Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nụ cười của mẹ làm ấm lòng ta mỗi khi ta cảm thấy cô đơn lạnh giá. Làm ta thêm yêu đời, yêu cuộc sống. Tuổi mới lớn của chúng ta làm sao tránh khỏi những giây phút bâng khuâng chợt vui rồi chợt buồn. Nhất là những khi bị điểm kém, những khi cãi cọ với bạn bè, cả những khi mắc lỗi với người lớn.. Và khi ấy, nụ cười của mẹ nở ra trên môi bao dung biết mấy. Nó như ánh nắng ngày đông, như cơn mưa ngày nắng, như làn gió trưa hè. Nụ cười của mẹ là đôi tay âu yếm nâng ta dậy, cho ta thêm niềm tin vào cuộc sống.
Nụ cười của mẹ càng diệu kì hơn nữa khi ta giành được những thành công nho nhỏ trong cuộc sống. Bạn hãy để ý đến gương mặt của mẹ khi bạn thông báo cho người điểm mười đỏ chói, khoe với người một việc tốt bạn đã làm được hay đơn giản chỉ là một việc làm trong gia đình bạn tự làm lấy giúp bố mẹ.. Chao ôi! Nụ cười ấy rạng rỡ, đẹp đẽ biết bao, bờ môi mẹ hé nụ như bình minh lên toa rạng tâm hồn ta. Bạn thấy gì từ đó? Nó lớn lao hơn một lời chia sẻ, nó vĩ đại hơn một lời đồng tình và tiếp cho ta thêm bao nhiêu sức mạnh để tiếp tục làm những việc có ích cho cuộc đời này. Bao nhiêu tình cảm yêu thương trìu mến dạt dào có lẽ mẹ đều dồn vào nụ cười đó gởi cho ta thông điệp của yêu thương.
Bạn hãy thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó nụ cười ấy tắt trên gương mặt mẹ thì cuộc sống sẽ ra sao? Sự tẻ nhạt, lạnh lẽo sẽ chiếm lĩnh tâm hồn bạn, ngôi nhà bạn. Chẳng còn ai an ủi ta mỗi khi ta buồn, chẳng còn ai chia sẻ mỗi khi hạnh phúc, sướng vui. Cũng chẳng còn ai nâng đỡ, sưởi ấm ta bằng một nụ cười... Và lúc ấy ta mới hiểu được sự quan trọng của nụ cười mẹ trong cuộc đời mình.
Nụ cười của mẹ là nguồn động viên rất lớn, là món quà rất quý mà cuộc đời dành cho mỗi người con. Bởi vậy, hãy biết trân trọng vã giữ gìn để nụ cười đừng bao giờ tắt trên bờ môi của mẹ.
Trong gia đình, không ai có thể thay thế được người mẹ. Người mẹ đã nuôi nấng, chăm sóc ta được như ngày hôm nay. Và thật hạnh phúc khi ta thấy được trên khuôn mặt mẹ là nụ cười rạng rỡ và hạnh phúc.
Từ khi em nhỏ, nụ cười của mẹ đã khắc sâu vào tâm trí em, nụ cười của người phụ nữ đảm đang, nhân hậu. Nụ cười đó theo em trong suốt những năm học mẫu giáo, tiểu học rồi đến trung học. Nụ cười luôn khích lệ, động viên em, và cũng chính nụ cười đó đã an ủi em khi em vấp ngã. Nụ cười của mẹ thật là đẹp, nụ cười hiên hòa.
Và em chỉ mong sao nụ cười đó luôn thường trực trên môi. Mỗi khi em học bài khuya, mẹ thường đến bên em, xoa đầu và nở nụ cười động viên khích lệ: "Cố gắng lên con!" Những lúc đó, em cảm thấy như mẹ đã tiếp thêm sinh lực cho em trên con đường học tập. Và em thường chạy đến bên mẹ, ôm chặt mẹ vào lòng và nói:" Con yêu mẹ!". Mẹ đã lại cười xòa. Có lần em ốm nặng, mẹ đã chăm sóc em thật chu đáo. Từ việc móm cho em từng thìa cháo đến việc đút cho em từng múi cam. Nhưng em không còn nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt tươi vui của mẹ mà thay vào đó là khuôn mặt ủ rũ, âu sầu. Luc đó, em chỉ mong khỏi bệnh thật nhanh để lại thấy được nụ cười của mẹ.
Ôi! Nụ cười! Nụ cười của mẹ! Nó theo ta suốt cuộc đời, động viên khích lệ ta vững bước trên đường đời. Và có lẽ đến hết đời, em sẽ không bao giờ quên được nụ cười nhân hậu của mẹ.
Trả lời :
- Mk thi xong HSG r nhoa !! Tuần này mk ko thi HSG !!
- Lần sau đưng linh tinh !!
Chúc thi tốt !
~ Thiên Mã ~
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu, phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ 17. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18, hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế– xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng. Tuy nhiên A.Smith là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh vềchủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu, và đối lập với chủ nghĩa xã hộitrên nền tảng sở hữu công cộng. Các chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư bản, và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn là nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước.
Đặc điểm đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, quyền này đượcNhà nước tư bản chủ nghĩa bảo vệ về mặt luật pháp. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể và đôi khi ở một số nước tư bản chủ nghĩa, tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không nhỏ (hay còn gọi là mô hình kinh tế hỗn hợp), nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản chủ nghĩa là trong xã hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản và phần lớn trường phái chủ nghĩa xã hội công nhận quyền sở hữu toàn dân, tập thể và nhà nước đối với các tư liệu sản xuất (ví dụ như đất đai và tài nguyên khoáng sản).
Trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động cơ lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải, phân hóa giàu - nghèo là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa tư bản bắt ngưồn từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu, từ thế kỷ XIII, tuy nhiên các mầm mống của nó đã có từ thời Hy Lạp - La Mã cổ đại. Sự khôi phục lại văn hóa cổ thời Phục Hưng, sự chật hẹp của nền sản xuất phong kiến không kích thích tự do làm giàu, các phát minh kỹ nghệ và phát kiến địa lý tạo đà cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Sự xuất hiện của đạo Tin Lành cởi mở và thoát ly lý thuyết khổ hạnh của Thiên chúa giáo, và sự ủng hộ của giai cấp phong kiến để họ có tiền chi trả cho các hoạt động của Nhà nước và hưởng thụ cũng thúc đẩy cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Tuy nhiên thời gian đầu, chủ nghĩa tư bản phải dựa vào giai cấp phong kiến để tồn tại, nên chịu sự kiểm soát chặt của Nhà nước. Giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do (hay rộng hơn là chủ nghĩa tự do kinh tế) gắn với sự ra đời của các nhà nước cộng hòa (hay dân chủ tư sản) và sự phát triển của chủ nghĩa tự do, bao gồm tự do kinh tế.
Thế kỷ 18-19 là thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh nhất, thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật và tăng năng suất lao động, đã biến nhiều quốc gia trở thành các cường quốc kinh tế. Tuy nhiên nó cũng gây ra sự phân hóa xã hội sâu sắc, kể cả sự bóc lột nhân công thường thấy, chủ nghĩa thực dân ra đời cùng sự xâm chiếm thuộc địa và buôn bán nô lệ. Karl Marx viết[1]:
“Việc tìm thấy những mỏ vàng, mỏ bạc ở châu Mỹ, việc biến người dân bản xứ thành nô lệ, việc chôn vùi họ vào các hầm mỏ hoặc tuyệt diệt họ đi, những buổi đầu của cuộc chinh phục và cướp bóc ở Đông Ấn, việc biến châu Phi thành một vùng đất cấm thương mại dành riêng cho việc săn bắt người da đen, đấy là những biện pháp tích lũy nguyên thủy có tính chất tình ca, báo hiệu bình minh của thời đại tư bản chủ nghĩa”
Các tư tưởng cải tạo chủ nghĩa tư bản hoặc chủ nghĩa xã hội liên tục phát triển. Từ đầu thế kỷ 20 trở đi, nhà nước tư bản chủ nghĩa từ chỗ hầu như không can thiệp vào nền kinh tế, thì lại can thiệp mạnh mẽ vào cơ chế thị trường, điều chỉnh thu nhập, sau đó là một quá trình quốc hữu hóa lớn diễn ra ở một số nước. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền do sự sáp nhập các doanh nghiệp tạo nên các tập đoàn kinh tế gần như không chịu sự cạnh tranh mang tính tự nhiên cũng là một đặc điểm trong giai đoạn thứ ba này. Thời kỳ này, theo nhận định của Lenin, chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc, đẩy một dân tộc này đánh một dân tộc khác.
Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế và quá trình quốc hữu hóa lại đẩy lên một tầm cao hơn, cho dù vẫn tồn tại kinh tế thị trường và đa thành phần kinh tế ở các nước "tư bản phát triển". Từ thập niên 1980 lại một xu hướng khác, là quá trình tư hữu hóa và cắt giảm an sinh xã hội do sự khủng hoảng nền kinh tế. Sự hồi sinh của chủ nghĩa tư bản mở đầu bởi các nhà bảo thủ mới như Reagan ở Mỹ và Thatcher ở Anh, lan rộng ra phần lớn thế giới. Tuy nhiên có một trào lưu khác như tại Mỹ la tinh, quá trình quốc hữu hóa lại diễn ra tại một số nước. Cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã ra tăng sự can thiệp của Nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế ở một số nước, nhưng cơ bản không có một quá trình quốc hữu hóa ồ ạt nào diễn ra.
Nhìn chung bức tranh của chủ nghĩa tư bản hiện đại có thể là một quá trình đan xen nhau giữa tư hữu hóa ("tư bản hóa") hay quốc hữu hóa ("xã hội hóa", "Nhà nước hóa") ở các quốc gia, mà nguyên nhân từ sự lên cầm quyền của các lực lượng cánh tả, bao gồm cả những người tự do cánh tả, hay các lực lượng cánh hữu hay cánh tả thiên hữu nhưng các đặc điểm cơ bản của nó là tự do kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường ("mạnh được yếu thua") - quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản từ khởi nguồn nguyên thủy thì luôn tồn tại trừ một số quốc gia trong một số giai đoạn.
Sự xuất hiện các hình thức công ty cổ phần bao gồm cả cổ phần của Nhà nước, hay hình thức hợp tác cổ phần làm cho sự phân biệt giữa chủ nghĩa tư bản hiện đại và chủ nghĩa xã hội trở nên mờ nhạt đi, không còn rạch ròi như trước.
"Chủ nghĩa tư bản" hay các định nghĩa, lý thuyết liên quan đến "chủ nghĩa tư bản" (CNTB) có thể được hiểu là một hệ thống các quan điểm, các định nghĩa được những người cộng sản, những chính khách theo phe cộng sản và các chính khách cánh tả khác đưa ra để xác định một chế độ xã hội trong đó có sự sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất gắn với nền công nghiệp có năng suất lao động cao làm bộc lộ bản chất "bóc lột" lao động làm thuê của các "nhà tư bản". Do ảnh hưởng lý luận theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nhiều lý thuyết gia khái quát "chế độ chính trị tư bản chủ nghĩa". Trong khi đó nhiều học giả khác không coi chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế xã hội hay gắn nó với chế độ chính trị. Quan niệm của họ chủ nghĩa tư bản chỉ phản ánh một quan hệ sản xuất trên nền tảng chế độ tư hữu hay nguyên tắc vốn và lãi khi tham gia vào thị trường. Ở các nước mà những người cộng sản gọi là theo chế độ chính trị "tư bản chủ nghĩa" (đối lập với xã hội chủ nghĩa) thì không có định nghĩa rõ ràng thế nào là CNTB trong các văn kiện pháp luật hay các văn kiện mang tầm cỡ quốc gia[cần dẫn nguồn].. (không quy định trong Hiến pháp,...). Về mặt chính trị, ở những "quốc gia tư bản" quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt không hề bị nghi ngờ, họ không đưa ra khái niệm thế nào là nhà nước CNTB [cần dẫn nguồn] mà chỉ định nghĩa các chế độ chính trị như thế nào thì được gọi là một nhà nước quân chủ lập hiến, quân chủ hợp hiến, nhà nước dân chủ, quân phiệt, chế độ độc tài, chế độ cộng hòa.v.v..Không có đảng nào mang tên Đảng tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên những người theo phái xã hội chủ nghĩa,....thường cho là các cuộc bầu cử của chế độ tư bản đem lại lợi thế cho giai cấp tư sản, và bảo vệ chế độ tư bản nên khái quát thành "chính trị tư bản chủ nghĩa".
Do nhận thức khác nhau trên cơ sở kinh tế hay chính trị, "các nước tư bản" thường tự gọi họ là các nước thuộc "Thế giới tự do", trong khi gọi các nước đảng cộng sản lãnh đạo là "các nước cộng sản"; trong khi đó các nước đảng cộng sản lãnh đạo gọi nước họ là "các nước xã hội chủ nghĩa", và các nước kinh tế tư bản chủ đạo là "các nước tư bản", và không gọi các nước tuyên bố "xã hội chủ nghĩa" (trong Hiến pháp,v.v.) nhưng không do đảng cộng sản lãnh đạo là "các nước xã hội chủ nghĩa".
Có thể nói rằng hình thái kinh tế xã hội mà những người cộng sản gọi là "CNTB" tồn tại dựa trên quan hệ cho vay lãi và cho thuê, điều này hoàn toàn đối lập với quy luật bảo toàn và chuyển hóa của thế giới vật chất (một trong ba "chân vạc" trong hệ thống lý luận của những người cộng sản): vật chất không thể tự sinh ra vật chất, tiền không thể đẻ ra tiền. Theo quan niệm của những người theo chủ nghĩa xã hội thì chỉ lao động mới tạo ra giá trị thặng dư, chứ không phải là vốn, do đó người lao động được nhận tất cả những thành quả tạo ra giá trị thặng dư, mặc dù kinh tết hì không thể thiếu vốn đầu tư.
- Thành phần kinh tế tư nhân: Trong giai đoạn phát triển đầu tiên tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản thành phần kinh tế tư nhân chiếm toàn bộ nền kinh tế. Sau này cùng với mô hình kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước với sự can thiệp điều phối của nhà nước vào quá trình kinh tế thì tỷ trọng của thành phần tư nhân có giảm xuống nhưng đối với một nền kinh tế tư bản đặc trưng nó luôn chiếm tỷ trọng là thành phần lớn nhất trong nền kinh tế. Thành phần kinh tế tư nhân đóng vai trò năng động, lực đẩy quyết định tính hiệu quả của nền kinh tế tư bản, còn thành phần kinh tế nhà nước chủ yếu để giải quyết các vấn đề xã hội đảm bảo công ăn việc làm cho lực lượng lao động, tránh gây xáo trộn lớn trong xã hội và để kinh doanh trong các ngành cần thiết nhưng khó sinh lời. Theo thời gian giữa hai thành phần này thỉnh thoảng lại có sự hiệu chỉnh bằng các quá trình tư nhân hoá hoặc quốc hữu hoá doanh nghiệp thông qua việc bán và mua các cổ phần của doanh nghiệp.
- Nền sản xuất lớn và động lực lợi nhuận: Khác với nền sản xuất phong kiến là nền sản xuất lấy ruộng đất làmphương tiện sản xuất cơ bản và sở hữu ruộng đất là đặc quyền của vua, quý tộc và lãnh chúa, ngành kinh tế chính lànông nghiệp và thương mại. Kinh tế tư bản chủ nghĩa bác bỏ đặc quyền về ruộng đất hoặc bất cứ độc quyền của tầng lớp quý tộc, thượng lưu nào. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là tự do kinh doanh lấy công nghệ, máy móc, và chất xám làm phương tiện sản xuất chính và là nền kinh tế định hướng sang công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Sự định hướng này hoàn toàn do yếu tố lợi nhuận và thị trường điều phối. Do phương tiện sản xuất là công nghệ, tri thức nên nền sản xuất tư bản chủ nghĩa để có lợi nhuận tối đa luôn có xu hướng hướng đến "nền sản xuất lớn" với sự tái đầu tư mở rộng và gắn liền với cách mạng khoa học-công nghệ. Việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh là lợi ích sống còn của các chủ sở hữu doanh nghiệp trong cạnh tranh giành lợi nhuận.
- Mua bán sức lao động (thị trường lao động): đây là đặc điểm rất nổi bật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Trong nền kinh tế phong kiến và các nền kinh tế cấp thấp lực lượng nhân công (nông dân, nông nô) bị phụ thuộc vào chủ đất (địa chủ, lãnh chúa) và quý tộc về mặt pháp lý, họ bị gắn chặt vào ruộng đất và ý chí của chủ đất và quý tộc. Còn nhân công (người lao động) trong kinh tế tư bản chủ nghĩa về mặt pháp lý là hoàn toàn bình đẳng với chủ sở hữu doanh nghiệp (người thuê lao động). Giữa người thuê lao động và người lao động ràng buộc kinh tế với nhau bằng hợp đồng lao động: người lao động và chủ doanh nghiệp mua bán sức lao động theo các yếu tố của thị trường. Công nhân có thể thanh lý hợp đồng lao động với người thuê lao động này và sang làm việc cho người thuê lao động khác và nếu muốn cùng với có khả năng hoặc may mắn thì cũng có thể trở thành chủ doanh nghiệp.
Cả xã hội TBCN là một thị trường lao động lớn và thường thì cung ứng lao động nhiều hơn yêu cầu lao động, do vậy trong xã hội tư bản chủ nghĩa thường tồn tại nạn thất nghiệp. Do vậy, người lao động thường bị "mua rẻ" sức lao động của mình, một phần giá trị thặng dư mà họ tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt, dẫn đến tình trạng công nhân bị bóc lộttrong xã hội tư bản. Điều này những người cánh tả (xã hội, cộng sản...) ra sức loại bỏ bằng việc chủ trương áp dụng các chính sách về giờ lao động, trả lương... Tuy nhiên nguy cơ của nạn thất nghiệp cũng đóng vai trò kích thích người lao động nâng cao kỹ năng và kỷ luật lao động trong cuộc chạy đua bảo vệ chỗ làm việc. - Kinh tế thị trường và cạnh tranh: Vì nền kinh tế được điều hành bởi cá nhân và các doanh nghiệp tư nhân định hướng đến quyền lợi cá nhân nên kinh doanh trong kinh tế tư bản chủ nghĩa về cơ bản là tự điều hành, tự phát sinh theo quy luật của thị trường tự do và quy luật cạnh tranh hay đó là nền kinh tế thị trường tự do (để phân biệt với nền kinh tế thị trường nhưng có sự can thiệp của Nhà nước - kinh tế hỗn hợp).
Chính vì đặc điểm kinh tế cơ bản là quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất và kinh tế thị trường tự do kinh doanh nên đã kéo theo các đặc điểm khác về mặt luật pháp, triết học và tâm lý của xã hội tư bản chủ nghĩa:
- Tính năng động và tự phát của thị trường: Mọi giá trị kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội đều có thể và phải được lượng giá bằng tiền tệ trong các mối quan hệ xã hội, dựa trên sự lượng giá đó để đánh giá giá trị đối với xã hội, do đó sự lượng giá các giá trị này hoàn toàn mang tính thị trường và thay đổi rất nhanh theo thời gian, xã hội chuyển biến như một thị trường các giá trị lên giá và xuống giá rất nhanh. Một mặt, nó khuyến khích các chủ thể sáng tạo nhằm mục tiêu thu lợi cho mình, mặt khác, nó cũng gây ra sự hỗn loạn của nền kinh tế (đầu cơ trục lợi, khủng hoảng thừa, đầu tư mất cân đối, cạnh tranh tư bản dẫn tới độc quyền...). Sự hỗn loạn này đã tạo ra các cuộc khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ trong suốt quá trình lịch sử của chủ nghĩa tư bản.
- Quyền cá nhân: Đối với xã hội tư bản chủ nghĩa cá nhân là chủ thể trung tâm của xã hội: là người sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần, là lực lượng lao động chính của xã hội. Cá nhân có trách nhiệm hoàn toàn trước xã hội và có các quyền bất khả xâm phạm. Quyền lợi của cá nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa được khẳng định nếu nó không phủ định quyền của cá nhân khác hoặc xâm phạm đến trật tự của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quyền lợi của giai cấp tư sản (chủ thuê lao động). Ở đây khái niệm cá nhân là rất cụ thể.
- Đa đảng và đa nguyên chính trị: Vì nền tảng kinh tế tư bản chủ nghĩa khước từ mô hình chỉ huy tập trung, kinh tế tư bản đề cao sự hành động của cá nhân nên trong xã hội cũng hiếm có với những quan điểm hoặc tín lý mang tính chi phối áp đảo. Các quốc gia tư bản chủ nghĩa không có giáo lý chung cho "chủ nghĩa" của hệ thống này. Xã hội tư bản chủ nghĩa không bắt buộc công nhận bất cứ "chủ nghĩa", học thuyết hoặc nhân vật thần thánh nào. Tôn giáo cũng bị phán xét, mọi lý thuyết xã hội, chính trị hoặc lý luận của các tổ chức và cá nhân đều phải qua thực tế kiểm nghiệm và phán xét công khai và được chấp nhận hoặc loại bỏ. Do đó chế độ chính trị của xã hội tư bản chủ nghĩa thường dựa trên chế độ đa đảng cạnh tranh và đa nguyên chính trị. Đây là đặc điểm tư tưởng chính trị khác nhau cơ bản của một "nhà nước tư bản chủ nghĩa" với một "nhà nước xã hội chủ nghĩa", cộng sản chủ nghĩa hoặc một nhà nước thần quyền.
Tuy nhiên không phải chủ nghĩa tư bản luôn đi kèm với đa nguyên, đa đảng, mà nó có thể len lỏi vào các chế độ nhất nguyên, hay độc tài - chuyên chế, mà biểu hiện của nó thường kinh tế thị trường không hoàn thiện, sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản nhà nước, tư nhân và nước ngoài, hạn chế cạnh tranh hay cạnh tranh không bình đẳng, độc quyền lợi nhuận.
Theo Lênin: "Ở đâu có áp bức, thì ở đó không thể có tự do, không thể có bình đẳng,v.v... Vì thế nên Ăng-ghen nói: "chừng nào giai cấp vô sản còn cần đến nhà nước thì nó cần đến nhà nước không phải là vì tự do, mà là để trấn áp kẻ thù của mình; và khi nào có thể nói đến tự do thì nhà nước sẽ không còn tồn tại với tư cách là nhà nước nữa".Chế độ dân chủ tư sản, tuy giá trị không thể phủ nhận của nó là ở chỗ đã giáo dục và rèn luyện giai cấp vô sản đứng lên đấu tranh, nhưng trước sau nó vẫn chật hẹp, giả dối, lừa bịp, giả mạo, nó luôn luôn vẫn là một thứ dân chủ đối với những kẻ giàu và là một trò bịp bợm đối với những người nghèo". Quan điểm này trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản phát triển trở thành chủ nghĩa đế quốc (dân tộc Sôvanh), và từ hạn chế hoặc đàn áp phong trào cánh tả và cộng sản. Dân chủ được hiểu phải đi đến trạng thái không còn Nhà nước với tư cách là một bộ máy cai trị, và dân chủ về chính trị phải dựa trên tiền đề dân chủ kinh tế - xã hội. Giai cấp vô sản có thể lợi dụng nền dân chủ tư sản (nếu có), hoặc có thể liên kết với các nhóm cải lương,... trong tiến trình cách mạng. Nhà cách mạng Nguyễn Văn Cừ, trong bối cảnh chưa có một nền dân chủ, cũng từng viết: "Một xã hội mà không có tự do thì xã hội ấy phải lụi bại, phải tiêu diệt, để cho xã hội khác tự do hơn, tiến bộ hơn thế vào. Một dân tộc mà không có tự do thì dân tộc ấy phải ngu hèn, phải kém cỏi, phải mất nước, mất nòi", "tự do dân chủ là một chính thể lấy nhân dân làm chủ, có chế độ nghị trường...". Bên cạnh các quyền tự do dân chủ nói chung và nói riêng với tư sản, tiểu tư sản, trí thức (tự do kinh doanh, buôn bán, nghề nghiệp...), nông dân ("không có quyền tự do dân chủ thì nông dân không thể giảm bớt được hoàn cảnh khốn nạn hiện thời"), là tự do dân chủ của vô sản: "họ không có một mảy quyền tự do nào về tổ chức, hội họp, bãi công, chưa có một đạo luật lao động chính đáng,..." và "muốn hưởng các quyền tự do ấy, lẽ tất nhiên là phải trải qua tranh đấu".
Chủ nghĩa tư bản và văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]
Chủ nghĩa tư bản được hiểu một hình thái kinh tế, nhưng tác động các mặt chính trị - xã hội và văn hóa. Sự tác động vào văn hóa trước hết là sự chấp nhận một sự đa dạng về văn hóa, không có định hướng rõ ràng và sự phát triển của văn hóa tiêu dùng. Văn hóa chịu sự tác động của chủ nghĩa tư bản, xuất hiện sự cạnh tranh và sự biến đổi mang tính tự nhiên không có tính cưỡng ép, theo "quy luật đào thải" tự nhiên, và các sản phẩm văn hóa ngày càng có tính thị trường hóa, hay được xem như một thứ hàng hóa. Các hoạt động văn hóa phát triển theo chiều hướng phục vụ nhu cầu thị trường, thiếu dần sự kiểm soát và định hướng, có khi sự thành công của các tác phẩm văn hóa được "kinh doanh", đo đếm theo doanh thu hay lời lãi, chứ không phải ở chính giá trị đích thực của nó. Nắm bắt các nhu cầu, bỏ qua hay xem nhẹ tính định hướng theo các quy chuẩn đạo đức, thẩm mỹ... là một đặc điểm phổ biến. Do đó sự tồn tại của các tác phẩm văn hóa tiêu dùng, thậm chí là độc hại theo các quy chuẩn đạo đức phổ quát, tập quán hay của các giáo lý tôn giáo, các tư tưởng chống chủ nghĩa tư bản là một sự tất yếu, thậm chí phát triển mạnh, như các thể loại âm nhạc, điện ảnh, văn học, nhiếp ảnh, hội họacó tính chất "bình dân hóa", "mỳ ăn liền", "rẻ tiền" (các thể loại hay xếp vào dạng này như phim cấp ba, phim ảnh khiêu dâm, phim truyện mỳ ăn liền...), các loại hình giải trí rẻ tiền...
Đi kèm với sự phát triển của các tác phẩm câu khách, kém thẩm mỹ là sự phát triển của báo lá cải, thường được hiểu là các báo nội dung giải trí rẻ tiền, thường nhắm vào các đối tượng như nông dân, phụ nữ và thanh thiếu niên ít học... để thu lợi nhuận là chính. Báo chí lệ thuộc vào thị trường, năng động nhưng bị chi phối bởi cung cầu và nhà báo bị lệ thuộc vào người cấp tiền cho tờ báo. Các kênh truyền hình tư nhân thường chỉ chạy theo thị hiếu rẻ tiền, đặc biệt ở các nước ít có sự kiểm soát văn hóa.
Bản chất của chủ nghĩa tư bản chấp nhận một sự đa dạng và đào thải theo quy luật tự nhiên chứ không định hướng nên những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cũng thường chấp nhận một nền văn hóa tiêu dùng, và coi nó là một sự thúc đẩy cho sự phát triển của văn hóa, nghệ thuật vốn dĩ rất đa dạng và phong phú. Ngược lại, những người chú trọng đến các tư tưởng văn hóa, đạo đức, giáo lý tôn giáo hay chủ nghĩa xã hội... thường không chấp nhận bởi một nền văn hóa hỗn tạp, rẻ tiền và chạy theo lợi nhuận sẽ khiến xã hội dần đánh mất các giá trị đạo đưc cao đẹp và các giá trị thẩm mỹ cao đẹp, và họ cố gắng điều chỉnh nó hoặc gạt bỏ nó... Tuy nhiên một thực tế là "văn hóa tư bản" đang xâm nhập ngày càng mạnh mẽ vào những xã hội đã từng xa lạ nó, đi kèm với sự tồn tại của "văn hóa mỳ ăn liền" và lối sống thực dụng.
Một minh chứng cho thấy sự can thiệp của chủ nghĩa tư bản vào văn hóa hay là "thị trường hóa văn hóa" là vấn đề thu nhập. Nhiều "ngôi sao" ca nhạc, điện ảnh, hay bóng đá... lại có thu nhập rất cao so với thu nhập bình quân chung, và thường không phản ánh đúng đóng góp của họ cho xã hội hay công sức họ bỏ ra. Ví dụ: những diễn viên chuyên đóngphim mỳ ăn liền lại có thể thu nhập cao hơn nhiều so với các nhà khoa học lao động trí óc và các nghệ sĩ điện ảnh ưu tú, trong khi mức đóng góp cho xã hội thì ít hơn hẳn. Nó phản ánh một thu nhập dựa theo các nguyên tắc của thị trường mà không có một chủ thể kể cả nhà nước đứng ra can thiệp, dựa trên quy luật cung - cầu đáp ứng nhu cầu xã hội, quy luật đào thải qua cạnh tranh lao động và sức ép mà những người được hưởng thu nhập cao phải chịu tác động và vượt qua... và đi kèm với nó là sự bất công. Để thu lợi, người ta sẵn sàng thực hiện các hành vi phi văn hóa nhưng lại đáp ứng sự hiếu kỳ của công chúng, nó trái với các nguyên tắc đạo đức vốn nhằm hướng tới bảo toàn lợi ích chung của xã hội (trong trường hợp này, quyền tự do cá nhân thái quá đã gây tổn hại đến lợi tích chung của xã hội nhưng lại không có pháp luật đứng ra ngăn chặn).
Nhìn chung những người ủng hộ văn hóa tư bản cũng ủng hộ cho lối sống tự do cá nhân, tự nhận thức, nhưng những người phản đối nó thì dựa vào các quy phạm xã hội, bảo tồn lợi ích chung của xã hội để bác bỏ lối sống này.
Y tế trong xã hội tư bản chấp nhận y tế do tư nhân cung cấp, thường là những người giàu có điều kiện đi khám các bệnh viện tư. Giáo dục thì giai đoạn đầu dựa trên lao động cơ bắp nên tỷ lệ mù chữ ít học cao, học vấn chủ yếu là những người giàu, về sau các nước tư bản chú trọng nền kinh tế tri thức thì giáo dục phát triển hơn, nhưng ở một số nước thường có sự phân biệt hệ thống giáo dục dành cho người giàu và kẻ nghèo.
Các hình thái của chủ nghĩa tư bản[sửa | sửa mã nguồn]
Chủ nghĩa tư bản phát triển trong lòng chủ nghĩa phong kiến tại châu Âu đến nay đã có sự đa dạng về các hình thức quản lý và sở hữu, nhưng về cơ bản vẫn trên nền tảng chế độ tư hữu và lao động làm thuê. Các hình thái: chủ nghĩa tư bản độc quyền, rồi "chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước", chủ nghĩa tư bản nhà nước.v.v cùng với nhiều hình thái khác phát sinh sau này phản ánh sự thích ứng chủ nghĩa tư bản trong xã hội hiện đại. Trong khi đó sự xuất hiện của các hình thức "sở hữu Nhà nước" hay "sở hữu toàn dân" thông qua quốc hữu hóa thường được xem như là một biểu hiện của "chủ nghĩa xã hội" - theo lý thuyết của những người xét lại chủ nghĩa Marx.
Ngay từ khi xuất hiện cho đến ngày nay chủ nghĩa tư bản luôn là đối tượng nghiên cứu và đánh giá của môn xã hội học của thế giới và đến tận hôm nay vẫn chưa thể có đánh giá nhất quán về vai trò và tương lai của chủ nghĩa tư bản. Trong thế kỷ 20 đã xuất hiện phong trào cộng sản và nhiều phong trào cánh tả khác mà mục tiêu cơ bản là để loại bỏ bất công của chủ nghĩa tư bản. Với thất bại của những nhà nước theo chủ nghĩa cộng sản cổ điển, với độ lùi nhất định về thời gian sự đánh giá về chủ nghĩa tư bản đã có một nội dung mới khách quan hơn và toàn diện hơn:
Những người phản đối chủ nghĩa tư bản cho rằng:
- Tính chất ích kỷ của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi và gây nên những bất ổn trên thế giới. Kể từ thời Karl Marx và khởi nguồn của chủ nghĩa cộng sản, bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản không hề thay đổi: Ngày nay trong quá trình toàn cầu hoá, chủ nghĩa tư bản trên thế giới lại gây nên khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các dân tộc, và giữa các giai tầng xã hội bên trong các quốc gia, dân tộc, gây ra một chế độ áp bức kinh tế (chủ nghĩa đế quốc kinh tế) còn nặng nề hơn chế độ thuộc địa thực dân ngày xưa, gây bất ổn trên thế giới. Việc các công ty tư bản bơm vốn sang các nước nghèo để lấy lãi, tránh thuế, tránh các chi phí đắt đỏ tại chính quốc, chiếm hữu các nguồn tài nguyên, khai thác các nguồn nhân lực một cách bất công, tối đa hoá lợi nhuận chứng tỏ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản chưa hề thay đổi... Và các thách thức của thế giới như sự nghèo nàn, nạn đói, nạn khủng bố, phong trào chống toàn cầu hoá... là thể hiện của các mâu thuẫn này do chủ nghĩa đế quốc kinh tế gây ra. Đây là tâm lý chung của dư luận các nước chậm phát triển lên án sự bất bình đẳng kinh tế giữa các dân tộc. [cần dẫn nguồn]
- Xã hội công dân của xã hội tư bản không thể giải quyết các mâu thuẫn đối kháng. Các nhà nước tư bản chủ nghĩa không thể làm tốt công tác điều tiết xã hội mà nó luôn có xu hướng bảo vệ giai cấp tư sản, bóc lột các tầng lớp lao động làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc hơn. Sự giàu mạnh của một số nước tư bản chỉ là kết quả của việc khuyến khích người ta đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà không cần quan tâm đến vấn đề đạo dức hay xã hội. Hậu quả là một bộ phận nhỏ của xã hội trở nên giàu có dựa trên sức lao động và sự nghèo khổ của đa số mọi người.
- Kinh tế tư bản đặt lợi nhuận làm nền tảng, do đó thường gây ra các vấn nạn ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi sinh, bất chấp hậu quả đối với sức khỏe cộng đồng, làm cạn kiệt tài nguyên, hay vì lợi nhuận họ có thể làm hàng giả, thức ăn, đồ uống, sản phẩm tiêu dùng độc hại gây bệnh tật cho người tiêu dùng (đây thường là một vấn nạn của kinh tế thị trường)
- Phân hóa về dân trí và lối sống, băng hoại đạo đức xã hội, gây nhiều tệ nạn
- Sự ganh đua của các nhà tư bản và lao động dẫn đến gia tăng lối sống ích kỷ, hẹp hòi
Những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cho rằng:
- Hình thức kinh tế thị trường tự do không bị nhà nước can thiệp của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là bộ điều tiết kinh tế tổng hợp vạn năng cho kinh tế thế giới và cùng với các kinh nghiệm phòng tránh khủng hoảng mà kinh tế tư bản chủ nghĩa thu nhận được nó sẽ mang một sức sống mới cho tương lai kinh tế nhân loại. Đây là luận điểm của một số nhà kinh tế học hàng đầu của châu Âu và Mỹ ngày nay đứng đầu là Alan Greenspan là đại điện cổ vũ cho một nền kinh tế thị trường tự do toàn phần không bị nhà nước can thiệp.
- Trong quá trình tự tổ chức và cạnh tranh vì lợi nhuận của các doanh nghiệp tư bản, xã hội sẽ được lợi hơn và xã hội sẽ tiến nhanh về phía trước hơn là hình thái đặt mục tiêu trực tiếp thoả mãn các quyền lợi của xã hội lên trên quyền lợi của các doanh nghiệp tư bản tư nhân. Đây là luận điểm mà đại diện là Adam Smith ông tổ của kinh tế học tư bản chủ nghĩa và đã phần nào được chứng thực bằng thực tế tranh đua của hai nền kinh tế cộng sản – tư bản trong thế kỷ 20.
- Chủ nghĩa tư bản là tương lai của nhân loại vì nó phát triển tính năng động của nền kinh tế nói riêng và xã hội nói chung. Người lao động gắn bó với chức phận và nghề nghiệp (Max Weber).
- Chủ nghĩa tư bản sẽ mất dần tính ích kỷ và dần sẽ biến đổi thành chủ nghĩa tư bản nhà nước với sở hữu dần tập trung vào tay nhà nước hoặc chủ nghĩa tư bản toàn dân với hình thức các công ty cổ phần. Đây là phái lý luận ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế tư bản chủ nghĩa mà đại diện là John Maynard Keynes và cũng là lý luận của chủ nghĩa cộng sản châu Âu (Eurocommunism).
- Xã hội công dân của chủ nghĩa tư bản có khả năng điều tiết các bất bình đẳng để hướng đến một xã hội ngày càng công bằng hơn mà vẫn giữ được tính năng động tư bản chủ nghĩa (chủ nghĩa cộng sản châu Âu,v.v)
- Chủ nghĩa tư bản trên cơ sở cạnh tranh để tồn tại và tối đa hóa lợi nhuận, do đó chú trọng phát triển khoa học kỹ thuật, sáng tạo, tôn trọng người tài năng, có trí thức.
- Chủ nghĩa tư bản trên cơ sở tư hữu, cạnh tranh, do đó hạn chế tha hóa nhà nước.
- Chủ nghĩa tư bản khích lệ tư tưởng tự do cá nhân, quyền cá nhân
Bùi Quang Chiêu, một nhà tư sản Nam Kỳ thời Pháp thuộc từng phát biểu: "Trên đời này làm gì có bình đẳng? Tôi xin kể ra một thí dụ, giả như một người nhờ vào những trường hợp ngẫu nhiên nào đó, hoặc nhờ vào tài sản, nhờ vào những thành công của mình mà lên được hàng lãnh đạo trong giới thượng lưu; đương nhiên người đó có quyền hưởng thụ nhiều ưu đãi hơn là một anh phu quét đường. Anh phu quét đường thì ngu dốt, anh ta không làm được nghề gì khác ngoài việc quét đường. Thành ra anh ta chỉ có được một quyền là quyền được sống. Đó là lẽ tự nhiên."
Những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản bao gồm những người theo các học thuyết chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bảo thủ, dân chủ Thiên Chúa giáo, đôi khi cả dân chủ xã hội. Những người phản đối chủ nghĩa tư bản là những người theo đuổi chủ nghĩa xã hội (cả chủ nghĩa xã hội dân chủ), chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa phát xít và cả một số người chủ nghĩa vô chính phủ.
Báo Dân chúng (Cơ quan của Lao động và Dân chúng Đông Dương) tại Sài Gòn do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Văn Cừ trực tiếp chỉ đạo, ngày 3/1/1939 đã đăng xã luận: "Ở đâu có chủ nghĩa tư bản tràn tới, thì ở đó có vận động cộng sản. Tùy theo trình độ tư bản phát triển các xứ trên thế giới có khác nhau cho nên chiến sách và chiến lược của Đảng cộng sản ở các xứ có khác nhau...Chỉ có xã hội cộng sản mới giải phóng, mới phá tan được những mối mâu thuẫn của hệ thống tư bản, là những mâu thuẫn đang làm cho nhân loại suy đồi, đưa nhơn loại đến chỗ tiêu diệt. Xã hội cộng sản sẽ phá bỏ sự phân chia giai cấp. Nói một cách khác là xã hội cộng sản sẽ phá bỏ sự sinh sản không có tổ chức, đồng thời phá bỏ những trạng thái, những hình thức người bóc lột người, đè nén người. Lúc đó sẽ không còn giai cấp tranh đấu, tất cả mỗi người trong xã hội sẽ là những người chung nhau một tổ chức, coi nhau như anh em...". "Mỗi một người thợ thuyền, mỗi một người dân bị áp bức ở xứ này, nên và cần hiểu rõ trương lịch sử của mình đã dùng biết bao nhiêu giá trị về tinh thần và tánh mạng để đổi lấy, để học tập kinh nghiệm và sau nầy còn cần nhiều nghị lực hơn nửa để tranh đấu tạo ra nền hạnh phúc mới mẻ cho nhân dân toàn xứ...".
Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2010, ngay cả những học giả mạnh mẽ ủng hộ quan điểm cho rằng chủ nghĩa tư bản có thể tự tổ chức đã buộc phải xem xét lại. Alan Greenspan (Giám đốc Cục dữ trữ Liên Bang Mỹ - FED) đã nói với Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 23-10-2008 rằng: "Các lập luận trí óc (về sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản) đã hoàn toàn sụp đổ. Tôi đã sai lầm trong giả định cho rằng lợi ích của các tổ chức, đặc biệt là các ngân hàng và những người khác, sẽ thúc đẩy họ có khả năng tốt nhất trong việc bảo vệ tài sản của mình và cổ đông... tôi đã bị sốc"[2]
Chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ[sửa | sửa mã nguồn]
Hai hệ tư tưởng chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản quyết liệt nhất, chống lại các tư tưởng phê phán nó, nhất là từ chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa bảo thủ là những khái niệm rộng, thể hiện khuynh hướng chính trị trên nhiều phương diện, trong khi chủ nghĩa tư bản thường hay được xem là một hình thái kinh tế nảy sinh tất yếu từ chủ nghĩa tự do kinh tế. Chủ nghĩa tự do xuất phát từ nền tảng đề cao quyền tự định đoạt của cá nhân ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản, xem nó là hệ quả tất yếu của nền kinh tế tự do, mà các quyền kinh doanh và lao động không chịu sự cưỡng ép từ phía nhà nước. Sự phân hóa xã hội là một hệ quả tất yếu của một nền kinh tế tự do. Trong khi đó chủ nghĩa bảo thủ ủng hộ cho chủ nghĩa tư bản dựa trên nền tảng coi đó là một quá trình tự nhiên, không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể cầm quyền dựa theo các lý thuyết mà họ cho là đưa ra mang tính chủ quan, chưa được kiểm định. Thậm chí nếu một số hệ tư tưởng cánh tả xem giai cấp tư sản là bóc lột, thì những người bảo thủ lại xem giai cấp tư sản là những người có nhiều đóng góp cho xã hội và khuyến khích họ làm việc vì cộng đồng (trong khi những người tự do coi giai cấp tư sản cũng như các thành phần khác trong xã hội làm việc vì lợi ích của bản thân là điều hiển nhiên và khuyến khích nếu không vi phạm đến lợi ích cá nhân khác). Khác với những người dân chủ xã hội thường chủ trương cải tạo chủ nghĩa tư bản bảo đảm một sự "công bằng hơn" thông qua chính sách nhà nước, những người chủ nghĩa bảo thủ muốn tạo ra một sự đối kháng, trong trật tự luật pháp, để giải quyết các vấn đề nảy sinh từ cơ chế thị trường.
Tuy nhiên khác với chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa bảo thủ là những khuynh hướng chính trị khác biệt với các khuynh hướng khác như chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa phát xít hay chủ nghĩa vô chính phủ,... chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế có thể "sống chung" với các hệ tư tưởng khác. Do đó các thể chế chính trị không chấp nhận chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa bảo thủ thì vẫn có thể chấp nhận chủ nghĩa tư bản (như trong chế độ quân chủ phong kiến,...), cũng như các hình thái kinh tế tư nhân khác.
Gợi ý:
-Vừ A Dính sinh ngày 12 tháng 9 năm 1934 , là con của một gia đình người H`mông tại xã Phú Nhung ,huyện Tuần Giáo ,tỉnh Lai Châu ( nay là tỉnh Điện Biên ), miền Bắc Việt Nam.
Vừ A Dính là con thứ ba của Vừ Chống Lầu ( sinh năm 1899 ) và bà Sùng Thị Plây (Sinh năm 1901 ) Gia đình Vừ A Dính là cơ sở của cách mạng Việt Minh tại huyện Tuần Giao .Năm 13 tuổi , Vừ A Dính làm nhiệm vụ canh gác, liên lạc, tiếp tế cho nhân dân bị thực dân Pháp bao vậy. Sử sách ghi lại rằng , một hôm vừa đi công tác về, anh bị quân đội thực dân Pháp vậy bắt, đánh đập giã man, bắt chỉ đường đi bắt cán bộ và đồng bào.
Vừ A Dính bày mưu bắt chúng khiêng đi một ngày đường để trở lại nơi cây đào là điểm xuất phát mà chẳng tìm được gì .Căm tức, giặc treo Vừ A Dính lên cành đào và sử bắn .Hôm ấy là ngày 15-6-1949.Vừ A Dính đã anh dũng hi sinh bên gốc cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn. Khi chưa tròn 15 tuổi .
Ghi công của người anh hùng Vừ A Dính
*-Đảng CS Việt Nam và Nhà nước đã truy tặng danh hiệu Anh hung lực lượng vũ trang nhân dân .Tấm gương hy sinh anh hùng bất khuất của Vừ A Dính đã đi vào sử sách :
*-Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc.
-Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính
*-Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh , Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.
*-Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành).
*-Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ ViệtNam. Tên của Anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều chi đội, liên đội và nhà trường trong cả nước.
*-Theo đề xuất của báo Thiếu niên Tiền phong Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số cả nước. Ngày 5 tháng 3 năm 1999 , tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ học bỏng Vừ A Dính , đã chính thức ra mắt và trao học bổng đầu tiên cho 240 học sinh dân tộc thiểu số.
*-Năm 1999 , Quỹ đã vinh dự nhận được thư chúc mừng của đồng chí Nông Đức Mạnh, lúc đó là Chủ tịch Quốc hội. Và đồng chí cũng đã trực tiếp trao tặng học bổng Vừ A Dính cho 60 em thiếu nhi các dân tộc 6 tỉnh thuộc căn cứ địa Việt Bắc và tỉnh Nghệ An quê hương Bác Hồ tại phòng họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhân dịp kỷ niệm 55 năm Quốc khánh – ngày 25 tháng 8 năm 2000
Vừ A Dính– mộtngười anh hùng tuổi nhỏ chí lớn đã để lại cho em rất nhiều cảm xúc. Anh là một vị anh hung trẻ, là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Anh đã hi sinh mình để bảo vệ vì đất nước. Năm 13 tuổi – một lứa tuổi còn rất rất trẻ,đang ở trong độ tuổi ăn, học và chơi vậy mà anh Vừ A Dính đã làm nhiệm vụ canh gác, liên lạc, tiếp tế gạo, muối, lương thực cho nhân dân bị thực dân Pháp bao vây. Đến năm 1949 anh vừa đủ điều kiện để gia nhập bộ đội Việt Minh. Cuộc sống kháng chiến gian khổ nhưng anh Vừ A Dính vẫn rất lạc quan và yêu đời. Anh Dính rất ham học và học rất khá. Lúc nào trong ngực túi áo của anh Dính cũng luôn luôn nhét cuốn sách để mỗi lúc rảnh thì lại tranh thủ học. Anh Dính đã học, đọc và viết chữ cực kì thông thạo. Khuôn mặt tròn, đôi mắt tinh nhanh, chân tay thoăn thoắt là hình ảnh chiến sĩ nhỏ của anh Vừ A Dính hằn sâu trong mắt các chiến sĩ của đội vũ trang Tuần Giáo. Trong 1 lần liên lạc, quânLê dương Pháp vây bắt được anh và yêu cầu anh chỉ điểm nơi ở củacán bộ Việt Minh. Anh Vừ A Dính chống lại và bị tra tấn, nhưng Pháp và Quốc gia Việt Nam không khai thác được tin tức gì. Vào chiều tối ngày 15-6-1949, quân Pháp đã bắn và treo anh lên một cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn. Anh đã hy sinh khi chưa tròn 15 tuổi.Anh Vừ A Dính đã hy sinh trong tư thế rất hiên ngang mà không một chút nào run sợ. Cuộc đời của người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi của đội vũ trang Tuần Giáo đã khép lại nhưng khí phách trung kiên bất khuất của anh Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc. Chúng em thực sự rất tự hào và biết ơn sự hy sinh anh dũng, cao cả của anh hung liệt sĩ người dân tộc H'Mông nhỏ tuổi Vừ A Dính. Mặc dù anh đã hi sinh nhưng tấm gương của anh vẫn luôn khắc giữ trong lòng mỗi con dân Việt Nam, tấm gương của anh đáng để thế hệ trẻ noi theo dể bảo vệ Tổ Quốc. Anh Vừ A Dính đã trở thành biểu tượng dũng cảm,sự gan dạ, thông minh và mưu trí của thiếu niên các dân tộc anh em. Anh Vừ A Dính là một người anh hùng, một người chết cho dân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, hạnh phúc, ấm no. Anh Vừ A Dính sẽ luôn luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo từng năm tháng không bao giờ phai.
Nếu ai đã đến Đà Nẵng thì có lẽ không bao giờ quên được con sông Hàn nằm giữa lòng thành phố Đà Nẵng. Không đỏ nặng phù sa như sông Hồng, không dịu dàng, hiền hòa như sông Hương, con sông Hàn vừa khỏe khoắn, vừa thơ mộng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của thành phố Đà Nẵng năng động và phát triển từng ngày. Có lẽ, cái tên sông Hàn đã có từ rất lâu. khi tôi ra đời, biết quan sát cảnh vật xung quanh thì đã nghe người ta gọi nó là sông Hàn rồi. Tôi vẫn thường băn khoăn với bà: Bà ơi! Sao các vùng khác,sông đều mang những cái tên nghe rất đẹp như sông Hương, sông Hoài, sông Nhật Lệ ... mà con sông quê mình lại mang cài tên chẳng đẹp chút nào? Bà trầm ngâm bảo với tôi rằng: Tên sông không đẹp nhưng mang một ý nghĩa hào hùng về những ngày cha ông chống giặc. Qua lời kể của bà, tôi mới biết tên sông Hàn bắt nguồn từ chuyện ngày xưa cha ông ta đã khóa cửa sông bằng xích sắt để ngăn không cho tàu giặc vào thành phố Đà Nẵng. Từ đó, mỗi lần nhìn con sông Hàn lặng lờ trôi, tôi lại thấy yêu quý nó biết bao. Phải chăng, con sông Hàn là nhân chứng cho tinh thần kiên cường bất khuất của quê hương? Con sông Hàn là một nhánh sông lớn từ thượng nguồn chảy xuống đổ ra biển. Sông lững lờ trôi,chảy men giữa hai bờ phố xá tấp nập. Bến bờ sông,con đường Bạch Đằng chạy dài với những hàng cây xanh ngát soi bóng xuống dòng sông. Vẻ xanh mát của cây cùng với cái hiền hòa của sông Hàn tạo nên một bức tranh thật đẹp, thanh bình, thoát ra ngoài nhịp sống tấp nập của thành phố. Vào những buổi sáng sớm, sông Hàn dịu dàng như người thiếu nữ. Phố xá xây nồng trong giấc ngủ bỏ lại con sông Hàn thao thức cùng ánh đèn đường mờ ảo. Trong làn sương nắng mỏng, sông dường như không trôi, đứng lặn ngắm nhìn vẻ đẹp yên ả thanh bình của quê hương. Mặt sông phẳng lặng như không muốn làm tỉnh giấc những con tàu đang ngủ yên sau một ngày vất vả, chỉ có những con sóng vỗ nhẹ như đang hát khúc ca êm ái ngợi ca vẻ đẹp của thành phố. Giữa không gian yên ả, sông như một dãi lụa bạc thật đẹp .
Thế nhưng, vào những buổi trưa, khi ông mặt trời đang mỉm cười rải những tia nắng vàng xuống mặt sông trở nên rực rỡ, khỏe khoắn hẳn. những tia nắng tinh nghịch nhảy nhót, đùa giỡn trên mặt nước. Trong phút chốc, gương mặt sông trở nên hồng hào, lấp lánh thật nên thơ. Sông như một chiếc gương khổng lồ soi bống những con tàu viễn dương to lớn. Đó đây, tiếng còi vào cảng, tiếng còi ra khơi vang lên giữa khung cảnh trưa hè. Thỉnh thoảng chị gió đi qua vuốt ve mặt sông. Sông vui vẻ cười vang, vỗ sóng rì rào vào mạn thuyền, hoà cùng nhịp điệu sôi động của thành phố.
Chiều về, những tia nắng chạy trốn trở về nhà, để lại dòng sông trong bộ áo tím thẳm. Sông Hàn trở nên lặng lẽ hơn. Phải chăng, sông buồn vì phải chia tay người bạn nắng tinh nghịch? Thế nhưng, không để sông buồn lâu, thành phố thắp đèn khoác lên sông chiếc áo thật rực rỡ. Ánh sáng từ các nhà cao tầng, các biển quãng cáo, các cột đèn cao áp soi xuống mặt sông, ánh lên thật lộng lẫy với nhiều mảng sắc màu. Lúc này, nom mặt sông như nàng công chúa diện bộ cánh đẹp đẽ nhất để dự buổi dạ hội. Cứ thế, sông vươn mình khoe sắc, phô hết tất cả vẻ đẹp của mình cho mọi người chiêm ngưỡng. Trên sông, chiếc cầu sông Hàn hiện đại bắc qua với những dây cáp to, sáng lấp lánh như một chiếc vương lớn tô điểm thêm cho vẻ đẹp dòng sông. Lúc này, được đứng bên bờ sông mà tận hưởng nhũng ngọn gió mát rượi thổi vào thật là sảng khoái. Sông trở thành người bạn giúp con người xua đi những căng thẳng, mệt mỏi của một ngày làm việc vất vả.
Tuổi thơ của tôi đã lớn lên bên con sông Hàn rộng lớn đẹp đẽ. Con sông bắc ngang thành phố, nối nhịp đôi bờ ngày ngày đua đón bao nhiêu người qua lại.Sông mãi là người bạn gắn bó với tuổi thơ của tôi. Mai đây, dù cố đi đến những miền xa, gặp những con sông mênh mông, hùng vĩ thì sông Hàn vẫn mãi là con sông mà tôi yêu quý nhất.
bạn ơi, hình như bạn bị hỉu sai đề rồi á, là văn biểu cảm không phải là miêu tả nè, với đề muốn biểu cảm về BIỂN mà bạn >.<
giống câu '' nêu tác dụng biện pháp tu từ ''
Giải thích ngắn gọn như này cho em dễ hiểu nhé: đọc đề tìm ra biện pháp tu từ sau đó nêu tác dụng của nó