Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em có thể vào phần đề thi và gõ tìm đề thi HKI môn sinh 7 để tham khảo nha! cô đã up đề thi lên rồi đó!
TK:
Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh là: ... – Cơ thể chỉ có cấu tạo 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. – Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi. – Phần lớn: dị dưỡng; di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc roi bơi, một số không di chuyển.
Câu 1. Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A (1,25đ)
Động vật nguyên sinh (A) | Đặc điểm (B) |
1. Trùng roi 2. Trùng biến hình 3. Trùng giày 4. Trùng kiết lị 5. Trùn sốt rét. |
a. Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, kí sinh ở thành ruột. b. Di chuyển bằng lông bơi, sinh sản theo kiêu phân đôi và tiếp hợp. c. Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi. d. Không có bộ phận di chuyển, sinh sản theo kiểu phân đôi. e. Di chuyển bằng roi, sinh sản theo kiểu phân đôi. g. Di chuyển bằng chân giả, sống phổ biến ở biển. |
Câu 2. Hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái (A, B, C, D) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (2,75đ)
1. Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là:
A. trùng giày, trùng kiết lị.
B. trùng biến hình, trùng sốt rét.
C. trùng sốt rét, trùng kiết lị.
D. trùng roi xanh, trùng giày.
2. Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?
A. Trùng giày.
B. Trùng biến hình.
C. Trùng sốt rét.
D. Trùng roi xanh.
3. Đặc điểm cấu tạo chung của ruột khoang là:
A. cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hóa phân hóa; bắt đầu có hệ tuần hoàn.
B. cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức. Cơ quan tiêu hóa dài từ miệng đến hậu môn.
C. cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn.
D. cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
4. Đặc điểm không có ở San hô là:
A. cơ thể đối xứng toả tròn.
B. sống di chuyển thường xuyên.
C. kiểu ruột hình túi.
D. sống tập đoàn.
5. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở Sán lông mà không có ở Sán lá gan và sán dây?
A. Giác bám phát triển.
B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
C. Mắt và lông bơi phát triển.
D. Ruột phân nhánh chưa có hậu môn.
6. Đặc điểm không có ở Sán lá gan là:
A. giác bám phát triển.
B. cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
C. mắt và lông bơi phát triển.
D. ruột phân nhánh chưa có hậu môn.
7. Nơi kí sinh của giun đũa là:
A. ruột non. C. ruột thẳng.
B. ruột già. D. tá tràng.
8. Các dạng thân mềm nào dưới đây sống ở nước ngọt?
A. Trai, Sò. C. Sò, Mực.
B. Trai, ốc sên. D. Trai, ốc vặn.
9. Những đặc điểm chỉ có ở mực là:
A. bò chậm chạp, có mai. C. bơi nhanh, có mai.
B. bò nhanh, có 2 mảnh vỏ. D. bơi chậm, có 1 mảnh vỏ.
10. Các phần phụ có chức năng giữ và xử lí mồi của tôm sông là:
A. các chân hàm.
B. các chân ngực (càng, chân bò).
C. các chân bơi (chân bụng).
D. tấm lái.
11. Người ta thường câu Tôm sông vào thời gian nào trong ngày?
A. Sáng sớm. C. Chập tối.
B. Buổi trưa. D. Ban chiều.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 3. Vì sao nói san hô chủ yếu là có lợi ? Người ta sử dụng cành san hô để làm gì? (1,5đ)
Câu 4. Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất như thế nào? Nêu lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt. (1,5đ)
Câu 5. Cấu tạo của trai thích ứng với lối tự vệ có hiệu quả? (1đ)
Câu 6. Trình bày những đặc điểm về lối sống và cấu tạo ngoài của tôm sông. (2đ)
Câu 1:Nêu đặc điểm thích nghi đời sống bay lượn của chim bồ câu
Câu 2:Sinh sản vô tính,hữu tính là gì?Cho ví dụ?Nêu sự tiến hóa về sinh sản của các động vật
Câu 3:Nếu hình thức di chuyển của động vật?Nếu hình thức di chuyển của lớp thú,chim,bò sát
Câu 4:ĐDSH được biểu thị bằng gì?Tại sao lại có sự đa dạng đó?Nêu nguyên nhân suy giảm ĐDSH?Biện pháp bảo vệ ĐDSH?Bản thân học sinh cần làm gì để bảo vệ sự ĐDSH?
Câu 5:Nêu đặc điểm cấu tạo tập tính của động vật đới nóng và đới lanh?
Đơn giản vì chuột là loài động vật ăn tạp và có răng phát triển nhanh, do đó, để mài mòn răng, chúng phải “gặm” bất cứ thứ gì. Đó là lý do vì sao mà ngay cả các đồ vật, vật dụng trong nhà đều không thoát khỏi tay chuột. Bạn có thể tham khảo nhé. Chúc bạn mai thi tốt :D
- Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.
- ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).
– Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.
– Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.
– Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.
II .Tự Luận ( 6 điểm)
Câu 1 :Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của Lưỡng Cư có g . trị bổ sung cho hđ của chim về ban ngày?
Câu 2: Chứng minh lớp thú có ~ đặc điểm tiến hóa hơn so vs các lớp ĐV có xuo7gn sống đã học?
Câu 3 " Căn cứ vào cơ sở phân hạng đv quý hiếm , g thích từng cấp độ nguy cấp?
Câu 4" Nhân dịp nghỉ lễ e đã cùng gia đình đi tham quan .Trog chuyên đi e gặp 1 người xấu đang rao bán 1 con gà lôi trắng e pải làm j và sẽ g. thích vs người đó ntn?
Câu 5:Hãy nêu các biện pháp đấu tranh sinh học ?Cho vd?
Câu 6: Lập BẢNG so sánh cấu tạo hệ tuần hoàn , hô hấp của ếch đồng và thằn lằn?
Nhật Linh, Thien Tu Borum, Phan Thùy Linh, Đỗ Hương Giang, Võ Hà Kiều My, shin cau be but chi, Thảo Phương,
Thảo Phương,Hàn Thất LụcNguyễn Ngọc Minh Châu
Mình mới thi hồi sáng nhưng không biết trùng đề với bạn không nhé 😅
Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn?
Câu 2: Nêu đặc điểm hệ tuần hoàn của thằng lằn
Câu 3: Nêu vai trò của lớp thú
Câu 4: Dơi giống chuột, nhưng lại biết bay, vậy dợi có họ hàng gần với vịt trời hay chuột ?
Câu 1:
a, Kể tên 4 loài động vật thuộc lớp lưỡng cư
b, Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với cuộc sống ở cạn
Câu 2:
a, Nêu đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với cuộc sống ở cạn
b, So sánh hệ tuần hoàn của thằn lằn bóng với hệ tuần hoàn của ếch
Cấu 3:
a, Nêu đặc điểm hệ sinh dục của chim bồ câu đực và chim bồ câu mái
b, Sắp xếp những loài chim sau vào các nhóm chim phù hợp: Vịt trời,gà rừng,chim cánh cụt,đà điểu Úc.
Cấu 4: Các loài động vật sau: Cá hồi, dơi,cá sấu,cá cóc Tam Đảo,cá heo,cú mèo. Hãy sắp xếp chúng vào các nhóm động vật sau:
a, Nhóm động vật 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn
b, Nhóm động vật 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn
c, Nhóm động vật 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn
d, , Nhóm động vật biến nhiệt
Câu 5: Ưu điểm và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học