Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1:-Gặp thầy cô giáo, khách vào tham quan trường thì phảichào hỏi . Thái độ lễ phép văn minh, khoanh tay cúi chào.
-không nói tục chửi bậy, nói chuyện hòa đồng
-không nói xấu, dè bỉu các bạn khác
-nói với nhau lời hay lẽ phải
Thể hiện sự văn minh kính trọng .Thái độ lễ phép văn minh
2: -gặp thầy cô giáo không chào
-nói tục chửi bậy
-tuyên chuyền những hành vi xấu
-a dua theo các bạn nói những lời nói không hay
nhớ cho mik nha
Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.
Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?
Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:
Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:
– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.
Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.
Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.
có 1 tin vui là: .......có một người chuẩn bị cho bạn
tin buồn là: người đó off
cuối cùng cũng đã kết thúc một năm học dài đằng đẵng. ai nấy đều vui vì mình đã gặt hái đc nhiều thành quả trong thời gian qua.và cũng rất buồn vì chúng nó phải xa nhau, xa mái trường iu quái nhầm iu dấu này. sẽ k còn nghe những câu nói móc nhau, trêu ghẹo nhau nữa,... nhưng chỉ là 3 tháng hè thôi, rồi lũ học trò lại vui như điên ấy mà.
~ học tốt~
Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống.
Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường đón chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút.
"Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng tùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng.
Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Theo sau là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng.
Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già trẻ, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới.
Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng. Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy. Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có.
Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất.
Trò chơi nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín tới mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi. Ngoài ra còn trò chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...
Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa truyền thống dân tộc, mong sao tục lệ tổ chức lễ hội đầu năm này được lưu truyền mãi.
Xin chào, năm nay mình mười hai tuổi. Mình sống cùng với gia đình trong ngôi nhà nhỏ xinh ở vùng ngoại ô thành phố. Mỗi ngày, mẹ gọi mình dậy từ lúc năm giờ ba mươi. Không khí buổi sớm thì thật trong lành. Lúc này, một số gia đình cũng đã thức dậy, họ đi chợ, tập thể dục, chuẩn bị năng lượng cho một ngày mới. Mình thường cùng bố tưới rau và cho lũ gà trong vườn ăn. Sau đó mình về phòng, làm vệ sinh cá nhân rồi thay quần áo chuẩn bị sách vở đi học. Khi xuống tầng, mẹ đang hì hục dưới bếp chuẩn bị bữa cơm cho cả nhà. Sau khi ăn xong mình được ba chở đến trường bằng xe máy bởi trường khá xa chỗ mình ở. Ở trường, mình có biết bao nhiêu là bạn bè, họ rất đáng yêu và ngoan ngoãn. Vào các giờ ra chơi, chúng mình thường chơi 1 số trò dân gian như nhảy ngựa, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan,... Ngoài ra, mình còn tham gia một số câu lạc bộ như câu lạc bộ sách, piano và tiếng anh. Sau giờ học, mình cùng một số bạn thường ở lại để vệ sinh lớp học và học nhóm. Đến tối, mình giúp mẹ nấu cơm rồi cả gia đình mình tập trung ở phòng khách để xem những kênh truyền hình yêu thích, chia sẻ với nhau những mẩu chuyện trong ngày. Trước khi đi ngủ, bố sẽ mang cho mình một cốc sữa và kiểm tra tình hình học tập của mình. Mỗi ngày trôi qua đều là món quà tuyệt vời, vô giá, những công việc dù lớn dù nhỏ nhưng đều mang lại cho mình niềm vui và hạnh phúc.
Xin chào, năm nay mình mười hai tuổi. Mình sống cùng với gia đình trong ngôi nhà nhỏ xinh ở vùng ngoại ô thành phố. Mỗi ngày, mẹ gọi mình dậy từ lúc năm giờ ba mươi. Không khí buổi sớm thì thật trong lành. Lúc này, một số gia đình cũng đã thức dậy, họ đi chợ, tập thể dục, chuẩn bị năng lượng cho một ngày mới. Mình thường cùng bố tưới rau và cho lũ gà trong vườn ăn. Sau đó mình về phòng, làm vệ sinh cá nhân rồi thay quần áo chuẩn bị sách vở đi học. Khi xuống tầng, mẹ đang hì hục dưới bếp chuẩn bị bữa cơm cho cả nhà. Sau khi ăn xong mình được ba chở đến trường bằng xe máy bởi trường khá xa chỗ mình ở. Ở trường, mình có biết bao nhiêu là bạn bè, họ rất đáng yêu và ngoan ngoãn. Vào các giờ ra chơi, chúng mình thường chơi 1 số trò dân gian như nhảy ngựa, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan,... Ngoài ra, mình còn tham gia một số câu lạc bộ như câu lạc bộ sách, piano và tiếng anh. Sau giờ học, mình cùng một số bạn thường ở lại để vệ sinh lớp học và học nhóm. Đến tối, mình giúp mẹ nấu cơm rồi cả gia đình mình tập trung ở phòng khách để xem những kênh truyền hình yêu thích, chia sẻ với nhau những mẩu chuyện trong ngày. Trước khi đi ngủ, bố sẽ mang cho mình một cốc sữa và kiểm tra tình hình học tập của mình. Mỗi ngày trôi qua đều là món quà tuyệt vời, vô giá, những công việc dù lớn dù nhỏ nhưng đều mang lại cho mình niềm vui và hạnh phúc.