K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2021

Anh em là như người một nhà . Khi anh em gặp hoạn nạn thì phải luôn đùm bọc , giúp đỡ nhau

25 tháng 11 2021

Bài ca dao là lời nhắc nhở tha thiết đối với chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.

25 tháng 11 2021

Tham khảo!

Bài ca dao là lời khuyên lời nhắn nhủ tới thế hệ chúng ta, đã là anh em một nhà, cùng do cha mẹ sinh ra chúng ta phải hòa thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng. Có như vậy chúng ta mới báo hiếu được cha mẹ, xã hội mới yên bình và phát triển được.

25 tháng 11 2021

Anh em phải yêu thương,đùm bọc lẫn nhau.

25 tháng 11 2021

ko có

25 tháng 11 2021

⇒ Điệp từ: cùng

⇒ Tác dụng: Làm nổi bật nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý.

25 tháng 11 2021

a. Theo thể thơ lục bát với phương thức biểu đạt chính là viết

25 tháng 11 2021

a, Thể thơ: lục bát

PTBĐ: Biểu cảm

29 tháng 11 2021

Gieo vần:Thân-chân-đần

29 tháng 11 2021

Thân-chân-đần

1 tháng 12 2021

Tham khảo!

Khi vừa được học câu tục ngữ này, em cảm thấy nó vô cùng sâu sắc và thấm thía. Đã là anh em một nhà, theo em, không phải trợ giúp anh em của mình về "tất cả mọi mặt", mà câu tục ngữ này chỉ ra cho chũng ta rằng trong bất kì hoàn cảnh hay trường hợp nào cũng không được quên mất ng anh em, và lúc nào cần thì chúng ta hãy sẵn lòng mở lòng mình và giúp đỡ. Trong nhiều gia đình, rất nhiều trường hợp anh em họ ghen ghét, ghen tức với hoàn cảnh hoặc công việc hoặc bất kì cái j của ng anh em của mình, họ cảm giác mình kém cỏi hơn, vì vậy anh em một nhà lại hóa "người dưng". Vì vậy, câu tục ngữ sâu sắc này được cha ông ta truyền lại có rất nhiều ý nghĩa sâu sắc mà ta cần phải ghi nhớ, rút ra cho bản thân mình:Tránh vì món lợi của cá nhân bản thân, hay vì ghen tức với người anh em của mình, để mà từ người quen, người thân thiết với mình, bỗng trở thành người dưng.

1 tháng 12 2021

 

TK

Khi vừa được học câu tục ngữ này, em cảm thấy nó vô cùng sâu sắc và thấm thía. Đã là anh em một nhà, theo em, không phải trợ giúp anh em của mình về "tất cả mọi mặt", mà câu tục ngữ này chỉ ra cho chũng ta rằng trong bất kì hoàn cảnh hay trường hợp nào cũng không được quên mất ng anh em, và lúc nào cần thì chúng ta hãy sẵn lòng mở lòng mình và giúp đỡ. Trong nhiều gia đình, rất nhiều trường hợp anh em họ ghen ghét, ghen tức với hoàn cảnh hoặc công việc hoặc bất kì cái j của ng anh em của mình, họ cảm giác mình kém cỏi hơn, vì vậy anh em một nhà lại hóa "người dưng". Vì vậy, câu tục ngữ sâu sắc này được cha ông ta truyền lại có rất nhiều ý nghĩa sâu sắc mà ta cần phải ghi nhớ, rút ra cho bản thân mình:Tránh vì món lợi của cá nhân bản thân, hay vì ghen tức với người anh em của mình, để mà từ người quen, người thân thiết với mình, bỗng trở thành người dưng.

23 tháng 11 2021

Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao dân ca. Những câu thuộc chủ đề này là lời ru của mẹ, lời cha mẹ dặn con, lời anh em trong một nhà nói với nhau. Một trong những câu ca dao thuộc chùm ca dao này là:

“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”

Lối so sánh, ví von thường được sử dụng trong ca dao để cụ thể hoá ý nghĩa của câu ca dao đó. Ở đây anh em được so sánh với tay chân- những bộ phận trên cơ thể con người. Ai cũng biết tay chân là những bộ phận không thể thiếu trên một cơ thể thống nhất. Trên cơ thể con người, mỗi bộ phận có một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ khăng khít. Không thể thiếu đi một trong các bộ phận bởi nếu thiếu đi thì cơ thể con người sẽ không hoạt động được như bình thường. Bộ phận này hỗ trợ bộ phận kia, chúng bổ sung cho nhau. Mượn ý nghĩa đó, tác giả nói đến tình cảm anh em. Anh em trong một gia đình cũng như vậy. Tuy là những con người riêng biệt nhưng ở họ có những cái chung rất thiêng liêng. Chung nhà, chung cha mẹ, chung huyết thống. Tình cảm anh em là sự gắn bó ruột thịt, anh em có quan hệ ruột thịt máu mủ với nhau.

Anh em trong một gia đình, cùng chung cha mẹ phải cư xử sao cho đúng. Câu ca dao đã khuyên nhủ anh em: Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Có nghĩa là anh em phải yêu thương, đùm bọc, san sẻ với nhau.

Rách và lành là hai từ tượng trưng cho hai hoàn cảnh sống khác nhau. Rách muốn nói đến cuộc sống khó khăn, nghèo khổ, còn lành là cuộc sống đủ đầy sung túc. Rách lành đùm bọc ý muốn nói rằng cho dù cuộc sống có nghèo khổ khó khăn đến đâu thì anh em cũng phải hòa thuận đùm bọc lấy nhau. Người đủ đầy chia sẻ với người khó khăn giống như sự nhân đạo mà dân gian đã dạy: “ lá lành đùm lá rách”. Khi no hay khi đói, lúc đủ hay lúc thiếu anh em cũng phải thương yêu, hỗ trợ nhau. Cuộc sống có thể thay đổi nhưng tình nghĩa anh em là mãi mãi. Anh em luôn phải giữ tình cảm thắm thiết, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. Nếu như tình cảm anh em là tình cảm tự nhiên thì dự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau cũng là việc làm tự nhiên, tất yếu.

Đùm bọc, đỡ đần có nghĩa là chia sẻ với nhau mọi niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, cùng nhau vượt qua những thử thách của cuộc sống. Đùm bọc, đỡ đần là trách nhiệm của người anh, người em trong gia đình. Ta đã từng nghe nhiều câu chuyện trong dân gian kể về tình anh em. Truyện “ Cây khế” đã để lại cho chúng ta bài học sâu sắc về tình anh em. Rằng anh em thì phải giúp đỡ, đùm bọc nhau, không tính toán thiệt hơn.

Câu ca dao mang đến cho bạn đọc một bài học đạo đức sâu sắc và đúng đắn. Ngày nay, bài học đó vẫn còn giữ nguyên giá trị khi mà trong cuộc sống diễn ra những cảnh tượng ngang trái giữa anh em trong một gia đình.