hơn mình. Khi gặp những người thiết tật, có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống, em không nên chê bai, giễu cợt, xa lánh họ, em sẽ giúp đỡ họ những việc trong khả năng.

4. Dấu ngoặc kép trong câu trên dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

5. HS tự viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình. chú ý hình thức 5-7 câu.