K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2020

Trương Thế Vinh : Voi biển

Trấn Thành : Khủng long / Đuông dừa

Ngô Kiến Huy : Thỏ đen / Bắp

Jun Phạm : 

19 tháng 4 2020

Tên thành viênBiệt danhTrương Thế Vinh"Voi biển", "Vinh đô", "Vinh sơ-vin", "Thần cây", "Thánh thua oan ức"Trấn Thành"Khủng long", "Đuông dừa", "Thánh té nước", "Thành thanos"Ngô Kiến Huy"Thỏ đen", "Tay thối", "Đẹp trai ăn hại", "Chủ tịch CLB Sống-cơ-hội", "Huy xi-cà-que", "Huy lươn lẹo"Jun Phạm"Thỏ trắng", "Panda", "Đẹp trai ăn hại"Ninh Dương Lan Ngọc"Nọc", "Nòng Nọc", "Bé Mèo", "Cà rốt", "Tay thối", "Ngọc nữ cơ hội", "Thánh chơi dơ"BB Trần"Thánh chơi dơ", "Thánh phản bội", "Bậc thầy chơi dơ", "Mụ phù thủy BB", "Thủy quái BB"Liên Bỉnh Phát"Mầm non giải trí", "Bé Bỉnh", "Bỉnh Bỉnh", "Hố đen", "Thánh phá game", "Thanh niên không biết chơi dơ"

Mượn 1 con lạc đà nữa, khi đó ông chủ sẽ có 18 con.

Anh cả được ½ số lạc đà, nghĩa là sẽ được 18 : 2 = 9 con.

Anh hai được 1/3 số lạc đà, nghĩa là sẽ được 18 : 3 = 6 con.

Anh út được 1/9 số lạc đà, nghĩa là sẽ được 18 : 9 = 2 con.

Khi đó, ông chủ còn lại 18 – (9 + 6 + 2) = 1 con. Đây chính là con đã mượn về. Do đó sau khi đem trả lại, số lạc đà mỗi người tương ứng sẽ là 9, 6, 2 con.

 
18 tháng 8 2018

Mượn 1 con nhà bên cạnh, tổng có 18 con, con cả được 9 con, con hai được 6 con, con út được 2 con, tổng 17 con, con còn lại đem trả

18 tháng 8 2018

Nếu có thêm 1 con trâu thì tổng số trâu là : 1700 + 1 = 1701 (con)

Số con trâu của con cả là : 1701 x 1/2 = 850,5 (con)

Nà ní??? sai đề à??? -.-

đừng ghim t nhá :D

Bài tập 1: Mẹ có số quả táo. Bà kém mẹ 2 quả táo. Con có hơn mẹ 3 quả táo. Biết tổng 3 người có tất cả là 10 quả. Tính số táo mỗi người?Bài tập 2: Mẹ có số quả táo. Bà hơn mẹ 2 quả táo. Con có hơn mẹ 3 quả táo. Biết tổng 3 người có tất cả là 11 quả. Tính số táo mỗi người?Bài tập 3: Mẹ có số quả táo. Bà gấp đôi số táo của...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Mẹ có số quả táo. Bà kém mẹ 2 quả táo. Con có hơn mẹ 3 quả táo. Biết tổng 3 người có tất cả là 10 quả. Tính số táo mỗi người?

Bài tập 2: Mẹ có số quả táo. Bà hơn mẹ 2 quả táo. Con có hơn mẹ 3 quả táo. Biết tổng 3 người có tất cả là 11 quả. Tính số táo mỗi người?

Bài tập 3: Mẹ có số quả táo. Bà gấp đôi số táo của mẹ. Con lại gấp 2 lần số táo của bà. Biết tổng số táo của bà và con là: 12 quả. Tính số táo của mẹ.

Bài tập 4: Một hình tam giác có chu vi là 20 cm. Biết cạnh thứ nhất gấp đôi cạnh thứ thứ hai. Cạnh thứ 3 bằng 2 cm. Tính cạnh thứ 2 và cạnh thứ 1 của tam giác đó?

Bài tập 5: Một hình tam giác có chu vi là 20 cm. Biết cạnh thứ nhất hơn cạnh thứ thứ hai là 5 cm. Cạnh thứ 3 bằng 7 cm. Tính cạnh thứ 2 và cạnh thứ 1 của tam giác đó?

Bài tập 6: Cho hình tam giác sau:

Bài tập Toán nâng cao lớp 3

Biết chu vi hình vẽ trên là 40 cm

Bài tập 7: Cho hình chữ nhật với hai cạnh là chiều dài và chiều rộng. Chiều dài gấp 4 lần chiều rộng. Biết nửa chu vi của hình này là: 60 cm tính chiều dài chiều rộng của hình chữ nhật trên.

Bài tập 8: Chị Nga và chị Loan thi chạy. Chị Nga chạt nhanh hơn chị Loan 50 mét. Tổng quãn đường mà hai chị dã chạy hết 50m. Hỏi mỗi chị chị chạy được bao nhiêu mét?

II. Một số dạng toán thêm nâng cao hơn:

Bài 1. Hình tam giác ABC có 3 cạnh bằng nhau, hình tứ giác MNPQ có 4 cạnh bằng nhau. Biết cạnh hình tam giác dài hơn cạnh hình tứ giác là 10cm và chu vi hình đó bằng nhau. Tìm độ dài cạnh của hình tam giác ABC và hình tứ giác MNPQ?

Bài 2. Một hình chữ nhật có chiều rộng 12cm. Biết chu vi gấp 6 lần chiều rộng. Tính chiều dài hình chữ nhật đó?

Bài 3. Biết chu vi một hình chữ nhật gấp 6 lần chiều rộng. Hỏi chiều dài hình chữ nhật đó gấp mấy lần chiều rộng?

Bài 4. Trong một cuộc thi làm hoa, bạn Hồng làm được 25 bông hoa. Tính ra bạn Hồng làm ít hơn bạn Mai 5 bông hoa và chỉ bằng một nửa số bông hoa của Hoà. Hỏi cả ba bạn làm được bao nhiêu bông hoa?

Bài 5. An, Bình, Hoà được cô giáo cho 1 số nhãn vở. Nếu An cho Bình 6 nhãn vở, Bình lại cho Hoà 4 nhãn vở thì số vở của mỗi bạn đều bằng 12 cái. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có mấy nhãn vở?

Bài 6. Có 42 bạn ở lớp 3A xếp thành 3 hàng nhưng không đều nhau. Bạn lớp trưởng chuyển 1/3 số bạn ở hàng một sang hàng hai, rồi lại chuyển 6 bạn từ hàng hai sang hàng ba, lúc này số bạn ở mỗi hàng đều bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi hàng có bao nhiêu bạn?

Bài 7. Có 12 con chim đậu ở cành trên, số chim đậu ở cành dưới nhiều hơn cành trên là 4 con. Bây giờ 5 con ở cành trên đậu xuống cành dưới, hỏi bây giờ số chim ở cành dưới so với số chim ở cành trên thì gấp mấy lần?

Bài 8. Túi thứ nhất đựng 18kg gạo, gấp 3 lần túi thứ hai. Hỏi phải lấy ở túi thứ nhất bao nhiêu kg gạo đổ sang túi thứ hai để số gạo ở hai túi bằng nhau?

Bài 9. Thùng thứ nhất có 6lít dầu, thùng thứ hai có 14 lít dầu. Hỏi phải cùng rót thêm vào mỗi thùng một số lít dầu là bao nhiêu để số dầu của thùng thứ hai gấp đôi số dầu ở thùng thứ nhất?

Bài 10. Biết trong thùng có số quýt nhiều hơn số cam là 8 quả. Mẹ đã lấy ra 2 quả quýt và 2 quả cam cho hai anh em. Như vậy còn lại ở thúng số quýt gấp đôi số cam. Hỏi lúc đầu trong thùng có bao nhiêu quả cam, bao nhiêu quả quýt?

Bài 11. Tấm vải xanh dài gấp 3 lần tấm vải đỏ, cửa hàng đã bán được 7m vải đỏ và 37m vải xanh, như vậy số m vải còn lại ở hai tấm bằng nhau. Hỏi lúc đầu mỗi tấm vải dài bao nhiêu mét?

III. Một số bài toán đố về lỗi sai

Bài 12: Viết số có 3 chữ số có hàng chục gấp 2 lần hàng đơn vị, hàng trăm gấp hai lần hàng chục.

Bài 13: Có 3 bao gạo mỗi bao có 53 kg. Người ta lấy bớt ra ở mỗi bao 3 kg, số gạo còn lại đóng đều vào 6 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu kg gạo? (giải bằng 2 cách)

Bài 14: Tìm x, biết:

a) X là số liền sau của số 999.

b) X là số liền sau của số a.

Bài 15: Biết 16 chia cho x được 4. Hỏi 64 chia cho x được mấy? 80 chia cho x được mấy?

Bài 16. Nếu số a chia cho 5 được thương là 15, số c chia cho 15 được thương là 5 thì tổng (a + c) chia cho 2 được thương là bao nhiêu?

Bài 17. Trong một phép trừ, tổng của số trừ với hiệu bằng 60. Tìm số bị trừ của phép trừ đó?

Bài 18. Tích của hai số gấp 5 lần thừa số thứ nhất. Tìm thừa số thứ hai.

Bài 19. Tích của hai số là 75 và gấp 5 lần thừa số thứ hai. Hỏi tích đó gấp mấy lần thừa số thứ nhất?

Bài 20. Trong một phép chia, số bị chia gấp 7 lần số chia. Tìm thương của phép chia đó?

Bài 21. Tích của hai số là 75. Bạn A viết thêm chữ số 0 vào bên phải thừa số thứ nhất và giữ nguyên thừa số thứ hai rồi nhân 2 số với nhau. Hỏi tích mới là bao nhiêu?

Bài 22. Khi nhân 1ab với 6, bạn An quên mất chữ số 1 ở hàng trăm. Hỏi tích bị giảm đi bao nhiêu đơn vị?

Bài 23. Thương của hai số thay đổi thế nào nếu số bị chia giảm đi 2 lần và giữ nguyên số chia?

Bài 24. Gia đình bạn Bình có 3 người thì bình quân mỗi người thu nhập được 250 nghìn đồng một tháng. Nếu gia đình bạn Bình thêm 3 người nửa mà tổng thu nhập không thay đổi thì bình quân mỗi người thu nhập được bao nhiêu nghìn đồng một tháng?

Bài 25. Trong một phép trừ, tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu là 100. Tìm số trừ?

Bài 26. Tìm thương của hai số khác không, biết hiệu của hai số bằng không.

23. Tìm thương của hai số biết thương đó gấp 2 lần số bé nhưng chỉ bằng nửa số lớn?

Bài 27. Tìm ba số, biết số thứ nhất gấp 3 lần số thứ hai, số thứ hai bé hơn số thứ ba là 5 và tổng cả ba số là 55?

Bài 28.

a) Gấp đôi một nửa của 48 được bao nhiêu?

b) Lấy một nửa của một tá đôi đũa thì được mấy chiếc đũa?

Bài 29. Tích của hai số là 645. Tìm thừa số thứ nhất, biết rằng thêm 5 đơn vị vào số thứ hai thì tích mới sẽ là 860.

Bài 30. Tổng của hai số là 64,nếu lấy số lớn chia cho số bé thì được thương là 5 và dư là 4. Tìm hiệu hai số đó?

Bài 31. Hai số có hiệu là 95. Nếu xoá bỏ chữ số 5 ở tận cùng của số lớn thì ta được số bé. Tìm tổng hai số đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

giúp mk nha

2
7 tháng 6 2020

dài quá mình chịu thật sự mình sẽ cố tìm lời giải của một vài câ giúp cậu

8 tháng 6 2020

ừm đi nhé tớ vẫn chưa tìm ra

9 tháng 9 2014

Vì sau khi đưa một nửa số ngựa và được trả lại 1 con thì anh ta có 2 con. Như vậy một nửa số ngựa là :

           2-1=1(con)

​Số ngựa của người đó lúc đầu là:

               1*2=2(con)

                  Đáp số: 2 con

28 tháng 1 2016

Anh ta có 2 con ngựa

Những câu đố vui, toán học hay có đáp án  Dưới đây là bài viết tổng hợp 80 câu hỏi đố vui nhiều thể loại khác nhau trong đó có rất nhiều câu đố hay về toán học, câu đố mẹo vui có đáp án vả giải thích rõ ràng. Các bạn vui lòng download file ở cuối bài viết để xem tất cả1. BA NHÀ THÔNG THÁICó ba nhà triết gia Hy-Lạp cổ, sau một cuộc tranh luận căng thẳng và cũng vì trời hè nóng...
Đọc tiếp

Những câu đố vui, toán học hay có đáp án 

 

Dưới đây là bài viết tổng hợp 80 câu hỏi đố vui nhiều thể loại khác nhau trong đó có rất nhiều câu đố hay về toán học, câu đố mẹo vui có đáp án vả giải thích rõ ràng. Các bạn vui lòng download file ở cuối bài viết để xem tất cả

1. BA NHÀ THÔNG THÁI
Có ba nhà triết gia Hy-Lạp cổ, sau một cuộc tranh luận căng thẳng và cũng vì trời hè nóng nực nên đã nằm ngủ dưới gốc cây trong vườn của Viện Hàn lâm. Có mấy thợ thông lò đi qua tinh nghịch đã bôi nhọ lên trán cả ba triết gia.
Khi ba nhà thông thái tỉnh dậy, họ nhìn nhau và cùng phá lên cười. Ai cũng yên chí rằng chỉ có hai người kia bị nhọ và họ cười nhau, còn mình thì cười họ. Thế nhưng, trong khoảnh khắc, một triết gia không cười nữa vì ông ta suy đoán ra trên trán ông ta cũng bị nhọ.
Vậy nhà thông thái đó suy luận như thế nào?

2. HAI CHỊ EM SINH ĐÔI
Ở thành phố T có một cặp sinh đôi khá đặc biệt. Tên hai cô là Nhất và Nhị. Những điều ly kỳ về hai cô lan truyền đi khắp nơi. Cô Nhất không có khả năng nói đúng vào những ngày thứ hai, thứ ba và thứ tư, còn những ngày khác nói đúng. Cô Nhị nói sai vào những ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy, còn những ngày khác nói đúng.
Một lần tôi gặp hai cô và hỏi một trong hai người:
- Cô hãy cho biết, trong hai người cô là ai?
- Tôi là Nhất.
- Cô hãy nói thêm, hôm nay là thứ mấy?
- Hôm qua chủ nhật.
Cô kia bỗng xem vào:
- Ngày mai là thứ sáu.
Tôi sững sờ ngạc nhiên-Sao lại thế được?-và quay sang hỏi cô đó:
- Cô cam đoan là cô nói thật chứ?
- Ngày thứ tư tôi luôn luôn nói thật – cô đó trả lời.
Hai cô làm tôi lúng túng thực sự, nhưng sau một hồi suy nghĩ tôi đã xác định được cô nào là cô Nhất, cô nào là cô Nhị, thậm chí còn xác định được ngày hôm đó là thứ mấy.
Mời bạn hãy thử làm xem.

3. CỤ GIÀ NÓI THẦM ĐIỀU GÌ?
Có hai chàng trai Kozak là Grisko và Oponos đều là những kỵ sỹ tài ba. Trong các cuộc thi khi người này, khi thì người kia thắng, nhưng ai phi ngựa nhanh hơn, các cuộc tranh luận đều không phân giải được. Cuối cùng Grisko đề nghị một cuộc thi: Ngựa của ai về sau thì người đó thắng. Oponos chấp thuận.
Cuộc thi như vậy được tổ chức, người xem khá đông. Khi trọng tài nổ súng phát hiệu lệnh thì lạ thay: cả hai kỵ sỹ đều chỉ đứng nguyên ở vị trí xuất phát. Khán giả chờ đợi, hò hét huyên náo. Xem ra cuộc thi không bao giờ chấm dứt.
Vừa lúc đó có một cụ già tóc bạc đi tới. Thấy chuyện lạ, cụ hỏi, người ta nói cho cụ hiểu thì cụ lớn tiếng nói:
- Xin quý khán giả hãy bình tĩnh, tôi sẽ nói thầm một điều với cả hai kỵ sỹ thì họ sẽ phi như bay về đích cho mà xem.
Quả vậy, cụ già gọi hai chàng trai đến bên cụ, cầm lấy tay họ và nói thầm vào tai từng người. Khi cụ bỏ tay họ ra thì cả hai kỵ sỹ đều chạy như bay tới ngựa, nhảy lên và phóng như bay về đích.
Cuối cùng, người thắng vẫn là người có ngựa về sau.
Vậy cụ già đã nói thầm điều gì với cả hai kỵ sỹ?

4. DU KHÁCH ĐANG Ở ĐÂU?
Có một du khách đến một trong hai thành phố A, B của một đất nước tuyệt đẹp. Người thành phố A luôn luôn nói thật, người thành phố B luôn luôn nói dối. Trong thành phố A có một số dân của thành phố B và ngược lại.
Bạn hãy suy nghĩ xem người khách cần phải đặt câu hỏi như thế nào khi gặp người đầu tiên để từ câu trả lời có thể biết được mình đang ở đâu?

5. QUÂN XANH, QUÂN ĐỎ
Tiến hành một trò chơi, các em thiếu niên chia làm hai đội: quân xanh và quân đỏ. Đội quân đỏ bao giờ cũng nói đúng, còn đội quân xanh bao giờ cũng nói sai.
Có ba thiếu niên đi tới là An, Dũng và Cường. Người phụ trách hỏi An: “Em là quân gì?”. An trả lời không rõ, người phụ trách hỏi lại Dũng và Cường: “An đã trả lời thế nào?”. Dũng nói “An trả lời bạn ấy là quân đỏ”, còn Cường nói: “An trả lời bạn ấy là quân xanh”.
Hỏi Dũng và Cường thuộc quân nào?
6. ĐẠO LUẬT TÀN ÁC
Ở một vương quốc nọ có ông vua tàn ác. Ông ta không muốn người lạ vào lãnh thổ của mình nên ra lệnh cho tất cả các lính biên phòng phải thi hành một đạo luật sau:
Bất kỳ một người nước khác lọt tới đều phải trả lời câu hỏi: “Vì sao anh tới đây?”. Nếu người đó trả lời đúng thì đem dìm xuống nước, nếu trả lời sai thì đem treo cổ.
Một lần, có một người nông dân nước láng giềng vô tình đến một trạm biên phòng. Người lính ra câu hỏi: “Vì sao anh tới đây?” và chuẩn bị hành tội anh ta.
Thế nhưng người nông dân thông minh đó đã trả lời một câu mà người lính biên phòng không thể xác định được đúng hay sai để hành tội anh ta theo đạo luật của nhà vua.
Vậy người nông dân đó đã trả lời như thế nào?

7. BỨC CHÂN DUNG AI?
Người ta hỏi Trung: “Bức ảnh trên tường là chân dung ai?”. Trung trả lời: “Bố của người đó là người con trai duy nhất của ông bố người đang trả lời các bạn”.
Hỏi người trong ảnh là chân dung ai?
8. ANH THỢ CẠO TRONG THÔN
Người ta đưa ra một định nghĩa về anh thợ cạo trong thôn như sau:
“Gọi người đàn ông trong thôn là thợ cạo nếu anh ta cắt tóc cho tất cả những người trong thôn không tự cắt lấy”.
Hỏi: Với định nghĩa như vậy anh thợ cạo có tự cắt tóc cho mình hay không?
Trả lời:
- Nếu anh thợ cạo tự cắt cho mình thì mâu thuẫn với định nghĩa là anh ta chỉ cắt cho những ai không tự cắt lấy.
- Nếu anh thợ cạo không tự cắt cho bản thân anh ta thì cũng theo định nghĩa anh ta phải cắt cho anh ta, vẫn mâu thuẫn.
Bạn hãy xác định xem mâu thuẫn nảy sinh từ đâu?

9. THÀNH CÔNG CỦA TUỔI TRẺ
Tôi chơi cờ cũng khá nhưng hai người bạn thân của tôi là những tay cờ tuyệt diệu. Tôi chơi với mỗi người một ván và cả hai thắng tôi một cách dễ dàng. Có một người bạn nhỏ của tôi – mới 10 tuổi – chỉ mới biết các quy tắc chơi cờ nhưng lại cả quyết rằng sẽ chơi tốt hơn tôi. Để chứng tỏ điều đó cậu ta ra điều kiện:
“Tôi sẽ chơi cùng một lúc với cả hai người bạn của anh trên hai bàn cờ và chắc chắn tôi sẽ đạt kết quả tốt hơn anh là không thua cả hai người”.
Ta có thể giải thích sự thành công của người bạn nhỏ như thế nào?

10. NÓI TIÊN TRI
Trước đây ở một nước Á đông có một ngôi đền thiêng do ba thần ngự trị: Thần Sự Thật (luôn luôn nói thật), thần Lừa Dối (luôn luôn nói dối) và thần Mưu Mẹo (lúc nói thật, lúc nói dối). Các thần ngự trên bệ thờ sẵn sàng trả lời khi có người tới thỉnh cầu. Nhưng vì hình dạng của các thần hoàn toàn giống nhau nên người ta không biết thần nào trả lời để mà tin hay không tin.
Một triết gia từ xa đến, để xác định các thần, ông ta hỏi thần bên trái:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Sự Thật – thần bên trái trả lời.
Tiếp theo ông ta hỏi thần ngồi giữa:
- Ngài là thần gì?
- Ta là thần Mưu Mẹo.
Sau cùng, ông ta hỏi thần bên phải:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Lừa Dối – thần bên phải trả lời.
Người triết gia kêu lên:
- Tất cả đã rõ ràng, các thần đều đã được xác định.
Vậy nhà triết gia đó đã xác định các thần như thế nào?

Download trọn bộ 80 câu đố vui toán học, câu đố mẹo hay

11
20 tháng 3 2016

dài quá mẹ ơi

20 tháng 3 2016

có mỏi tay hông dậy

 CÂU ĐỐ MẸO KHÓ VÀ HAY THỨ 1  Nghĩ nhanh: Có một tàu điện đi về hướng nam. Gió hướng tây bắc. Vậy khói từ con tàu sẽ theo hướng nào?CÂU ĐỐ MẸO KHÓ VÀ HAY THỨ 2 Làm thế nào để không đụng phải ngón tay khi bạn đập búa vào một cái móng tay?CÂU ĐỐ MẸO KHÓ VÀ HAY THỨ 3Nếu bạn nhìn thấy con chim đang đậu trên nhánh cây, làm sao để lấy nhánh cây mà không làm động con chim?CÂU ĐỐ...
Đọc tiếp

 

CÂU ĐỐ MẸO KHÓ VÀ HAY THỨ 1 
 Nghĩ nhanh: Có một tàu điện đi về hướng nam. Gió hướng tây bắc. Vậy khói từ con tàu sẽ theo hướng nào?
CÂU ĐỐ MẸO KHÓ VÀ HAY THỨ 2 
Làm thế nào để không đụng phải ngón tay khi bạn đập búa vào một cái móng tay?
CÂU ĐỐ MẸO KHÓ VÀ HAY THỨ 3
Nếu bạn nhìn thấy con chim đang đậu trên nhánh cây, làm sao để lấy nhánh cây mà không làm động con chim?
CÂU ĐỐ MẸO KHÓ VÀ HAY THỨ 4
Cái đầu giống mèo, chân giống mèo, và tai giống con mèo, nhưng không phải con mèo. Vậy là con gì?
CÂU ĐỐ MẸO KHÓ VÀ HAY THỨ 5
Miệng rộng nhưng không nói một từ, là gì?
CÂU ĐỐ MẸO KHÓ VÀ HAY THỨ 6
 Không bố mẹ nào phản ứng khi giáo viên đánh những đứa trẻ trong lớp, tại sao?
CÂU ĐỐ MẸO KHÓ VÀ HAY THỨ 7
Cái gì luôn ở phía trước bạn, mà bạn không bao giờ nhìn thấy?
CÂU ĐỐ MẸO KHÓ VÀ HAY THỨ 8
Cái gì bạn không mượn mà trả?
CÂU ĐỐ MẸO KHÓ VÀ HAY THỨ 9
Cái gì luôn đi đến mà không bao giờ đến nơi?
CÂU ĐỐ MẸO KHÓ VÀ HAY THỨ 10
Vào lúc nào thì đồng hồ gõ 13 tiếng?
CÂU ĐỐ MẸO KHÓ VÀ HAY THỨ 11
 Lúc lý tưởng để ăn trưa?

13
22 tháng 6 2015

1/ Tàu điện không có khói

2/ (cái này mình không biết!)

3/ Đợi con chim bay đi

4/ Con mèo con

5/ Cái bình

6/ Vì đó là trại trẻ mồ côi 

7/ Tương lai

8/ (cái này cũng không biết!)

9/ Ngày mai

10/ 13 giờ

11/ Buổi trưa

22 tháng 6 2015

Bạn @Phan Trần Minh Đạt trả lời đúng

Câu chuyện : Sơn Tinh , Thủy TinhTrong những câu chuyện truyền thuyết, câu chuyện mà em thích nhất là “Sơn Tinh Thủy Tinh”, đây là câu chuyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở nước ta và là một câu chuyện hay, hấp dẫn.Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền. Tương truyền rằng, công chúa có làn da trắng như...
Đọc tiếp

Câu chuyện : Sơn Tinh , Thủy Tinh

Trong những câu chuyện truyền thuyết, câu chuyện mà em thích nhất là “Sơn Tinh Thủy Tinh”, đây là câu chuyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở nước ta và là một câu chuyện hay, hấp dẫn.

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền. Tương truyền rằng, công chúa có làn da trắng như tuyết, mái tóc dài mượt thướt tha như nước suối chảy, đôi mắt sáng long lanh như những vì tinh tú trên bầu trời cao. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng xứng đáng. Khi công chúa đến tuổi gả chồng, nhà vua truyền lệnh đi khắp nơi mở hội kén chồng cho công chúa. Những anh hùng từ khắp nơi đổ về, toàn là người tài hoa tuấn tú mong được kết duyên cùng công chúa nhưng đã mấy tháng trời mà chẳng có lấy một người lọt vào mắt xanh của nhà vua.

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người cao to, vạm vỡ, giọng nói như sấm vang rừng xanh, đôi mắt như cái nhìn của chim ưng, tự xưng là Sơn Tinh, người cai quản vùng núi Tản Viên. Một người mình toát lên khí thế của vạn con sóng tràn, vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao, tự xưng là Thủy Tinh, là người cai quản cả đại dương rộng lớn. Hai chàng xin phép trước mặt vua Hùng để thi tài cao thấp. Sơn Tinh thì tài dời non chuyển núi, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh cũng không chịu thua kém, chàng hô một tiếng, muốn mưa có mưa, muốn gió có gió, chàng vung tay một cái, dù đang có bão cũng phải mưa tạnh mây tan. Hai chàng ai ai cũng tài năng, ai ai cũng thân phận cao quý, cũng đều xứng đáng làm rể nhà vua, không biết phải xử trí thế nào, vua Hùng suy nghĩ một lúc rồi phán:

- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái,biết gả cho người nào? Thôi thì mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho.

Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ sắm những gì thì vua Hùng bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi không thể thiếu thứ gì.”

Hôm sau, tới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đem lễ vật tới trước nên được rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau, không cưới được Mị Nương bèn đem quân đánh Sơn Tinh hòng đòi lại Mị Nương.

Thần hô những tiếng vang trời làm mưa gió ùn ùn kéo đến mỗi lúc một lớn làm rung chuyển cả đất trời. Nước sông dâng lên cuồn cuộn chảy làm ngập ruộng đồng, nhà cửa, nhấm chìm mọi đất đai, dâng lên lưng chừng đồi. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Từ dưới mặt nước, những con thủy quái, bạch tuộc, thuồng luồng, cá sấu,… bắt đầu hiện lên trực chờ, chúng va vào chân núi, phun nước trắng xóa như khiêu khích đối thủ. Sơn TInh không hề nao núng, chàng bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, sơ tán nhân dân. Nước của Thủy Tinh dâng cao đến đâu, núi của Sơn Tinh lại dâng cao đến đấy. Chàng đưa tay ngang miệng huýt một hồi sáo dài, từ trong rừng thẳm, nào là voi, hươu, hổ, báo, gấu,… nườm nượp kéo tới, chúng kéo những hòn đá nặng tảng một ném xuống đè chết lũ thủy quân bên dưới. Hai bên đánh nhau lâu mà sức Sơn Tinh vẫn vững, trong lúc sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân, phần thắng thuộc về Sơn Tinh và nhân dân lại được ấm no như trước. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng năm nào cũng vậy, Thủy Tinh lại phải thất bại quay về.

Câu chuyện đã theo nhân dân ta cả nghìn đời nay, là sự chứng minh cho chiến thắng của nhân dân hàng năm, cho dù lũ lụt xảy ra nhưng vẫn phải rút, giống như Thủy Tinh có đem nước đánh Sơn Tinh bao nhiêu lần vẫn không thể đánh thắng.

                       ★PANDAツ

3
22 tháng 9 2020

Làm gì dợ? Nếu là nhờ chấm hộ thì là 10 nha!

Bài này rất hay!!!

Hok tốt!

23 tháng 9 2020

Một bài văn chất lượng

Bài 1: Tìm xa) x - 452 = 77 + 48b) x + 58 = 64 + 58c) x - 1 - 2 - 3 - 4 = 0Bài 2: Thứ năm tuần này là ngày 25 tháng 3. Hỏi thứ năm tuần sau là ngày nào?Bài 3: Khối lớp 3 có 169 bạn được chia vào các lớp 3A, 3B, 3C, 3D, 3E sao cho mỗi lớp có nhiều hơn 32 bạn. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu bạn, biết rằng lớp 3A có ít bạn hơn mỗi lớp còn lại.Bài 4: Một quãng đường AB dài 102 km. Ở A có cột mốc ghi số 0 km...
Đọc tiếp

Bài 1: Tìm x

a) x - 452 = 77 + 48

b) x + 58 = 64 + 58

c) x - 1 - 2 - 3 - 4 = 0

Bài 2: Thứ năm tuần này là ngày 25 tháng 3. Hỏi thứ năm tuần sau là ngày nào?

Bài 3: Khối lớp 3 có 169 bạn được chia vào các lớp 3A, 3B, 3C, 3D, 3E sao cho mỗi lớp có nhiều hơn 32 bạn. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu bạn, biết rằng lớp 3A có ít bạn hơn mỗi lớp còn lại.

Bài 4: Một quãng đường AB dài 102 km. Ở A có cột mốc ghi số 0 km là cột mốc thứ nhất và cứ sau 1 km lại có một cột mốc lần lượt ghi 1km, 2km ... đến B thì cột mốc ghi số 102 km. Hỏi có bao nhiêu cột mốc trên quãng đường AB? Cột mốc chính giữa quãng đường AB là cột mốc thứ mấy và ghi số nào?

Bài 5: Một thửa vườn hình chữ nhật có chiều rộng 30m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Người ta muốn làm một hàng rào xung quanh thửa ruộng đó (có để 2 cửa ra vào, mỗi cửa rộng 3 m). Hỏi hàng rào đó dài bao nhiêu m?

Bài 6: An, Bình, Hoà được cụ giáo cho một số nhãn vở. Nếu An cho Bình 6 nhãn vở, Bình lại cho Hoà 4 nhãn vở thì số nhãn vở của mỗi bạn đều bằng 12 cái. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có mấy nhãn vở?

Bài 7: Viết biểu sau thành tích 2 thừa số rồi tính giá trị của biểu thức đó:

a) 15 x 5 + 3 x 5 + 5 x 2 – 10 x 5

b) (24 + 6 x 5 + 6 ) – (12 + 6 x 3)

c) 23 + 39 + 37 + 21 + 34 + 26

Bài 8: Bạn An viết dãy số: 1, 0, 0, 1, 0, 0, 1, 0, 0, 1...(Bắt đầu là số 1, tiếp đến 2 số 0 rồi lại đến số 1, ...) Hỏi:

a) Số hạng thứ 31 là số 1 hay số 0?

b) Khi viết đến số hạng thứ 100 thì ta viết bao nhiêu số 1, bao nhiêu số 0?

Bài 9: Tích của hai số là 75. Bạn A viết thêm chữ số 0 vào bên phải thừa số thứ nhất và giữ nguyên thừa số thứ hai rồi nhân hai số với nhau. Hỏi tích mới là bao nhiêu?

Bài 10: Người ta cần xe ô tô có 40 chỗ ngồi để chở 195 người đi dự hội nghị. Hỏi ít nhất phải điều mấy xe ô tô cùng loại để chở hết số người đi dự hội nghị?

Bài 11: Một hình chữ nhật có chiều rộng 12 cm. Biết chu vi gấp 6 lần chiều rộng, tính chiều dài hình chữ nhật đó.

Bài 12: Anh đi từ nhà đến trường hết 1/6 giờ. Em đi từ nhà đến trường hết 1/3 giờ. Hỏi ai đi nhanh hơn? Nếu em đi học mà đi trước anh 5 phút thì anh có đuổi kịp em không? Nếu có, thì đuổi kịp chỗ nào trên quãng đường đó?

Bài 13: Tính giá trị của biểu thức

a) 2 + 4 + 6 + 8 + ... + 34 + 36 + 38 + 40

b) 1 + 3 + 5 + 7 + ... + 35 + 37 + 39

Bài 14: Hiện tại em học lớp 1, còn anh học lớp 6 . Hỏi sau 5 năm nữa anh học hơn em mấy lớp, biết rằng mỗi năm mỗi người đều được lên lớp?

Bài 15: Gia đình bạn Bình có 3 người thì bình quân mỗi người thu nhập được 250 nghìn đồng một tháng. Nếu gia đình bạn Bình thêm 3 người nữa mà tổng thu nhập không thay đổi thì bình quân mỗi người thu nhập được bao nhiêu nghìn đồng một tháng?

Bài 16: Một hình chữ nhật có 2 lần chiều rộng thì hơn chiều dài 5m. Nhưng 2 lần chiều dài lại hơn 2 lần chiều rộng 10m. Tính chu vi hình chữ nhật đó.

Bài 17: Lúc đầu nhà trường thuê 3 xe ô tô để chở vừa đủ 120 học sinh khối lớp 3 đi tham quan. Sau đó có thêm 80 học sinh khối lớp 4 đi cùng. Hỏi phải thuê tất cả bao nhiêu ô tô cùng loại để chở học sinh khối lớp 3 và khối lớp 4 đi tham quan.

Bài 18: Biết 1/3 tấm vải đỏ dài bằng 1/4 tấm vải xanh, cả hai tấm vải dài 84m. Hỏi mỗi tấm vải dài bao nhiêu m?

Bài 19: Tính giá trị của biểu thức

a) 2004 – 5 + 5 + 5 + ... + 5

100 chữ số 5

b) 1850 + 4 - (4 + 4 + 4 + ... + 4)

50 chữ số 4

Bài 20: Hiệu hai số bằng 76. Nếu thêm vào số bị trừ 12 và giữ nguyên số trừ thì hiệu hai số thay đổi như thế nào? Tính hiệu đó.

Bài 21: Hãy nêu "qui luật" viết các số trong dãy số sau rồi viết tiếp 3 số nữa: a) 1, 4, 7, 10, ... b) 45, 40, 35, 30, ... c) 1, 2, 4, 8, 16, ...

Bài 22: Cô giáo có 5 gói kẹo, mỗi gói có 24 chiếc. Cô chia đều cho các cháu ở lớp mẫu giáo, mỗi cháu được 5 cái kẹo. Hỏi lớp đó có bao nhiêu cháu?

Bài 23: Tìm thương của hai số biết thương đó gấp 2 lần số bé nhưng chỉ bằng nửa số lớn.

Bài 24: Một hình chữ nhật có chu vi 72cm. Nếu giảm chiều rộng đi 6cm và giữ nguyên chiều dài thì diện tích giảm đi 120cm2. Tính chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật đó.

Bài 25: Tính bằng cách thuận tiện nhất

a) 100 + 100 : 4 – 50 : 2

b) (6 x 8 – 48) : (10 + 11 + 12 + 13 + 14 + 15)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

các bạn giúp mk với huhuhu

0
Bài 1: Tìm xa. x - 452 = 77 + 48b. x + 58 = 64 + 58c. x - 1 – 2 – 3 – 4 = 0Bài 2: Thứ năm tuần này là ngày 25 tháng 3. Hỏi thứ năm tuần sau là ngày nào?Bài 3: Khối lớp 3 có 169 bạn được chia vào các lớp 3A, 3B, 3C, 3D, 3E sao cho mỗi lớp có nhiều hơn 32 bạn. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu bạn, biết rằng lớp 3A có ít bạn hơn mỗi lớp còn lại.Bài 4: Một quãng đường AB dài 102 km. ở A có cột mốc ghi số...
Đọc tiếp

Bài 1: Tìm x

a. x - 452 = 77 + 48

b. x + 58 = 64 + 58

c. x - 1 – 2 – 3 – 4 = 0

Bài 2: Thứ năm tuần này là ngày 25 tháng 3. Hỏi thứ năm tuần sau là ngày nào?

Bài 3: Khối lớp 3 có 169 bạn được chia vào các lớp 3A, 3B, 3C, 3D, 3E sao cho mỗi lớp có nhiều hơn 32 bạn. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu bạn, biết rằng lớp 3A có ít bạn hơn mỗi lớp còn lại.

Bài 4: Một quãng đường AB dài 102 km. ở A có cột mốc ghi số 0 km là cột mốc thứ nhất và cứ sau 1 km lại có một cột mốc lần lượt ghi 1km, 2km ... đến B cỳ cột mốc ghi số 102 km. Hỏi có bao nhiêu cột mốc trên quãng đường AB? Cột mốc chính giữa quãng đường AB là cột mốc thứ mấy và ghi số nào?

Bài 5: Một thửa vườn hình chữ nhật có chiều rộng 30m, chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Người ta muốn làm một hàng rào xung quanh thửa ruộng đó (có để 2 cửa ra vào, mỗi cửa rộng 3 m). Hỏi hàng rào đó dài bao nhiêu m?

Bài 6: An, Bình, Hoà được cụ giáo cho một số nhãn vở. Nếu An cho Bình 6 nhãn vở, Bình lại cho Hoà 4 nhãn vở thì số nhãn vở của mỗi bạn đều bằng 12 cái. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có mấy nhãn vở?

Bài 7: Viết biểu sau thành tích 2 thừa số rồi tính giá trị của biểu thức đó:

a) 15 x 5 + 3 x 5 + 5 x 2 – 10 x 5

b) (24 + 6 x 5 + 6 ) – (12 + 6 x 3)

c) 23 + 39 + 37 + 21 + 34 + 26

Bài 8: Bạn An viết dãy số: 1, 0, 0, 1, 0, 0, 1, 0, 0, 1... (Bắt đầu là số 1, tiếp đến 2 số 0 rồi lại đến số 1, ...) Hỏi:

a. Số hạng thứ 31 là số 1 hay số 0?

b. Khi viết đến số hạng thứ 100 thì ta viết bao nhiêu số 1, bao nhiêu số 0?

Bài 9: Tích của hai số là 75. Bạn A viết thêm chữ số 0 vào bên phải thừa số thứ nhất và giữ nguyên thừa số thứ hai rồi nhân hai số với nhau. Hỏi tích mới là bao nhiêu?

Bài 10: Người ta cần xe ô tô có 40 chỗ ngồi để chở 195 người đi dự hội nghị. Hỏi ít nhất phải điều mấy xe ô tô cùng loại để chở hết số người đi dự hội nghị?

Bài 11: Một hình chữ nhật có chiều rộng 12 cm. Biết chu vi gấp 6 lần chiều rộng, tính chiều dài hình chữ nhật đó.

Bài 12: Anh đi từ nhà đến trường hết giờ. Em đi từ nhà đến trường hết giờ. Hỏi ai đi nhanh hơn? Nếu em đi học mà đi trước anh 5 phút thì anh có đuổi kịp em không? Nếu có, thì đuổi kịp chỗ nào trên quãng đường đó?

Bài 13: Tính giá trị của biểu thức :

a) 2 + 4 + 6 + 8 + ... + 34 + 36 + 38 + 40

b) 1 + 3 + 5 + 7 + ... + 35 + 37 + 39

Bài 14: Hiện tại em học lớp 1, còn anh học lớp 6. Hỏi sau 5 năm nữa anh học hơn em mấy lớp, biết rằng mỗi năm mỗi người đều được lên lớp?

Bài 15: Gia đình bạn Bình có 3 người thì bình quân mỗi người thu nhập được 250 nghìn đồng một tháng. Nếu gia đình bạn Bình thêm 3 người nữa mà tổng thu nhập không thay đổi thì bình quân mỗi người thu nhập được bao nhiêu nghìn đồng một tháng?

Bài 16: Một hình chữ nhật có 2 lần chiều rộng thì hơn chiều dài 5m. Nhưng 2 lần chiều dài lại hơn 2 lần chiều rộng 10m. Tính chu vi hình chữ nhật đó.

Bài 17: Lúc đầu nhà trường thuê 3 xe ô tô để chở vừa đủ 120 học sinh khối lớp 3 đi tham quan. Sau đó có thêm 80 học sinh khối lớp 4 đi cùng. Hỏi phải thuê tất cả bao nhiêu ô tô cùng loại để chở học sinh khối lớp 3 và khối lớp 4 đi tham quan.

Bài 18: Biết 1/3  tấm vải đỏ dài bằng 1/4 tấm vải xanh, cả hai tấm vải dài 84m. Hỏi mỗi tấm vải dài bao nhiêu m?

5
15 tháng 4 2020

CÓ AI TRẢ LÒI KO,HÃY LÀM VÀ CHO MÌNH BIẾT NHÉ,BYE.

15 tháng 4 2020

Trả lời :

- Bạn gửi từng bài một.

- Chúc học tốt !

- Tk cho mk nha !

Bài 1: Không tính kết quả cụ thể, hãy so sánh:A = abc + mn + 352B = 3bc + 5n + am2a) A = a x (b + 1)B = b x (a + 1) (với a > b)b) A = 28 x 5 x 30B = 29 x 5 x 29Bài 2: Không tính giá trị của biểu thức hãy điền dấu (>; <; =) thích hợp vào chỗ trống:a) (156 + 78) x 6 .............156 x 6 + 79 x 6b) (1923 - 172) x 8.............1923 x 8 - 173 x 8c) (236 - 54) x 7................237 x 7 - 54 x 7Bài 3: Tính nhanh các giá trị biểu thức dưới...
Đọc tiếp

Bài 1: Không tính kết quả cụ thể, hãy so sánh:

A = abc + mn + 352

B = 3bc + 5n + am2

a) A = a x (b + 1)

B = b x (a + 1) (với a > b)

b) A = 28 x 5 x 30

B = 29 x 5 x 29

Bài 2: Không tính giá trị của biểu thức hãy điền dấu (>; <; =) thích hợp vào chỗ trống:

a) (156 + 78) x 6 .............156 x 6 + 79 x 6

b) (1923 - 172) x 8.............1923 x 8 - 173 x 8

c) (236 - 54) x 7................237 x 7 - 54 x 7

Bài 3: Tính nhanh các giá trị biểu thức dưới đây:

a) 576 + 678 + 780 – 475 - 577 - 679

b) (126 + 32) x (18 - 16 - 2)

c) 36 x 17 x 12 x 34 + 6 x 30

Bài 4: Tìm X:

a) X x 6 = 3048 : 2

b) 56 : X = 1326 – 1318

Bài 5: Với 8 chữ số 8, hãy lập các sao cho tổng các số đó bằng 1000.

Bài 6: Tìm 1 số có 4 chữ số, biết rằng rằng chữ số hàng trăm gấp 3 lần chữ số hàng chục và gấp đôi chữ số hàng nghìn, đồng thời số đó là số lẻ chia hết cho 5.

Bài 7: Tìm số có 2 chữ số, biết rằng nếu viết các chữ số theo thứ tự ngược lại ta sẽ có số mới mà tổng của số phải tìm và số mới bằng 77.

Bài 8: Từ 3 chữ số 2, 3, 8 ta lập được 1 số có 3 chữ số là A. Từ 2 chữ số 2,8 ta lập được 1 số có 2 chữ số khau nhau là B. Tìm số A và B biết hiệu giữa A và B bằng 750.

Bài 9: Từ 3 chữ số 3, 4, 5 viết tất cả các số có ba chữ số (mỗi chữ số không được lặp lại)

Bài 10: Viết số gồm:

a) 5 chục và 5 đơn vị

6 chục và 0 đơn vị

3 nghìn và 3 đơn vị

b) 5 trăm 5 chục và 5 đơn vị

6 trăm 1 chục và 3 đơn vị

60 nghìn 6 trăm và 6 đơn vị

a trăm b chục c đơn vị (a; b; c là chữ số, a khác 0)

Bài 11: Số 540 thay đổi như thế nào nếu:

a) Xoá bỏ chữ số 0

b) Xoá bỏ chữ số 5

c) Thay chữ số 4 bởi chữ số 8

d) Đổi chữ số 4 và chữ số 0 cho nhau

Bài 12:

a) Trường hợp nào tổng của hai số bằng 1 trong hai số hạng của nó?

b) Hai số nào có tổng bằng số bé nhất khác 0?

c) Hai số khác 0 nào có tổng bé nhất?

Bài 13: Hãy viết thêm vào các dãy số sau đây sao cho mỗi dãy có đủ 10 số hạng.

a) 1, 3, 5, 7,...

b) 1, 3, 9, 27,...

c) 1, 4, 5, 9, 14,...

Bài 14: Cho dãy số 1, 4, 7, 10,... Có tất cả 25 số hạng. Em hãy tính xem số hạng cuối cùng là số nào?

Bài 15: Dãy số sau đây có bao số hạng:

1, 6, 11, 16, 21,........................101.

Bài 16: Có 5 hộp bi trong giống nhau nhưng có 1 hộp bi thứ phẩm và 1 viên bi thứ phẩm nhẹ hơn 1 viên bi chính phẩm là 4g. Hỏi làm thế nào chỉ qua 1 lần cân là có thể biết được hộp bi thứ phẩm. (cho biết trước khối lượng của 1 viên bi chính phẩm)

Bài 17: Có 2 kệ sách, kệ thứ nhất nhiều hơn kệ thứ hai 15 quyển, người ta chuyển 6 quyển từ kệ thứ nhất sang kệ thứ hai. Hỏi kệ thứ nhất còn nhiều hơn kệ thứ hai bao nhiêu quyển sách?

Bài 18: Tuổi Hoa bằng 1/4 tuổi mẹ và bằng 1/7 tuổi ông. Ông hơn mẹ 27 tuổi. Hỏi Hoa bao nhiêu tuổi?

Bài 19: Tuổi của bố Mai, mẹ Mai và tuổi của Mai cộng lại là 70 tuổi. Mẹ và Mai có tất cả 35 tuổi. Bố hơn Mai 30 tuổi. Hỏi tuổi của mỗi người là bao nhiêu?

Bài 20: Một cửa hàng trong hai ngày bán được 120 kg gạo, ngày thứ nhất nếu bán được 5 kg gạo nữa thì sẽ gấp 4 lần ngày thứ hai. Hỏi ngày thứ nhất bán được bao nhiêu kg gạo?

Bài 21: Một hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng và có diện tịch bằng 48cm2. Tính chu vi của hình chữ nhật đó.

1
31 tháng 8 2020

x x 6 = 3048 : 2

x  = 1,524

56 : x = 1326 - 1318

56 ; x = 8

x = 56 : 8

x = 7

10.

55

60

3003