Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn bên cạnh Lê Lợi. Nguyễn Trãi trở thành nhân vật lịch sử lỗi lạc, hiếm có. Ông được UNE SCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.
Nguyễn Trãi để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú, trong đó có Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập,...
2. Hoàn cảnh ra đời của bài Cáo
Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng (tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải rút quân về nước), Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để bố cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.
3. Thể loại
Cáo là một thể loại văn bản hành chính của nhà nước quân chủ, thường được dùng cho các phát ngôn chính thức, hệ trọng của vua chúa hoặc thủ lĩnh, nhằm tổng kết một công việc, trình bày một chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết. Cáo đã có ở Trung Quốc từ thời Tam Đại.
Cáo có thể được viết bằng văn xuôi, nhưng thường là được viết bằng biền văn. Được biết đến nhiều nhất trong thể loại này ở văn học chữ Hán của Việt Nam là Bình Ngô đại cáo (1428) do Nguyễn Trãi soạn, nhân danh vua Lê Thái Tổ tuyên cáo với thiên hạ về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh, được viết theo thể văn tứ lục". (Theo Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001).
4. Đoạn trích
Văn bản này rút từ phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo(1) nổi tiếng, Nguyễn Trãi viết để tổng kết mười năm kháng chiến chống quân Minh xâm lược.
Đoạn trích đã thể hiện một trong những nội dung cơ bản nhất của tác phẩm, đó là lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập tự chủ đã phát triển đến đỉnh cao.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn này nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
2. Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo.
Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc.
Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh.
3. Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
4. Những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích:
- Tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,…
- Biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,…).
- Những câu văn biền ngẫu chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.
5*. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay :
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
So với Nam quốc sơn hà, khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi hoàn thiện hơn nhiều. Vậy là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc làm cho sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc.
6*. Trình tự lập luận của đoạn trích có thể được mô hình hoá như sau:
NGUYÊN LÍ NHÂN NGHĨA |
Yêu dân | Trừ bạo |
CHÂN LÍ VỀ SỰ TỒN TẠI ĐỘC LẬP CÓ CHỦ QUYỀN CỦA DÂN TỘC |
SỨC MẠNH CỦA NHÂN NGHĨA, CỦA ĐỘC LẬP DÂN TỘC |
III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
1. Cách đọc
Đọc bằng âm điệu hùng hồn, chú ý cách ngắt giọng, thể hiện tính chất đối của thể văn biền ngẫu.
2. So sánh với bài thơ Sông núi nước Nam để chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.
Gợi ý: Xem lại câu 3 phần Kiến thức cơ bản.
(1) Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428), sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, buộc Vương Thông phải giảng hoà, chấp nhận rút quân về nước. Bài cáo này được viết theo lối văn biền ngẫu, có vận dụng thể tứ lục (từng cặp câu, mỗi câu mười chữ ngắt theo nhịp 4/6), kết cấu cũng gồm bốn phần như thể cáo nói chung:
- Luận đề chính nghĩa (từ "Từng nghe: ..." đến "Chứng cứ còn ghi");
- Tố cáo tội ác của giặc (từ "Vừa rồi ..." đến Ai bảo thần dân chịu được";
- Quá trình kháng chiến và thắng lợi (từ "Ta đây" đến "chưa thấy xưa nay";
- Lời tuyên bố hoà bình (từ "Xã tắc từ đây vững bền ..." đến "Ai nấy đều hay".
Như vậy, đoạn trích Nước Đại Việt ta trong sách giáo khoa thuộc phần đầu của bài Bình Ngô đại cáo.
Câu 1: Khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí: sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt. Chúng ta là nước riêng, có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có lịch sử độc lập với nhiều triều đại, có chế độ, chủ quyền ngang hàng với các triều đại Trung Quốc.
Câu 2: Qua 2 câu "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo", có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là thương dân, bảo vệ đất nước độc lập để yên dân. Muốn thực hiện điều yên dân, phải trừ bọn hung bạo, đó là bọn giặc Minh xâm lược. Nhiệm vụ hàng đầu của nghĩa quân là vì dân mà đánh giặc xâm lược.
Câu 3:
Để khẳng định chủ quyền của dân tộc tác giả đã dựa vào các yếu tố: nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ riêng, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ nhà nước riêng, bình đẳng ngang hàng với các triều đại Trung Quốc.
Hai bài Nước Đại Việt ta và Sông núi nước Nam đều khẳng định chủ quyền riêng của dân tộc, ngang hàng với các vua Trung Quốc. Nhưng ở bài Nước Đại Việt ta, tác giả có nói thêm văn hiến, phong tục, lịch sử các triều đại.
Câu 4: Những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích:
- Tác giả dùng nhiều những từ ngữ khẳng định về sự tồn tại lâu đời, hiển nhiên, về nhiều phương diện (văn hiến, lãnh thổ, triều đại, ...), đồng thời kể ra những kẻ xâm lược phương Bắc đã chịu thất bại mà sử sách còn ghi rõ.
- Lời văn ngắn gọn, ý tứ phong phú, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén.
Câu 5:
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có
Vậy là sức mạnh của nhân nghĩa, một khái niệm chung chung trừu tượng đã được người anh hùng dân tộc làm cho sinh động bằng chính thực tiễn lịch sử oai hùng của dân tộc.
- Sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta so với bài Sông núi nước Nam có nhiều yếu tố mới, phong phú hơn, toàn diện và sâu sắc hơn và được chứng minh hùng hồn bằng sự thật hiển nhiên.
+ Bài Sông núi nước Nam: ý thức dân tộc tổ quốc chủ yếu dựa trên cơ sở lãnh thổ và chủ quyền.
+ Bài Nước Đại Việt ta: Ngoài hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền còn dựa trên cơ sở là một quốc gia có nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử,…
Trên cơ sở so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta – Ngữ văn lớp 8.
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi ra đời sau Nam quốc sơn hà mấy trăm năm và quả thực là sự kế thừa và phát triển hoàn thiện ý thức về độc lập chủ quyền, ý thức về quốc gia dân tộc.
Nam quốc sơn hà tương truyền là bài thơ thần của nhà thơ, vị tướng quân Lý Thường Kiệt. Bài thơ tứ tuyệt này có thể coi là một trong những bài thơ sớm nhất đề cao tinh thần dân tộc. Lúc ấy khái niệm quốc gia, chủ quyền độc lập còn đơn giản chứ chưa được hiểu sâu sắc và toàn diện như sau này. Tuy nhiên khi bài thơ khẳng định:
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Thì ý thức dân tộc đã được tiến một bước dài rồi. Thời trung đại, phong kiến Trung Hoa lớn mạnh vô cùng. Người Trung Quốc tự cho rằng họ là tinh hoa của vũ trụ. Chỉ có vua của Trung Hoa mới được xếp vào hạng “đế”, hàng “Thiên tử” có thể thay trời hành đạo. Còn tất cả các nước khác xung quanh chỉ là hàng “man di, mọi rợ” và cùng lắm phong cho vua các nước chư hầu một chữ “vương” thôi. Trong con mắt của phong kiến Trung Hoa, nước ta lúc ấy cũng được coi là một nước chư hầu. Thế nhưng câu thơ trong Nam quốc sơn hà lại khẳng định vô cùng đanh thép. Nước Nam ta cũng có “hoàng đế” cũng xứng danh “Thiên tử” bởi:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Rành rành định phận ở sách trời)
Chúng ta có lãnh thổ riêng. Ranh giới Bắc – Nam phân định rõ ràng “tại thiên thư”. Và như vậy người Đại Việt có quyền tự hào và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc ngàn đời.
Từ Nam quốc sơn hà đến Bình Ngô đại cáo (đoạn trích Nước Đại Việt ta) là một sự phát triển hoàn thiện khái niệm quốc gia dân tộc. Nhà văn Nguyễn Trãi viết:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi lúc này không phải là tranh luận về hai chữ đế, vương, không phải là cái khái niệm mơ hồ về ranh giới lãnh thổ mà là ở truyền thống văn hiến lâu đời. Văn hiến nghĩa là ca ngợi tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần mà chúng ta đã làm được trong lịch sử.
Quốc gia, dân tộc, chủ quyển… của Nguyễn Trãi còn là:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, lý, Trần hao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi hên xưng đế một phương
Chủ quyền dân tộc với tác giả phải là có lãnh thổ rạch ròi, có truyền thống, có phong tục, có những thói quen thẩm mỹ. Nhưng điều nổi bật nhất để khẳng định chủ quyền của quốc gia chính là lịch sử. Lịch sử sẽ là bằng chứng hùng hồn không thể nào chối cãi được. Ở trong câu văn của Nguyễn Trãi, ta thấy tác giả một lần nữa nhắc đến sự khác biệt đế, vương. So với Nam quốc sơn hà thì ở điểm này, Bình Ngô đại cáo có sự kế thừa. Dân tộc trong quan niệm của nhà văn còn phải có “anh hùng hào kiệt”. Đó mới là những con người tạo ra lịch sử, vừa là những bằng chứng hùng hồn về truyền thống của nước ta.
Có thể nói, ở đoạn trích Nước Đại Việt ta nói riêng và Bình Ngô đại cáo nói chung, có một sự chuyển biến lớn về tư tưởng. Ở đây, cái quan niệm về quốc gia dân tộc hoàn thiện hơn nhiều so với Nam quốc sơn hà. Trên cơ sở những gì đã có, nhà văn Nguyễn Trãi đã kế thừa trọn vẹn Nam quốc sơn hà để rồi từ đó tạo ra bản anh hùng ca bất hủ, bản “tuyên ngôn độc lập thứ hai” trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của đồng bào ta.
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của nguyễn trãi trong bài nước đại việt ta là:
- Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nằm ở hai từ yên dân và trừ bạo. Nói cụ thể hơn nội dung của tư tưởng đó là yên dân, làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc và yêu nước chống xâm lược.
Học tốt!
Tham khảo
Đoạn tríchVăn bản này rút từ phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo (1) nổi tiếng, Nguyễn Trãi viết để tổng kết mười năm kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Đoạn trích đã thể hiện một trong những nội dung cơ bản nhất của tác phẩm, đó là lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập tự chủ đã phát triển đến đỉnh cao.
-tác giả Nguyễn Trãi
-Thể loại: Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
Văn bản này rút từ phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo
Tác giả là Nguyễn Trãi
Thuộc thể loại cáo
*ĐẠI VIỆT TA:
đoạn văn bản "Nước Đại Việt ta" đã thể hiện một cách hùng hồn lòng yêu nước thông qua việc nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa yêu nước thương dân đồng thời bày tỏ niềm tự hào về quyền độc lập tự chủ của đất nước và truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên. Lòng yêu nước là những điều thật giản dị, tình cảm ấy nằm ngay trong những suy nghĩ, cảm xúc của mỗi chúng ta về nơi mình sinh ra, lớn lên. Và chính những tình cảm ấy sẽ trở thành động lực để chúng ta phân đấu học tập rèn luyện vì tương lai quê hương, đất nước mình.
*SÔNG NÚI NƯỚC NAM
Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
Nước Đại Việt ta có một trang sử vô cùng anh dũng và hào kiệt, ghi đậm tinh thần kháng chiến quyết liệt của nhân dân ta qua bao lần mạnh mẽ vùng dậy chống quân xâm lược, lật đổ ách đô hộ. Bởi lẽ mà những người con đất Việt luôn kiêu hãnh, tự hào mang trong mình dòng máu rồng – tiên, là tinh thần yêu nước mãnh liệt, bất khuất trong bao cuộc đấu tranh khốc liệt, kiên quyết giành lại giang sơn từ tay bọn xâm lược. Ngọn lửa yêu nước cháy bỏng trong tim mỗi con người Việt Nam là khao khát mãnh liệt của một tương lai đầy tự do, đầy hạnh phúc. Rằng dẫu biển có lấp, đá có dời, nhân dân Việt Nam không bao giờ ngừng chiến đấu. Tinh thần yêu nước, khao khát tự do ấy càng quyết liệt, càng kiên cường hơn sau chiến thắng lịch sử đánh đuổi quân Minh đầy vẻ vang, đầy oanh liệt của nhân dân Việt Nam vào mùa xuân năm 1428. Đó là khi tâm hồn và tinh thần của cả triệu người con Đại Việt hoà lại làm một, -cháy bỏng, anh dũng và mãnh liệt hơn bao giờ hết. Sau khi cuộc kháng chiến mười năm của nghĩa quân Lam Sơn kết thúc thắng lợi, Nguyễn Trãi đã thay lời Lê Lợi viết nên một bản cáo tổng kết cuộc kháng chiến và tuyên bố mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc Đại Việt. Bình Ngô đại cáo chính là áng “thiên cổ hùng văn”, là tác phẩm bất hủ trong nền văn chương Việt Nam, được coi như bản tuyên ngôn độc lập của nước ta, mang trong mình ngọn lửa yêu nước cháy bỏng và tinh thần chiến đấu bất diệt của hàng triệu “con rồng cháu tiên”. “ Nước Đại Việt ta” là một trích đoạn nhỏ trong chính bản đại cáo đanh thép và hùng hồn này.
“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
“Nhân” trong Nho giáo là khái niệm đạo đức có nội dung rất rộng lớn, rất bao la, được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau mà mỗi quan điểm lại là một tư tưởng hoàn toàn biệt lập. Song cốt lõi của “nhân” là thương người, thương dân, là sự tương thân tương ái giữa người với người. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được tóm gọn trong hai từ “yên dân” và “trừ bạo”. Yên dân tức làm cho dân sống hạnh phúc, yên ổn. Rằng dân có giàu, nước mới mạnh. Trừ bạo tức diệt trừ bọn hung hăng, tàn bạo, có thế mới đạt được mục đích yên dân, mà có lẽ bọn tàn bạo ở đây chính là giặc Minh nói riêng và bè lũ xâm lược nói chung. Lí lẽ của Nguyễn Trãi hàm súc, giản dị mà lại đầy sức thuyết phục – không cần câu chữ, lời lẽ rườm rà hoa mĩ song vẫn làm nổi bật nên nguyên lí chính xác và cao cường của một nhà tư tưởng vĩ đại. Tư tưởng nhân nghĩa mới mẻ và tiên bộ của Nguyễn Trãi là yếu tố thực tế, là chân lí tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ cho lí lẽ “trừ bạo”, “yên dân”. Ấy cũng chính là khát khao, là ước muốn của những người lãnh đạo đứng đầu đất nước – mong sao cho nhân dân được ấm no, giang sơn được thống nhất.
Dù là nguyên lí nhân nghĩa, hay tư tưởng “yên dân”,”trừ bạo” thì chắc chắn mọi ý tưởng, mọi suy nghĩ của Nguyễn Trãi đều gắn liền với tấm lòng vì dân vì nước và tình yêu quê hương đất nước tha thiết. Bởi lẽ từ lâu, lòng yêu nước mãnh liệt cùng với tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường đấu tranh là sự dẫn đường cho những trang sử hào hùng, những chiến thắng vẻ vang của dân ta. Dẫu đội quân còn yếu kém, vũ khí còn thô sơ, đất nước thời ấy còn nghèo nàn, lạc hậu, song tình yêu nước cháy bỏng trong mỗi người dân Việt Nam lại trở nên mạnh mẽ và tha thiết hơn bao giờ hết. Chẳng phải ấy chính là tinh thần mà không phải dân tộc nào cũng có được? Là cảm xúc vỡ oà trước chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam hay sự hạnh phúc của người hâm mộ trước những thành tích làm rạng danh tên tuổi nước nhà tại đấu trường sea game khốc liệt. Có thế mới thấy đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam cũng là một, chân lí ấy khó lòng thay đổi.
Với tư tưởng mới mẻ, lập luận chặt chẽ cùng với lời thơ, câu chữ hùng hồn, đanh thép, Nguyễn Trãi mạnh mẽ tuyên bố Đại Việt là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có phong tục riêng, có chủ quyền riêng. Ấy là chân lí. “Bình Ngô đại cáo” được xem như bản tuyên ngôn lần hai của Việt Nam sau “Nam Quốc Sơn Hà” của Lí Thường Kiệt, tiếp tục khẳng định chủ quyền độc lập của nước ta, đồng thời răn đe quân xâm lược phản nhân nghĩa ắt gặp thất bại.
Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.
“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.
Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.
Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cỡi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.
Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.
Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.
“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.
Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.
Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cỡi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.
Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.
phần lí thuyết bài này trên hoc24h có hưỡng dẫn soạn mà bạn
vvv