Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ẩn dụ hình thức: Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Cách thức:Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Phẩm chất: Thấy 1 mặt trời trong lăng rất đỏ
Cảm giác: Cát lại vàng giòn
Ánh nắng chảy đầy vai
1)ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Nắng vàng giòn chảy đầy sân nhà em.
MÌNH TỊT RỒI
+ Ẩn dụ phẩm chất:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
+ Ẩn dụ hình thức:
Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
(trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)
+ Ẩn dụ cách thức:
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Giống nhau:
-Đều làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Khác nhau:
-Ẩn dụ:
+Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
+Có 4 kiểu ẩn dụ:
*Hình thức.
*Cách thức.
*Phẩm chất..
*Chuyển đổi cảm giác.
-Hoán dụ:
+Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.
+Có 4 kiểu hoán dụ:
*Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
*Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
*Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
*Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
-Ẩn dụ là gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác dựa trên nét tương đồng( nó còn được gọi là so sánh ngầm chỉ có 1vế, không có từ so sánh và vế thứ hai)
-Hoán dụ là gọi tên sự vật này bằng sự vật kia
Chào bạn, bạn hãy theo dõi câu trả lời của mình nhé!
- Giống nhau : Đều ẩn vế A (của phép so sánh)
- Khác nhau : Hai sự vật được ẩn dụ phải có nét tương đồng với nhau, hai sự vật được hoán dụ phải có mối quan hệ với nhau.
Chúc bạn học tốt!
ẨN DỤ:
Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương đồng, tức giống nhau về phương diện nào đó.(hình thức; cách thức thực hiện; phẩm chất; cảm giác).
Ẩn dụ lâm thời biểu hiện mối quan hệ giống nhau giữa hai sự vật.
Cơ sở của ẩn dụ dựa trên sự liên tưởng giống nhau của hai đối tượng bằng so sánh ngầm.
Về mặt nội dung(cấu tạo bên trong), ẩn dụ phải rút ra nét cá biệt giống nhau giữa hai đối tượng vốn là khác loại, không cùng bản chất. Nét giống nhau là cơ sở để hình thành ẩn dụ, đồng thời cũng là hạt nhân nội dung của ẩn dụ.
Chức năng chủ yếu của ẩn dụ là biểu cảm. Hiện nay ẩn dụ được dùng rộng rãi trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, không những trong văn xuôi nghệ thuật mà còn trong phong cách chính luận nhưng nhiều nhất vẫn là trong thơ ca.
HOÁN DỤ
Giữa hai sự vật, hiện tượng có mối quan hệ tương cận, tức đi đôi, gần gũi với nhau (bộ phận - toàn thể; vật chứa đựng - vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật - sự vật; cụ thể - trừu tượng).
Hoán dụ biểu thị mối quan hệ gần gũi, có thực giữa đối tượng biểu hiện và đối tượng được biểu hiện.
Cơ sở của hoán dụ dựa trên sự liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không so sánh.
Về mặt nội dung cơ sở để hình thành hoán dụ là sự liên tưởng phát hiện ra mối quan hệ khách quan có thực có tính chất vật chất hoặc logic giữa các đối tượng.
Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức. Nó được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau nhưng thường đắc dụng trong văn xuôi nghệ thuật, vì sức mạnh của nó vừa ở tính cá thể hoá và tính cụ thể vừa ở tính biểu cảm kín đáo và sâu sắc.
2. NHƯNG ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ VẪN CÓ NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU:
Cả ẩn dụ và hoán dụ đều lấy tên sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
Về mặt hình thức hoán dụ giống ẩn dụ ở chỗ chỉ có một vế (vế biểu hiện), còn vế kia(vế được biểu hiện) bị che lấp đi.
Nó được dùng trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau.
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
Hình ảnh nụ hoa đào chớm nở, hoa mai đâm chồi hay những cành quất trĩu quả trên khắp nẻo đường, con phố báo hiệu một không khí xuân căng tràn đang về. Những bài hát về mùa xuân tựa như những dòng chảy nhỏ ca lên khúc yêu thương về một mùa mới, về khoảnh khắc giao cảm mãnh liệt trong tâm hồn mỗi người Việt. Mùa xuân cũng chính là khoảng thời gian có khí hậu ôn hòa nhất trong năm, la thời điểm hồi sinh của muôn loài sau một mùa đông giá lạnh. Mỗi con người ai cũng có mùa xuân sinh tươi hồn nhiên, nhưng phải biết nắm bắt, "mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất" nếu không biết trân trọng khoảnh khắc quý hiếm đó của cuộc đời mà vội vàng cảm nhận hưởng thụ nó, thì cũng uổng cuộc đời.Tháng giêng ngon như cặp môi hồng, một mùa xuân ngọt ngào , không thể nào cưỡng chế được,cái vẻ đẹp , hương sắc ngắn ngủi của nó.
Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
*ồn như vỡ chợ: so sánh
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật.
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc)
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật , sự việc , hiện tượng , ... này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt
- Ẩn dụ cách thức là sự chuyển đổi tên gọi về cách thức thực hiện , hành động khi giữa chúng có nét tương đồng.
- Ẩn dụ phẩm chất là sự chuyển đổi tên gọi giữa những sự vật , hiện tượng có nét tương đồng với nhau ở một vài điểm nào đó về phẩm chất.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là sự chuyển đổi tên gọi giữa những sự vật , hiện tượng có nét tương đồng với nhau về cảm giác, Loại ẩn dụ này thường kết hợp với các từ chỉ cảm giác loại này với cảm giác loại khác.
Cảm ơn Trần Việt Hà giúp