Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở mình là ko có trắc nghiệm
CÂu 1: chép lại bài văn" đập đá ở côn lôn"
- cho biết tác giả? , bài tho được sáng tác trong hoàng cảnh nào?đoạn thơ vừa chép ở tác phẩm nào?
- noi quá là gì? xac dịnh cau nói quá , và giải nghỉa trong bài vừa chép?
câu 2: thuyết minh cây tre
đóng vai chị dậu kể lại việc đánh nhau với tên cai lệ
Câu 1 ( tự luận ) : Thuyết minh về 1 thứ đồ dùng trong gia đình
Câu 2 : vì sao nói bức họa của cụ Bơ men là 1 kiệt tác
đóng vai chị dậu kể lại việc đánh nhau với tên cai lệ
câu 1: (2 điểm)
1.nêu công dụng của dấu ngoặc kép?
2. giải thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những trường hợp sau:
a. nhìn từ xa, cầu long biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông hồng, nhưng thực ra ''dải lụa'' ấy nặng tới 17 nghìn tấn!
( thúy lan, cầu long biên- chứng nhân lịch sử)
b. ngày trước trần hưng đạo căn dặn nhà vua:'' nếu giặc đánh như vũ bão thì không sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu''
( nguyễn khắc viện- ôn dịch, thuốc lá)
c. truyện ngắn'' lão hạc'' đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.
( SGK Ngữ văn 8 tập I)
câu 2: ( 3 điểm)
đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
'' theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. bao bì ni lông bị vứt xuống cống rãnh làm tắc đường dẫn nước thải, tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào các mùa mưa. sự tắc nghẽn cống rãnh cũng làm muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải. đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các chất kim loại như chì, ca- đi- mi, gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi- ô- xin có thể gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.''
1. đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
2. phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
3. viết một đoạn văn ngắn gửi lời khuyên tới mọi người để cùng nhau giảm thiểu chất thải bao bì ni lông để góp phần cải thiện môi trường sống, bảo vệ trái đất- ngôi nhà chung của chúng ta.
câu 3: ( 5 điểm)
em hãy giới thiệu về chiếc kính đeo mắt.
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm).
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
“Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn – xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
Giôn – xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.
“Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi !”, Giôn – xi nói: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng…”
(SGK Ngữ văn 8, tập 1, trang 88)
1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?
A. Cô bé bán diêm
B. Hai cây phong
C. Đánh nhau với cối xay gió
D. Chiếc lá cuối cùng
2. Tác giả của văn bản ấy là ai?
A. Ai – ma - tốp
B. O. Hen – ri
C. Xéc – van – tét
D. An – đéc – xen
3. Văn bản chứa đoạn trích thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn
B. Hồi ký
C. Tiểu thuyết
D. Phóng sự
4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
A. Biểu cảm
B. Nghị luận
C. Tự sự
D. Miêu tả
5. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Tình yêu mãnh liệt của Xiu với Giôn – xi
B. Tình yêu mãnh liệt của Giôn – xi với cuộc sống
C. Tâm trạng chán chường của Giôn xi
D. Sự thức tỉnh và niềm tin vào cuộc sống của Giôn – xi
6. Câu văn: "Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó." thuộc loại câu gì ?
A. Câu đơn
B. Câu đặc biệt
C. Câu ghép chính phụ
D. Câu ghép đẳng lập
7. Từ "ơi" trong câu: "Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!" thuộc loại từ nào?
A. Tình thái từ
B. Trợ từ
C. Thán từ
D. Phó từ
8. Dấu ngoặc kép trong câu: "Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi !" dùng để làm gì ?
A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai
C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý đặc biệt
D. Đánh dấu lời thoại của nhân vật
9. Các từ: "tàn nhẫn, độc ác, lạnh lùng" thuộc trường từ vựng nào dưới đây?
A. Chỉ bản chất con người
B. Chỉ tâm hồn con người
C. Chỉ tâm trạng con người
D. Chỉ đạo đức của con người
10. Nghĩa của từ "tàn nhẫn" là gì?
A. Hay nói xấu, làm hại đến người khác
B. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác
C. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác
D. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác
11. Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?
A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
B. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật
C. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật
D. Là những từ miêu tả tính cách của con người
12. Câu văn: "Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình." sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nói quá
B. Nói giảm, nói tránh
C. Chơi chữ
D. Ẩn dụ
II. Tự luận (7 điểm, 1 câu)
Hãy viết một bài văn giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.
Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.
Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạp phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.
Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.
Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại : trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.
Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiều hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.
Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh,phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.
Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.
Ngọc LInh - vforum.vn
BÀI VĂN MẪU 2 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIỆN GAME
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã và đang đáp ứng được những nhu cầu căn bản của con người mà một trong số đó là giải trí. Game ra đời cũng vì mục đích ấy. Tuy nhiên, việc quá chìm đắm, say mê vào game online đã dẫn đến hiện tượng nghiện game của một bộ phận không nhỏ học sinh ngày nay.
Game là những trò chơi trên máy tính, được sáng tạo với mục đích giúp con người giải trí, thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Bản chất của game không xấu, tuy nhiên, nếu chơi quá nhiều sẽ dẫn đến nghiện game, phụ thuộc vào game và khó có thể dứt ra được.
Hiện nay, hiện tượng nghiện game trở nên vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Ta có thể bắt gặp các hàng net mọc lên như nấm với đa phần là học sinh. Những học sinh này có thể ngồi hàng giờ để chơi game, quên ăn quên ngủ. Thậm chí, nhiều trường hợp, bố mẹ phải đến tận quán game để bắt con về. Người nghiện game thì luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải vì thiếu ngủ, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch.
Game cũng như một loại cám dỗ, để lại những hậu quả khôn lường. Trước hết, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người chơi. Chơi nhiều có thể bị cận thị, thiếu ngủ, đầu óc không tỉnh táo, tinh thần mệt mỏi, lâu ngày còn có thể sinh trầm cảm. Hơn nữa, chơi game còn tốn thời gian và tiền bạc. Vì dành quá nhiều thời gian cho game, học sinh dễ chểnh mảng, sa sút trong việc học hành, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nghiện game cũng là nguyên nhân sinh ra nhiều thói hư tật xấu, làm suy đồi nhân cách, đạo đức của người học sinh. Không có tiền chơi game, nhiều bạn nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ, trốn học để chơi game. Tình cảm gia đình, thầy trò vì thế mà rạn nứt, để lại vết thương khó có thể hàn gắn.
Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do đâu? Trước hết, đó là do bản tính tò mò, ưa khám phá của người học sinh, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ bởi những thứ mới mẻ. Đó còn là do học sinh không chú tâm vào việc học hành, bị bạn bè lôi kéo, sa đà vào con đường nghiện game. Một phần khác, là do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, quản lí chặt chẽ thời gian học tập, sinh hoạt của con em mình.
Mỗi học sinh để không sa chân vào con đường nghiện game cần có ý thức trong việc học hành, tích cực rèn luyện đạo đức, coi học là nhiệm vụ chính, chơi game chỉ để giải trí, giải tỏa áp lực và có thời gian chơi phù hợp. Phụ huynh cần quan tâm hơn đến thời gian sinh hoạt của con cái, nhà trường cũng cần phối hợp với gia đình khi thấy học sinh có những biểu hiện bất thường như thường xuyên mệt mỏi, thiếu ngủ. Các cơ quan chính quyền nên có những biện pháp cụ thể để quản lí thời gian hoạt động của các quán game, tổ chức nhiều sân chơi bổ ích, thú vị cho học sinh tham gia.
Những lợi ích của game là không thể phủ nhận, tuy nhiên nó tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Nếu chơi có điều độ và thời gian hợp lí, game sẽ là món ăn tinh thần để chúng ta giải tỏa những muộn phiền, căng thẳng thường ngày. Thậm chí, chơi game còn giúp cải thiện tư duy, phản xạ tay và mắt nhanh hơn. Còn ngược lại, một khi đã trở thành nô lệ của game, nó sẽ làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống thường ngày của chúng ta.
Nghiện game là một hiện tượng đáng báo động ngày nay. Mỗi chúng ta hãy là một người chơi khôn ngoan, đưa game trở về mục đích tốt đẹp ban của nó.
Kiều Oanh - vforum.vn
Vấn đề nghiện game online hiện này vẫn đang trở nên bức thiết đặc biệt đối với các bạn học sinh khi suy nghĩ còn chưa chín chắn vẫn chưa nhận thức được tác hại và lợi ích của chơi game và cũng chưa biết cân bằng giữa giải trí và nghiện nên kéo theo rất nhiều hệ lụy khác nhau. Bên cạnh đó nghiện game trên điện thoại cũng trở nên đáng báo động. Thực tế việc chơi game bây giờ đa số đều tốn thời gian chứ ít mang tính chất giải trí vì người dùng sử dụng quá nhiều thời gian vào việc chơi game mà quên đi việc học tập hoặc lao động. Vì thế nếu có thể ban không nên chơi bất kỳ game nào mà hay lo học hành ra ngoài chơi các trò thể thao vận động sẽ tốt hơn
GIẢI PHÁP: BẢO CÔNG AN TỚI QUẨY BANH TIỆM NET CHO ĐẾN KHI TIỆM NET ĐÓNG CỦA
NGUYÊN NHÂN: BỐ MẸ LM GIÀU QUÁ CHO CON TIỀN NHIỀU SINH RA CHƠI NET NHIỀU, CỔNG TRƯỜNG, BỜ TƯỜNG, AN NINH,....KO ĐẢM BẢO=> CÚP HOK, CÚP TIẾT,..
BỐ MẸ HIỀN QUÁ
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Hãy cho biết thế nào là đơn chất? Hợp chất?
b) Trong số các công thức hóa học sau: CO2, O2, Zn, CaCO3, công thức nào là công thức của đơn chất? Công thức nào là công thức của hợp chất?
Câu 2 (1,0 điểm): Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của:
a) Fe (III) và O.
b) Cu (II) và PO4 (III).
Câu 3 (3,0 điểm)
a) Thế nào là phản ứng hóa học? Làm thế nào để biết có phản ứng hóa học xảy ra?
b) Hoàn thành các phương trình hóa học cho các sơ đồ sau:
Al + O2 Al2O3
Na3PO4 + CaCl2 → Ca3(PO4)2 + NaCl
Câu 4 (2,0 điểm)
a) Viết công thức tính khối lượng chất, thể tích chất khí (đktc) theo số mol chất.
b) Hãy tính khối lượng và thể tích (đktc) của 0,25 mol khí NO2.
Câu 5 (1,0 điểm): Xác định công thức hóa học của hợp chất tạo bởi 40% S, 60% O. Khối lượng mol của hợp chất là 80 gam.
Câu 6 (1,0 điểm): Khi đốt dây sắt, sắt phản ứng cháy với oxi theo phương trình:
3Fe + 2O2 Fe3O4
Tính thể tích khí O2 (đktc) cần dùng để phản ứng hoàn toàn với 16,8 gam Fe.
(Cho: Fe = 56; Cu = 64; P = 31; O = 16; N = 14; O = 16)
câu trả lời
Câu 1
Câu 2
Fe2O3 = 2.56 + 3.16 = 160 (đvc)
Cu3(PO4)2 = 3.64 + 2(31 + 4.16) = 382 (đvc)
Câu 3
a) Khái niệm phản ứng hóa học: Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học.
* Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra: Chất mới tạo thành có tính chất khác với chất ban đầu về trạng thái, màu sắc, ... Sự tỏa nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng.
b) Mỗi phương trình viết đúng: 1,0 điểm
4Al + 3O2 2Al2O3
2Na3PO4 + 3CaCl2 → Ca3(PO4)2 + 6NaCl
Câu 4
a) Viết đúng mỗi công thức tính
b)
mNO2 = 0,25 x 46 = 11,5 gam.
VNO2 = 0,25 x 22,4 = 5,6 lít.
Câu 5
nS = (40% x 80)/100% = 32 gam; nO = 80 – 32 = 48 gam
nS = 32 : 32 = 1 mol; nO = 48 : 16 = 3 mol
Câu 6
nFe = 16,8 : 56 = 0,3 mol
Theo PTHH: 3 mol Fe phản ứng hết với 2 mol O2
Vậy: 0,3 mol Fe phản ứng hết với x mol O2
x = 0,2 mol
VO2 = 0,2 x 22,4 = 4,48 lít