K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2017

Chủ nghĩa yêu nước là một truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học nước ta trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Mỗi khi đất nước có họa xâm lăng, truyền thống ấy lại càng được phát huy mạnh mẽ.

Ta hiểu vì sao, trong 30 năm chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ Chủ nghĩa yêu nước đã là chủ đề nổi trội nhất của văn học Việt Nam... Chủ nghĩa yêu nước trong văn học có một nội dung hết sức phong phú và những hình thái biểu hiện vô cùng đa dạng, tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử khác nhau, và tuỳ theo những môi quan hệ khác nhau của mỗi cây bút đối với đất nước, với nhân dân mình, đối với truyền thống lịch sử, truyền thống văn hoá của dân tộc mình.

Một trong những biểu hiện cảm động của lòng yêu nước trong văn học là phát hiện và diễn tả vẻ đẹp của quê hương đất nước.

Nói đến hình ảnh đất nước trong thơ ca kháng chiến, trước hết phài kể đến bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm.

1. Trong bài Tây Tiến, với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng bắt ngay lấy những cảnh dữ dội và hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.

Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây súng ngửi trời;

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.

Nhà ai pha luông mưa xa khơi...

Nhưng, với cảm hứng lãng mạn, nhà thơ cũng rất nhạy cảm với vẻ đẹp có tính chất xứ lạ phương xa của những cô Xoè Thái và hình ảnh giàu chất thơ của những dòng sông Tây Bắc rất đỗi trữ tình đổ xuôi giữa hai bờ hoa cỏ:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa...

2. Đất nước trong thơ Hoàng Cầm Bên kia sông Đuống lại gần với một vùng văn hoá Kinh Bắc cổ kính, ở đây mỗi thôn xóm mỗi quả đồi, ngọn núi đều có dấu tích một truyền thuyết lịch sử, gắn với một mái đình, một ngôi chùa, một ngọn tháp.. Đây cũng là quê lương của tranh làng Hồ, của hát Quan họ của những hội làng nô nức vào những dịp đầu xuân... Chỉ cần nhắc đến những địa danh nào đó là mỗi người Việt Nam tưởng như động đến những gì thân thiết nhất và đáng tự hào nhất về quê hương đất nước mình:

Ai về bên kia sông Đuống

Cho ta gửi tấm the đen

Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên

Những hội hè đinh đám

Trên núi Thiên Thai

Trong chùa Bút tháp

Giữa huyện Long Tài

Gửi về may áo cho ai

Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu...

Trên vùng đất cổ kính ấy, thường thấy thấp thoáng hình ảnh nhừng cô gái Kinh Bắc thật tươi tắn và dịu dàng, "cười như mùa thu toả nắng".

Nhưng giặc đến. Tất cả đều tan tác. Bài thơ là một mạch tình cảm dạt dào đầy xót xa, đau đớn và căm giận…

 3. Đất nước trong thơ Nguyễn Đình Thi lại có màu sắc khác, ấy là Đất nước được nhìn ngắm qua con mắt cùa một người vừa giành được quyền làm chủ. Vì thế những cảnh vật dù rất đỗi bình thường quen thuộc cũng trở nên mới mẻ, đằm thắm, rộn ràng và rộng dài bát ngát:

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha.

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm ngát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa...

Nhưng thiên hướng của Nguyễn Đình Thi là thế: hình ảnh đất nước dưới ngòi bút của ông thường hiện ra cảm động nhất là trong dau thương, bất hạnh. Vì thế, cảnh dù giàu chất thơ vẫn pha vị ngậm ngùi:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lả rơi đầy....

(...) Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

Qua thơ Nguyễn Đinh Thi, dường như chỉ trong đau thương, đất nước mới thế hiện đậm nét vẻ đẹp và phẩm chất anh hùng:

Nước Việt Nam từ máu lừa

Rũ bùn dứng dậy sáng loà.

4. Có lẽ đẹp hơn cả là hình ảnh đất nước trong thơ Tố Hữu. Có thế nói bài Việt Bắc là mội bức tranh đầy màu sắc và chất thơ về rừng núi chiến khu. quê hương cách mạng. Với Tố Hữu, cảnh bao giờ cũng gắn với người và lung linh một thứ ánh sáng riêng rất đỗi trong trẻo dịu dàng - ánh sáng của lý tưởng và của một hồn thơ giàu tình mến thương:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung...

Đó là cành và người qua nỗi nhớ của Tố Hữu. Nhớ nhất  là những ngày gian nan vất vả, cùng nhân dân chia ngọt xẻ bùi:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi...

5. Nói đến nhừng bài thơ đặc sắc nhất ra đời vào khoảng 1960, phải kể đến bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên. Tác phẩm giầu tính tượng trưng, ông sáng tạo nên hình ành Tây Bắc như là biểu tượng của Đất nước, của nhân dân, của truyền thống kháng chiến, của sự sống, của nguồn thơ:

Nhựa nóng mười năm, nhân dân máu đổ

Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ...

Tác giả đã sáng tạo nên nhiều hình ảnh rất cảm động về Đất nước quê hương, khi ý nghĩa biểu tượng, tư tưởng triết lý gắn được với những kỉ niệm cụ thể và thắm thiết về cành và người mà ông đã từng gắn bó trong những năm kháng chiến gian khổ:

Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương?

Khi ta ở. Chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn!

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương...

6. Một trong những nét mới của quan niệm về đất nước trong văn học nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám là quan niệm đất nước là cùa nhân dân, nhân dân là người sáng tạo ra đất nước, mở mang đất nước và bào vệ đất nước. Quan niệm này đã thể hiện một cách khá thống nhất trong các bài thơ đã phân tích trên đây (Tây Tiến, Bên kia sống Đuống, Đất nước, Việt Bắc và Tiếng hát con tàu). Quan niệm ấy càng được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1965 - 1975).

Đó chính là chủ đề của trích đoạn Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Đỉềm.

Đoạn thơ dùng phương thức trữ tình - chính luận, phát biểu một định nghĩa về khái niệm đất nước theo quan niệm nói trên.

Trước hết đất nước là một cái gì tuy thật lớn lao - là "Thời gian đằng đằng, không gian mênh mông" - nhưng không hề trừu tượng và xa lạ. Nó là miếng trẩu bà ăn, là cái kèo cái cột trong nhà, là hạt gạo một nắng hai sương, là nơi anh đến trường, là nơi em tắm v.v... Nghĩa là hết sức gần gũi, thậm chí là máu thịt của mỗi chúng ta:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất nước

Đất nước, ấy là công trình sáng tạo của nhân dân. Nhân dân mỡ màng, xây đắp đến đâu thì đặt tên đến đấy. Mỗi tên gọi là một ước mơ, một nỗi niềm trăn trở, một lối sống, một niềm tin:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gỏt ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương...

Tóm lại Đất nước chính là những cuộc đời - "Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”

Đất nước, ấy là lịch sử. Lịch sử dựng xây và bảo vệ. Có được Đất nước hôm nay, biết bao lớp người đã phải đổ mồ hôi và máu. Để truyền lại cho ta hạt lúa ta trồng, hòn than nhóm lửa, truyền lại cho ta tiếng nói và văn chương - những ca dao, thần thoại... Và khi:

Cỏ ngoại xâm thi chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất nước này là Đất nước nhân dân.

Tóm lại, trích đoạn Đất nước là một định nghĩa bằng thơ. Nó phài dùng nhiều yếu tố của văn chính luận, nhưng không đến nỗi khô khan. Vì tác giả đã khéo khai thác kho tàng phong phú của văn hoá dân gian để tạo nên một thế giới hỉnh tượng vừa quen thuộc vừa mới mẻ, giàu ý nghỉa tượng trưng khái quát mà vẫn cò thể lay động lòng người.

Đổi với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước có thể coi là cái huyệt thần kinh nhạy cảm nhất. Giặc Pháp rồi giặc Mỹ đã đập mạnh vào cái huyệt thần kính đó. Chúng đã phải trả giá bằng thất bại nhục nhã trước sức mạnh của lòng yêu nước đó. Đấy là cơ sở tư tưởng cùa dòng thơ yêu nước dồi dào phong phú tuôn chảy suốt 30 năm của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Mỗi bài thơ là một phát hiện về đất nước đẹp và hùng trong chiến đấu và chiến thắng.

7 tháng 11 2017

a) Giải thích nhận định :
- Khuynh hướng sử thi: Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ năm 1945 đến năm 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
→ Ý kiến đã khẳng định: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Tất cả yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 và giúp văn học thời kì này thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại đặt ra.
b) Phân tích , chứng minh :
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn 1945 - 1975.
- “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) là ba tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 thấm nhuần tinh thần lạc quan:
- Hiện thực kháng chiến chồng chất khó khăn, gian khổ: thiếu thốn về vật chất; chịu nhiều mất mát, hy sinh…
- Con người vẫn tràn đầy mơ ước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc: lạc quan, lãng mạn, dí dỏm, yêu đời; xác định lí tưởng sống cao đẹp; tin tưởng vào sức mạnh, chiến thắng của dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước hòa bình, tươi đẹp…
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng:
- Phán ánh được những vấn đề sống còn của dân tộc, những bức tranh hiện thực rộng lớn: cả ba bài thơ đều tập trung thể hiện hình tượng Tổ quốc; phản ánh quá trình vận động cách mạng đi từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc kháng chiến chống Mĩ – cả dân tộc không chịu áp bức, nô lệ, chiến đấu hy sinh giành độc lập tự do cho đất nước.
- Thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn: lòng yêu nước, tình cảm cách mạng, tình quân dân, tình đồng chí đồng đội…
- Viết về những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của cả dân tộc; tiêu biểu cho lí tưởng của cả cộng đồng: người lính, người cán bộ cách mạng, quần chúng cách mạng, trong đó đặc biệt đề cao thế hệ trẻ với trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc…
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tạo nên giọng điệu ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng: thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật (đối lập, cường điệu…)…

* Lưu ý: Học sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp trong ba tác phẩm: “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” – trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, phân tích để làm sáng tỏ những luận điểm trên.
c) Đánh giá chung : 
- Lí giải nguyên nhân khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975: Văn học giai đoạn này tồn tại và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt – cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm. Không khí cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần công dân, tinh thần chiến sĩ của người cầm bút.
- Khuynh hướng sử thi đòi hỏi người cầm bút cần nhìn con người và cuộc đời không chỉ bằng con mắt của cá nhân mình mà chủ yếu là bằng con mắt có tầm bao quát của lịch sử, dân tộc và thời đại.
- Người đọc cần đặt giai đoạn văn học này vào hoàn cảnh ra đời để đánh giá đúng vai trò, giá trị của nó trong lịch sử văn học dân tộc.
- Tuy nhiên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cũng dẫn đến những hạn chế nhất định của văn học giai đoạn này như cái nhìn một chiều và một số tác phẩm thiếu tính nghệ thuật, thiên về sự minh họa giản đơn.

=^.^=

Thanks ^^

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

1. Mở bài: Giới thiệu dẫn dắt nhận định và trích đoạn.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- "Lời văn tả ra như máu chảy ở đầu ngòi bút, nước mắt thấm trên tờ giấy" chính là cách nói nhân hóa, so sánh để nói về tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều. Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều bằng cả cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ.

- "Khiến ai đọc cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột" ý nói sức lay động và tác động lớn của Nguyễn Du tới bao thế hệ độc giả. 

- Cả câu: Khẳng định cái tài cái tâm của Nguyễn Du đã khiến mọi thế hệ độc giả đều bị lay động.

b. Chứng minh qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Phân tích 6 câu đầu: Nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của Thúy kiều trước lầu Ngưng Bích

- Phân tích 8 câu tiếp: Nỗi nhớ người yêu và mẹ cha của Thúy Kiều

- Phân tích 8 câu cuối: Nỗi buồn đau, lo lắng của Kiều cho cuộc đời của chính mình

=> Qua đoạn trích ta thấy được cái tâm của Nguyễn Du: ông đã hóa thân và am hiểu diễn biến tâm lí của nhân vật. Vì thế mà Nguyễn Du đã để Thúy Kiểu nhớ về người yêu trước rồi mới nhớ về mẹ cha. Sau đó, bức tranh tứ bình tả cảnh ngụ tình lại góp phần thể hiện được nội tâm sâu sắc nhất của nàng Kiều.

c. Đánh giá

- Nhận định trên là hoàn toàn đúng. 

- Nhận định trên phần nào được làm sáng tỏ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Mở rộng: Ngoài ra nhận định còn được thể hiện qua nhiều đoạn trích khác của Truyện Kiều như Nỗi thương mình, Trao duyên,...

30 tháng 5 2019

Chế độ phong kiến kéo dài cùng với sự xâm lược của các nước đế quốc đã biến Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thành một nuớc phong kiến nửa thuộc địa ốm yếu què quặt, lạc hậu. Sinh ra trong hoàn cảnh xã hội ấy, Lỗ Tấn tìm mọi cách giúp đất nước và nhân dân Trung Quốc thoát khỏi vũng bùn đen ấy. Ban đầu ông chọn nghề y nhưng rồi ông nhận thấy chữa bệnh về tinh thần cho những con người kia mới thực sự quan trọng. Do vậy mà ông chọn văn nghệ. “Cố hương” là một trong những thang thuốc quý hiếm chữa bệnh tinh thần cho những người dân như Nhuận Thổ, thím Hai Dương. Sau khi nói về sự thay đổi của quê hương, của con người ông đã nêu lên suy ngẫm đầy tính triết lý: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.

Sau hai mươi năm sống xa nhà, tác giả về thăm quê cũ giữa mùa đông lạnh giá. Ngồi trên thuyền, thấy khung cảnh ven sông tiêu điều, lòng ông dâng lên cảm xúc buồn thương khó tả. Đây là lần ông về quê để cùng người thân giải quyết chuyện bán nhà, đưa gia đình đến nơi khác làm ăn. Về đến nơi, ông được mẹ già chạy ra đón. Mọi người đang bận rộn thu dọn đồ đạc. Nghe mẹ nhắc tới Nhuận Thổ, tác giả lập tức nhớ lại những kỉ niệm thần tiên của thời thơ ấu. Nhuận Thổ là con trai người làm mướn cho gia đình tác giả cách đây hơn hai chục năm. Lúc ấy, Nhuận Thổ mới lên mười. Mỗi lần theo cha đến nhà cụ chủ, Nhuận Thổ thường kể cho “cậu ấm” nghe cách bẫy chim sẻ, cách bắt con tra hay ăn trộm dưa và nhiều chuyện khác, khiến cho “cậu ấm” say mê, thán phục. Cuộc sống vất vả lam lũ đã khiến Nhuận Thổ thành một người hoàn toàn khác. Hình dáng tiều tụy, thảm hại, mặt mũi ngơ ngác, đần độn. Không còn chút dấu vết nào của Nhuận Thổ khi xưa.

Mấy ngày sau, cả gia đình tác giả rời quê. Khi con thuyền đã xa làng, tác giả vẫn trĩu nặng nỗi suy tư về cảnh vật và con người ở Cố hương. Ông cố gắng tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi đáng buồn ấy và cầu mong cho con cháu của Nhuận Thổ sau này sẽ tìm ra cách sống mới để không còn phải khổ cực như ông cha nữa. Thông qua việc kể lại chuyến về quê lần cuối cùng và những suy ngẫm, rung cảm của bản thân trước sự thay đổi của cảnh vật và con người ở quê hương, tác giả đã kín đáo phê phán chế độ phong kiến hủ bại, đồng thời đề cập đến con đường giải phóng nông dân ra khỏi những ràng buộc vô hình nhưng nghiệt ngã của xã hội đương thời.

Hình tượng con đường trong câu nói của Lỗ Tấn cần phải được hiểu theo nghĩa bóng: là cách thức và phương hướng để con người giải quyết những vấn đề trong đời sống xã hội. Với Lỗ Tấn, đó là con đường cách mạng. Không có cách mạng thì không thể thay đổi được những suy nghĩ cổ hủ lạc hậu của Nhuận Thổ, của thím Hai Dương. Rồi đến đời Thủy Sinh lại tiếp tục sống trong những lễ giáo phong kiến đó. Không có cách mạng thì làm sao chữa được căn bệnh u mê lạc hậu của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ. Họ đã bị sự lạc hậu, căn bệnh tinh thần che đi lý trí và đôi mắt của họ, trong mắt họ thì người chiến sĩ cách mạng – chỉ là một tên giặc, một thằng khốn, thằng quỷ sứ, thằng điên. Họ vui mừng khi biết tin chiến sĩ cách mạng bị bắt và bị hành quyết như một tên giặc, và họ thản nhiên dùng máu của người thật ra chính là ân nhân của họ để tẩm chiếc bánh bao mà theo họ có thể chữa khỏi căn bệnh lao cho thằng bé (Thuốc). Họ còn là những người hiểu biết hạn hẹp và sự ngu dốt như AQ – một điển hình cho người dân Trung Quốc, đã xem “làm cách mạng tức là làm giặc”, và AQ muốn đi theo cách mạng chỉ vì nghĩ rằng làm cách mạng có thể khiến cho cụ Cử phải sợ, và “đầu hàng cách mạng” để được làm giặc (AQ chính truyện). Các tác phẩm của ông nhằm mục đích là “làm cho mấy người còn đang mơ mơ màng màng giật mình tỉnh dậy”, ông đã để tất cả công sức vào việc vạch trần căn nguyên của việc cùng đường tắt lối của xã hội Trung Quốc, tìm kiếm một con đường thoát cho xã hội, tìm kiếm một lực lượng giải phóng dân tộc.

Và theo ông: “Người ta đi mãi thì thành đường thôi ”. Câu này được hiểu theo hai lớp nghĩa. Thứ nhất Đường là do con người tạo ra. Con người tạo ra đường đi để phục vụ chính mục đích của mình. Con đường cách mạng bây giờ là con đường duy nhất có thể phục vụ mục đích của người dân Trung Hoa. Thứ hai Không có con đường nào là duy nhất. Chỉ cần người ta đi nhiều thì sẽ thành đường. Rõ ràng hình tượng con đường ở đây mang đậm khuynh hướng cách mạng, thể hiện khát vọng đổi thay. Ông không muốn đời con, đời cháu mình lại tiếp tục sống trong cái xã hội kìm kẹp cả trong suy nghĩ khiến con người ta trở nên ngu dốt, bần tiện, xấu xa.

Như vậy với câu nói này, Lỗ Tấn quan niệm: trên đời không có gì là bất biến. Chỉ cần con người có khát vọng và dám thực hiện khát vọng ấy thì sẽ có khả năng làm thay đổi thế giới. Lỗ Tấn thật sự đã làm tốt vai trò một người thầy thuốc chữa bệnh tinh thần cho con người.

Câu nói của Lỗ Tấn còn thể hiện một quan niệm tích cực, mang tính cách mạng. Với Lỗ Tấn, lịch sử không dừng bước mà luôn vận động, biến đổi. Cái cũ lạc hậu thì phải thay thế cái mới tốt đẹp hơn. Vì thế khi nói câu này tâm trạng nhân vật tôi trong Cố Hương tràn đầy niềm tin và hi vọng.

Khi nói “Người ta đi mãi thì thành đường thôi”, Lỗ Tấn đã đặt niềm tin hoàn toàn vào con người. Con người với khát vọng đẹp đẽ là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Con người tự mở ra những con đường trong hành trình tiến về phía trước của mình. Lịch sử, hiện tại và tương lai đã chứng minh niềm tin của ông hoàn toàn có cơ sở. Để đến một tương lai tươi sáng họ sẵn sàng mạo hiểm đi một con đường mới, tránh những lối mòn quen thuộc.

Con người sống có ý nghĩa phải là con người có khát vọng đổi thay, vượt lên những giới hạn có sẵn. Kêu gọi những con người trong cuộc đời phải là những người mở đường, tạo lập ra những con đường mới cho mình và toàn xã hội.

Câu nói không chỉ tiếp thêm sức mạnh, niềm tin mà còn phê phán những người có thái độ sống thụ động, ươn hèn, không có niềm tin, không có ước mơ, khát vọng. Họ chấp nhận đến muộn, về sau đi theo những lối mòn có sẵn. Họ sợ khó, sợ khổ, sợ mạo hiểm. Họ tạo cho mình một vỏ bọc an toàn và mãi mãi không bao giờ muốn thoát ra vỏ bọc ấy.

Là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước chúng ra cần phải tạo lập lối sống năng động, trái tim tràn đầy ước mơ. Hãy thực hiện những ước mơ khát vọng của mình bằng chính trái tim tràn đầy nhiệt huyết và một sức trẻ dẻo dai: “ Đâu cần thanh niên có. Đâu khó có thanh niên”.

Bên cạnh viêc học tập làm giàu tri thức chúng ta cần rèn luyện cho mình một nghị lực để trở thành những người mở đường, góp phần đưa đất nước tiến lên.

24 tháng 7 2018

   Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để lại cho người đọc những xúc động về tình cảm của hai cha con ông Sáu và bé Thu. Trong chiến tranh ác liệt tình cảm cha con càng trở nên thiêng liêng và có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Bé Thu là một đứa trẻ với tính cách lì lợm, ương ngạnh, bướng bỉnh, nhưng có tình cảm bao la, sâu nặng với người cha thân yêu của mình. Đó là tình cảm đáng quý và đáng trân trọng.

     Bé Thu thật lì lợm khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, không đáp lại một chút tình cảm nào đối với ông Sáu vì theo bé, người đó không phải là ba mình. Với chỉ là một đứa trẻ nhưng bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ, thể hiện ở việc dù bị dồn đến đường cùng nhưng bé vẫn nhất quyết không nhận ba. Nhưng khi nhận ra ông Sáu chính là ba mình thì bé đã thể hiện tình cảm rất chân thành và xúc động, khiến người đọc phải nghẹn ngào.

     Bé Thu không nhận ông Sáu bởi vì đối với bé, người cha của bé không có vết thẹo trên má như ông Sáu. Có thể nói rằng, chính bom đạn của chiến tranh đã làm cho cuộc hội nộ của cha con ông Sáu có chút buồn. Một phần nữa là do nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.

    Mới 8 tuổi, sự ương ngạnh của bé là bình thường, nhưng điều đáng quý ở chỗ, một em bé 8 tuổi nhưng lại có một tình cảm đáng khâm phúc với người cha của mình. Tính cách của bé Thu được thể hiện rõ nét khí bé nhận ra cha mình. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình,dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó, cưng nựng nó, săn sóc, chăm lo cho nó, làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống. Có lẽ chính tình yêu thương lớn lao, mãnh liệt đối với người cha mà nó ngày đêm thương nhớ đã thôi thúc nó nhất quyết không thể nhận người lạ làm cha của mình. Điều đó càng làm cho cái tính ương ngạnh, ngang bướng của bé Thu thật đáng trân trọng.

    Hành động của bé Thu khi nhận ra cha mình khiến cho người đọc rơi nước mắt. Giữa lúc cha sắp sửa lên đường, tình cảm của bé đã trào dâng và không kìm nén được, cô bé đã chạy đến ôm lấy cổ ba, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Tiếng "Ba" ấp ủ từ bấy lâu cuối cùng cũng cũng được cát lên từ cổ họng bé. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó.

     Như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, tác phẩm "chiếc lược ngà" đã thực sự thành công, để lại một "nét riêng" trong lòng của mỗi đọc giả. Có thể nói, thành công của tác phẩm chính là sự khắc họa rõ nét tính cách ngây thơ đáng yêu nhưng rất giàu tình cảm của bé Thu. Dù còn ít tuổi nhưng bé đã nhận ra được sự quan trọng của ba trong cuộc đời, bé đã quý trọng và tự hào về người cha của mình. Mặc dù hai cha con họ không được sống cùng nhau hết cuộc đời nhưng tình cảm của họ không phai nhạt, kỉ vật mà người cha để lại cho đứa con bé nhỏ chính là tình cảm mà người cha muốn gửi gắm tới đứa con yêu dấu của mình.
 


 

    

 

1 tháng 3 2021

Theo tác giả Nguyễn Thành Long, “nghĩ cho cùng, Lặng lẽ Sa Pa là một bức chân dung”. Đó là bức chân dung người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm mây phủ cây phong, một mình giữa cái lặng lẽ của Sa Pa.

Tác giả gọi tác phẩm của mình là một bức chân dung bởi lẽ: ông chỉ để nhân vật chính (anh thanh niên) xuất hiện trong một cuộc gặp gỡ ngắn (nửa giồ đồng hồ) với ba nhân vật khác (ông họa sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ). Cuộc sống, tình cảm, việc làm của anh hiện lên qua lòi kể của bác lái xe, qua sự quan sát của ông họa sĩ, cô kĩ sư và qua lòi bộc bạch của chính anh. Cốt truyện đơn giản, không xung đột, không thắt nút, kịch tính, cao trào như nhiều truyện ngắn khác, mà nhẹ nhàng, bàng bạc một chất thơ thấm thìa, sâu sắc. Qua những nét phác họa, chân dung nhân vật chính nổi bật lên nét đẹp tinh thần, tình cảm và lôì sông tiêu biểu của thanh niên thòi đại Hồ Chí Minh.

19 tháng 6 2018

Câu 1 (3,0 điểm)

​                                                                       Bài làm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bàinêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình, còn dũng khí lại giúp họ được là chính mình.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

* Giải thích:
– Hèn nhát: thiếu can đảm đến mức đáng khinh; dũng khí: sức mạnh tinh thần trên mức bình thường, dám đương đầu với những trở lực, khó khăn, nguy hiểm.
– Nội dung ý kiến: một mặt phê phán những kẻ hèn nhát tự đánh mất chính mình; mặt khác đề cao những người có dũng khí dám sống là chính mình.

* Bàn luận:
Thí sinh có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục; dưới đây là một hướng giải quyết:
– Sự hèn nhát khiến con người tự đánh mất mình:
+ Sự hèn nhát làm cho con người thiếu tự tin, không dám bộc lộ chủ kiến, dễ a dua; không đủ nghị lực để thực hiện những mong muốn chính đáng của bản thân.
+ Sự hèn nhát khiến con người không thể vượt qua những cám dỗ, dục vọng tầm thường; không dám đấu tranh với cái xấu, cái ác; không dám lên tiếng bênh vực cái thiện, cái đẹp.

– Dũng khí giúp con người được là chính mình:
+ Dũng khí giúp con người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; dám dấn thân theo đuổi những đam mê chính đáng, phát huy cao độ năng lực bản thân.
+ Dũng khí tạo nên sức mạnh kiên cường giúp con người dám đương đầu với nhữngthách thức; dám bênh vực lẽ phải, bảo vệ chân lí.

– Mở rộng:
+ Dũng khí không đồng nghĩa với sự liều lĩnh, bất chấp; sống là chính mình không đồng nghĩa với chủ nghĩa cá nhân cực đoan; do đó, con người cần tôn trọng cá tính, sự khác biệt và cũng cần biết hợp tác vì chính nghĩa.
+ Việc dám sống là chính mình của mỗi người sẽ góp phần làm nên bản lĩnh sống của dân tộc.

* Bài học nhận thức và hành động:
Cần nhận thức đúng đắn sự tiêu cực của lối sống hèn nhát và sự tích cực của lối sống có dũng khí; từ đó, bày tỏ quan niệm sống của chính mình và rút ra bài học hành động phù hợp cho bản thân.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 2 (4,0 điểm)

                                                                     Bài làm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bàinêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình huống bất thường nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;kết h ợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
– Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, chuyên viết về cuộc sống và con người nông thôn.
– Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, tác giả đã sáng tạo được tình huống “nhặt vợ” độc đáo.
* Nêu nội dung ý kiến: khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống độc đáo (tính chất bất thường), giàu ý nghĩa nhân bản (thể hiện khát vọng bình thường của con người).

* Phân tích tình huống:
– Nêu tình huống: Tràng – một nông dân ngụ cư nghèo khổ, ngờ nghệch, xấu xí, đang ế vợ bỗng nhiên “nhặt” được vợ giữa nạn đói khủng khiếp.
– Tính chất bất thường: giữa nạn đói kinh hoàng, khi người ta chỉ nghĩ đến chuyệnsống –  chết thì Tràng lại lấy vợ; một người tưởng như không thể lấy được vợ lại “nhặt” được vợ một cách dễ dàng; Tràng “nhờ” nạn đói mới có được vợ còn người đànbà vì đói khát mà theo không một ngư ời đàn ông xa lạ; việc Tràng có vợ khiến cho mọi
người ngạc nhiên, không biết nên buồn hay vui, nên mừng hay lo;…

– Khát vọng bình thường mà chính đáng của con người: khát vọng được sống (người đàn bà đói khát theo không về làm vợ Tràng); khát vọng yêu thương, khát vọng về mái ấm gia đình (suy nghĩ và hành động của các nhân vật đều hướng tới vun đắp hạnh phúc gia đình); khát vọng về tương lai tươi sáng (bà cụ Tứ động viên con, người vợ nhặt nhắc đến chuyện phá kho thóc, Tràng nghĩ đến lá cờ đỏ sao vàng,…);…

* Bình luận:
– Thí sinh cần đánh giá mức độ hợp lí của ý kiến, có thể theo hướng: ý kiến xác đáng vì đã chỉ ra nét độc đáo và làm nổi bật ý nghĩa quan trọng của tình huống truyện trong việc thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.
– Có thể xem ý kiến là một định hướng cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm Vợnhặt, đồng thời là một gợi mở cho độc giả về cách thức tiếp cận truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

3 tháng 7 2018

Đây là đề lp9 ạ!