K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2019

Ko cop mạng

23 tháng 4 2019

Ngày mai thi đó

4 tháng 5 2018

Câu 1. (1 điểm) Số thập phân gồm 55 đơn vị, 7 phần trăm, 2 phần nghìn viết là:

A. 55, 720             B. 55, 072              C. 55,027             D. 55,702

Câu 2: (1 điểm) Phép trừ 712,54 - 48,9 có két quả đúng là:

A. 70,765              B. 223,54               C. 663,64             D. 707,65

Câu 3. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

Giá trị của biểu thức: 201,5 - 36,4 : 2,5 x 0,9 là: ........

Câu 4. (1 điểm) Một hình hộp chữ nhật có thể tích 300dm3, chiều dài 15dm, chiều rộng 5dm.

Vậy chiều cao của hình hộp chữ nhật là :

A.10dm                B. 4dm                   C. 8dm                  D. 6dm

Câu 5. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

55 ha 17 m2 = .....,.....ha

A. 55,17               B. 55,0017             C. 55, 017              D. 55, 000017

Câu 6. (1 điểm) Lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp?

A. 150%               B. 60%                   C. 40%                  D. 80%

Câu 7. (2 điểm) Một người đi xe máy từ khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 42 phút. Quãng đường AB dài 60km. Em hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/ giờ?

Bài 8. (2 điểm) Một đám đất hình thang có đáy lớn 150 m và đáy bé bằng 3/5 đáy lớn, chiều cao bằng 2/5 đáy lớn. Tính diện tích đám đất hình thang đó?

4 tháng 5 2018

môn toán

Câu 1: Chữ số 5 trong số 162,57 chỉ:

A. 5 đơn vịB. 5 phần trămC. 5 chụcD. 5 phần mười 

Câu 2Hỗn số  được viết dưới dạng phân số là:

Câu 3: 5840g = …. kg

A. 58,4kgB. 5,84kgC. 0,584kgD. 0,0584kg 

Câu 4: Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy 1/5 số viên bi có màu ?

A. NâuB. ĐỏC. XanhD. Trắng 

Câu 5: Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ 30 phút là:

A. 10 phútB. 20 phútC. 30 phútD. 40 phút 

Câu 6: Một huyện có 320ha đất trồng cây cà phê và 480ha đất trồng cây cao su. Hỏi diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê ?:

A. 150%B. 15%C. 1500%D. 105% 

Câu 7Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình đó là:

A. 150 m3B. 125 m3C. 100 m3D. 25 m3 

Câu 8: Đặt tính rồi tính:

a) 68,759 + 26,18

b) 78,9 – 29,79

c) 28,12 x 2,7

d) 3,768 : 3,14

Câu 9: Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 30 phút. Quãng đường AB dài 60km. Hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/giờ?

Câu 10: Tính bắng cách thuận tiện nhất:

0,01 + 0,02 + 0,03 + 0,04 + 0,05 + 0,95 +0,96 + 0,97 + 0,98 + 0,99

MÔN: TIẾNG VIỆT

A. Kiểm tra đọc:

I. Đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm)

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

– Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

– Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

– Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)

Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là………………………………………………………………………………..

Câu 2:Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A. Dám   B. Không        C. Mừng               D. Sợ

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)

AChị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
BChị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.
CĐêm đó chị ngủ yên.
DĐêm đó chị ngủ đến sáng.

Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (1 điểm)

A.

B.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C.Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
D.Không lo vì đã quen với công việc này rồi.

Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)

A.Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. 
B.Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. 
C.Vì chị Út không muốn ở nhà nữa. 
D.Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi. 

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)

A.

B.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng.

C.Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định.
D.Bà Nguyễn Thị rất dũng cảm.

Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A.Câu hỏi.B.Câu cầu khiến. 
C.Câu cảm.D.Câu kể. 

Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A.Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. 
B.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. 
C.Ngăn cách các vế trong câu ghép. 
D.Ngăn cách các vế trong câu đơn. 

Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm)

 
 

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm) (đất nước; ngày mai)

Trẻ em là tương lai của…………………………………… Trẻ em hôm nay, thế giới………………………………;

II. Đọc tiếng: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn (90 tiếng/ 1 phút) và trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên chọn trong đoạn đọc đó) trong các bài sau:

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân ( TV 5/ tập 2/ trang 83)

Đất nước ( TV 5/ tập 2/ trang 94)

Con gái ( TV 5/ tập 2/ trang 112)

Tà áo dài Việt Nam ( TV 5/ tập 2/ trang 122)

Công việc đầu tiên ( TV 5/ tập 2/ trang 126)

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (20 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tà áo dài Việt Nam

Tà áo dài Việt Nam

   Áo dài phụ nữ có hai loại : áo tứ thân và áo năm thân . Phổ biến hơn là áo tứ thân , được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau được ghép liền ở giữa sống lưng . Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau . Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.

Từ những năm 30 của thế kỉ xx , chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.

 Theo Trần Ngọc Thêm

 2. Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút)

Em hãy viết một bài văn tả lại một cảnh đẹp của quê hương mình mà mình thích nhất.

môn khoa học

I. Trắc nghiệm: (7,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (1 điểm) Để sản xuất ra muối biển từ nước biển, người ta sử dụng phương pháp nào?

A. Lọc                B. Lắng                C. Chưng cất                D. Phơi nắng

Câu 2: (1 điểm) Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất là gì?

A. Mặt trời          B. Mặt trăng         C. Gió                          D. Cây xanh

Câu 3: (0,5 điểm) Hợp tử phát triển thành gì?

A. Hạt                 B. Quả                 C. Phôi

Câu 4: (1 điểm) Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì?

A. Sự thụ phấn     B. Sự thụ tinh      C. Sự sinh sản

Câu 5: (1 điểm) Khi nào hổ con có thể sống độc lập?

A. Từ hai tháng đến một năm rưỡi.

B. Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi.

C. Từ hai năm đến hai năm rưỡi tuổi.

Câu 6: (0,5 điểm) Loài hươu có tập tính sống như thế nào?

A. Theo bầy đàn           B. Từng đôi              C. Đơn độc

Câu 7: (0,5 điểm) Tài nguyên thiên nhiên là gì?

A. Là những của cải do con người làm ra để sử dụng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.

B. Là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên con người khai thác và sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.

C. Cả hai ý trên.

Câu 8: (1 điểm) Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?

A. Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở.

B. Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên để con người sử dụng trong đời sống, sản xuất.

C. Là nơi tiếp nhận các chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 9: (0,5 điểm) Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì?

A. Thức ăn, nước uống.

B. Nước dùng trong sinh hoạt, công nghiệp.

C. Chất đốt ( rắn, lỏng, khí)

D. Tất cả các ý trên.

Câu 10: (0,5 điểm) Môi trường tự nhiên nhận từ các hoạt động của con người những gì?

A. Nước tiểu, phân, rác thải.

B. Khí thải, khói.

C. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.

D. Tất cả các ý trên.

II. Tự luận: (2,5 điểm)

Câu 1: (1 điểm) Dung dịch là gì?

Câu 2: (1 điểm) Chúng ta cần làm gì để tránh lãng phí điện?

môn lịch sử địa lý

I - Lịch sử: (5 điểm)

Câu 1: Địa phương nào là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng khởi"? (0,5 điểm)

A. Sài Gòn                  B. Hà Nội
C. Bến Tre                  D. Cần Thơ

Câu 2: Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là: (0,5 điểm)

A. Đường Hồ Chí Minh trên biển.                     B. Đường số 1.
C. Đường Hồ Chí Minh.                                  D. Đường Hồ Chí Minh trên không.

Câu 3: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (2 điểm)

(Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; lá cờ đỏ sao vàng; tiến quân ca; Hồ Chí Minh)

Quốc hội quyết định: lấy tên nước là .....................................................................; quyết định Quốc huy; Quốc kì là ............................................................; Quốc ca là bài .........................................; Thủ đô là Hà Nội; thành phố Sài gòn - Gia Định đổi tên là .....................................................................

Câu 4: Dựa vào nội dung đã học, vì sao nói: "Ngày 25 - 4 - 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta" (1 điểm)

Câu 5: Tại sao nói: "Ngày 30 - 4 - 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta ? (1 điểm)

II - Địa lí: (5 điểm)

Câu 1: Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước ta là: (0,5 điểm)

A. Hà Nội
B. Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
C. Đà Nẵng
D. Cà Mau

Câu 2: Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì: (1 điểm)

A. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ thường tập trung dọc các sông lớn và ở ven biển.
B. Có nhiều đất đỏ ba dan.
C. Địa hình chủ yếu là đồi núi và Cao Nguyên.
D. Có nhiều đất đỏ ba dan và Cao Nguyên; nhiều đồng bằng; sông lớn và ở ven biển.

Câu 3: Dân cư châu Phi chủ yếu là người: (0,5 điểm)

A. Da trắng
B. Da vàng
C. Da đen
D. Cả 3 ý đều đúng

Câu 4: Tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong thông tin sau: (1,5 điểm)

"Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu ......................., thực vật và động vật độc đáo. Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế .................................... nhất châu Đại Dương. Châu Nam Cực là châu lục ............................ nhất thế giới."

Câu 5: Trên trái đất có mấy đại dương ?. Đó là những đại dương nào? Đại dương nào có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất? (1,5 điểm)

môn tin học

A. LÝ THUYẾT: (4 điểm)

Câu A 1 (0,5 đ): Kí tự đặc biệt nằm ở khu vực nào trên bàn phím

A. Hàng phím trên                            B. Hàng phím số; bên phải bàn phím
C. Bên phải bàn phím                       D. Hàng phím số, hàng phím dưới

Câu A2 (0,5đ): Để tạo bảng trong văn bản em nhấn vào nút lệnh nào dưới đây?

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5

Câu A3 (0,5đ ): Trong phần mềm Word, để xóa hàng trong bảng em thực hiện thao tác sau:

A. Nháy chuột vào Menu Table\ Delete\ Table...
B.Nháy chuột vào Menu Table\ Insert\ Rows
C.Nháy chuột vào Menu Table\ Insert\ Table...
D.Nháy chuột vào Menu Table\ Delete\ Rows

Câu A4 (0,5đ): Nhấn phím nào sau đây để xóa hình ảnh đã chèn vào văn bản:

A. Shift B. Delete C. Alt D. Backspace

Câu A5 (0,5đ): Lợi ích của việc chèn hình ảnh là?

A. Hình ảnh được chèn vào làm văn bản trở nên sinh động và hấp dẫn hơn
B. Không cần thiết phải chèn hình ảnh vào văn bản.
C. Hình ảnh minh họa trong văn bản giúp người đọc dễ hiểu nội dung hơn.
D. Hình ảnh trong văn bản chỉ có tính chất giải trí

Câu A6 (0,5đ): Em hãy chọn giải thích đúng cho dòng lệnh sau đây:

REPEAT 10 [REPEAT 4 [FD 100 RT 90]]

A. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước ở vị trí bất kì
B. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước và chồng lên nhau
C. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước ở vị trí ngẫu nhiên
D. Rùa Vẽ 10 hình chữ nhật cạnh dài 100 bước ở vị trí bất kì

Câu A7 (0,5đ): Những từ xuất hiện trong tất cả các Thủ tục của Logo là gì?

A. To và End                       B. Repeat và FD 100
C. CS và Home                   D. RT và FD 100

Câu A8 (0,5đ): Trong phần mềm Logo, để tạo thủ tục khăn thêu em gõ lệnh:

A. Repeat "khantheu            B. Edit khantheu
C. Edit "khantheu                D. Edit 'khan theu

B. THỰC HÀNH (6 điểm)

Câu B 1 (3 điểm): Hãy soạn thảo và trình bày theo mẫu sau:

ĐƯA CƠM CHO MẸ ĐI CÀY

Mặt trời soi rực rỡ, gió đùa tóc em bay

Giỏ cơm trên tay, em đi đưa cơm cho mẹ em đi cày

Mẹ ơi, mẹ nghỉ tay, trời trưa vừa tròn bóng

Mẹ ăn cơm cho nóng mà để trâu cho con chăn

Mai đây lúa thơm xóm thơm làng, lúa thơm lừng cả bàn tay

Là thơm nắng hôm nay khi em đưa cơm cho mẹ em đi cày

Câu B2 (3 điểm): Sử dụng phần mềm Logo để vẽ hình trang trí sau.

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 5

(Gợi ý: hình được trang trí từ một hình lục giác)

9 tháng 5 2018

A. KIỂM TRA ĐỌC

I- Đọc thành tiếng (5 điểm)

- Giáo viên cho học sinh gắp phiếu chọn bài đọc và câu hỏi nội dung của đoạn đó theo quy định.

II - Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

CHIẾC KÉN BƯỚM

Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Thật sự là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu : cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.

Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.

Theo Nông Lương Hoài

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?

a. Để khỏi bị ngạt thở.

b. Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối và chật chội.

c. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành.

2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi chiếc kén được?

a. Vì chú yếu quá.

b. Vì không có ai giúp chú.

c. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi chiếc kén.

3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi chiếc kén bằng cách nào?

a. Chú đã cố hết sức để làm rách cái kén.

b. Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra.

c. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng.

4. Điều gì xảy ra với chú bướm khi đã thoát ra ngoài kén?

a. Bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.

b. Dang rộng cánh bay lên cao.

c. Phải mất mấy hôm nữa mới bay lên được.

5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a. Đừng bao giờ gắng sức làm điều gì, mọi chuyện tự nó sẽ đến.

b. Phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn.

c. Đừng bao giờ giúp đỡ ai việc gì, vì chẳng có sự giúp đỡ nào có lợi cho mọi người.

6. Câu nào sau đây là câu ghép?

a. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ.

b. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.

c. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.

7. Dấu hai chấm trong câu: “Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.” có nhiệm vụ gì?

a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật.

b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận câu đứng trước.

c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là sự liệt kê.

8. Dấu phảy trong câu sau có tác dụng gì?

“Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.”

a. Ngăn cách các vế câu.

b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.

9. Từ “kén” trong câu: “Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ.” là:

a. Danh từ                 b. Động từ                 c. Tính từ

10. Từ in đậm trong câu: “Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm.” là:

a. Hai từ đơn            b. Một từ ghép            c. Một từ láy

B. KIỂM TRA VIẾT.

I. Chính tả (5 điểm) Nghe – viết.

Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài “Út Vịnh” SGK TV5 - Tập 2, trang 136 (Từ đầu đến … chuyến tàu qua)

II. Tập làm văn (5 điểm)

Em hãy tả lại cánh đồng lúa quê em.

9 tháng 5 2018

văn về phần miêu tả người ý a ngày trước thi nó chỉ vào phần đấy thôi

8 tháng 5 2019

Khi hàng phượng cuối sân trường bắt đầu thắp lên những bông lửa đỏ và khi tiếng ve bắt đầu náo nức âm ran thì đó cũng là lúc một năm học sắp hoàn thành. Mùa hè đến! Đó là mùa của những cuộc chia ly và cũng là mùa của những kỳ thi quan trọng đối với những cô cậu học trò. 
Sáng nay, sân trường đã rụng đầy những cánh phượng màu đỏ thắm. Hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng lan toả trong một không gian rộng lớn. 
Trường tôi trồng nhiều hoa phượng. Hàng phượng chạy vòng quanh khắp cả sân trường. Thú thực mới đầu chúng tôi không thích lắm. Ai lại trồng nhiều phượng như thế bao giờ. Nhưng giờ đây mới thấy người đi trước có một cái nhìn đầy nghệ thuật. Phượng nở đỏ như một dải lụa thắm chạy vòng quanh. Nếu nhìn từ xa vào nhà hoa nở, ai cũng ngỡ rằng ngôi trường đang tưng bừng trong ngày hội với hàng chục băng rôn hồng kỳ đỏ thắm. 
Nhưng không chỉ có phượng. Gọi hè về còn có những tiếng ve. Từ cuối tháng tư ve đã bắt đầu dạo khúc nhạc mùa hè. Sang tháng năm ve kêu ồn ã liên hồi hầu như không bao giờ ngớt. Nghĩ cĩng cứ lạ, loài ve chẳng biết tụi học trò buồn hay vui nhưng cứ suốt ngày dạo nên những bản đàn rộn rã của tuổi thơ khiến tụi tôi xôn xao lắm. Loài ve lạ lắm! Có con dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Lúc chết cân vẫn còn bám chặt lấy thân cây tỏ vẻ lưu luyến lắm. 
Nhưng cũng phải nói thật lòng, mỗi lần phượng nở mỗi lần ve kêu tôi lại thấy buồn buồn. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Các anh chị cuối cấp lại còn lo lắng hơn vì đó là lúc bước vào những kỳ thi quan trọng. 
Đổi lại nỗi buồn hoa phượng, tôi bước vào những ngày hè bổ ích bên họ hàng và người thân. Thời gian cứ thế trôi đi, mùa hè sẽ lại qua, rồi lại đến năm học mới. Và sau đó dù biết sẽ rất buồn nhưng tôi lại mong gặp màu hoa phượng, lại mong đón những tiếng ve và để lại bước vào những ngày hè.

Thuở học trò hồn nhiên với biết bao nhiêu kỷ niệm, vui có, buồn có. Những kỷ niệm về thầy cô, bạn bè, những trang nhật ký trao nhau mỗi mùa lên lớp....

Tôi còn nhớ rất rõ hôm lễ tổng kết năm học lớp mười hai. Hôm đó, cả sân trường rộn ràng với những bộ đồng phục trắng tinh, có người vui nhưng cũng có người buồn. Riêng tôi, tôi không biết mình có nên vui hay nên buồn nữa vì sau ngày hôm nay tôi sẽ thật sự xa thầy, xa bạn và chấm dứt quãng đời học sinh của mình với nhiều kỷ niệm khó quên.

Buổi lễ tổng kết cứ thế mà diễn ra trong không khí trang trọng. Trong số bọn học trò có mấy đứa có suy nghĩ giống như tôi. Chúng nó mặc nhiên cười đùa và háo hức mong chờ buổi lễ chấm dứt. Thầy cô ai cũng buồn. Mặc dù tiễn chúng tôi đi sẽ có lớp học trò khác lên thay thế nhưng sau mấy năm thầy trò gắn bó nhau cũng đủ để cảm thấy lưu luyến lắm rồi.

Lời thầy Năng phát biểu càng khiến tôi ray rứt, nghẹn ngào. Nỗi xúc động len vào hồn tôi và gần như khiến tôi bật khóc. Nhìn bạn bè nức nở níu tay nhau, từng lớp mười hai bịn rịn chia tay thầy cô chủ nhiệm, tôi có cảm giác sân trường tràn ngập nỗi buồn.

Rồi tôi nhìn khung trường lần cuối cùng trước khi quay lưng mà mắt cứ rưng rưng nước. Có lẽ đó là một cảm xúc rất tự nhiên đối với một học sinh sắp phải xa trường. Tôi cứ thốt lên trong lòng: “Sao mà buồn quá vậy?”. Lúc ấy, tôi chỉ còn biết nghĩ đến thầy cô, từng thầy cô một, nghĩ đến những tiết học cuối cùng và tự nhủ với lòng rằng: “Mình phải thật sự cố gắng trong các kỳ thi sắp tới, cố gắng vững bước trên đường đời dù có gặp nhiều gian nan, thử thách. Có như vậy mới không phụ lòng mong mỏi của những thầy cô đáng kính luôn tận tụy với nghề, với trò!”.

Sau buổi lễ, cả lớp tôi tập trung ra trước cổng trường chụp hình lưu niệm, chắc có lẽ cả bọn chỉ còn chờ mỗi một mình tôi. Thật sự lúc ấy tôi không đành lòng quay mặt bước đi mà chỉ muốn giữ lại những khoảnh khắc thân quen ngay giữa ngôi trường này trước khi rời xa nó. Đứa nào trong lớp cũng nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên, có đứa giục tôi : “Thằng kia có mau lên không, trưa rồi kìa ?”. Tôi giả vờ gật đầu rồi im lặng bước nhanh ra, trên môi chỉ hé nở một nụ cười thật gượng gạo.

Có lẽ nỗi buồn của tôi đã vơi đi phần nào khi cả bọn cùng nhau kéo lên nhà cô Trị – cô giáo chủ nhiệm lớp. Cái tin đám hỏi cô trở thành đề tài cho cả lớp bàn tán. Tụi nó thật nhẫn tâm, chuyện nghiêm túc của cô mà cũng dám lấy ra đùa được. Hôm nay, cô bị bệnh nên không tham gia lễ tổng kết. Nhìn cô mặt mày hốc hác mà tôi thấy thương cô quá! Tôi cứ lo sức khỏe cô thế này mai mốt đám hỏi thì làm sao đây? Còn chuyện gác thi tốt nghiệp nữa? Bao nhiêu là việc cứ dồn hết lên tấm thân gầy guộc, mỏng manh của cô. Nhìn

Ngồi chơi với chúng tôi một lúc, cô Trị bảo mệt và muốn vào trong nghỉ ngơi. Chúng tôi một số dìu cô vào phòng, một số tranh thủ giải quyết mấy trái thơm mà tôi mang ra từ nhà. Bọn chúng khen ngon làm tôi cũng thấy mát dạ, không uổng công tôi chở lình kình trên chiếc xe đạp cọc cạch hàng mấy cây số.

Ăn xong trái cây, cả bọn chuyển sang bánh mì. Đứa nào cũng tha hồ ngộm ngoạm “thổi kèn” vì thằng Tâm và thằng Trung mua về cả mấy chục ổ. Bánh mì dồn thịt chà bông nên ai ăn cũng khen ngon đáo để. Chưa chén xong bánh mì, trên tay mỗi đứa đã có bịt nước mía thủ sẵn. Nhìn thấy bọn này tham ăn mà tôi “phát sốt”. Ngay tại nhà cô mà tụi nó còn không có chút tế nhị nào hết. Đến tôi cũng phải chào thua luôn!

Đúng là “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” mà! Nhưng tự nhiên như vậy mới vui, mới đúng là bọn “tiểu quỷ” của 12A7, mới để lại nhiều kỷ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa sau bữa tiệc chia tay thời cắp sách, thời học trò vụng dại, ngây thơ nhưng thật trong sáng.

Sau khi tan tiệc, tạm biệt cô xong, cả lớp chia tay nhau rồi tách nhau ra thành mỗi hướng nhưng vẫn hẹn gặp lại nhau trong lễ hỏi của cô Trị. Nhóm tôi chỉ còn tám đứa đạp xe cọc cạch kẻ trước người sau vừa cười nói vui vẻ. Đến đoạn ngã ba Tân Thành thì một tiếng sấm vang lên rầm trời làm chúng tôi giật ngược. Gió thổi bay tà áo dài của bọn con gái, mưa bắt đầu ào ào trút xuống. Lúc ấy trời cũng đã xế chiều, không ai có áo mưa, cả nhóm quyết định dầm mưa về nhà cho nó” ấn tượng”. Biết là sẽ bị cảm lạnh nhưng tôi cũng hùa theo bọn chúng. Tụi con gái không ngại thì mình ngại làm chi, vả lại ai cũng thừa biết mặc áo dài trắng mà bị ướt mưa thì sẽ như thế nào.

Mặc kệ người đi đường xì xầm to nhỏ, bọn chúng tôi vẫn vô tư cười nói. Mưa cứ tạt vào mặt nghe ran rát nhưng tinh thần mỗi đứa trong nhóm đều cảm thấy hứng khởi vừa đạp xe trong mưa vừa kể cho nhau nghe những kỷ niệm vui buồn trong từng giờ học trên lớp. Ôn lại để mỗi đứa thêm nhớ nhau nhiều hơn! Ước gì thời gian sẽ quay trở lại để cho những đứa học trò như chúng tôi luôn sống mãi với mái trường mến yêu, với bạn bè thân quen cùng những người thầy, người cô kính mến. Mặc dù nước mưa thấm vào người lạnh cóng, cả bọn chúng tôi vẫn cố gắng cùng nhau hòa lên giọng hát đầy run rẩy :“Thời gian trôi qua mau, chỉ còn lại những kỷ niệm. Kỷ niệm thân yêu ơi, sẽ còn nhớ mãi tiếng thầy cô. Bạn bè mến yêu ơi, sẽ còn những lúc giận hờn. Để rồi mai chia xa, lòng chợt dâng lên thiết tha. Nhớ mãi, kỷ niệm xưa…

7 tháng 11 2021

minnhf chiụ vì mình chưa thi 

nhưng xin bạn đừng giận mình

nha mình xin lũi nha  

7 tháng 11 2021

Nguyễn Tiến Quân không sao đâu bạn mình cũng đã thi đâu mói cả mình đọc sợ thi được dưới 9 điểm thì rớt mất học sinh giỏi 

nhớ là giữa kì1 nha!

28 tháng 10 2019

A. Đọc thành tiếng: (5đ)

- Học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn văn vào khoảng 130 chữ thuộc chủ đề đã học ở HKI

B. Đọc thầm và làm bài tập: (5đ)

1. Đọc thầm bài:

Về ngôi nhà đang xây

Chiều đi học về

Chúng em qua ngôi nhà xây dở

Giàn giáo tựa cái lồng che chở

Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây

Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay:

Tạm biệt!

 

Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc

Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng

Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.

 

Bầy chim đi ăn về

Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc.

Nắng đứng ngủ quên

Trên những bức tường

Làn gió nào về mang hương

Ủ đầy những rảnh tường chưa trát vữa.

Bao ngôi nhà đã hoàn thành

Đều qua những ngày xây dở.

 

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Lớn lên với trời xanh…

2. Làm bài tập: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Trong bài, các bạn nhỏ đứng ngắm ngôi nhà đang xây dở vào thời gian nào?

a. Sáng

b. Trưa

c. Chiều

Câu 2: Công việc thường làm của người thợ nề là:

a. Sửa đường

b. Xây nhà

c. Quét vôi

Câu 3: Cách nghỉ hơi đúng ở dòng thơ “chiều đi học về” là:

a. Chiều/ đi học về

b. Chiều đi/ học về

c. Chiều đi học/ về

Câu 4: Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì?

a. Sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta.

b. Cuộc sống giàu đẹp của đất nước ta.

c. Đất nước ta có nhiều công trình xây dựng.

Câu 5: Trong bài thơ, tác giả đã quan sát bằng những giác quan nào?

a. Thị giác, khứu giác, xúc giác.

b. Thị giác, vị giác, khứu giác.

c. Thị giác, thính giác, khứu giác.

Câu 6: Bộ phận chủ ngữ trong câu “trụ bê tông nhú lên như một mầm cây”

a. Trụ

b. Trụ bê tông

c. Trụ bê tông nhú lên

Câu 7: Có thể điền vào chỗ trống trong câu “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc……..thở ra mùi vôi vữa nồng hăng” bằng quan hệ từ.

a. còn

b. và

c. mà

Câu 8: Từ “tựa” trong “giàn giáo tựa cái lồng” và từ “tựa” trong “ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc” là những từ:

a. Cùng nghĩa

b. Nhiều nghĩa

c. Đồng âm

Câu 9: Tìm 1 hình ảnh so sánh và 1 hình ảnh nhân hóa trong bài thơ.

C. KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ VÀ VIẾT VĂN: (10 điểm)

1. CHÍNH TẢ (5 điểm) GV đọc cho học sinh nghe - viết.

Bài viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo

(Viết từ Y Hoa ……đến hết bài)

2. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm) Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường.

Đề 2: Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) của em.

#Trang

9 tháng 5 2018

đề trường mình là miêu tả quê hương vào một buổi sáng ban mai. k đúng cho mình đi , mình viết đề tiếp cho.

9 tháng 5 2018

I/ Đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm) 

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

- Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)

Câu 2: Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A

Dám

B

Không

C

Mừng

D

Sợ

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)

A

Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

B.

Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.

C.

Đêm đó chị ngủ yên.

D

Đêm đó chị ngủ đến sáng.

Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (1 điểm)

A.

B.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm.Taybê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C.

Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

D.

Không lo vì đã quen với công việc này rồi.

Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)

A.

Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

B.

Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.

C.

Vì chị Út không muốn ở nhà nữa.

D.

Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi.

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)

A.

B.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng.

C.

Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định.

D.

Bà Nguyễn Thị Định  rất dũng cảm.

Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A.

Câu hỏi.

B.

Câu cầu khiến.

C.

Câu cảm.

D.

Câu kể.

Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A.

Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B.

Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C.

Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D.

Ngăn cách các vế trong câu đơn.

Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm) 

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm)

(đất nước; ngày mai)

Trẻ em là tương lai của.......................................... Trẻ em hôm nay, thế giới....................................;

Kiểm tra viết: (10 điểm)            

1. Chính tả nghe – viết:  (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sang năm con lên bảy. (từ Mai rồi con lớn khôn…đến hết). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 149).

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Em hãy tả người bạn học mà em thân thiết nhất.



Read more: http://dethihocki.com/de-kiem-tra-ki-2-lop-5-mon-tieng-viet-2018-th-ap-6-bau-don-a9772.html#ixzz5F1Ctdds8

I/ Đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm) 

Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

- Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giời, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !

Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)

Câu 2: Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A

Dám

B

Không

C

Mừng

D

Sợ

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)

A

Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

B.

Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.

C.

Đêm đó chị ngủ yên.

D

Đêm đó chị ngủ đến sáng.

Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (1 điểm)

A.

B.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm.Taybê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C.

Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

D.

Không lo vì đã quen với công việc này rồi.

Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)

A.

Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

B.

Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.

C.

Vì chị Út không muốn ở nhà nữa.

D.

Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi.

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)

A.

B.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.

Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng.

C.

Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định.

D.

Bà Nguyễn Thị Định  rất dũng cảm.

Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)

A.

Câu hỏi.

B.

Câu cầu khiến.

C.

Câu cảm.

D.

Câu kể.

Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A.

Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

B.

Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C.

Ngăn cách các vế trong câu ghép.

D.

Ngăn cách các vế trong câu đơn.

Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm) 

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm)

(đất nước; ngày mai)

Trẻ em là tương lai của.......................................... Trẻ em hôm nay, thế giới....................................;

Kiểm tra viết: (10 điểm)            

1. Chính tả nghe – viết:  (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Sang năm con lên bảy. (từ Mai rồi con lớn khôn…đến hết). (SGK Tiếng việt 5, tập 2, trang 149).

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Em hãy tả người bạn học mà em thân thiết nhất.


 

12 tháng 1 2022

em ko có vì em lớp 2:)))

12 tháng 1 2022

 ko có đừng nhắn đủ nhiều thông báo rồi em 

TL

mk ko bít vì cô bn cho ôn ntn thì bn ôn như thế hoặc bn hỏi cô nhé 

HT

1 tháng 11 2018

Lớp 5 nha mọi người

1 tháng 11 2018

Kì 1 không kiểm tra tin