Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). - Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến. ⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ.
Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận đã phiêu tán lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất.
- Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng.
=> Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
THAM KHẢO:
Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng thành, rồi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Chiếu Cần Vương nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài trong hơn 10 năm mới chấm dứt.
=> Cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ phong trào Cần Vương.
tham khảo
- Sau hai Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884), Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.
- Pháp tìm mọi cách loại trừ phái chủ chiến vì thế Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã ra tay trước.
Nguyên nhân của chiến tranh
- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Các đế quốc phát triển sớm - đế quốc "già" (Anh. Pháp)... kinh tế phát triển chậm lại, nhưng lại có nhiều thuộc địa. Còn các đế quốc mới ra đời - đế quốc "trẻ" như Đức, Mĩ, Nhật lại phát triển kinh tế nhanh, nhưng có ít thuộc địa. Vì vậy, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ”già" và "trẻ” về thuộc địa là hết sức gay gắt. Cho nên các đế quốc Đức. Mĩ. Nhật tích cực chuẩn bị một kế hoạch gây chiến tranh đế eiành giột thuộc địa.
- Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra cuộc chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha ( 1898). .VÍT chiếm lại Phi-líp-pin và Cu-ba của Tây Ban Nha : Chiến tranh Anh - Bỏ-Ơ (1899 — 1902). Anh thôn tính hai quốc gia của người Bỏ-Ơ : Chiến tranh Nga — Nhật ( 1904 - 1905). Nhật đánh bật Nga ra khỏi bán dáo Triểu Tièn và Đông Bắc Trung Quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trở nén hết sức gay gắt dẫn đến hình thành hai khối quân sự đối lập là : khối Liên minh Đức - Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước Anh - Pháp - Ngà ( 1907). Hai khối này tích cực chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Nguyên nhân trực tiếp, bắt đầu từ việc Thái tử Phéc-đi-năng của đế quốc Áo Hung bị một người Xéc-bi ám sát ngày 28 - 6 - 1914. Đế quốc Đức - Áo liền chớp lấy thời cơ đó để gây ra cuộc chiến tranh.
kết cục :
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.
Nhiều thành phố, làng mạc, đường phố, nhà máy bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ. Riêng nước Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dầu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Nguyên nhân bùng nổ cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vì vậy, nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát.
- Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) càng làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn.
- Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra khắp nước Nga với khẩu hiệu "Đánh đổ chế độ chuyên chế", "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ", lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 - 1907.
* Nguyên nhân bùng nổ cách mạng tháng 2:
- Đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng.
- Nga hoàng đã đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả nghiêm trọng.
- Kinh tế: Kiệt quệ vì chiến tranh; nạn đói xảy ra ở nhiều nơi; công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.
- Đời sống của nông dân vô cùng cực khổ.
* Diễn biến tháng 2 năm 1917:
- Ngày 23/2/1917, cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-gơ-rát.
- Phong trào nhanh chóng chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.
- Do Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo.
- Công nhân, nông dân và binh lính là lực lượng kháng chiến chính.
*) Diễn biến tháng 10 năm 1917 :
- Ngày 7/10, Lê-min về nước chỉ đạo cách mạng
- Đêm 24/10, quân khởi nghĩa chiếm toàn bộ Pê-tơ-rô-grat
- Đêm 25/10, quân khởi nghoã tấn công Cung điện Mùa Đông
+ Các bộ trưởng của chính phủ bị bắt
+ Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ
- Đầu năm 1918, cách mạng thắng lợi trên toàn nước Nga
Ý nghĩa của cách mạng tháng 10 năm 1917 :
Đối với nước Nga :
-Làm thay đổi hòan tòan vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga .
-Đưa những người lao động lên chính quyền ,xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa .
Đối với thế giới :
-Dẫn đến biến đổi lớn lao trên thế giới.
-Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản , nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức .
-Tạo ra những điếu kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.
Tham khảo
Đại diện tiêu biểu nhất của trào lưu Triết học Ánh sáng Pháp ở thế kỉ XVII – XVIII là: Mông-te-xki-ơ (1689 - 1755); Von-te (1694 – 1778); Rút-xô (1712 - 1778).
Nguyên nhân
Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với phương thức sản xuất phong kiến
Trả lời:
Do chính sách thống trị tàn bạo của thực dân Anh mâu thuẫn dân tộc ở Ấn Độ ngày càng sâu sắc. Nhân dân nhiều nơi đã nổi dậy chống thực dân nhưng đều bị đàn áp nhưng phong trào vẫn tiếp tục nổ ra.
Tham khảo ở đây nhé bn☘
https://hoc247.net/hoi-dap/lich-su-8/nguyen-nhan-bung-no-cua-chien-tranh-the-gioi-thu-nhat-va-thu-2-co-diem-gi-khac-va-giong-nhau-faq165502.html
Giống nhau
- về nguyên nhân: cả 2 cuộc chiến tranh này bùng nổ đều bắt đầu từ mâu thuẫn của các nc đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa
=> Mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao ko giải quyết đc dẫn đến chiến tranh bùng nổ
- về t/c : cả 2 cuộc chiến tranh này đều mang t/c phi nghĩa:
+ gây tổn thất nặng nề về sức ng của nhân loại, để lại nz hậu quả nặng nề
+ bản chất là chiến tranh giữa các nc đế quốc với nhau tranh giành thị trường và thuộc địa
+ về hệ quả: sau 2 cuộc chiến tranh đều có 1 trật tự đc thiết lập
Khác nhau
CTTGT1:
- phe tham chiến: phe liên minh( Đức, Áo-Hung, Italia) và phe hiệp ước( Anh, Pháp, Nga)
- nc tham chiến: các nc tư bản chủ nghĩa
- quy mô, mức độ: nhỏ hơn
- tính chất: phi nghĩa
- vấn đề nc đứa khi chiến tranh kết thúc: ko bị chia cắt
- trật tự thế giới: trật tự Vecxai-Oasinhtơn
CTTGT2:
- phe tham chiến: mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít( Đức, Nhật, Italia)
- nc tham chiến: các nc TBCN và XHCN (Liên xô)
- quy mô, mức độ: lớn hơn
- tính chất: giai đoạn 2 là chính nghĩa sự tham chiến của liên xô
- vấn đề nc đứa khi chiến tranh kết thúc: bị chia cắt thành đông đức và tây đức với 2 chế độ chính trị khác nhau là XHCN và TBCN
- trật tự thế giới: trật tự 2 cực lanta
Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Nguyên nhân sâu xa:
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.
So sánh
1. Giống nhau:
- Nguyên nhân: đều bùng nổ bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được dẫn đến chiến tranh.
2. Khác nhau
Nguyên nhân
Chiến tranh thế giới thứ nhất: Bùng nổ với sự tham chiến của 2 phe là: Liên minh (Đức, Áo – Hung, Italia) và phe Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga)
Chiến tranh thế giới thứ hai: Mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít (Đức, Nhật, Italia)