Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm, 16 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1.Văn bản“Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Người kể chuyện
B. Chị Cốc
C. Dế Mèn
D. Dế Choắt
2. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai?
A. Tạ Duy Anh
B. Vũ Tú Nam
C. Tô Hoài
D. Đoàn Giỏi
3. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì?
A. Kênh rạch bủa giăng chi chít
B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ
C. Chợ nổi trên sông
D. Kết hợp cả A, B và C.
4. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích “Vượt thác” và “Sông nước Cà Mau” là:
A. Tả cảnh sông nước
B. Tả người lao động
C. Tả cảnh sông nước miền Trung
D. Tả cảnh vùng cực Nam của Tổ quốc.
5. Nhân vật chính trong truyện ngắn “Buổi học cuối cùng” là ai?
A. Chú bé Phrăng
B. Thầy giáo Ha – men
C. Chú bé Phrăng và thầy giáo Ha – men
D. Chú bé Phrăng, thầy giáo Ha–men, bác phó rèn Oat–tơ và cụ Hô-de.
6. Ý trả lời nào sau đây đúng nhất cho câu hỏi: Tại sao khi nhìn thầy Ha – men đứng dậy “người tái nhợt”, chú bé Phrăng lại cảm thấy “thầy vô cùng lớn lao”?
A. Vì Phrăng rất yêu quý và kính trọng thầy
B. Vì em chợt nhận ra phẩm chất cao quý của thầy
C. Vì em vừa xúc động, vừa cảm phục phẩm chất cao quý của thầy
D. Vì từ nay trở đi, Phrăng không được học thầy nữa
Đề tham khảo học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 năm 2015 trường THCS Tân Thịnh, Yên Bái
Đề thi thử học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm học 2014-2015
7. Yêú tố nào thường không có trong thể ký?
A. Sự việc
B. Lời kể
C. Người kể chuyện
D. Cốt truyện
8. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì?
A. Kí
B. Hồi kí
C. Truyện ngắn
D. Truyện thơ
9. Câu: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” có mục đích gì?
A. Định nghĩa
B. Đánh giá
C. Giới thiệu
D. Miêu tả
10. Vị ngữ câu: “Tre là cánh tay của người nông dân” có cấu tạo như thế nào?
A. là + một cụm danh từ
B. là + một cụm động từ
C. là + một cụm tính từ
D. là + một kết cấu chủ vị
11. Câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.” thuộc loại câu đơn nào?
A. Đánh giá
B. Định nghĩa
C. Miêu tả
D. Tồn tại
12. Phó từ là những từ chuyên đi kèm với:
A. Động từ và danh từ
B. Động từ và tính từ
C. Động từ và số từ
D. Động từ và lượng từ
13. Phó từ“đã” trong cụm từ “đã từ lâu đời” có ý nghĩa gì?
A. Chỉ quan hệ thời gian
B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự
C. Chỉ mức độ
D. Chỉ khả năng
14. Trong hai câu thơ:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Tác giả dùng kiểu so sánh ngang bằng. Đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai
15. Dòng thơ “Người Cha mái tóc bạc” đã sử dụng nghệ thuật gì?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Hoán dụ
D. Ẩn dụ
16. Câu văn: “Năm 1945, với sự thành công của cách mạng Tháng Tám, đã được đổi tên thành cầu Long Biên.” mắc lỗi gì?
A. Sai về nghĩa
B. Thiếu chủ ngữ
C. Thiếu vị ngữ
D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
II. Tự luận (6 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1. Tả một người mà em yêu thương.
Đề 2. Tả một khu vườn trong buổi sáng đẹp trời.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN 6
A. PHẦN VĂN BẢN
I/Các thể loại truyện dân gian: (định nghĩa)
1. Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
– Nhân vật bất hạnh (Người mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí…);
– Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
– Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;
– Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
3. Truyện ngụ ngôn:
Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
4. Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
1. Thế nào là trang phục đẹp ? Lấy ví dụ .
2. Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí là gì ? Lấy ví dụ .
3.Thu nhận bằng tiền , hiện vật của gia đình em là gì ?
Đó là phần tự luận
Bạn tham khảo:
I. TRẮC NGHIỆM:(3điểm)
Câu 1: “Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm” giải nghĩa từ bằng cách nào?
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Miêu tả hoạt động.
- Dùng từ trái nghĩa .
- Dùng từ đồng nghĩa.
Câu 2: : Nghĩa của từ là gì?
- Là tính chất, sự vật mà từ biểu thị.
- Là hoạt động mà từ biểu thị.
- Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động …) mà từ biểu thị.
- Là sự vật mà từ biểu thị.
Câu 3: Chủ ngữ trong câu nào sau đây có cấu tạo là một cụm danh từ?
- Tôi đi học sớm hơn mọi ngày.
- Một bếp lửa chờn vờn sương sớm.
- Nam là một học sinh giỏi.
- Mai rất chăm học.
Câu 4: : Từ phức được phân thành :
A. Từ phức và từ láy. B. Từ đơn và từ phức .
C. Từ ghép và từ láy. D. Từ phức và từ ghép.
Câu 5: Dòng nào sau đây chứa toàn từ mượn tiếng Hán?
- Tráng sĩ, giang sơn, anh em, sơn hà.
- Cha mẹ, tráng sĩ, giang sơn, sơn hà.
- Sơn hà, giang sơn, sứ giả, tráng sĩ.
- Tráng sĩ, giang sơn, bạn bè, sơn hà.
Câu 6: Trong câu, danh từ thường giữ chức vụ gì?
A. Vị ngữ. B. Chủ ngữ. C. Định ngữ D. Bổ ngữ.
Câu 7: Nghĩa của từ “nghèo” trong câu “Ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho một phú ông” là:
- Chỉ sự đầy đủ về tinh thần.
- Chỉ sự giàu có về của cải, vật chất
- Chỉ sự thiếu thốn về tinh thần
- Chỉ sự thiếu thốn về vật chất
Câu 8: Câu “Đoạn đường này thật là hoang mang.” mắc lỗi gì?
- Dùng từ không đúng nghĩa.
- Lẫn lộn các từ gần âm.
- Lặp từ.
- Không mắc lỗi.
Câu 9: Từ “lủi thủi” được hiểu là:
- Cô đơn, buồn tủi, đáng thương.
- Chỉ có một mình.
- Chịu đựng vất vả một mình.
- Mồ côi không nơi nương tựa.
Câu 10: Từ là gì?
- Là đơn vị dùng để đặt câu.
- Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Là đơn vị ngôn ngữ lớn nhất dùng để đặt câu.
Câu 11: Câu văn sau gồm mấy từ,mấy tiếng?“ Mai là một học sinh giỏi.”
A. 5 từ 6 tiếng B. 6 tiếng 6 từ. C. 3 từ 6 tiếng. D. 4 từ 6 tiếng .
Câu 12: Trong các câu sau, câu nào mắc lỗi lặp từ?
- Em rất yêu con mèo nhà em vì nó bắt chuột rất giỏi.
- Thánh Gióng là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
- Truyện Thạch Sanh có nhiều yếu tố thần kì.
- Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích truyện Thạch Sanh.
II. Tự luận:(7điểm)
Câu 1. (2đ)
a. Nghĩa gốc là gì? Nghĩa chuyển là gì? (1đ)
b. Hãy tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng. (0,75)
c. Hãy cho biết trong những câu thơ sau từ “lá” được dùng với nghĩa nào? (0,25)
Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh
Đời vẫn xanh rời rợi.
(Hồ Ngọc Sơn- Gửi em dưới quê làng)
Câu 2. (3đ)
1. Nêu những đặc điểm của danh từ (1đ).
2. Đặt câu với các danh từ: học sinh, Hoài Thương. (1đ)
3. Cho đoạn văn:
Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ.
(Ếch ngồi đáy giếng).
Em hãy xác định các cụm danh từ có trong đoạn trích và gạch chân phần trung tâm của cụm danh từ. (1đ)
Câu 3. (2 đ)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) với chủ đề sân trường giờ ra chơi và chỉ ra 3 danh từ và một cụm danh từ mà em đã sử dụng bằng cách gạch chân những danh từ và cụm danh từ đó.
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,C,D đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng (từ câu 1 đến câu 4).
Câu 1. Nhiệt độ nào vi khuẩn không thể phát triển được?
A. 70oC → 80oC
B. 100oC → 115oC
C. -20oC → 10oC
D. 0oC → 100oC
Câu 2. Tất cả thực phẩm đều cung cấp năng lượng cho cơ thể:
A. thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, chất xơ.
B. thực phẩm giàu chất đạm, vitamin, chất xơ.
C. thực phẩm giàu chất đường bột, chất xơ và nước.
D. thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, chất đường bột.
Câu 3. Nhóm các phương pháp làm chín thực phẩm trong nước:
A. luộc, kho, nấu.
B. luộc, hấp, nướng.
C. xào, kho, rán.
D. kho, hấp, rang.
Câu 4. Có mấy phương pháp làm chín thực phẩm có sử dụng nhiệt?
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 5. Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống ở các câu sau để được câu trả lời đúng
(1).............. là chất dinh dưỡng quan trọng nhất để cấu thành cơ thể và giúp cơ thể (2)................... tốt, góp phần (3).................. tế bào để thay thế tế bào đã chết, góp phần tăng khả năng đề kháng và cung cấp (4)............
Câu 6. Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để được câu trả lời đúng
A | B | |
1. Thiếu chất đạm trầm trọng, trẻ em sẽ bị 2. Chất xơ của thực phẩm có tác dụng 3. Muối xổi và muốn nén đều là 4. Thu nhập gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật do | a) phương pháp muối chua. b) lao động của các thành viên c) bệnh tim mạch. d) suy dinh dưỡng. e) ngăn ngừa bệnh táo bón. |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 7. Trình bày khái niệm, quy trình thực hiện, yêu cầu kĩ thuật đối với món nấu? Hãy nêu tên một số món nấu thường sử dụng ở gia đình em.
Câu 8. Nêu nguyên nhân ngộ độc thức ăn. Cần chú ý điều gì khi mua thực phẩm để phòng tránh ngộ độc thức ăn?