K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2018

Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất các loại túi thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, những sản phẩm này do giá thành cao nên các siêu thị vẫn cân nhắc. Với những người bán hàng nhỏ lẻ thì lại càng không thể vận động được họ dùng túi này thay thế túi ni-lông. Còn người mua hàng quen được dùng miễn phí túi ni-lông nên vẫn tỏ ra khá thờ ơ. Bảo vệ môi trường không thể chỉ bằng những lời hô hào suông, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ vốn, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thay thế túi ni-lông, đưa giá thành loại túi này rẻ như túi ni-lông hiện nay.

7 tháng 12 2021

Tham Khảo 
Ngày nay, việc sử dụng bao bì ni lông vô cùng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Tuy nhiên, việc lạm dụng bao bì ni lông gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho cuộc sống con người nói riêng và môi trường, hệ sinh thái nói chung. Bao bì ni lông không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mĩ quan đô thị, môi trường sống của con người. Để khắc phục tình trạng này, ngay từ hôm nay, chúng ta phải thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của chính mình. Hiện nay, nhà nước cũng như những tổ chức, cá nhân đã có nhiều phát minh các biện pháp thay thế túi ni lông như: các sản phẩm từ mây, tre, đan; túi giấy tự phân hủy,… tuy nhiên hiệu quả chưa cao, vì vậy cần mở rộng, phổ biến những mô hình có ích này để người dân biết đến nhiều hơn. Bên cạnh đó, mỗi người dân chúng ta cần có ý thức hạn chế sử dụng túi ni lông và thay thế bằng những vật khác thân thiện với môi trường để giảm thiểu những tác hại do túi ni lông gây ra. Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của túi ni lông trong cuộc sống, tuy nhiên, những tác hại kinh khủng của nó đối với đời sống và môi trường là điều ai cũng nhìn thấy và nhận thức được. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải hạn chế sử dựng túi ni lông để bảo vệ môi trường không chỉ cho cuộc sống của mình mà còn cho cả thế hệ mai sau. Nếu chúng ta không thay đổi thì cuộc sống sau này sẽ trở nên tồi tệ hơn.

7 tháng 12 2021

tham khảo

Môi trường sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm trầm trọng do rác thải từ túi ni lông. Túi nilông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi nilông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilông ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề. Vì vậy, khi sử dụng các túi đựng nhất là gói thực phẩm, các bạn hãy dùng các vật liệu thay thế như giấy, lá. Chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người xung quanh về tác hại của túi nilông đối với môi trường và cùng nhau thay đổi thói quen xấu này

là hoc sinh chúng ta có thể làm việc như sau ;

Sử dụng các loại túi đựng hàng thay thế ...Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng. ...Xây dựng một hệ thống thu gom, tái chế, tái sử dụng túi ni lông  
19 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Ngày nay, việc sử dụng bao bì ni lông vô cùng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Tuy nhiên, việc lạm dụng bao bì ni lông gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho cuộc sống con người nói riêng và môi trường, hệ sinh thái nói chung. Bao bì ni lông không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến mĩ quan đô thị, môi trường sống của con người. Để khắc phục tình trạng này, ngay từ hôm nay, chúng ta phải thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của chính mình, chúng ta phải giảm thiểu tối đa việc sử dụng túi nilon (Câu ghép). Hiện nay, nhà nước cũng như những tổ chức, cá nhân đã có nhiều phát minh các biện pháp thay thế túi ni lông như: các sản phẩm từ mây, tre, đan; túi giấy tự phân hủy,… tuy nhiên hiệu quả chưa cao, vì vậy cần mở rộng, phổ biến những mô hình có ích này để người dân biết đến nhiều hơn. Bên cạnh đó, mỗi người dân chúng ta cần có ý thức hạn chế sử dụng túi ni lông và thay thế bằng những vật khác thân thiện với môi trường để giảm thiểu những tác hại do túi ni lông gây ra. Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của túi ni lông trong cuộc sống, tuy nhiên, những tác hại kinh khủng của nó đối với đời sống và môi trường là điều ai cũng nhìn thấy và nhận thức được. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải hạn chế sử dựng túi ni lông để bảo vệ môi trường không chỉ cho cuộc sống của mình mà còn cho cả thế hệ mai sau. Nếu chúng ta không thay đổi thì cuộc sống sau này sẽ trở nên tồi tệ hơn.

19 tháng 12 2021

undefined

7 tháng 1 2022

tham khao:

 

Bánh chưng là món ăn cổ truyền quen thuộc đối với mọi gia đình Việt vào dịp Tết Nguyên Đán. Với nhiều người dân, hình ảnh bánh chưng là biểu tượng của sự no ấm, đủ đầy trong năm mới. Cho đến ngày nay, cứ vào mỗi dịp giao thừa rất nhiều gia đình lại cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng.

Bánh chưng được biết đến qua câu chuyện “ Bánh chưng, bánh Giầy” ra đời vào đời vua Hùng thứ 6. Từ đây bánh chưng được lưu truyền và gìn giữ như một món ăn ẩm thực không thể thiếu của người Việt Nam.

Dù có qua bao nhiêu thế hệ đi chăng nữa thì hình thức về cách làm nên một chiếc bánh chưng bao đời vẫn không có gì thay đổi.

Nguyên liệu gồm có gạo nếp thơm ngon, nhiều gia đình sử dụng nếp nương hoặc là nếp cái hoa vàng, lá dong tươi, thịt lợn, nhiều gia đình sẽ mua thịt nạc hoặc thịt ba chỉ sau đó băm nhỏ cho thêm vào tiêu, bột ngọt, đường. đậu xanh sạch vỏ màu vàng.

 

Cuối cùng, nguyên liệu không thể thiếu trong quy trình gói bánh chưng đó là lá dong gói bên ngoài. Khi mua phải lựa chọn những chiếc lá dong tươi, mới, màu xanh đậm. Sau khi mua về phải cắt bỏ cuống và rửa sạch. Về công đoạn gói bánh đòi hỏi người làm phải thật tỉ mỉ và khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp. Bên trong chiếc bánh chưng được bao bọc bởi phần nhân thịt và đậu xanh thơm ngon.Bên ngoài nhân là gạo nếp. Để cố định bánh, người làm phải chuẩn bị lạc giang để gói bánh chưng cho thật chắc chắn và không bị tuột.

Sau công đoạn gói bánh, người làm chuyển sang bước nấu bánh. Để nấu được chiếc bánh chưng thơm ngon, dẻo mềm thì bánh chưng phải được nấu với ngọn lửa từ củi khô. Chuẩn bị một nồi lớn với 100 lít nước, sau đó cho bánh chưng vào, chờ đợi  trong thời gian là 8-10 tiếng.

Bánh chưng là loại bánh cổ truyền không thể thiếu trong ngày Tết của mỗi gia đình Việt. Nếu thiếu bánh chưng trong ngày quan trọng này, dường như không còn ý nghĩa gì, vì vậy bất cứ ai đến chơi nhà người Việt vào ngày Tết cũng đều sẽ bắt gặp hình ảnh bánh chưng Không những vậy, bánh chưng còn là hình ảnh để ca ngợi nên giá trị của những hạt gạo- hạt ngọc trời và nền văn minh lúa nước.

11 tháng 1 2021

cậu tham khảo đoạn văn này nha

Tình làng nghĩa xóm luôn là thứ tình cảm khiến người ta trân trọng và nhớ mãi. Đó là tình cảm giữa những người hàng xóm láng giềng, là sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ "tối lửa tắt đèn có nhau". Đồng thời tình cảm này cũng thể hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ nhiều đời nay, vẫn được phát huy và duy trì đến bây giờ, ấy chính là tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái. Dẫu có nghèo về vật chất, nhưng cái tình, cái nghĩa lại đầy ắp trong từng con người, làng xóm Việt Nam. Từ xưa, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam đã có câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” để nói đến tầm quan trọng cũng như giá trị của tình làng nghĩa xóm trong cuộc sống thường ngày của con người.  Bởi lẽ con người luôn tồn tại trong một tập thể, chẳng ai có thể sống mà tách khỏi cộng đồng. Tình làng nghĩa xóm có thể bắt nguồn từ những hành động vô cùng đơn giản: chia sẻ cùng nhau những món quà quê, tụ tập lại cùng nhau,...Tình cảm giữa những người láng giềng thực sự đáng quý, đặc biệt là đối với những người xa quê, những người nơi đất khách quê người. Chính vì vậy, bản thân mỗi người cần biết vun đắp và làm giàu thêm tình làng nghĩa xóm, cùng nhau bỏ qua và tha thứ cho những xích mích nhỏ nhặt. Từ đó xây dựng cộng đồng lớn mạnh và tràn ngập tình yêu thương, giúp đỡ. 

Câu ghép: Tình cảm giữa những người láng giềng thực sự đáng quý, đặc biệt là đối với những người xa quê, những người nơi đất khách quê người. 

  Chúc cậu học tốt :)))))))))))))))))

8 tháng 1 2023

Trong cuộc sống, mọi người không thể thiếu tôi - một chiếc bao bì ni lông. Khi mua sắm, mọi người đều dùng tôi để đựng những đồ mua được. Đó là công việc hằng ngày của chúng tôi - chỉ để đựng đồ, ngoài ra không còn công dụng gì khác. Lúc đầu, sau khi tạm biệt nhà máy và về với một gia đình thương nhân, tôi cảm thấy mình rất hữu dụng. Mỗi khi có ai đó đưa chúng tôi từ nhà máy về, chúng tôi cảm thấy mình thật sự có ý nghĩa. Tôi cũng tin rằng mình sẽ rất hữu ích. Nhưng rồi tôi phát hiện ra mình đã làm hại biết bao người. Gia đình thương nhân đã đưa tôi về với họ từ nhà máy kia đã vứt bỏ tôi khi tôi chỉ mới được sử dụng một lần. Trong cái thùng rác hôi thối, từng thứ rác chen chúc nhau, những anh chai lọ có gan nhất chiếm lấy những chỗ thoải mái nhất, những anh em bao bì chúng tôi thì ở tận đáy thùng rác - một nơi tối tăm và khó ở. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, ai nấy đều phải bịt mồm bịt mũi. Rồi sau bao ngày tháng ở trong cái thùng rác ghê tởm ấy - tôi không biết là bao ngày nữa, chúng tôi được đưa về nhà máy. Tôi cảm thấy dễ chịu biết bao! Nhưng sau đó một tai họa lại ập đến với tôi.

Chúng tôi bị chôn dưới lòng đất không biết đã bao nhiêu năm rồi. Mọi người sẽ ngạc nhiên - chúng tôi rất khó phân hủy và phải mất hàng nghìn năm chúng tôi mới biến mất. Loài người không còn cách nào khác phải đốt chúng tôi. Đốt chúng tôi sẽ tạo ra khí thải chứa đi - ô - xin rất độc hại. Khói bay lên sẽ phá hoại tầng ô - dôn - lớp khí quyển hấp thu 90% tia tử ngoại của mặt trời, tạo điều kiện cho sự phát triển thuận lợi của cây cối, mùa màng, giúp con người có cuộc sống ấm no. Đó là những điều tôi được biết về tác hại của việc đốt chúng tôi - tôi không bị đốt mà bị lẫn vào đất. Mọi người không biết tôi đã làm một việc kinh khủng như thế nào đâu! Tôi đã thay đổi tính chất vật lý của mẹ Đất, khiến mẹ Đất tội nghiệp bị xói mòn. Mẹ Đất đã bị mất hết chất dinh dưỡng và nước, khiến những anh chị cây xanh không thể lớn được. Tôi được nghe chuyện rằng: có một số bạn túi ni – lông khác bị vứt xuống sông ngòi, kênh rạch. Các bạn ấy đã bị nhầm thành thức ăn bởi tôm cá và đi vào cơ thể của chúng. Những tôm cá ăn phải đã bị nhiễm trùng và chết một cách tội nghiệp. Càng nghe, tôi càng ước gì mình không tồn tại trên thế giới này!

Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Tôi đã nói rằng khí thải có chứa đi – ô – xin được tạo ra từ việc đốt chúng tôi. Khí thải này rất hại cho sức khỏe con người các bạn : gây ngộ độc, ung thư, giảm khả năng miễn dịch và rối loạn chức năng… Những bạn ni – lông nhuộm màu xanh, đỏ dùng đựng thực phẩm đã qua chế biến gây độc hại tới thực phẩm do chứa kim loại như chì – phải nói rằng những thứ kim loại này là những chất gây tác hại tới não bộ của con người các bạn và dẫn đến ung thư. Còn cả một đống tác hại mà chúng tôi đã gây ra mà phải mất cả thế kỉ mới kể hết: đồ ăn được lưu trữ trong chúng tôi bị nhiễm nhựa, sau đó được hấp thụ vào cơ thể và làm hại sức khỏe cho con người các bạn; BPA có tác động đến não bộ làm chậm phát triển, rối loạn nội tiết và vô sinh. Tôi thấy mình thật là vô dụng!

Vì vậy, tôi đưa ra lời khuyên chân thành cho mọi người – nên hạn chế sử dụng anh em bao bì ni lông chúng tôi. Tôi cảm thấy hơi khó chịu về việc không được giúp ích cho con người các bạn, nhưng ý thức về tác hại của anh em bao bì chúng tôi đã giúp xua đi sự khó chịu ấy. Tôi thà không giúp được gì cho con người các bạn mà không gây hại gì cho môi trường và các bạn còn hơn là được các bạn sử dụng mà lại gây ra một đống tai họa.

 

26 tháng 11 2019

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.\k cho mình nha bạn hiền ~~~

26 tháng 11 2019

k mk !!!