Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tạm biệt e nha, nhưng lần sau ko đc đăng linh tinh đâu, mà cx ko có tháng 22 đâu nha
Các nghề nghiệp trong cuộc sống: bác sĩ, kĩ sư, kiến trúc sư, công an, y tá, lính cứu hỏa, bảo vệ, giáo viên( là thầy,cô giáo), trông trẻ, người giúp việc, tư vấn du học, thợ xây,...
Anh không kể hết được đâu, em sarch trên google là những nghề nghiệp mà chọn
Em cố lên nhé
giờ dịch thế này nó lây ra đâu là nhà ấy khổ
Gần tết rồi mà... con covid nó ko buông tha
Cứ yên tâm đi em rồi nhà em sẽ không sao đâu
Chị tin là em làm được
có lẽ theo chị nghĩ:
Cóc kiện trời là một câu chuyện cổ tích Việt Nam. Chuyện giải thích một hiện tượng thiên nhiên là sau khi cóc nghiến răng thì trời mưa. Truyện đề cao sự đoàn kết, chính nghĩa. Truyện cũng khuyên người ta nên bảo vệ cóc là loài động vật tuy xấu xí nhưng có ích.
Cóc kiện trời là một trong tập cổ tích Việt Nam .Với bài tập đọc này,ta có thể hiểu chủ đề trời và mặt đất như thế nào và có thể biết nhiều hơn về mặt đất và trời.
Nghỉ hè, cả gia đình em cùng nhau về quê chơi. Tối hôm đó, em đã được theo bà đi xem buổi diễn chèo ở đầu làng. Vở chèo đó có tên là Quan Âm Thị Kính. Nơi gọi là sân khấu thực ra là một bãi đất trống ở đầu làng, được dọn dẹp sạch sẽ, trải những tấm chiếu lên cho “nghệ sĩ” biểu diễn. Chưa đến giờ bắt đầu, mà người dân trong làng đã đến đứng rất đông. Người già, người trẻ, con trai, con gái, ai cũng hồ hởi, mong chờ. Và rồi, sau hồi trống dồn dập, từ sau tấm màn, cô gái dẫn chương trình mặc tấm áo tứ thân bước ra chào mọi người và giới thiệu nhân vật. Các ca sĩ chèo ai cũng mặc trang phục đẹp, trang điểm hấp dẫn. Cô dẫn chương trình giới thiệu đến ai thì người đó bước lên chào mọi người. Sau đó, đương nhiên là đến tiết mục chính thức. Rõ ràng là em đã từng được xem vở chèo này rồi, mà sao hôm nay thấy hay quá. Từng cử chỉ, hành động của nhân vật sao mà thu hút quá. Em khóc cùng nàng Thị Kính tội nghiệp, căm giận khi ả Thị Mầu tác oai tác quái. Cùng chung cảm xúc ấy với em, là những người cũng đang ngồi xem bên cạnh. Chúng em cùng vui, cùng buồn với nhân vật. Cứ thế, buổi biểu diễn kéo dài suốt hơn ba tiếng, mà tưởng như chỉ có mấy mươi phút. Mãi đến lúc về, em vẫn bần thần không thôi. Thật mong rằng, em sẽ sớm được xem một buổi diễn chèo mộc mạc, giản dị mà hấp dẫn như thế này thêm lần nữa.
Mùa hè năm ngoái, dì Minh Hương đón em lên thị xã chơi một tuần. Suốt thời gian đó, em được dì và bé Phương - con gái dì - dẫn đi chơi khắp nơi trong thị xã. Nơi đây khác quê em nhiều quá! Chỗ nào, chỗ nấy đều được vây kín bởi những tòa nhà cao vút. Những con phố ngang dọc cắt nhau với nhiều tên gọi như: Phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn An Ninh,... Đi dọc phố là những cửa hàng, cửa hiệu, bày bán đủ các loại mặt hàng. Thị xã trở nên lộng lẫy và đẹp nhất là vào buổi tối. Đường phố, cây xanh và những ngôi nhà được trang hoàng bởi hàng nghìn, hàng triệu ngọn đèn lung linh, huyền ảo. Cả thành phố và nông thôn đều mang vẻ đẹp riêng và để lại cho em nhiều dấu ấn tốt đẹp.
Nguyễn Du là kiệt xuất trong nền văn học Việt Nam với tác phẩm nổi tiếng “Truyện Kiều”. Đây là thiên truyện bằng thơ kể về cuộc đời bể dâu, sóng gió của kiếp hồng nhan bạc mệnh. Tác phẩm được xem là công trình nghệ thuật ngôn ngữ đồ sộ. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần đầu của Truyện Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa nhuần nhuyễn và thành công hình ảnh hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.
Với cách mở đầu giới thiệu giản dị nhưng mang tính khái quát, ông đã dẫn dụ người đọc đi tìm hiểu vẻ đẹp, tính cách của hai tuyệt sắc giai nhân:
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Bốn câu thơ khiến người đọc đã có thể hình dung được hình ảnh của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều. Mai tượng trưng cho sự thanh nhã, cao sang còn tuyết tượng trưng cho vẻ đẹp trong trắng. Nguyễn Du đã khéo léo ví von vẻ đẹp của hai chị em như “mai” và “tuyết” thực sự rất tinh tế và đầy ẩn ý.
Chỉ với 4 câu thơ, 4 nét vẽ nhưng Nguyễn Du đã khiến người đọc phải mê mẩn vì vẻ đẹp hiếm có của Thúy Vân. Sự thanh tao, tròn vẹn của thiếu nữ “đến tuổi cập kê” thật khiến người khác ngưỡng mộ. Nụ cười của nàng tươi như hoa, lông mày hình cánh cung nở nang, viên mãn, làn da trắng như tuyết. Một vẻ đẹp tròn vẹn, nhẹ nhàng của Thúy Vân được lột tả qua biên pháp tu từ nhân hóa cùng sự cảm nhận tinh tế của Nguyễn Du. Sự nhẹ nhàng, duyên dáng của Thúy Vân dự báo một tương lai bình lặng, êm đềm của cô mai sau.
Vẻ đẹp của Thúy Vân đã khiến người đọc ngỡ ngàng như thế thì chắc chắn vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến người đọc không thể kìm được lòng. Nguyễn Du đã dùng nghệ thuật đòn bẩy từ việc miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân trước rồi mới đến miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều. Sự tài tình của nguyễn Du đã tạo nên một kiệt tâc nghệ thuật:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Nguyễn Du chưa hề đề câp đến sắc đẹp của Thúy Kiều, ông chỉ nhấn mạnh cái “hơn” của cô chị trên cái nền của cô em.
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Một vẻ đẹp trên cả tuyệt đối của Thúy Kiều dưới ngòi bút miêu tả xuất chúng của Nguyễn Du. Dường như ông đang vẽ chứ không phải là viết nữa, đây chính là cái tài hiếm có ở Nguyễn Du. Đôi mắt Thúy Kiều trong xanh như làn nước mùa thu, lông mày thanh mảnh như nét núi mùa xuân hiền hòa. Vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến thiên nhiên phải “hờn”, phải “ghen”. Nó hoàn toàn đối lập với vẻ đẹp của Thúy Vân chỉ khiến thiên nhiên nhún nhường.
Vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều lại khiến cho cuộc đời sau này của cô không hề yên ổn, gặp nhiều sóng gió. Đây chính là sự dự báo của Nguyễn Du cho cuộc đời nhiều cay đắng và nước mắt của Thúy Kiều.
Nguyễn Du đã nhắc đến tài năng của Thúy Kiều bằng những câu thơ:
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha mùi thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung Thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Nếu như tài năng của Thúy Kiều đứng thứ hai thì không có ai là thứ nhất. Thúy Kiều đa tài, cầm kỳ thi họa đều đủ cả. Nhưng liệu rằng cuộc đời của cô mai sau có yên ổn và sung sướng hay không.
Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một đoạn trích đẹp và nội dung và đẹp về ngôn từ. Đó chính là thành công của Nguyễn Du khi khắc họa vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều.
chị cũng chịu tại bài này lớp 9 em ạ :)))