K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2017

Đó là tinh thần của người tù Hồ Chí Minh. Dẫu bị giam cầm xiềng xích, thân thể bị đoạ đày nhưng không ai có thể giam hãm được tinh thần của Người. Không những thế, trong nhà ngục, Hồ Chí Minh vẫn để cho tâm hồn thi sĩ của mình bay bổng, vượt ra ngoài nhà lao đến với thiên nhiên, với người bạn trăng tri kỷ. Mở Nhật kí trong tù mấy ai không cảm thấy thích thú và xúc động bồi hồi khi đọc đến bài thơ Ngắm trăng.

Bài thơ được mở đầu bằng những lời miêu tả rất chân thành hiện thực cuộc sống và tâm trạng con người.

Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.

Mỗi câu thơ nêu lên một tình huống. Câu thứ nhất: nhà tù – không rượu – không hoa. Đó là sự thiếu thốn vật chất. Điệp từ không cất lên hai lần làm tăng thêm ý thơ. Sự thật là, sống trong tù, người tù thiếu nhiều thứ, kể cả những nhu cầu tối thiểu như cơm ăn, áo mặc, nước uống, giường nằm, chăn đắp. Trong nhiều bài thơ khác, Bác đã nói về điều đó, ở câu thơ này không rượu, không hoa là lời giãi bày tâm sự về hoàn cảnh trớ trêu của mình trước vẻ đẹp mời gọi của đêm trăng. Tâm sự ấy thanh cao quá, vượt trên cái hiện thực nhà tù, trên cả những thiếu thốn vật chất bình thường, đời thường. Câu thơ thứ hai: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ nói rõ thêm tâm sự của Bác. Ta nhận thấy dường như người tù ấy đã thực sự quên ngục tù, quên cái hiện thực tăm tối để hướng tới ánh sáng, thưởng thức cảnh đẹp, đón chào trăng sáng. Chỉ hai câu thơ mở đầu, ta được thấy hồn thơ của Bác chân thành biết bao, mở rộng biết bao. Đêm nay, trong sự cô đơn trống vắng ở nhà lao, Bác lại được người bạn trăng tìm đến.

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

phan tich bai tho ngam trang

Bác đã chào đón người bạn trăng như vậy đấy – không rượu, không hoa chỉ có… đôi mắt nhìn nhau và tấm lòng hướng tới. Song kì diệu hơn nữa là cái tư thế ngắm trăng, cái hoàn cảnh gặp gỡ của đôi tri âm, tri kỉ. Đọc ở nguyên bản chữ Hán, ta càng thấy rõ đặc điểm của cuộc gặp gỡ này, cũng đã hiểu sâu nghệ thuật cấu trúc câu thơ tả thực, rất thực của tác giả.

24 tháng 3 2017

Cảm ơn bn nhiều nha!!haha

13 tháng 5 2020

Google thẳng tiền

13 tháng 5 2020

hỏi từ điển Google

12 tháng 2 2017

Muốn chiếm lĩnh được tri thức cần có phương pháp khoa học thay vì việc học tủ và học vẹt. Học vẹt là học chay, học không khoa học, tràng giang đại hải, học theo kiểu bắt chước một cách vô thức, không hiểu bản chất của vấn đề. Còn học tủ là lối học lỏi, chọn phần tiếp thu nhanh để học. Hai lối học tai hại này đều gây ra hậu họa khôn lường. Học tủ có thể bị "lệch tủ", "trật tủ" và khả năng bị điểm liệt, điểm yếu rất báo động. Học vẹt khiến cho học sinh rỗng kiến thức và làm mất đi lối tư duy phân tích, tổng hợp vấn đề. Cả hai cách học này đều khiến học trò bị mất phương hướng, và hoàn toàn trống rỗng khi học. Kiến thức thực sự, khả năng sáng tạo và phát triển trí tuệ sẽ không được bị triệt tiêu bởi hai phương pháp học tủ và học vẹt lệch lạc, phiến diện.

6 tháng 3 2016

Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau

6 tháng 3 2016

Gợi ý : - Về lí lẽ: Giải thích thế nào là học vẹt, học tủ ? Việc học vẹt học tủ dẫn đến hậu quả gì đối với mỗi người nói riêng và xã hội nói chung ?

- Về yếu tố biểu cảm: Cần bày tỏ tình cảm đáng tiếc cho lối học vô bổ, không có tác dụng mở mang trí tuệ, trau dồi kiến thức (nếu là học vẹt) và lối học cầu may (nếu là học tủ).

-Chúng ta không nên học vẹt và học tủ
+ Học "vẹt" là lối học thuộc mà không hiểu bản chất vấn 
đề
+ Học "tủ" là lối học chỉ chú trọng và hiểu kiến thức trong 
phạm vi nhất định

Người học không chủ động trong tình huống kiểm tra
+ Cả hai cách học trên đều không có hiệu quả.
Kiến thức không đọng lại 
- Cần chống lối học vẹt, học tủ.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Học vẹt, học tủ là gì?.Nêu những dẫn chứng.Học vẹt là học làu làu không suy nghĩ.Học tũ là chỉ học một vài bài dựa trên may,rủi mà thành công . Một người khi cố học thuộc để lấy điểm miệng hay kiểm tra để lấy điểm cao nhưng rút cục học chẳng hiểu vấn đề gì. Còn học tủ, Học tũ là chỉ học một vài bài dựa trên may,rủi mà thành công.Một người khi kiểm tra mà không trúng "tủ"thì họ sẽ nhận được điểm kém.

- Tác hại của việc học tủ và học vẹt: Học vẹt,học tủ đem lại cho người đọc sự thiếu sót trong kiến thức ,sự nghèo nàn trong học vấn . Người hay học vẹt ,học tủ luôn thua sút các bạn. Sau này khi ra đời, họ sẽ không có kiến thức để góp phần xây dựng đời sống xã hội.

12 tháng 3 2022

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc , là người chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến vinh quang , người không chỉ là chiến sĩ cách mạng kiệt xuất mà còn là nhà văn, nhà thơ lớn mà còn là một danh nhân văn hóa thế giới . Điển hình đây với bài thơ Vọng Nguyệt ( Ngắm Trăng ) của Bác cho ta thấy hình ảnh trong tù bị đày đọa khổ sở biết nhường nào nhưng người vẫn có thể sáng tác ra một bài thơ hay đến như vậy. Phải chăng bài thơ Ngắm Trăng này của Bác ngoài nói về tình yêu thiên nhiên say mê của bác , phong thái ung dung của Bác ngay cả khi trong cảnh tù đày màn còn là một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó. Bác đã vượt khó qua chính suy nghĩ , qua chính bộ não của mình và qua chính bộ não của bản thân bằng chính con người mình . Bác chẳng buồn bã hay chán nãn , trong cảnh tù đày Bác vẫn lạc quan yêu đời , Bác vượt lên chính bản thân mình để thưởng thức được vẻ đẹp của đất trời , của ánh trăng . Vậy tại sao chúng ta không coi đó là một tấm gương đáng để ta noi theo ? Với thời bình hiện nay , có lẽ đa số mọi người sinh ra đã khỏe mạnh , đã giàu có rồi nhưng tinh thần vượt khó thì các bạn vẫn cần . Bạn đã bao giờ nghĩ rằng học hành là vất vả và không muốn học nữa , hay bạn đang nghĩ rằng mình đang sống khổ sở . Vậy thì Nguyễn Sơn Lâm – chinh phục Phan xi păng bằng nạng gỗ  , Nguyễn Ngọc Ký bị tật cả 2 tay nhưng vẫn có nghị lực phi thường đương đầu với số phận, không cam lòng với tật nguyền . Bạn thấy đấy còn nhiều người vẫn khổ hơn chúng ta nhưng họ vẫn cố gắng vượt khó thì sao chúng ta lại không vượ khó nhỉ . Bạn vượt khó bằng cách dám đương đầu với mọi thách thức, bạn vượt khó bằng cách vươn lên chính bản thân mình mà chăm chỉ học bài , bạn vượt qua những sự ích kỷ của bản thân . Thì theo tôi đấy là một điều rất nên làm . Sự vượt khó chưa bao giờ là sai lầm chưa bao giờ mang lại điều tồi tệ với ta mà nó chỉ cho ta sống có giá trị , cho ta một đức tính tốt , sống có ích cho xã hội hơn bao giờ hết .

Bài thơ Ngắm Trăng là bài thơ được trích trong nhật ký Trong Tù của Hồ Chí Minh là bài thơ tứ tuyệt Giản dị mà hàm sức cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả khi trong cảnh ngục tù tối tăm trong đó hai câu thơ cuối là hai câu thơ thể hiện rõ chắc nghệ sĩ Hòa huyện với chất chiến sĩ cách mạng của Bác từ phòng gian tăm tối bác hướng tới vầng trăng nhìn ánh trăng tâm hồn thêm thư thái song sát nhà tù không thể ngăn cách được người tù và vầng trăng máu và bạo lực không thể nào dìm được hân lý vì người tù cách mạng đây là một thi sĩ chiến sĩ vĩ đại câu cuối nói về Vầng Trăng Trăng được nhân hóa có ánh mắt nét mặt và tâm tư trở thành một người bạn tri ân tri kỷ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác Trăng Và Phát triên ngô đối diện Đàm Tâm thông nhau qua ánh mắt hai câu cuối Được cấu trúc Đăng đối nên sự cân xứng giữa người và Trăng chắc nghệ sĩ hòa nguyện trong Bác.

4 tháng 5 2022

ko có đấu chấm à

anh

26 tháng 4 2022

Trong bài thơ Ngắm Trăng, ta thấy được tình cảm và tinh thần của Bác Hồ thật tuyệt vời. Mặc dù, trong hoàn cảnh tù đày nhưng tâm hồn của tác giả vẫn vô cùng tự do, phóng khoáng thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của tác giả.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà? ”
(Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ).

Câu thơ thể hiện tình cảnh thực tại nhiều khó khăn, khắc nghiệt, khi người chiến sĩ bị cầm tù. Hình ảnh không rượu, không hoa, không có gì để lãng mạn trữ tình như những nhà thơ xưa thường dùng rượu và hoa để mà ngâm thơ. Nhưng tác giả Hồ Chí Minh thì đang trong hoàn cảnh bị ngược đãi về thể xác, chịu cảnh tù đày thì làm sao phong lưu uống rượu, ngắm hoa, thưởng trăng như người xưa được. Tuy nhiên dù thân thể có chịu giam cầm, không có những chất xúc tác để có thể phong hoa bướm nguyệt nhưng tác giả vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã. Cảnh buổi đẹp với ánh trăng soi sáng, vằng vặc, chung thủy vẹn nguyên khiến cho tác giả không thể nào bỏ qua được. “Khó hững hờ” thể hiện cái đẹp của ánh trăng của thiên nhiên đã làm tác giả động lòng không thể nào làm ngơ. 

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
( Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ).

hai câu thơ này, thể hiện sự hòa hợp về tâm hồn của tác giả và ánh trăng. Họ như hai người bạn thân lâu ngày gặp lại nhìn thấy nhau vui mừng khôn xiết, trong đôi mắt như đang rưng rưng nhạt nhòa xúc động. Trăng đã được tác giả sử dụng biện pháp nhân cách hóa để trở thành một con người. Một người bạn thân, đang nhìn ngắm người thân thương của mình một cách say đắm. Tác giả nhìn ánh trăng ngây thơ, hồn nhiên, trong veo thánh thiện như thuở nào. Lòng tác giả chợt trào dâng niềm xúc động mạnh mẽ, ước muốn tự do được trở về quê hương đất nước dâng lên mãnh liệt.  Bài thơ không ồn ào. Mà xuyên suốt nó là sự im lặng của con người và thiên nhiên. Trong cái mênh mông bao la đó chỉ có con người và ánh trăng đang ngắm nhìn nhau. Tuy cả hai không nói điều gì những trái tim đã nói hộ ngàn lời muốn nói.

Câu in đậm là câu phủ định ha!

12 tháng 4 2017

Học vẹt, học tủ đều là những cách học lệch lạc. Học vẹt làm chúng ta không nắm được nội dung học mà chỉ thuộc bài một cách máy móc, rập khuôn, như một con vẹt nói được nhưng chẳng hiểu gì cả. Còn học tủ thì sao? Là chỉ học những gì mình cho là cần thiết để nhằm mục đích vượt qua kì thi chứ không phải để nắm kiến thức. Đi thi không gặp được trúng bài mình học sẽ bị “tủ đè” lại ngay. Bởi vậy chúng ta không nên học vẹt, học tủ.

11 tháng 3 2019

Học mà không hiểu gì,học chỉ mang tính đối phó,học một vài nội dung cho rằng sẽ thi sẽ kiểm tra,điều đó có thể nói là ''học vẹt''và ''học tủ''.Chúng ta phải biết rằng ;học như vậy không thu được kiến thức thật sự không rèn được sự sáng tạo ,trí thông minh ;kiến thức sẽ phiến diện lệch lạc; khi làm bài chúng ta cần suy luận nếu ''lệch tủ'' thì ta sẽ phải làm sao đây?Tất nhiên là sẽ không làm được bài,và sẽ nhận điểm kém , tệ hại hơn là không được lên lớp.Nếu như ai đã từng có một suy nghĩ như thế thì nên ngẫm lại đi vì "học tủ " và "học vẹt"thì không thể tiến nhanh và tiến xa để tới đích của mình được.