Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Vôn-gang A-ma-đơ Mô-da là nhạc sĩ thiên tài, một ngôi sao chói lọi, một thần đồng trong lịch sử âm nhạc thế giới. Tất cả những từ đẹp đẽ nhất để nói về tài năng âm nhạc đều xứng đáng có thể dành cho ông. Mô-da được mệnh danh là “Mặt trời âm nhạc” do tài năng kiệt xuất, độc nhất vô nhị, cũng như tính chất âm nhạc rất trong trẻo, rực rỡ, tươi sáng. Ngay từ khi còn sống, cuộc đời của Mô-da đã có nhiều chi tiết đặc biệt. Vì thế, theo dòng thời gian, cuộc đời ông được tô điểm bằng nhiều câu chuyện mang nét huyền thoại, không rõ hư hay thực.
Mô-da sinh ngày 27/1/1756 trong một gia đình âm nhạc ở thị trấn San-buốc, nước Áo. Cha là Lê-ô-pôn, một nghệ sĩ chơi đàn violon có tiếng trong dàn nhạc của nhà quí tộc ở San-buốc, ông cũng là người dạy dỗ âm nhạc cho Mô-da. Gia đình Mô-da có 2 người con, đó là Nan-nếc, chị gái và Mô-da. Hai chị em cùng tỏ ra có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc. Nan-nếc nhiều hơn em trai năm tuổi, từ khi 4 tuổi, cô đã có biểu hiện của một tài năng âm nhạc, chỉ sau một năm luyện tập đã đánh được những bản nhạc khá hóc búa. Tuy nhiên, tài năng của người em còn vượt xa hơn. Sở dĩ, người ta gọi Mô-da là thần đồng âm nhạc vì tài năng của ông đặc biệt và được bộc lộ từ lúc còn rất nhỏ.
Một buổi sáng mùa thu năm 1758, bà Anna Maria- mẹ của Môda ở nhà cùng cậu con trai, ông Lê-ô-pôn đã đi làm, còn Nan-nếc thì đi học. Như lệ thường, bà ngồi vào đàn clavơxanh (đàn piano cổ) và bắt đầu chơi những bản nhạc mà hàng ngày Nan-nếc vẫn luyện tập. Trước đó, bà cẩn thận đặt Mô-da ngồi trên chiếc ghế, phía bên phải cây đàn, để vừa đánh đàn vừa dễ dàng quay sang nói chuyện và trông nom cậu bé.
Trong khi mẹ chơi đàn, Mô-da rất chăm chú nghe và quan sát những ngón tay đang di chuyển của bà mẹ, có vẻ như những bản nhạc đang thu hút được sự chú ý của cậu. Không lâu, sau khi đã chơi một số bản nhạc ngắn, bà Maria đứng lên, đi vào bếp để lấy một cốc nước. Trước khi đi, bà đẩy chiếc ghế mà Mô-da đang ngồi sát lại cây đàn, cho cậu bé bám vào thành đàn đề phòng cậu có thể bị ngã.
Khi đang rót nước vào cốc, bà Maria chợt nghe thấy bản nhạc vừa chơi vang lên từ phòng khách, thầm ngạc nhiên nghĩ rằng cô con gái hôm nay lại đi học về sớm, bà hỏi vọng ra ngoài phòng khách: “ Sao về học sớm vậy, Nan-nếc ? ”. Không có tiếng trả lời, bà liền nghiêng người nhìn ra phía ngoài. Bỗng nhiên bà sững người, suýt đánh rơi cả chiếc cốc trên tay, khi nhìn thấy cậu con trai bé nhỏ của mình đang mải miết đánh lại bản nhạc mà lúc trước bà đã tập. Tuy mức độ thuần thục và tốc độ của bản nhạc chưa thật chính xác, nhưng đó chính là bản nhạc mà bà vừa chơi. Không tin được ở mắt mình, sau giây lát định thần, bà Maria tiến gần lại cây đàn, nơi cậu bé vẫn đang say sưa chơi nhạc, bà hỏi:
-Con trai của mẹ, tại sao con đánh được bài này ? Chị Nan-nec đã dạy con từ khi nào vậy ?
-Không, chị đã dạy con đâu, vừa nghe mẹ chơi đàn, con chỉ đánh lại thôi. Bà mẹ càng ngạc nhiên :
-Con nói gì? Vừa nghe mẹ chơi mà con đã đánh được như vậy sao? Không thể tin nổi ? Thấy cậu con trai tỏ vẻ chú ý và rất thích thú với cây đàn, bà Maria hỏi:
-Nếu con muốn tiếp tục được đánh đàn, hãy nghe mẹ chơi đoạn nhạc ngắn này, rồi con thử đánh lại xem.
Tay trái giữ vai Mô-da, còn tay phải bà chạy trên những phím đàn một giai điệu ngắn. Ngay khi giai điệu vừa kết thúc, bàn tay bé xíu của cậu bé đặt lên phím đàn, không hề có chút ngập ngừng, cậu đánh lại giai điệu vừa xuất hiện. Cậu chơi chính xác cứ như đã từng tập nó nhiều lần. Bà Maria lại chuyển sang một giai điệu khác, lần này đó là một câu nhạc do bà tự nghĩ ra, Mô-da cũng đánh lại chính xác. Rồi những câu tiếp theo, ngày càng trở nên dài hơn, khó nhớ hơn, cậu bé cũng đánh lại được gần như là hoàn hảo. Đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, càng thử, bà Maria càng thấy được khả năng đặc biệt của con trai mình.
Đến trưa, khi ông Lê-ô-pôn về nhà, việc đầu tiên, bà Maria gọi ông đến bên cây đàn để cho ông chứng kiến khả năng đặc biệt của cậu con trai. Bây giờ đến lượt ông bố ngỡ ngàng khi thấy con trai mình, mọi ngày chỉ bình thường như những cậu bé khác, bỗng nhiên có những biểu hiện đặc biệt của một thiên tài âm nhạc. Sau khi kiểm tra kỹ năng khiếu của con trai bằng những đoạn nhạc khá hóc búa, ông tự hào nói với vợ: “ Đó là một tài năng đặc biệt, rồi em xem, mai đây, mọi người sẽ nhắc đến thằng bé nhà mình nhiều đấy”.
Điều đó đã sớm xảy ra, chỉ ít lâu sau, dưới sự hướng dẫn của ông Lê-ô-pôn, hai đứa con của ông đã cùng nhau luyện tập đồng thời hai loại nhạc cụ là violon và clavơxanh, chúng có thể biểu diễn độc tấu cũng như hoà tấu một cách khá thuần thục. Trong khi người khác phải mất nhiều năm mới có thể học để hoàn thiện kỹ thuật chơi một trong hai nhạc cụ này, thì chỉ trong hai năm, những đứa con ông đã nắm được kỹ thuật trình diễn thành thạo, đặc biệt là Mô-da. Cậu vừa có kỹ thuật tốt, có nhạc cảm và tỏ ra có tâm lý vững vàng trong khi biểu diễn. Chính vì thế Mô-da thường được ông Lê-ô-pôn giới thiệu trong các cuộc trình diễn âm nhạc ở San-buốc, sau đó là thành phố Viên- thủ đô nước Áo, và khắp các thành phố lớn của Châu Âu.
* * * * * * * * * * * * * * * * * *
Một buổi sáng trước khi đi làm, ông Lê-ô-pôn gọi Mô-da đến và trao cho cậu một bản nhạc. Ông muốn con trai mang bản nhạc tới nhà ông chủ rạp hát, đó là món quà của ông Lê-ô-pôn tặng con gái ông chủ rạp hát nhân dịp sinh nhật cô bé.
Mô-da hiếm khi được ra khỏi nhà một mình, mọi cảnh vật trên đường đều rất mới lạ với cậu bé. Trên đường tới nhà ông chủ rạp hát phải qua dòng kênh nhỏ, Mô-da dừng lại trên thành cầu và ngắm nhìn không chán mắt cảnh những chiếc thuyền trôi dưới dòng kênh. Bỗng làn gió mạnh thổi tới, bản nhạc rời khỏi tay Mô-da và bay nhanh xuống dòng kênh.
Mô-da buồn bã quay về nhà, cậu chưa biết sẽ nói gì với cha về chuyện vừa xảy ra. Ông Lê-ô-pôn đi làm chưa về. Mô-da ngồi vào đàn và chơi những khúc nhạc ngắn, trong đầu cậu chợt loé lên một suy nghĩ. Mô-da liền sáng tác một bản nhạc và mang nó đến nhà ông chủ rạp hát, thay cho bản nhạc đã rơi xuống dòng nước.
Hôm sau, ông Lê-ô-pôn tới chơi nhà ông chủ rạp. Trước khách mời, ông này tươi cười nói với ông Lê-ô-pôn:
- Bản nhạc của bác hay tuyệt. Bác có muốn nghe lại không?
Lê-ô-pôn nhã nhặn cảm ơn. Con gái ông chủ rạp đàn những nốt nhạc đầu tiên. Ông Lê-ô-pôn thoáng giật mình vì thấy đó không phải là khúc nhạc của mình. Ông tiến lại gần cây đàn và nhìn vào bản nhạc. Quả thật như vậy, đó không phải là bản nhạc của ông sáng tác, ông nhận ra những nốt nhạc được viết bởi cậu con trai mình.
Bản nhạc kết thúc, những tiếng vỗ tay vang lên. Ông chủ rạp hồ hởi nói:
- Đó là một khúc nhạc thật trong sáng và đáng yêu. Tôi và con gái rất hài lòng khi nhận được món quà này của bác.
Khi về tới nhà, ông Lê-ô-pôn gọi Mô-da tới và hỏi xem chuyện gì đã xảy ra. Cậu bé kể lại câu chuyện về bản nhạc rơi xuống dòng nước. Ông Lê-ô-pôn không mắng cậu bé, ông chỉ xoa đầu con trai và nói:
- Con đã viết được khúc nhạc thật hay, cha tự hào vì điều đó. Cha tin sau này con sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn.
Lời tiên đoán của ông Lê-ô-pôn đã sớm trở thành sự thật. Ít năm sau, Mô-da đã trở thành nhạc sĩ nổi tiếng khắp châu Âu và thế giới.
Câu chuyện trên xảy ra khi Mô-da mới 6 tuổi.
* * * * * * * * * * * * * * * * * *
Vào thời kỳ đó, thành Viên là nơi tập trung của những nhạc sĩ giỏi nhất thế giới, họ tìm đến đây để học tập, sáng tác âm nhạc và muốn khẳng định khả năng, danh tiếng của mình. Vì thế Viên được coi là thủ đô của nền âm nhạc Châu Âu, ở đây người dân rất yêu âm nhạc, thành phố có nhiều nhà hát, nhiều dàn nhạc xuất sắc và các nhạc sĩ tài ba. Tuy nhiên nhờ tiếng tăm nổi như cồn của thần đồng âm nhạc San-buốc, khi mới sáu tuổi, Mô-da đã cùng với chị gái được biểu diễn âm nhạc trong hoàng cung của nước Áo. Buổi diễn này có mặt rất đông cận thần, đại sứ các nước, có hoàng tử và công chúa tham dự và đặc biệt là sự có mặt của nữ hoàng của nước Áo thời bấy giờ là Ma-ri-a Tê-rê-da. Phần đầu của buổi hoà nhạc do hai chị em cùng chơi, hoà tấu bốn tay trên cây đàn clavơxanh, trình độ biểu diễn của hai chị em đã đạt tới trình độ xuất sắc và nhận được sự tán thưởng rất nhiệt tình của giới thượng lưu nước. Điều này không hề đơn giản, vì những người ở đó đều có sự am hiểu về âm nhạc. Phần tiếp theo, Mô-da biểu diễn một mình những khúc nhạc tuỳ hứng mà cậu ưa thích. Những âm thanh vang lên, một làn âm thanh hoà quyện nhau như một dòng suối ùa ra tưởng chừng như bất tận, cung điện như tràn ngập ánh sáng, tràn ngập hương thơm và màu sắc của vô vàn loài hoa trên thế gian.
Khi tiếng đàn cuối cùng của Mô-da vừa tắt, nữ hoàng Tê-rê-da giơ cao hai bàn tay lên, cả cung điện như thừa lệnh của nữ hoàng, cùng rền lên những đợt vỗ tay tưng bừng, những lời ngợi khen ùa ra, tưởng như không thể dứt. Một nhạc sĩ già, vóc người nhỏ nhắn, ăn mặc trang trọng, bước đến gần cậu, đặt tay lên vai, nhìn thật lâu vào đôi mắt đang tập trung và gương mặt hơi tái đi vì cảm xúc của cậu bé. Ông khẽ kêu lên:
- Không thể ngờ được ! Thật là siêu phàm !
Nữ hoàng quay lại phía ông, nói gần như đáp lại lời ông:
- Đúng thế, ông Hay-đơn ! Đây thật sự là một hiện tượng siêu phàm !
Người đàn ông đứng đó, chính là nhạc sĩ Hay-đơn nổi tiếng và vĩ đại của thành Viên, Ông cúi đầu, nói với Mô-da bằng một giọng trầm, như nói với một người bạn tâm tình:
- Ta ngày xưa cũng đã sáng tác âm nhạc từ năm lên sáu đấy, cháu ạ. Nhưng ta khổ cực lắm ! Ta là đứa trẻ mồ côi, cháu hiểu không, tức là không còn cha mẹ nữa ấy mà ! Cháu giỏi lắm, nhất định cháu còn có khả năng tiến rất xa.
Đúng lúc đó, hoàng tử Giô-dép, là con trai cả của Tê-rê-da, một người cũng có nhiều năm học tập âm nhạc, tiến lại trao cho Mô-da một cây violon và nói giọng thách thức:
- Cậu bé quê mùa, còn đủ sức chơi thêm một bản nữa không ?
Mô-da nhìn thẳng vào mắt Giô-dép và đỡ lấy cây đàn. Sau khi biểu diễn nhiều, cậu đã rất mệt. Lướt nhìn quanh như muốn tìm một hình ảnh nào đó quen thuộc, ánh mắt cậu dừng lại tr...

cậu tk Blackpink đúng ko thì nhớ lại một bài của Blackpink rồi ghi

Bạn xem rồi tham khảo đi nha~!
https://www.youtube.com/watch?v=_Tv7R-JZ08w

Khi các nhà khảo cổ khai quật điểm khảo cổ Gò Bông, bên cạnh những di vật trong tầng văn hóa đã tìm thấy một số di vật bằng đồng lớn trong những trường hợp ngẫu nhiên như: Thạp Ðào Thịnh, Thạp đồng Vạn Thắng, trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Vũ Bị... Có thể xem những Thạp đồng và Trống đồng là những tác phẩm kỳ diệu nhất, biểu hiện đỉnh cao của kỹ thuật và nghệ thuật thời Hùng Vương.
Thời Hùng Vương - một thời rực rỡ của nền văn minh cổ đại mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam về một truyền thống văn hóa hơn bốn nghìn năm mà sự xuất hiện một số sản phẩm đã sánh ngang với những quốc gia cổ đại nhất của nhân loại.
Trống đồng Hùng Vương - sản phẩm đẳng cấp thời cổ đại với những giá trị trải qua chặng đường dài phát triển hàng nghìn năm. Ðiều đó được chứng minh trên hàng chục chiếc trống đồng: Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa, Sông Ðà, Miếu Môn... Mỗi chiếc trống đều được khắc ghi thể hiện khá đầy đủ về một giai đoạn của xã hội đương thời.
Bằng phương pháp chế tác điêu luyện, những người thợ đúc trống đồng thời Hùng Vương đã tạo nên những chiếc trống đồng vừa tinh xảo về kỹ thuật, vừa cân đối và hài hòa về thẩm mỹ. Ðáng tiếc, cho đến nay vẫn còn có người hỏi: Có đúng là ta làm được như thế không?... Khó biết người xưa điêu luyện thế nào mà đã làm ra được trống đồng? Giải đáp về vấn đề này ta hãy cùng quay về với những di chỉ khảo cổ để hiểu việc đúc trống đồng của người Việt cổ ta xưa.
Ðúc trống đồng có những đặc điểm kỹ thuật là: trống kín ba mặt, hoa văn trang trí khắp trống và có hai quai.
Mẫu trống có thể làm bằng gỗ hoặc bằng đất. Trước khi làm khuôn phải nghĩ đến phương pháp rót, vì phải phụ thuộc vào cách rót mà người ta tạo ra khuôn khác nhau. Tạo ra khuôn rồi phải cho vào sấy. Ðối với một số trống lớn (như trống đồng Ngọc Lũ, đường kính mặt trống 70 cm) thường phải rót đùn sấp và rót đùn ngửa.
Xem lại, các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ... đều thấy các hoa văn sắc nét, rõ ràng, quanh thân trống và các chỗ tiếp giáp thân và mặt trống không để lại vết đúc của các đậu rót, đây chính là rót theo cách rót đùn. Muốn rót theo kiểu này nước đồng phải thật loãng, nhiệt độ từ 1.200oC đến 1.250oC. Có như vậy đậu hơi mới thoát hơi trên khuôn.
Cách làm khuôn và cách đúc đồng của những thợ thủ công thời Hùng Vương thế nào ? Có lẽ câu trả lời không chỉ là với 'ai đó' mà còn với cả tiến sĩ Wihemlm G.Solheim II - Giáo sư nhân chủng học ở Trường đại học Ha-vớt, người từng đặt ra vấn đề: 'Loài người biết trồng trọt và đúc đồng ở đâu trước?'. Ông cho rằng: 'Bước đầu tìm đến văn minh này có thể phát xuất từ Ðông - Nam Á'.
Cụ thể là ở Việt Nam, nơi những thợ thủ công thời Hùng Vương đã trực tiếp nấu đồng, chế tác ra những chiếc trống đồng nổi tiếng được tìm thấy ở các di chỉ Ðông Rền, Gò Bông, Ðồng Ðầu, Vinh Quang... nơi từng là địa bàn của các cư dân Văn Lang sống trên địa bàn ven sông Hồng vào giữa thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Việt Nam chính là quê hương của những chiếc trống đồng cổ và là cái nôi trống của vùng Ðông - Nam Á, bởi không có một quốc gia nào ở khu vực lại có số lượng trống đồng nhiều, lớn và đẹp như trống đồng ở nước ta.
Trống đồng thật sự là biểu tượng sáng chói văn hóa Việt!

Thứ tự từ trái sang phải : Mi - mi - fa - sol - sol- sol - sol- sol - sol - đô - sol - mi -mi - sol - fa - fa - fa - fa - fa - fa - sol - mi
"Study well : ]"

đây là olm
đâu phải top top
bạn bị làm saooooooooo ý!
lần này ko báo cáo nhưng lần sau báo cáo đấy
bạn lên hỏi chị gg í