K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2 2017

trang mấy thế bạn

13 tháng 2 2017

b) Lập dàn bài:

(1):Mở bài:

-Dẫn dắt vấn đề : Nêu vai trò của ý trí và nghị lực đối với sự thành công của mỗi con người.

-Giowis thiệu câu tục ngữ.

(2): Thân bài:

- Giàn nghĩa:

+Chí là gì ?

+Nên là gì ?

*Về lí lẽ:

+ý chí là điều kiện cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.

+Không có chí thì chẳng làm được gì.

*Thực tế :

-Những người có trí đều thành công ( dẫn chứng )

- Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn thử thách , tưởng chừng như ko qua được (dẫn chứng )

(3) Kết bài:

-Khẳng định ý chí có vai trò vô cùng quan trọng .

-Lời khuyên:mọi người hãy tu dưỡng ý chí , bắt đầu từ những việc nhỏ để khi vào đời làm được việc lớn.

Chúc bạn học tốt

14 tháng 10 2017

Với mỗi người trong số tất cả chúng ta, hẳn ai cũng có cho mình một quê hương. Nhìn nhận về quê hương của mỗi con người hẳn cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng tôi tin tất cả mọi người đều có một niềm tự hào về quê hương mình và với tôi cũng vậy.

Quê hương Hà Tĩnh của tôi nghèo lắm và cũng xa xôi, cách trở những chốn đô thị hào nhoáng và phồn hoa tại các thành phố lớn. Không chỉ nghèo, Hà Tĩnh còn là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của những cơn bão lớn, những đợt gió lào nóng cháy da, cháy thịt… Nhưng không vì vậy mà người dân mất hết đi niềm tin trong cuộc sống mà trái lại càng khiến tình yêu quê hương trong họ ngày càng da diết và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Dù không có sự ưu ái từ thiên nhiên nhưng người dân Hà Tĩnh vẫn vượt qua những gian nan cách trở, chịu thương, chịu khó và điều đó khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn.

Tình yêu quê hương đất nước của con người Hà Tĩnh được gây dựng từ một lịch sử hào hùng, đầy bi tráng. Từ những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như Khởi nghĩa Hương Khê hay đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh và rất nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy khác nữa. Nổi bật lên là những tấm gương như Lý Tự Trọng, Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập… Qua những cuộc đấu tranh, những tấm gương anh hùng như vậy có thể thấy được tinh thần đoàn kết son sắt, sự dũng cảm, hy sinh khi Tổ quốc cần, sự yêu thương đùm bọc nhau trong hoạn nạn… Đến nay truyền thống đó vẫn được nối tiếp bằng những con người luôn chịu khó học tập, lao động tăng gia sản xuất làm giàu cho quê hương đất nước.

Hà Tĩnh là một mảnh đất nghèo nhưng đầy thơ mộng, ai có dịp qua Hà Tĩnh sẽ được nghé qua những bãi biển trải dài cát trắng, những đồi núi xanh bên những con sông xanh, những di tích lịch sử gắn bó qua một quãng thời gian dài dựng nước và giữ nước như: Ngã ba Đồng Lộc... Bên cạnh đó những vùng quê mang vẻ đẹp đắm say với những con người chất phác, thân thiện và gần gũi khiến ai qua cũng thấy trở nên thoải mái trong lòng.

Hà Tĩnh luôn tạo cho mình một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người, trong những câu hát thì tha thiết và đắm say:

“ Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng mà quê ta, những cánh đồng muối trắng…”

“ Nay anh trở về bên dòng sông la, con đò vẫn nguyên, dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương….”

Đó là những vẻ đẹp rất chân quê và rất đời thường và cũng rất Hà Tĩnh, đó là dòng sông La chảy vào hồn người như tắm mát cho cuộc đời bao nhiêu thế hệ, ngọn núi Hồng bên sông vươn tận bầu trời, những điệu hò ví dặm ngân lên như muốn gọi những người xa xứ trở về với Hà Tĩnh…và nhẹ lòng mình ôm chặt vào đất quê hương để thấy được chữ yêu hai tiếng nhẹ nhàng Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh trong trái tim những người con đi xa là những nỗi nhớ da diết. Đến những vùng đất xa xôi, những thành phố lớn để học tập, làm việc và lập nghiệp, biết bao trái tim đã thổn thức hướng về Hà Tĩnh. Nhớ về Hà Tĩnh là nhớ về nơi chôn rau, cắt rốn, nhớ những lần thả diều bên bờ đê, tắm mát dưới sông quê, những lần bị mẹ đánh đòn vì những trò nghịch dại… vì hai chữ Hà Tĩnh đã ăn sâu trong tầm hồn mỗi con người từ hình ảnh giản dị như vậy nên làm sao có thể nguôi được nỗi nhớ. Nhắc đến quê hương tôi cảm thấy tâm đắc với những dòng thơ mà nhà thơ Hoàng Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dặn phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

Có thể có nhiều người sẽ đưa ra được một định nghĩa về quê hương, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ đúng và đủ. Quê hương thực sự mang nghĩa rộng với bao ký ức, bao dòng cảm xúc thực sự lắng đọng mà mỗi người sẽ diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Với Hà Tĩnh cũng vậy, nỗi nhớ đong đầy với nhiều cảm xúc không thể diễn tả hết qua những dòng bút. Khi đi xa biết nhớ đến Hà Tĩnh, thì đó là những con người yêu quê hương da diết, bỏ qua những thực tại lao động, học tập vất vả để hướng về những giá trị địch thực không có gì có thể mua được.

Xã hội ngày càng phát triển hẳn không ít người sẽ quên đi những giá trị nhân văn đích thực. Không có tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống mỗi con người trở nên thực dụng, đi theo những lợi ích mang tính thời đại, một vòng xoáy của tiền bạc và danh vọng. Hướng về quê hương đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, cho tôi dòng ký ức thuở xưa và đó là chốn yên bình nhất trong mỗi con người.

14 tháng 10 2017

ảo quá oaoa

22 tháng 1 2017

Ảnh 1: Thánh Gióng là một hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm , Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước , lòng căm thù giặc của nhân dân . Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại ( roi sắt) . Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hóa những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại , tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi.

Ảnh 2: Cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai bà Trưng năm bốn mươi là bằng chứng hùng hồn của tinh thần yêu nước , yêu tự do cũng như khi phách" tấn công cả trời" của tổ tiên ta thời đó.Ngoài ra nó còn là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc ta , thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàng của phụ nữ Việt Nam " Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh".

10 tháng 3 2017

3. Phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm. Cách lập luận giải thích chứng minh.

4.Từ ngày xưa cho đến tận bây giờ

10 tháng 3 2017

1/ Tục ngữ là thể loại văn học dân gian, ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt và được vận dụng trong đời sống, suy nhĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

2/ Một mặt người bằng người mặt của.

Cái răng, cái tóc là góc con người.

Học thầy không tày học bạn.

Thương người như thể thương thân.

Không thầy đố mày làm nên.

3/ Phương thức biểu đạt là nghị luận

4/ Qua các thời điểm là từ lịch sử quá khứ đến hiện tại.

Chúc bn kiểm tra được điểm cao nhahihi

12 tháng 9 2017

1. VD: Câu chuyện thực tế:

- Hàng xóm nhà em đã có lần xảy ra xích mích giữa cha và người con. Họ cãi nhau chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt. Thế rồi, người con vì quá tức giận nên đã bỏ nhà ra đi, cậu ta tìm đến nhà của những người bạn của mình và xin ở lại đó. Rồi cứ thế, ngày qua ngày, người con luôn nghĩ đến cha của mình, cậu ta ân hận về những việc mình đã làm. Thế rồi, người con cũng quyết định về nhà. Nhưng không, người cha đã lên cơn đau tim và qua đời ngay sau khi cậu bỏ nhà ra đi. Từ đó, cậu luôn dằn vặt bản thân mình, luôn nhớ về cha. Chắc hẳn, người cha của cậu ở trên thiên đàng cũng nhớ cậu lắm!

=> Người cha và người con rất thương mến nhau, có một tình cảm gắn bó, cao thượng nhưng lại không có kết cục tốt đẹp.

2.

Bố cục:(ở đây là bài văn của bạn nên bạn tự chia nha, mk gợi ý rồi đó)

+Mở bài: Từ đầu đến...

+Thân bài: Tiếp theo đến...

+Kết bài: Phần còn lại.

Tính liên kết:(bạn chọn nha)

- Câu trả lời 1: Đã có tính liên kết. Vì các câu, các ý đã được tiếp nối theo trình tự rõ ràng, đã thông suốt 1 chủ đề, đã được sắp xếp trước sau hô ứng làm cho chủ đề liền mạch.

-Cấu trả lời 2: Chưa có tính liên kết. Vì nội dung nói về nhiều chủ đề, bị ngắt quãng giữa các đoạn...

Nhận xét: (bạn chọn c1 hoặc c2 nhé)

+Cách 1: Đã biết liên kết văn bản thành dòng liền mạch, câu từ mềm mại, đủ ý...

+Cách 2: Chưa liên kết được các câu, câu từ còn cứng, thiếu ý,...v...v

Mình chỉ giúp được vậy thôi ah

Chúc bạn học tốtok

12 tháng 9 2017

sao bn lại viết ko dấu , may mk vẫn đọc dc !!!

7 tháng 11 2021

em lớp4

23 tháng 9 2017

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Đất nước Việt Nam thân yêu có muôn vàn cây lá khác nhau, hoa thơm qủa ngọt bốn mùa. Một màu xanh bát ngát bao trùm sông núi. Cảnh trí thiên nhiên tuyệt cú vời “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Lòng người hồn hậu, giàu tình yêu thương. Những khúc dân ca, những bài ca dao cùng với sữa mẹ, lời ru của bà vừa thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta. Con trâu, con cò, con bống, hoa sen, hoa bưởi, hoa cà… cùng với lời ca tình nghĩa đem đến cho ta men say cuộc đời, làm vơi đi ít nhiều lam lũ, vất vả. Tiếng hát của ai vừa từng làm xúc động, tự hào:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Chẳng thanh lịch cũng con người Thượng kinh”. Tiếng ca của ai vừa từng làm ta bâng khuâng:
“Hoa thơm thơm lạ thơm lùng
Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm”.

Và còn hoa sen trong đầm vừa làm ta say mê từ thuở ấu thơ qua lời ru của mẹ. Năm tháng vừa trôi qua, hồi tưởng lại, ta càng cảm giác lòng mẹ ngạt ngào hương sen:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Cảnh đầm sen đẹp quá. Và lòng người cũng đẹp như sen. Sen là loại cây, loại hoa đẹp nhất trong đầm. Hoa súng, hoa lục bình, hoa muống màu tím biếc vừa đẹp, nhưng không thể so sánh với sen. Bằng cách nói so sánh “gì đẹp bằng”, tác giả tự hào khẳng định: “trong đầm gì đẹp bằng sen”. Câu thứ hai giới thiệu cụ thể vẻ đẹp của đầm sen. Nhà thơ dân gian đang cùng chúng ta say mê ngắm đầm sen một ngày hè đẹp”
“Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”

Trên mặt hồ trong vắt, lá sen xanh xoè ra như những chiếc lọng xinh xinh, những bông sen trắng, sen hồng nở xòe ra, nhị hoa màu vàng tươi, tỏa hương thơm ngào ngạt. Lá, hoa, nhị, xanh, trăng, vàng, bấy nhiêu nét vẽ chấm phá trong một câu câu thơ tám từ mà làm nổi bật vẻ đẹp của sen với màu sắc hài hòa. Sự thần diệu của lời ca là chẳng nói đến hương sen mà người đọc vẫn cảm giác hương sen tỏa ngát, tâm hồn lâng lâng.
Câu thứ ba đổi vần một cách kỳ lạ. hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Câu thứ ba hầu như khép lại câu thứ hai (giản lược) hai chữ “lại chen”. Nghệ thuật đổi vần ở đây chứng tỏ một bút pháp già dặn, điêu luyện của một nghệ sĩ cao tay, tạo nên một ấn tượng đặc biệt. Ta như cảm giác có một bàn tay thon thả, xinh xinh của thiếu nữ đang lật đi lật lại từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng của búp sen.
“Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”
Vẻ đẹp của đầm sen, của hoa sen cũng là vẻ đẹp của làng quê, của thiên nhiên đất nước. Tác giả miêu tả vẻ đẹp rực rỡ cảu đầm sen với tình yêu cỏ hoa tạo vật, với tất cả niềm tự hào dân tộc, và tự hào về đất mẹ quê cha.
Câu cuối bài ca dao mang một hàm nghĩa, một ẩn ý sâu sắc, đẹp đẽ. Lời thơ được cấu trúc bằng biện pháp tương phản “gần bùn”, “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn hôi tanh. Sen mọc từ sự hôi tanh của bùn nhưng sen rực rỡ, thơm ngát thế! Câu ca dao vừa đưa ta đến một liên tưởng thú vị. Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa, dưới ách thống trị của vua quan, địa chủ, cường hào, sưu thuế nặng nề, trải qua nhiều khó nhọc, thiếu thốn. Cuộc đời vật lộn giữa bùn đen hôi tanh, nhưng tâm thế của nhân dân ta rất vững vàng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có thể tác giả bài ca dao này là một nhà thơ nghèo, từ chiêm nghiệm cuộc đời mà nêu lên một triết lỹ nhân sinh cao đẹp của nhân dân ta, ca ngợi bản lĩnh dân tộc: Sống thanh cao, sống trong sạch.

Ca dao dân ca có biết bao bài đặc sắc nói về hoa lá. Có bài nói về dáng trúc mang tiết tháo người hiền “trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Có bài nói về hoa nhài tinh khiết, trong trắng. Dân ca Quan họ có bài nói về trăm loài chim, trăm loài hoa… Qua đó ta thấy tâm hồn nhân dân ta rất đẹp, biết yêu mến quý trọng hoa thơm cỏ lạ mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Với lòng yêu hoa lá, chúng ta cảm giác thú vị được thưởng thức cái hay, cái đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen…” này. Ta yêu thêm vẻ đẹp đồng quê, yêu thêm tâm hồn và tâm thế cao quý của con người Việt Nam:
“Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”…
Trong chúng ta, ai vừa có lần được ngắm sen Hồ Tây, sen hồ Tĩnh Tâm (Huế), sen Đồng Tháp Mười…? Nghĩ về đầm sen, hương sen, chúng ta tự hào biết bao về người con vĩ đại của làng Sen thân thuộc như nhà thơ Bảo Định Giang vừa ngợi ca:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

20 tháng 9 2017

giúp gì vậy?

10 tháng 10 2017

Ở những làng quê miền Bắc, đâu đâu cũng có cây xoan, một thứ cây quen thuộc, gắn bó với cuộc sống của người nông dân tự bao đời. Từ vùng trung du đất cằn sỏi đá đến vùng châu thổ sông Hồng màu mỡ, xoan được trồng trên đồi hay ven con đường làng uốn lượn quanh co, quanh nhà. Xoan rất dễ sống. Người ta chỉ cần đào một cái hố nho nhỏ, ươm cây xoan con con và đặt vào đó một niềm hi vọng.

Thời gian trôi qua rất nhanh. Khoảng năm đến sáu năm sau, cây xoan đã trưởng thành. Thân cây cao và thẳng tắp, màu nâu sẫm. Cành xoan khẳng khiu, đầu cành lưa thưa một vài túm lá. Lá xoan mỏng và nhỏ, màu xanh đậm, phất phơ trước gió.

Cây xoan đẹp nhất là vào cuối tháng ba, mùa hoa xoan nở. Những bông hoa nhỏ bé, cánh tím phớt, điểm mấy chấm đen li ti nở thành từng chùm. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua, những chùm hoa lại đong đưa, đong đưa khe khẽ. Không khí trong làng thơm ngát hương hoa xoan, một mùi thơm mộc mạc, dịu dàng hơn cả hoa cau, hoa bưởi.

Ở làng em, nhà nào cũng trồng xoan. Ngọn xoan cao vượt lên khỏi những khu vườn cây cối xanh um. Sau trận mưa, hoa xoan rơi đầy lối ngõ, rắc trên những luống rau cải xanh mướt và lấm tấm cả trong vại nước trước sân nhà.

Ngắm hàng xoan trồng trước ngõ, ông em tấm tắc khen cây nào cũng to, cũng đẹp. sang năm là có thể đốn xoan làm cột, dựng thêm chiếc nhà ngang. Gỗ xoan dẻo dai, bền chắc và đặc biệt là không mối mọt nào đục được. Ông bảo em nhớ nhắc ông bữa nào tỉa bớt lá xoan già để ủ làm phân xanh bón lúa.

Giống như tre, trúc, cây xoan là bạn thân của người nông dân Việt Nam từ ngàn xưa. Xoan mọc ở khắp nơi, không chê đất xấu đất cằn. Nét đẹp giản dị của cây xoan góp phần làm nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên thanh bình chốn làng quê Bắc bộ.

10 tháng 10 2017

Có một loài cây chẳng được ngợi ca trong văn, thơ cũng chẳng mấy ai nhớ đến trong sự quý trọng. Có lẻ bắt đầu từ cái tên quê mùa, khắc khổ của nó mà người ta không muốn nhắc đến hay bởi sự chua chát từng có trong đời nó giành hết phần mình? Ấy vậy mà nó lại là loài cây gắn bó cả tuổi thơ tôi, dắt tôi qua hết năm dài tháng rộng của những kỉ niệm ngọt, bùi, cay, đắng. Cây bần ổi của quê nội thân yêu!

Ai cũng có quyền yêu quý một điều gì đó của riêng mình mà không rõ lí do. Tôi yêu cây bần từ cái tên dân gian của nó. Nội tôi bảo bần là nghèo khổ là bần cùng, chắc vậy mà người dân quê tôi ai cũng ngại khi có cây bần mọc phía trước nhà. Chúng chỉ dám âm thầm lớn lên ở sau hè, sau vườn hoặc ven bờ đất lở. Cây bần của bà tôi nằm cạnh hông nhà vươn vai to lớn không thua gì cây xoài, cây ổi. Cây không cao nhưng tán rộng đủ để chị em tôi riu rít trèo hái trái mỗi ngày. Tôi nhớ từng hình dáng của cành, từng vết sẹo trên thân cây như nhớ những nếp nhăn in hằng trên trán nội. Tôi thương thân cây côi cút như chú chim sâu mất mẹ, thương những chiếc lá vàng lìa cành khi đông đến. Lá bần tròn trĩnh cứng cáp như chiếc bánh tráng lũ trẻ thường ăn. Trái bần chỉ có hai vị chát khi bần còn non và chua khi bần đã già, chín. Không giống với vị chua của bất cứ trái chua nào, bần chua rất thanh khiến những người kén chua không thể ăn nổi nhưng lại là món ngon của những đứa trẻ nghèo chúng tôi. Có ai yêu và đồng cảm với loài cây này mới cảm nhận được vị ngọt ẩn sâu bên trong cái chua của nó như người ta tìm được sự ngọt bùi của nghĩa tình trong cái nghèo khó, khô cằn của đất. Để có được hàng trăm, hàng nghìn trái, cây đã ra bằng ngần số hoa ấy. Hoa bần đẹp không vì màu sắc rực rỡ cũng không phải cánh hoa xinh tươi. Cả hai thứ ấy hoa bần đều không có, bởi hoa chỉ là những sợi tơ trắng mềm như sợi bún gắn vào đài hoa. Hoa kết trái, sợi hoa rụng trắng gốc bần như mái tóc trắng của bà, cây buồn bã thở than giã từ hoa, cơn gió lạ cuốn theo hoa bay mất.

Trái bần không chỉ là món ăn vặt của lũ trẻ mà còn là món ăn của các chị, các mẹ. Không có món nào khiến một bầu thỏa mãn vị giác bằng trái bần chua. Mẹ tôi vẫn thường hái những trái bần chín để nấu canh chua cá chốt, cá rô. Cha tôi thì thích món cá sặc kho lạt bỏ vào ít lát bần chua, dầm với ớt.

Cây bần già nhà tôi đã bao mùa thay lá, bao mùa ra hoa, kết quả, bao mùa hứng chịu những thay đổi bất thường của thời tiết và cũng bao lần chứng kiến những thay đổi của cuộc đời. Đó cũng là ngần ấy thời gian chúng tôi gắn bó bên nhau như một bà lão hàng xóm tốt bụng với lũ trẻ nhà bên. Chẳng có đứa trẻ nào khi chúng có thức ăn ngon, bánh kẹo nhiều lại nhớ đến những trái bần chua. Ngày ấy, xóm chúng tôi chỉ có vài nóc nhà ngói nhưng hầu hết trẻ em đều thiếu thốn như nhau. Chúng tôi bày nhà chòi dưới gốc bần mát, nhặt lá bần làm bánh tráng, hoa bần làm bún. Buổi trưa không ngủ, chúng tôi đã có trái bần chấm muối ớt, vừa ăn vừa hít hà vì cay. Vậy mà vài ba đứa ăn hết cả rổ bần, chúng tôi ăn rất ngon như cách những đứa trẻ thành thì ăn gà rán hay bánh cuốn. Tôi là một cô bé hay tủi thân và nhạy cảm, có lúc nghĩ đời mình như cây bần lẻ loi ngoài hè nên có chuyện gì buồn tôi lại ra góc hè ngồi khóc với cây. Cây ơi! Cây có hiểu điều gì không mà cành rung nhè nhẹ. Có lần nghe bác tôi bảo bà chặt cây bần đi, ai lại trồng cây nghèo khổ cạnh nhà. Tối đó ba chị em tôi ngồi mãi dưới gốc cây không đứa nào chịu vào nhà ngủ, đến khi cha tôi hứa sẽ không chặt cây nữa. Chị em tôi không có đồ chơi, chiếc thuyền em tôi làm bằng bẹ dừa nước, đồ chơi nhà chòi là ráo dừa, vỏ sò vỏ ốc. Cây bần là công viên của riêng chúng tôi, ở đấy chúng tôi thỏa thích leo trèo. Trên cành cây cao nhất, có cô bé hay nhắm mắt mơ về một ngày mai trở thành cô giáo giúp cha mẹ thoát nghèo để cây bần không còn tủi thân khóc cho những mùa lá rụng.

Nay cô bé ngày xưa đã trở thành cô giáo, mái tóc trắng của bà đã ngủ yên. Cây bần già vẫn giữ lời hứa hẹn đứng đó chờ đợi người đi trở về. Cạnh cây bần ngôi nhà lá đơn sơ đã thay bằng tường trắng vôi xanh. Chắc lũ trẻ quê giờ chẳng ai thích thú với món ăn vặt ấy nữa nhưng cây vẫn lặng lẽ ra hoa, âm thầm kết trái.

Cây ơi! Cây nhớ gì không bao tháng ngày đã mất? Cây thương gì không mà im lìm trông ngóng? Cây nghĩ gì không mà lặng lẽ thở dài? Cây có biết dù ở nơi xa nhưng cô bé ngày xưa vẫn mong ngóng ngày về, vẫn nhớ lời hẹn ước. Cây ơi! Chờ tôi nhé!

18 tháng 6 2017

Châu Nam Cực là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km2 (5,4 triệu dặm2), châu Nam Cực là lục địa lớn thứ năm về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm). Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.

Châu Nam Cực, xét trung bình, là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất, và cao nhất trong tất cả các lục địa. Châu Nam Cực được xem là một hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới, với lượng giáng thủy hàng năm chỉ ở mức 200 mm (8 inch) dọc theo bờ biển và giảm dần khi vào trong nội lục. Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt −89 °C (−129 °F), dù vậy nhiệt độ trung bình quý III (giai đoạn lạnh nhất trong năm) là −63 °C (−81 °F). Tuy không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng vẫn có từ 1.000 đến 5.000 người sinh sống mỗi năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác khắp lục địa. Chỉ có các vi sinh vật ưa lạnh có thể sống sót ở châu Nam Cực như các loại tảo, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, và một số loài động vật nhất định như mạt, giun tròn, chim cánh cụt, hải cẩu và gấu nước. Thảm thực vật xuất hiện là đài nguyên.