Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách chọn đối tượng trên trang tính:
- Chọn 1 ô: Đưa con trỏ chuột tới ô đó và nháy chuột
- Chọn 1 hàng: nháy chuột tại tên hàng cần chọn
- Chọn 1 cột: nháy chuột tại tên cột cần chọn
- Chọn 1 khối: kéo thả chuột từ 1 ô góc đến ô ở góc đối diện
- Chọn nhiều khối: chọn khối đầu tiên, sau đó nhấn giữ phím Ctrl và chọn khối tiếp theo
Thanh công thức có vai trò nhập, hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính.
Hai kiểu dữ liệu thường gặp: dữ liệu số và dữ liệu kí tự
- Dữ liệu số:
VD: 120; +38; -162;......
Ở chế đọ ngầm định, dữ liệu số được căn thẳng lề phải trong ô tính
- Dữ liệu kí tự:
VD: Lớp 7A,Diem thi, Hanoi,.....
Ở chế độ ngầm định, dữ liệu kí tự được căn thẳng lề trái trong ô tính
ai có thể giải giúp mình không
mình cần ngay bây giờ ai giúp mình được không
Mk làm đc câu a thôi nhé:
- Đông Nam Á là một khu vực mà điạ lý có nhiều nét tương đồng vì:
+ Khu vực chịu nhiều ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa
+Tạo nên 2 mùa rõ rệt: Mưa- Khô
=> Thuận lợi cho việc trồng cây lúa nước, cây ăn quả và củ cải.
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Tác giả: Phạm Văn Đồng
b) Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác/quý trọng biết bao kết
C V
quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục
vụ.
c) Phép liệt kê : + Con người của Bác, đời sống của Bác
+ Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống
– Tác dụng: Liệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người sống giản dị , điều đó được mọi người kính trọng, tin yêu.
d) Bác Hồ giản dị trong đời sống, trong việc ăn uống, chứng tỏ Bác rất biết quý trong thành quả lao động của mọi người.
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
– Đoạn văn trên trích trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” – Tác giả: Phạm Văn Đồng
0,25
0,25
b. Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ – vị mở rộng trong câu:
Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác/quý trọng biết bao kết
C V
quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục
vụ.
0,5
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn:”Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống”.
– Phép liệt kê : + Con người của Bác, đời sống của Bác
+ Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống
– Tác dụng: Liệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người sống giản dị , điều đó được mọi người kính trọng, tin yêu.
0,25
0,25
d. Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn văn được trích:
Bác Hồ giản dị trong đời sống, trong việc ăn uống, chứng tỏ Bác rất biết quý trong thành quả lao động của mọi người.
1.Thanh công thức của Excel dùng để:
A.Nhập và hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính
B.Nhập địa chỉ ô đang được chọn
C.Hiển thị công thức
D.Xử lý dữ liệu
2.Khi nhập công thức vào ô ,em phải gõ dấu nào trước tiên:
A.Dấu cộng (+) B.Dấu (#) C.Dấu ngoặc đơn () D.Dấu bằng (=)
trả lời:
1.C
2.D
Phần thân bài em cần sắp xếp lại các ý cho hợp lý:
+ khung cảnh chung của cánh đồng sau khi gặt lúa
+ những thửa ruộng khô trơ gốc rạ
+ người ta khẩn trương cày bừa, đập đất
+ cảnh mọi người tấp nập reo ngô, đậu
Ba tháng một lần, cánh đồng làng vào vụ lúa. Cũng chừng ấy thời gian để lúa lớn, trổ bông và chín vàng. Cánh đồng lúa lúc ấy lại vào mùa gặt hái.
Trên cánh đồng ruộng, cò bay thẳng cánh, từng ô ruộng chia ra như bàn cờ. Lúa chín không đồng loạt một lượt. Đám ruộng nào gieo cấy trước sẽ chín trước, đám ruộng nào gieo cấy sau sẽ chín sau. Mỗi vùng ruộng chỉ chín cách nhau ít ngày. Thế nên, lần lượt các ô ruộng đều tới kì gặt hái. Trên cánh đồng, lúa chín vàng trĩu hạt đẹp như tranh vẽ; các bà, các chị tay liềm thoăn thoắt từng ôm lúa. Phút chốc, từng gốc rạ cụt lủn trơ ra trên nền ruộng bùn đã khô cứng lại, dè dặt như cái nền đất thịt. Một vài chị đi sau thợ gặt, bó lúa lại thành từng bó rồi chất dồn vào hai đầu quang gánh, gánh lên bờ lề đường làng. Ngay lề đường, một chiếc xe tuốt lúa đang chờ sẵn. Chú thợ tuốt lúa quẳng từng ôm lúa vào miệng phễu của máy tuốt rồi quay cho nổ giòn. Dưới miệng phễu máy, lúa hột tuôn ra như một suối thóc vàng, chảy vào thúng đã hứng sẵn. Đằng sau máy tuốt, gié lúa chỉ còn lại rơm phun rathành đống, ngàymột cao. Chủ ruộng nhanh nhẹn trút từng thúng lúa vàng vào bao, cột lại thật chặt, chồng đống, chờ xe bò chở thóc về sân phơi. Thợ gặt nhanh tay gặt lúa. Các chị nhanh tay bó lúa rồi gánh từng gánh trĩu nặng đến máy tuốt. Chiếc máy tuốt không ngừng phun rạ ra sau, để lại dưới bụng máy từng thúng thóc vàng ươm. Đống rơm chẳng mấy chốc vun cao như ngọn đồi rạ màu vàng xuộm. Công việc nối công việc, thợ tuốt lúa giục thợ gánh lúa. Việc cứ thế nối nhanh thành từng chuyến xe bò chở đầy những bao lúa căng phồng về sân kho. Trên cánh đồng, một phần ba ruộng chỉ còn trơ gốc rạ. Đồng ruộng như trống ra. Dường như gió mạnh hơn, làm vùng lúa chín còn lại chưa gặt nhấp nhô sóng gợn. Bầy chim gáy từ đâu bay về, đang nhặt thóc rơi rụng quanh gốc rạ. Chúng gọi nhau, gù lên âu yếm, tiếng gù nghe vui tai, giục giã: cúc cù cu. . cúc cù cu... Trưa, thợ gặt nghỉ tay quây quần dưới gốc râm của cây đa ăn trưa, đùa giỡn, trò chuyện rộn rã một vùng. Các chị nói chuyện bông đùa rồi cười giòn giã ghẹo nhau. Không biết các chị đùa những gì mà vui thế, chú trâu non gặm cỏ bên lề ô ruộng mới gặt, ngẩng đầu ngơ ngác nhìn về phía tiếng cười một chốc rồi lại cúi xuống thong thả liếm từng vạt cỏ xanh. Hết giờ nghỉ trưa, trời nắng chang chang. Thợ gặt tiếp tục xuống ruộng gặt nốt phần ruộng còn lại. Xế chiều, phần lúa chín nhất đã gặt xong. Từng chuyến xe đầy ắp bao thóc lần lượt về sân kho. Thợ gặt khoan khoái lên bờ, rửa tay chân ở mương nước rồi thong thả ra về. Cánh đồng thở nhẹ dưới gió chiều, xoè bông lúa đã ngả vàng như phơi ra nắng gió cho nhanh chín, chờ thợ gặt hái trong vài ngày tới. Từng bầy chim sẻ nhảy trên đường làng, mổ lúa rơi trên những cọng rơm còn sót lại. Chúng huyên thuyên một đỗi rồi bay vù lên cây đa. Chiều xuống nhanh trên vùng ruộng lúc này tĩnh lặng, chỉ có gió thổi rì rầm trò chuyện cùng ngọn lúa, bờ mương.
Ngắm cánh đồng trong mùa gặt, em chợt nhớ đến hai câu thơ trong bài học thuộc lòng:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Nhớ công người gặt, cấy cày sớm hôm”.
Từng giọt mồ hôi của người nông dân đổ xuống cánh đồng để đổi lấy hạt thóc vàng ươm, hạt gạo trắng thơm ngọt dẻo cho em ăn. Em chân thành biết ơn các bác nông dân đã làm ra lúa gạo. Lớn lên, em sẽ làm ngành nghiên cứu hạt giống để giúp nông dân bội thu, an nhàn hơn trong công việc làm nông.