K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2019

*Âm mưu: Mĩ cấu kết với Pháp can thiệp sâu và chiến tranh Đông Dương.

* Hành động:

- Ngày 23 - 12 - 1950, Mĩ ký với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Đây là hiệp định viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính của Mĩ cho Pháp và tay sai, qua đó Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

- Tháng 9 - 1951: Mĩ ký với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ nhằm ràng buộc Bảo Đại.

- Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi đưa chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương lên quy mô lớn.

25 tháng 5 2019

Đáp án A

Cuối năm 1950, sau khi thất  bại tại chiến dịch Biên giới, Pháp đã mất thể chủ động trên chiến trường. Chính vì thế, Pháp đã có âm mưu mới là thực hiện kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi nhằm đẩy mạnh hơn chiến tranh xâm lược và giành lại thế chủ động đã mất trước đó.

12 tháng 4 2017

Đáp án B

31 tháng 5 2019

Chọn B

27 tháng 9 2017

Đáp án: A

3 tháng 8 2023

Chọn B, chiến dịch Thu Đông là do Việt Minh ( quân ta ) mở ra với mục đích phá vỡ thế bị cô lập.

4 tháng 8 2023

Đáp án B chiến dịch Biên giới Thu-Đông (1950) do quân ta mở nhằm tiêu hao một phần sinh lực địch,củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc,khai thông biên giới Việt Trung,phá vỡ thế bao vây của địch và mở rộng đường liên lạc giữa ta với thế giới

3 tháng 7 2017

Đáp án B

Sự phát triển của hậu phương từ sau chiến thắng Biên giới thu - đông năm 1950 đến trước đông - xuân 1953-1954 đã tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để cuộc kháng chiến của quân và dân ta nhanh chóng đi đến thắng lợi hoàn toàn

6 tháng 3 2017

- Quân ta liên tục mở ba chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hao Thám, và chiến dịch Quang Trung. Đây đều là những chiến dịch có quy mô lớn, đánh và vùng trung du và đồng bằng, tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

- Trong đông - xuân năm 1951 - 1952, ta mở chiến chiến dịch Hòa bình nhằm phá tan kế hoạch bình định của địch, đẩy mạnh chiến tranh du kích.

Sau 3 tháng chiến đấu, ta đã giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình - sông Đà, căn cứ du kích của ta được mở rộng.

- Thu - đông năm 1952, ta mở chiến dịch Tây Bắc, tiến công Mộc Châu, Thuận Châu, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái. Kết quả, ta đã giải phóng được tỉnh Nghĩa Lộ và gần hết tỉnh Sơn La, bốn huyện ở Lai Châu, hai huyện ở Yên Bái.

- Xuân - hè năm 1953, ta mở chiến dịch Thượng Lào nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân Lào. Kết quả, ta đã giải phóng được toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxalì

24 tháng 9 2018

* Hoàn cảnh lịch sử:

- Thế giới:

     + Hệ thống xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ, Liên Xô trở thành thành trì vững chắc cho phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc toàn thế giới.

     + Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1 - 10 - 1949).

- Trong nước:

     + Nhiều nước công nhận độc lập và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

     + Tương quan lực lượng có lợi cho ta, bất lợi cho Pháp. Mĩ hậu thuẫn cho Pháp và từng bước can thiệp sâu hơn vào chiến tranh ở Đông Dương.

     + Pháp thực hiện kế hoạch Rơve, nhằm tiến công Việt Bắc lần thứ hai, mong giành được thắng lợi để kết thúc chiến tranh.

* Diễn biến:

- Ngày 16 - 9 - 1950, quân ta mở đầu chiến dịch đánh vào Đông Khê với mục đích cô lập Cao Bằng, uy hiếp cứ điểm Thất Khê và phá thế trận phòng thủ của Pháp trên đường số 4.

- Ngày 18 - 9 - 1950, Đông Khê thất thủ, Pháp điều động quân đội từ Bắc Bộ lên thực hiện cuộc “hành quân kép”:

     + Một cánh đánh từ Thất Khê lên nhằm chiến lại Đông Khê, mở lại đường số 4.

     + Một cánh tiến công từ Cao Bằng xuống gặp nhau ở Đông Khê.

- Ngày 22 - 10 - 1950, Pháp rút chay, đường số 4 được giải phóng. Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi.

* Kết quả:

- Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 nghìn tên địch.

- Giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập.

- Chọc thủng hành lang Đông - Tây của Pháp.

- Kế hoạch Rơve bị phá sản.

* Ý nghĩa:

- Khai thông con đường liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.

- Mở ra bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

29 tháng 2 2016

- Âm mưu, hành động của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari :

Với Hiệp định Pari, Mĩ buộc phải rút quân về nước ( ngày 29-3-1973), nhưng vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn quân sự, lập Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.

Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari. Chúng tiến hành chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ", liên tiếp mở những cuộc hành quân "bình định lấn chiếm" vùng giải phóng. Đây thực chất là hành động tiếp tục chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Níchxơn.

- Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam :

- Những tháng đầu sau Hiệp định Pari: địch "bình định - lấn chiếm", "tràn ngập lãnh thổ" => trên một số địa bàn quan trọng, ta bị mất đất, mất dân.

Tháng 7-1974, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiếp tục con đường cách mạng bạo lực.

       Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng, từ cuối 1973, quân dân ta ở miền Nam vừa kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ vùng giải phóng, vừa chủ động mở những cuộc tiến công địch, mở rộng vùng giải phóng.

       Quân ta đã giành thắng lợi trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long (từ ngày 12-12-1974 đến 6-1-1975), loại khỏi vòng chiến đấu 3 000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long.

       Sau chiến thắng này của ta, chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh và đưa quân chiếm lại, nhưng đã thất bại. Còn Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe doạ từ xa.

Thực tế thắng lợi của ta ở Phước Long, cho thấy rõ về sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta, sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn ; về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ.

Tại các vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam.