K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2019

Đề 1 :

Tôi có cô bạn thân từ hồi tiểu học, chúng tôi chơi với nhau được 4 năm từ khi còn là học sinh lớp 2. Giờ tôi đã lớn, có đôi lần nhìn vào mắt Hà tôi lại nhớ đến lỗi lầm của mình khi còn là còn là cậu bé ngốc nghếch, dại dột.

Hồi ấy tôi học lớp hai. Hầu hết các bạn trong lớp đã quen nhau từ hồi mới vào lớp một. Tôi vốn là cậu bé thông minh, nhưng vô cùng hiếu động. Giữa năm học lớp hai, chúng tôi có thêm một thành viên mới là Hà. Cô bé nhỏ nhắn, đáng yêu lắm. Cô xếp chỗ cho Hà ngồi cạnh tôi. Vì là học sinh mới đến nên Hà chưa quen các bạn trong lớp, cậu ấy có vẻ rụt rè, có khi tôi hỏi chuyện Hà cũng im lặng, không trả lời tôi. Vì thế tôi không ưa cô bạn này, nên nhiều lần tôi tìm cách trêu trọc bạn ấy trên lớp. Tôi bỏ bút chì của Hà vào ngăn bàn, tôi giấu tẩy của bạn ấy vào trong hộp giẻ lau mặc cho Hà cứ loay hoay tìm mãi. Tôi rất khoái trá vì những trò mình bày ra. Rồi một lần, trong giờ ra chơi thấy Hà đang cầm trên tay cuốn truyện tranh, tôi chẳng ngần ngại chạy đến cướp luôn cuốn truyện của bạn. Lúc ấy tôi thấy Hà bực bội lắm, nhưng tôi thì mặc kệ có bao giờ quan tâm đến cảm xúc của bạn ấy đâu. Tôi cố tình cầm cuốn truyện đưa lên cao để Hà không lấy được, ấy vậy mà cô bạn của tôi nào có bỏ cuộc. Hà trèo lên ghế, cố với lấy cánh tay tôi để đòi lại truyện. Nhưng lúc ấy Hà không đứng vững cậu ấy trượt chân ngã nhào, đầu Hà đập xuống nền lớp học. Tôi chẳng biết lúc ấy, trong đầu mình nghĩ gì chỉ vội vứt quyển truyện xuống đất , sợ hãi tôi vừa lay Hà dậy: “Mình xin lỗi, mình xin lỗi…. cậu có làm sao không?”. Cũng may cậu ấy không bị chảy máu, Hà mở mắt nhìn tôi nhưng chẳng nói gì. Lúc ấy cô giáo tôi đã đến, cô nhanh chóng đưa Hà lên phòng y tế. Tôi vừa chạy theo cô vùa khóc nức nở vì biết mình vừa làm một việc vô cùng ngu ngốc. Nhìn cô bạn, nằm im trên giường, tôi sợ hãi vô cùng. Tôi như thế, cô chủ nhiệm lớp tôi đến dỗ tôi nói là Hà không sao, lần sau không được nghịch ngợm như thế nữa, bảo tôi về lớp đi cô đã gọi bố mẹ Hà đến đưa bạn ấy về.

Sau buổi học hôm ấy, tôi về nhà trong trạng thái hoang mang vì biết cô đã gọi điện về cho mẹ tôi. Vừa về đến nhà, mẹ tôi đã ngồi ở phòng khách chờ tôi. Tôi thấy ánh mắt mẹ tôi buồn lắm, mẹ chỉ hỏi tôi: “Tại sao con lại trêu Hà?”. Tôi kể cho mẹ nghe ngọn nguồn câu chuyện, và giải thích với mẹ rằng, con trêu bạn ấy chỉ vì muốn bạn ấy nói chuyện với con, bạn ấy ngồi cùng con nhưng chẳng bao giờ nói với con câu nào. Lúc ấy, mẹ tôi không trách mách tôi mà ôn tồn nói: “Hà mới chuyển đến lớp con, bạn ấy chưa quen môi trường mới chứ không phải là khó gần, mà con thì luôn tìm cách trêu trọc bạn ấy, thì bảo sao bạn ấy không muốn nói chuyện với con”. Mẹ tôi nói với tôi, con vừa gây ra một lỗi lớn, đừng xin lỗi mẹ mà hãy tự tìm cách giải quyết việc của con nhé, con hãy cho mẹ biết bây giờ con muốn làm gì. Tôi ngồi lặng im trên ghế sô pha sau một hồi suy nghĩ, tôi nói với mẹ: “Mẹ dẫn con đến nhà bạn Hà nhé, để con xin lỗi bố mẹ bạn ấy, và mong Hà tha lỗi cho con. Từ giờ con sẽ không trêu bạn ấy nữa”. Mẹ tôi đồng ý với quyết định của tôi, mẹ đưa tôi đến nhà Hà để xin lỗi. Rất may là cú ngã ở lớp không gây ra trấn thương gì với Hà. Lời xin lỗi của tôi được chấp nhận. Tôi trở về nhà, mà trong lòng nhẹ nhõm. Nhưng cứ nhớ đến khuôn mặt của Hà khi ngã trong lớp tôi lại bị ám ảnh.Sau lần nghịch dại đó, tôi cảm thấy rất có lỗi với Hà. Tôi không bao giờ dám trêu ghẹo bạn ấy nữa. Cảm giác có lỗi vẫn cứ giày vò tôi, tôi đã tìm mọi cách để chuộc lại lỗi lầm của mình. Tôi lấy nước giúp Hà, giặt giúp bạn ấy dẻ lau bảng, tôi thường mang kẹo đến lớp cho Hà. Cứ thế, tôi với Hà thân nhau lúc nào không hay.

Cô bạn tôi giờ đây, không còn ít nói như hồi đầu mà cởi mở nhiệt tình với tôi và tất cả mọi người. Tôi đã có tình bạn tuyệt vời, trong hoàn cảnh vô cùng éo le. Bây giờ, thỉnh thoảng Hà vẫn trêu tôi vì cú ngã hồi lớp 2 ấy mà chúng tôi trở nên thân thiết, gần gũi nhau hơn.

14 tháng 10 2019

Đề 2 :

Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.

Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Ồ! hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:

– Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. – Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.

Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.

6 tháng 11 2018

a) Mở bài

- Câu chuyện này đã xây ra cách đây hơn một năm rồi, nhưng mỗi khi nhớ lại em lại thấy không vui vì hành động của mình ngày hôm đó.

- Em đến nhà dì chơi vào ngày chủ nhật, khi em và các em họ chơi trốn tìm, do mải tìm chỗ trốn mà em đã không may làm gãy mấy cành hoa hồng của dì.

b) Thân bài

- Em giật mình hoảng sợ vì biết dì rất thích giống hoa hồng Đà Lạt này và đã mất rất nhiều công ươm trồng, chăm sóc.

- Vì không có ai ở đó, nên em quyết định trốn sang chỗ khác và coi như không có chuyện gì xây ra,

- Buổi trưa, bữa cơm vẫn vui vẻ vì không ai phát hiện ra những cành hồng bị gãy. Dì còn liên tục khen em ngoan, học giỏi khiến em xấu hổ vô cùng.

- Về nhà em rất day dứt. Mấy ngày sau, em quyết định kể cho mẹ nghe. Mẹ không mắng mà khuyên em nên xin lỗi dì.

- Em đã xin lỗi và được dì tha lỗi cho.

c) Kết bài

- Đó là một kỉ niệm đáng nhớ với em. Em đã học được rằng: phải sống trung thực, dám nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.

18 tháng 12 2020

I.Mở bài

  • Nêu lên lỗi lầm mà em mắc phải.

Hành trình trưởng thành của mỗi người nào có ai tránh được những lúc phạm phải sai lầm. Có những lỗi nhỏ chìm vào dĩ vãng, nhưng cũng có những lỗi lầm mà mỗi khi nghĩ lại thì đều thấy thấy lòng hối hận và day dứt khôn nguôi. Với tôi, đó chính là khi tôi đi chơi đến khuya mới về mà không báo trước với bố mẹ khiến bố mẹ tôi ở nhà vô cùng lo lắng.

II.Thân bài

a. Nêu cụ thể hoàn cảnh xảy ra sự việc

  • Hôm đó là ngày cả lớp đi liên hoan, chúng tôi được dịp đi chơi vui vẻ.
  • Do mải vui nên tôi đã quên không thông báo cho bố mẹ là tôi sẽ về muộn nên khiến bố mẹ tôi ở nhà thấp thỏm lo lắng.

b.Diễn biến sự việc

  • Bọn tôi sau giờ học chiều được các bác trong hội phụ huynh dẫn ra một nhà hàng ăn.
  • Ăn xong bữa liên hoan, chúng tôi tự đứng lên tổ chức một buổi “tăng ca” đi chơi ở khu vui chơi trong trung tâm thương mại nữa.
  • Do tâm trạng đang rất hứng khởi, tôi không ngần ngại tham gia cùng các bạn.
  • Trò chơi ở khu vui chơi hấp dẫn quá, tôi chơi hoài không chán.
  • Không khí ở khu vui chơi rất đông vui tấp nập khiến tôi chơi mà quên mất thời gian.
  • Tôi và bạn bè cứ mải chơi mãi, đến khi giật mình nhận ra thời gian đã trôi nhanh quá, nhìn vào đồng hồ thì kim giờ kim phút đã chỉ chín giờ ba mươi.
  • Tôi và các bạn đều bất ngờ và hoảng hốt, cả lũ réo nhau nhanh lấy xe để đi về.
  • Tuổi bọn tôi tuy không phải nhỏ nhưng cũng không phù hợp để đi chơi muộn thế này, đứa nào đứa nấy đều thầm lo lắng không yên.
  • Về đến nhà, tôi đã thấy bố đứng ở cửa nhìn ra con ngõ nhỏ, lòng tôi sợ hãi bởi suy nghĩ: “Lần này kiểu gì cũng bị mắng to.”
  • Lúc bước vào nhà, tôi chỉ lí nhí chào bố mẹ, bố mẹ cũng chỉ hỏi han tôi xem về muộn thế có chuyện gì xảy ra không, dặn dò tôi thay quần áo rồi nhanh chóng đi ngủ.
  • Tôi rất bất ngờ vì không bị mắng, lòng hí hứng vui sướng, nhưng tôi thấy bố mẹ tôi rất lạ, có chút bất lực trong ánh mắt của bố khi nhìn thấy tôi về nhà và có chút bất đắc dĩ khi mẹ nói lời dặn dò với tôi.
  • Nhưng lúc ấy tôi chẳng nghĩ gì, chỉ cảm thấy kì lạ chút nhưng cũng không cảm nhận được gì, vội tắm qua, thay bộ đồ ở nhà rồi lên phòng ngủ.
  • Đêm hôm ấy tôi lại khó ngủ, mắt cứ chập chờn muốn mở ra dù đã muộn. Dư âm của buổi đi chơi khiến tôi vẫn lâng lâng trong tiếng cười sảng khoải của lũ bạn bè, của những trò chơi đầy thú vị.
  • Bỗng chợt tôi nghĩ đến bố mẹ, tôi nghĩ đến ánh mắt của bố mẹ khi tôi bước vào nhà, nghĩ tại sao bố mẹ lại không mắng mình.
  • Tôi thấy mình vô tâm quá, mỗi lần mắc lỗi chỉ sợ bị mắng mà không biết rằng bố mẹ mắng cũng chỉ vì muốn mình được trưởng thành hơn. Hôm nay bố mẹ không mắng tôi nữa, tôi lại thấy sợ hãi gấp bội. Có lẽ, lỗi lầm hôm nay không đơn giản như tôi vẫn nghĩ.
  • Tôi nhớ bố mẹ vẫn dặn đi chơi thì dù vui mấy vẫn phải về sớm, không thì phải gọi cho bố mẹ trước để bố mẹ không lo lắng. Tôi gật đầu đồng ý với mẹ, nhưng chính tôi hôm ấy lại không làm được. Chỉ đơn giản là một cuộc gọi, một lời thông báo mà tôi cũng không làm được.
  • Tôi hối hận lắm, bố mẹ đã lo cho tôi biết bao, có lẽ bố mẹ chỉ cần tôi bình an là tốt rồi, có lẽ tôi nợ bố mẹ tôi một lời xin lỗi.
  • Tôi đi ngủ với những day dứt không yên trong lòng như thế.

c. Kết thúc sự việc

  • Sáng hôm sau, bố mẹ tôi nhìn buồn lắm, không niềm nở cười nói với tôi như trước nữa.
  • Tôi đi học mà lòng nặng trĩu nỗi hối hận.
  • Tối hôm ấy, tôi đã xin lỗi bố mẹ và hứa từ nay về sau sẽ không như thế nữa.
  • Bố mẹ tha lỗi cho tôi, lại dặn dò tôi không được một lần nữa thất hứa. Tôi cũng cười và vui vẻ đồng ý.

III.Kết bài

  • Nêu cảm nhận về lần mắc lỗi đó

Sự việc đã qua đi được một thời gian nhưng mỗi khi nghĩ lại, mỗi khi nhớ lại bố mẹ tôi lúc ấy, lòng tôi vẫn gợn chút ăn năn hối hận. Tôi tự hứa sẽ phải trưởng thành hơn, phải biết suy nghĩ cho những người quan tâm đến mình hơn, phải sống ra sao để không làm tổn thương những người thân yêu ấy.

23 tháng 10 2018

4 :

"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.

Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.

Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...

Hk tốt

# LinhThuy ^ ^

23 tháng 10 2018

Thầy cô dạy em rất nhiều nhưng thầy Hoàng là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Thầy đã dạy em vào năm học vừa qua.

Dáng thầy cao cao, nước da ngăm đen gợi lên ở thầy một sự khỏe mạnh, chất phác. Mái tóc thầy điểm bạc. Nhìn khuôn mặt và mái tóc “hoa râm” ấy em đoán tuổi thầy đã ngoài bốn mươi. Thầy thường mặc bộ đồ veston màu nâu sẫm mỗi khi đến lớp. Nhìn trang phục và dáng đi của thầy, ai cũng biết rằng thầy là người đứng đắn, tác phong mẫu mực.

Thầy thường đeo kính trắng. Ẩn trong cái kính trắng ấy là đôi mắt sâu và hiền từ. Ánh mắt của thầy đã thể hiện một tấm lòng nhân hậu, bao dung. Hợp với đôi mắt thể hiện lòng nhân ái của thầy là cái miệng hay tươi cười với chúng em, nhất là lúc cả lớp chúng em học tập tốt. Mỗi khi thầy cười, hàm răng trắng và đều đặn được lộ ra, ánh mắt của thầy thể hiện một niềm vui khó tả. Thế nhưng khuôn mặt thầy vẫn không khỏi có những nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt thầy là một chuỗi ngày dài vất vả với nghề, với trẻ thơ. Thầy luôn khắc phục mọi khó khăn để giữ vững tay chèo đưa chúng em cập bến bờ tri thức. Mỗi khi viết bài trên bảng lớp, bàn tay xương xương của thầy nổi lên những đường gân rắn rỏi. Bàn tay ấy đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò.

Nhìn dáng thầy trên bục giảng, em tưởng tượng thầy là một người lính đang gánh trên vai một trọng trách nặng nề. Em lại hình dung thầy là một kiến trúc sư đang vẽ nên những nền móng của những tòa nhà vững chắc. Nói đúng hơn, thầy là một kĩ sư tâm hồn đang thêu dệt những ước mơ cho chúng em, một kĩ sư đang điều hành những tâm hồn hướng tới tương lai…

Thầy không những quan tâm đến chúng em mà thầy quan tâm đến tất cả mọi người, giúp đỡ đồng nghiệp. Thầy rất yêu nghề dạy học, tận tụy với trẻ thơ. Thầy mong tất cả chúng em học giỏi, thành tài. Thầy mong từng thế hệ học trò khôn lớn nên người, thành đạt trong tương lai. Nhiều người học trò của thầy nay đã là bác sĩ, kĩ sư, doanh nhân thương mại. Không biết rằng những người ấy có còn nhớ đến thầy không? Riêng em, em kính yêu thầy vô hạn. Em tự hiểu rằng: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” Dù cho thầy không còn dạy em nữa, nhưng kí ức em không phai mờ hình ảnh của thầy. Em xem thầy như người cha thứ hai đã hết lòng lo lắng cho con. Lúc nghĩ về thầy em thường hát thầm lời hát mà ngày bế giảng cuối năm em đã hát tặng thầy: “Khi tóc thầy bạc, tóc em vẫn còn xanh Khi tóc thầy bạc trắng, chúng em đã khôn lớn rồi Thời gian trôi mau, cầu kiều thầy đưa qua sông Tuổi ấu thơ như hoa nở dưới mái trường…”

Ngày tháng trôi qua, em mỗi ngày một lớn, được học nhiều điều hay, điều mới, được học thầy giáo mới, nhưng hình ảnh của thầy giáo cũ vẫn mãi mãi trong em. Em nguyện ra sức học tập để không phụ lòng thầy.

k + đổi k nhé

8 tháng 11 2016

Kể về 1 việc tốt mà em đã làm

Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em đã làm và thấy việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt sương còn đọng lại trên bãi cõ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh bình minh đẹp mê hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu của một ***** chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:
- Anh gì ơi?
Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:
- Gì thế nhóc?
Em đáp:
- Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi
trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao này đi ngay,
Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:
- Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không
thì liệu hồn con ạ!
Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác ***** còn nằm đấy. Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:
- Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy,
anh nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biết
thì không để yên cho anh đâu. Anh hãy đem ***** này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và
làm phiền những người xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em
xin cảm ơn.
Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem. Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi.
Em nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong lòng vui vẻ lạ thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm đúng lời cô giáo dạy: “Phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn có ý thức bảo vệ môi trường như bảo vệ từng mạch máu trong cơ thể.

 

8 tháng 11 2016

Đè 2:

Đã có ai phải tự hỏi: “mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?”. Riêng tôi,tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm,nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy,cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn…

Đó là 1 buổi sáng đẹp trời,tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay,tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi,nó chạy đến vỗ lên vai tôi,nói: “Ê! Hôm nay đi trễ thế mạy?”.”Tao không đi trễ,tại tụi mày đi sớm thôi”-tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp:”thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?”.” Ok,nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!”-thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói:” Tường trắng,bàn gỗ mới “tin” đây này,cần gi giấy chứ!”.

Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này-tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng,tôi lấy 1 lọ nước,đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:”thôi,quay lại học đi”. Thằng Thuận ngắt lời:”Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi,không tắm thì uổng lắm”. Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu,ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong,chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả,sau đó qua nhà Ông Sáu,trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều,chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường,tôi đã thấy cô Thu-cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến,cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc:”em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay”. Nói xong cô quay đi,bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: ” thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô,hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!”.”thôi đi,bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!”-tôi hét lên.

Sáng hôm sau,chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi,đến xin lỗi cô Bích,lao sạch những hình vẽ ghê tởn. Cô tôi có nói “siêu nhân vẫn là người,không ai mà không mắc lỗi,không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!”.

Tôi khuyên các bạn,đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn,nếu ko 1 ngày nào đó,người hối hận sẽ là chúng ta!

 

8 tháng 11 2016

Đề 5:

Ở năm học lớp 5, em có một người bạn thân. Bạn đó tên Tuấn. Bạn là một học sinh giỏi, là một tấm gương tốt trong học tập và hay giúp đỡ bạn bè.

Tuấn là người mà cô và các bạn trông cậy nhất. Trong lớp, môn học nào Tuấn cũng phát biểu và đóng góp ý kiến nhiều nhất. Bài làm của bạn ấy lúc nào cũng 9 với 10 điểm. Bài nào các bạn chưa hiểu rõ, Tuấn giảng giải từng li từng tí cho các bạn hiểu. Giờ ra chơi, Tuấn bỏ ra 10 phút để dò lại các kiến thức của những bạn học yếu.

Có một lần, em để quên cả hộp bút ở nhà. Tuấn biết, nhưng bạn ấy không nói cho cô và còn vui vẻ hi sinh cây bút duy nhất của mình để cho em mượn, nên hai đứa đã lén lút thay phiên nhau cầm bút chép bài. Lúc đó, Tuấn làm cho em rất cảm phục và cảm thấy mến bạn hơn.

Một lần khác, em bị sốt cao phải nghỉ học hết hai ngày. Em định gọi điện thoại nhờ Tuấn đến giảng bài. Vừa nhấc máy lên, chưa kịp bấm số, thì em nghe Tuấn gọi: "Duy ơi! Bạn có nhà không? Mình đến thăm bạn đây!". Không ngờ Tuấn đã tranh thủ làm hết bài ở nhà, rồi đem vở đến giảng cho em. Tuấn còn chép phụ bài giúp em nữa. Hôm ấy, em cảm động xuýt rơi nước mắt. Nhờ vậy mà tình bạn giữa em và Tuấn càng thân thiết và gắn bó hơn.

Có một hôm, vào giờ ra chơi, em cùng Tuấn đang ngồi đọc truyện trên ghế đá, thì thấy một người bạn khác lớp bị té trước mặt, ngồi ôm chân đau đớn. Tuấn liền chạy tới đỡ bạn dậy, phủi quần áo cho bạn và hỏi: "Bạn có đau lắm không? Để mình giúp bạn". Thế mà em vẫn ngồi trên ghế đá, cầm cuốn truyện, nhìn Tuấn. Tuấn quay lại chỗ ngồi, vậy mà không hề mở lời trách móc em mà vui vẻ cùng em đọc tiếp cuốn truyện. Có lẽ Tuấn muốn giữ nguyên vẹn tình bạn giữa hai đứa.

Trên lớp, bạn ấy còn hay trực nhật phụ các bạn. Vào những cuộc thi đua của khối năm, lớp em luôn đoạt giải nhất nhì là nhờ bạn. Cả lớp, ai cũng tự hào về Tuấn.

Được cô giáo thương, các bạn trông cậy và tin tưởng như vậy mà Tuấn không tỏ ra tự cao, hống hách, thật đáng khâm phục. Tuấn đúng là cháu ngoan của Bác Hồ.

Em rất tự hào vì có một người bạn thân như Tuấn. Em thấy mình còn phải học hỏi thêm nhiều điều ở Tuấn. Qua những sự việc trên, em sẽ cố gắng phấn đấu để được như Tuấn, luôn có trong mắt của cô và các bạn, để được trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

8 tháng 11 2016

Đề 5 bạn dựa vào dàn ý để lm bài nhé!

Mở bài:

- Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.

- Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.

Thân bài: - Kể những điểm nội bật về người bạn của em.

+ Hoàn cảnh gia đình

. + Thành tích học tập.

+ Lối sống.

+ Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?

- Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.

- Học được điều gì kho chơi với người bạn đó?

Kết bài:

- Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).

- Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).

 

8 tháng 11 2016

Đề 3:

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

Đề 4:

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình hạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.

Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này… Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các hạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to “Cho tôi chơi với!” Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

Tuy bây giờ đã học cấp II nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.
13 tháng 11 2018

đề 3:

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

k mk nhé

13 tháng 11 2018

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ!

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý...

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ... Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.

13 tháng 11 2018

de nay toi lam roi toan 8 voi 9,5

13 tháng 11 2018

lam 1 de thoi ha ban

26 tháng 9 2018

Bài 1:

Hôm ấy là một ngày đẹp trời lại là ngày nghỉ học, em cùng với Việt Hà rủ nhau ra công viên hóng mát. Tình cờ chúng em gặp được bốn bạn trai cùng lớp. Đó là Phát, Hoàng, Độ, Dũng. Sau khi dạo một vòng quanh công viên, chúng em lại ngồi đối diện nhau trên hai dãy ghế, ngắm nhìn cảnh vật xe cộ qua lại và kể cho nhau nghe những chuyện cười đọc được trang báo “Nhi Đồng” và “Khăn quàng đỏ”. Cả bọn cười nói rôm rả. Bỗng, Độ phát hiện thấy dưới ghế ngồi có mấy ông chích (ống kim tiêm). Độ lấy que hất ra ngoài rồi nói: “Có lẽ đây là mấy ống chích của mấy người ghiền xì ke đây”. Em suy nghĩ một lát rồi đề nghị: “Tụi mình về nhà lấy que gắp, rồi ra đây chúng mình đi khắp công viên gom lại bỏ vào thùng rác đi. Để thế này nguy hiểm lắm! Mọi người đều đồng ý. Sáng đó, chúng em gom được một bọc, ước chừng vài chục ống chích, đem bỏ vào thùng rác. Việc làm của chúng em tuy không lớn nhưng đứa nào đứa nấy đều cảm thấy vui, vì mình đã làm được một việc tốt, góp phần bảo vệ môi trường.

26 tháng 9 2018

bài 2 :

Đã có ai phải tự hỏi: “mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?”. Riêng tôi,tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm,nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy,cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn…

Đó là 1 buổi sáng đẹp trời,tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay,tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi,nó chạy đến vỗ lên vai tôi,nói: “Ê! Hôm nay đi trễ thế mạy?”.”Tao không đi trễ,tại tụi mày đi sớm thôi”-tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp:”thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?”.” Ok,nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!”-thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói:” Tường trắng,bàn gỗ mới “tin” đây này,cần gi giấy chứ!”.

ke-mot-lan-em-da-mac-loi-vanlop6

Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này-tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng,tôi lấy 1 lọ nước,đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:”thôi,quay lại học đi”. Thằng Thuận ngắt lời:”Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi,không tắm thì uổng lắm”. Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu,ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong,chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả,sau đó qua nhà Ông Sáu,trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều,chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường,tôi đã thấy cô Thu-cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến,cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc:”em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay”. Nói xong cô quay đi,bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: ” thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô,hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!”.”thôi đi,bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!”-tôi hét lên.

Sáng hôm sau,chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi,đến xin lỗi cô Bích,lao sạch những hình vẽ ghê tởn. Cô tôi có nói “siêu nhân vẫn là người,không ai mà không mắc lỗi,không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!”.

Tôi khuyên các bạn,đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn,nếu ko 1 ngày nào đó,người hối hận sẽ là chúng ta!