Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đinh Tiên Hoàng (vua đầu tiên của nhà Đinh). Ông Trần Trọng Kim, người biên soạn cuốn Việt sử lược bằng chữ Quốc ngữ cho rằng Đinh Tiên Hoàng tên thật là Đinh Hoàn. Tuy nhiên, cũng chưa có nguồn khả tín. Phần nhiều các thư tịch trước đây đều ghi nhận Đinh Tiên Hoàng tên húy là Đinh Bộ Lĩnh, sinh năm 923, quê ở Hoa Lư, châu Đại Hoàng, nay là xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ngài là con trai của Thứ sử châu Hoan Đinh Công Trứ (tướng của Dương Đình Nghệ). Mẹ Ngài họ Đàm. Tuổi trẻ thông minh, linh hoạt, bản lĩnh, không muốn chịu khuất ai.
Ngài cùng con trai Đinh Liễn đầu quân cho Sứ quân Trần Lãm ở vùng Kỳ Bố (Kỳ Bá) hải khẩu, nay là thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Vì tài năng nổi trội, Đinh được Trần Lãm phong làm Bộ Lĩnh (Đinh Bộ Lĩnh). Trần Lãm trước khi mất, đã giao cả binh quyền cho Đinh Bộ Lĩnh. Bộ Lĩnh đem quân về Hoa Lư, cùng những người bạn cũ là Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú… xây dựng lực lượng chống nhau với hậu duệ của Ngô Vương Quyền là Ngô Xương Văn, hồi đó đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội ngày nay).
Sau khi Ngô Vương Quyền mất, chính quyền trung ương của họ Ngô suy yếu. Anh hùng hào kiệt khắp nơi nổi lên cát cứ, sử gọi là loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh giỏi cầm quân, lại được bạn bè, các tướng lĩnh tài năng như Đinh Liễn (con trai), Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lê Hoàn, Phạm Hạp, Phạm Cự Lạng… giúp sức, nhân dân trong vùng ủng hộ, đã đem quân đánh dẹp hết các Sứ quân khác, thống nhất thiên hạ, lên ngôi vua xưng là Vạn Thắng Minh hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lư, đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Ngài cho đúc tiền đồng mang tên Thái Bình lưu hành trong nước. Đinh Bộ Lĩnh được tôn vinh là Vạn Thắng vương, ở ngôi được 12 năm (968-979). Ngài bị tên Thái giám Đỗ Thích ám sát cùng Thái tử Đinh Liễn năm Kỷ Mão (979).
Câu 1:
Ai là người có công lấy thân chèn pháo ?
A) Bác Hồ B) Võ Thi Sáu C) Võ Nguyên Giáp D) Tô Vĩnh Diện
Phần 2 Tự luận
Câu 2:
Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu người ?
Đáp án : 34 người
Câu 3:
Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam là ngày bao nhiêu ?
Đáp án : 22/12
TSP
Võ Nguyên Giáp (25 tháng 8 năm 1911 – 4 tháng 10 năm 2013), tên khai sinh là Võ Giáp,[a] còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà lãnh đạo quân sự và chính trị gia người Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng Tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam, một trong những người sáng lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh",[1][2] là chỉ huy trưởng của các chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954), Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) và Chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979).
Xuất thân là một giáo viên dạy lịch sử, ông được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử Việt Nam. [3] Ông được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng dân tộc của nhân dân Việt Nam. [4][5][6]
Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và cho tới nay là người duy nhất 2 lần được tặng thưởng huân chương này (lần thứ nhất vào năm 1950 và lần thứ hai vào năm 1979).
HT
Vũ quang ai đã phất cờ
Trả lời: Phan Đình Phùng
Bình tây sát tả,bây giờ nhớ ai ?
Trả lời: Trương Định
Phan Đình Phùng
Phan Đình Phùng (chữ Hán: 潘廷逢; 1847 - 1895) hiệu: Châu Phong, là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.
Phan Đình Phùng sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nho học. Cha ông là Phó bảng Phan Đình Tuyến, các bác ông là chí sĩ Phan Đình Thông và Cử nhân Phan Đình Thuật; chú ông là Phó bảng Phan Đình Vận.
Trương Định
Trương Định (chữ Hán: 張定; 1820-1864) hay Trương Công Định hoặc Trương Đăng Định, là võ quan nhà Nguyễn, và là thủ lĩnh chống Pháp giai đoạn 1859-1864, trong lịch sử Việt Nam.
Trương Định sinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Cha ông là Lãnh binh Trương Cầm, từng là Hữu thủy Vệ uý ở Gia Định dưới thời vua Thiệu Trị.
có rất nhiều em ạ, ngoài chiến thắng của Ngô Quyền năm 938 ra thì còn có hai cuộc nữa dùng chiến lược cọc ngầm là Trong Chiến tranh Nguyên Mông–Đại Việt lần 3 năm 1288 dưới thời nhà Trần,
HT:
- Võ Thị Sáu bị giết bởi quân địch là thực dân Pháp
- HT -
người nước Pháp
HT