Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc sống của chúng ta từ xưa đến nay đã có rất nhiều những khó khăn, và “sống” tức là đối mặt với những khó khăn đó. Ta như thấy được đời có mấy ai không muốn đạt được thành công cơ chứ? Song cũng phải thấy được rằng không phải ai cũng có đủ niềm tin và nghị lực khắc phục những thử thách, có cả những sự trở ngại để tiếp tục cho đến khi thành công. Do đó mà từ xưa, ông cha ta đã dạy câu rất phải đó là câu “Có chí thì nên”.
Lịch sử đi qua, rồi đã qua biết bao năm tháng, câu tục ngữ đặc sắc này dường như cũng vẫn còn nguyên những ý nghĩa sâu sắc, khẳng định vai trò của chữ “chí’ trong cuộc sống. Vậy chúng ta phải hiểu được “chí” là gì? “Chí” được định nghĩa đó chính là ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp. Và đó còn chính là cả sự kiên trì, và quyết tâm. Chắc chắn rằng khi bạn có chí thì sẽ thành công. Điều đó dường như cũng đã được minh chứng qua bao tấm gương tữ xa xưa. Sự khác biệt giữa những người thành công và ta như thấy được có những người thất bại không phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính là ở ý chí.
Trong lịch sử vẫn còn gợi nhắc Trạng nguyên Nguyễn Hiền – Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. Và để có thể đạt được thành công vang dội đó thì lại là cả một quá trình bền bỉ khó nhọc mới có thể thành công được. Tuy gia cảnh nhà rất nghèo, cơm qua ngày còn không có nói gì đến đi học. Nhưng không thể nào có thể trói buộc tinh thần ham học của mình thì Nguyễn Hiền vẫn đến lớp đứng ngoài cửa để nghe thầy dạy. Cứ đi chăn trâu hay đi đâu là cậu lại tập viết chữ. Có khi là viết trên lá rồi cũng có lúc là lấy một cái que nhỏ ghi trên cát,
phần sau tự làm nhé
Hiện nay, thế giới đang phát triển rất mạnh mẽ. Và bạn muốn trở thành người có ích cho xã hội, giúp cho đất nước bạn vươn lên tầm cao của thế giới? Bạn muốn theo kịp xu hướng, thoát khỏi sự lạc hậu? Để thực hiện những điều đó, ta cần phải có hiểu biết sâu rộng, luôn tìm tòi, học hỏi những điều mới mẻ. Muốn có những thứ đó, bạn cần phải đọc sách. Chỉ có sách mới đem lại cho ta những kiến thức bổ ích phục vụ cho đời sống hàng ngày. Vì vậy, đã có nhà văn khẳng định rằng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
Vậy sách là gì? Sách là kho tàng tri thức về thế giới tự nhiên, về đời sống con người, về kinh nghiệm sản xuất. Sách chứa đựng trí tuệ - tinh túy, tinh hoa sự hiểu biết của nhân loại. Sách là sản phẩm về tinh thần, sản phẩm của nền văn minh nhân loại, là kết quả của quá trình lao động lâu dài. Sách còn là người bạn thân thiết, gần gũi. Sách giúp ta hiểu thêm nhiều điều hay lẽ phải, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Chẳng hạn như khi ta buồn mà đọc một câu chuyện cười sẽ giúp tâm trạng ta tốt hơn. Còn ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn sáng mãi, không bao giờ tắt. Vậy câu nói trên có nghĩa là sách soi đường đưa con người ta a khỏi chốn tối tăm của sự không hiểu biết.
Tại sao sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người? Vì sách ghi lại những hiểu biết quý giá nhất trong sản xuất, trong chiến đấu, trong các mối quan hệ xã hội. Những hiểu biết mà sách ghi lại luôn có ích cho mọi thời đại, được truyền lại cho đời sau như sách văn học, toán học, lịch sử, địa lý,Sách giúp ta hiểu thêm nhiều điều trong cuộc sống, gắn kết quá khứ - hiện tại - tương lai, nó như người bạn luôn mở ra cho ta một chân trời mới lạ. Không những vậy, sách còn đem đến cho ta những bài học bổ ích, những kinh nghiệm hay cách làm người trong cuộc sống như trong câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng, chú ếch đã khiến cho người đọc phải tự ngẫm rằng, không nên kiêu căng, hống hách, để rồi chuốc lấy hậu quả không lường trước được. Ngoài ra, sách còn giúp ta biết kết nối tình cảm, biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông đến với sách văn học như văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê. Hai anh em Thành, Thủy đã gợi lên trong người đọc qua từng trang sách lòng cảm thương, sự cảm thông đối với cuộc đời của hai đứa trẻ bất hạnh này, và rất nhiều, rất nhiều tác phẩm nữa. Mỗi chuyên ngành có những loại sách riêng, nó sẽ đáp ứng nhu cầu cần thiết cho từng người.
Tuy nhiên, không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nó chỉ phát huy được vai trò khi nó là một cuốn sách tốt. Có nghĩa là một cuốn sách có nội dung lành mạnh, phục vụ cho đời sống con người. Còn sách xấu thì ngược lại. Sách xấu là không chỉ không lành mạnh, vô bổ mà nó còn hủy hoại trí tuệ, kiến thức của chúng ta. Do vậy, cần phải biết chọn sách mà đọc.
Vậy đọc sách như thế nào thì mới có hiệu quả tốt? Đầu tiên là phải tự tạo cho bản thân một thói quen đọc sách, phải chăm đọc sách. Nhưng không phải sách nào cũng đọc, phải chọn sách đọc phù hợp với lứa tuổi. Với những người nông dân nên đọc những cuốn sách về nông nghiệp, phương pháp phòng trừ sâu bệnh. Còn những độ tuổi học sinh thì nên chọn đọc những cuốn sách văn học, sách dành cho thiếu nhi hay những cuốn sách tham khảo cho từng môn học. Không chỉ là đọc mà ta còn phải tiếp nhận ánh sáng trí tuệ trong sách, tức là vận dụng những kiến thức từ sách vào thực tế cuộc sống. Đặc biệt là cần phê phán và lên án những sách có nội dung xấu.
Sách thể hiện trí tuệ con người, trí tuệ ấy được tích lũy qua từng sách và ngày càng phát triển hơn. Sách đem lại cho ta một thế giới của tri thức, nó là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức đọc sách, tôn trọng, giữ gìn sách. Bởi sách không bao giờ mất đi mà nó luôn tồn tại trong lòng mỗi người các bạn ạ!
Sách là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người. Chính vì vậy, một danh nhân đã khẳng định rằng “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Sách đã có từ rất xa xưa, và tồn tại dưới nhiều hình dáng, chữ viết khác nhau. Mỗi dân tộc lại có một ngôn ngữ riêng, một chữ viết riêng. Mỗi thời gian sách lại được viết trên từng chất liệu khác như khắc trên đá, viết trên vỏ cây, thanh tre, giấy. Dù vậy, chúng đều có một điểm chung là chứa đựng nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại qua bao năm tháng lịch sử.
Bất kì điều gì mà loài người tìm ra, khám phá ra, sáng tạo ra đều được viết lại ở trên sách. Đọc sách, ta sẽ được hiểu biết về vô vàn những điều lí thú của thế giới này. Từ khoa học tự nhiên, đến sản xuất, đến lịch sử… Tất cả đều có ở trong sách. Sách là phương tiện để những người cách xa nhau về cả thời gian và địa lí có thể trao đổi với nhau về những suy nghĩ, cảm xúc, những thành tự của tri thức mà họ góp nhặt được. Không chỉ giúp ta mở mang trí tuệ, nâng cao sự hiểu biết, sách còn khởi phát cho ta những khát vọng khám và chinh phục những điều kì thú xung quanh mình. Biết bao tò mò, nghi hoặc từ những trang sách cũng chính là bắt đầu của những hành trình về sau. Chính vì vậy, người ta luôn ví sách như một ngọn nến, tỏa ánh sáng xua đi những vùng tối của sự thiếu hiểu biết, để nhường chỗ cho những ước mơ, thành tựu.
Với bao giá trị vô thành như thế, nên sách từ xưa đến nay vẫn luôn được yêu quý, giữ gìn. Tuy nhiên, dù giá trị đến đâu, sách cũng chỉ là một kho tàng tri thức. Nghĩa là ta phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kho tàng ấy bằng chính bản thân mình. Chứ không phải đứng yên để chờ tri thức tự tìm đến. Vậy nên, phương pháp đọc sách hợp lí là vô cùng quan trọng. Không chỉ thế, ta còn nhận ra rằng, kiến thức không chỉ nằm trong sách. Lý thuyết thì không bao giờ là tất cả, thế giới xanh tươi ngoài kia vẫn xoay chuyển mỗi thì giờ. Ta cần kết hợp giữa đọc sách và khám phá thế giới xung quanh để xây dựng cho mình cả một bầu trời kiến thức riêng của bản thân.
Chắc chắn, khi nào trí tuệ còn đóng vai trò cốt lõi không thể thiếu, thì sách vẫn sẽ còn là ngọn đèn sách cho đến tận lúc ấy. Sức mạnh soi sáng ấy sẽ mãi mãi trường tồn trong sự phát triển của nhân loại.
Tham khảo :
M.Gorki từng nói: “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến gần hơn với con người”. Điều kì diệu gì đã khiến cho những trang sách có một năng lực, sức mạnh kì diệu đến vậy. Phải chăng là bởi “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”?
Sách là một báu vật có từ ngàn đời trước, là nơi đúc kết những tinh hoa của người xưa để lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là những kinh nghiệm, những trí thức, là những sản phẩm thuộc về đời sống tinh thần của con người, giúp con người phát triển mà không quên đi nguồn cội của chính mình. Ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn không bao giờ tắt, luôn cháy sáng mạnh mẽ, tỏa ra một nguồn sức mạnh vĩ đại. Ví “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”, tác giả ngầm khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của sách, đặc biệt trong việc cung cấp tri thức cho con người.
Sách có từ lâu đời trước, xưa kia sách là những thẻ tre, những hang động mái đá hay lớp da dê mà người cổ đại khắc chữ lên đấy. Cứ như vậy cùng với sự phát triển văn minh của thời đại, con người đã phát minh ra các loại giấy viết đóng thành quyển trong đó chứa những nội dung giá trị mà như ngày nay ta gọi là sách. Tại sao lại nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Sách là nơi kết tinh tinh hoa của ngàn thế hệ lưu trữ lại, qua sách ta có thể trở về với quá khứ, có thể hiểu những gì ở hiện tại, ở những thế giới rộng lớn mênh mông hơn. Sách cung cấp cho ta một nguồn hiểu biết phong phú, rộng lớn trên nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện, góp phần làm đầu óc ta giàu có, phong phú và khôn ngoan hơn. Những bài học trong sách là những giá trị tư tưởng đã được kết tinh gửi gắm, chứa đựng những giá trị nhân sinh nhờ vậy giúp ta sống người hơn.
Ta có thể ngồi xó nhà mà vẫn tìm hiểu được thế giới, có thể hiểu được văn hóa, xã hội lịch sử tinh hoa của loài người cũng là nhờ có sách mà ra. Con người có thể mất đi chứ không bao giờ tồn tại vĩnh hằng cả, nhưng sách được lưu truyền từ đời này sang đời khác nên không bị mai một, bị thiêu hủy. Nhờ vậy qua càng nhiều thế hệ, những kho báu trong sách càng phong phú thêm, chứ không bị mai một đi. Ở mỗi độ tuổi, khi đã qua những thăng trầm, sóng gió của cuộc đời ta lại có cách thưởng thức giá trị của sách khác nhau. Người xưa có câu: tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi tuổi đọc sách như ngắm trăng qua cửa sổ. Muốn đọc sách tốt, muốn hấp thu được những tinh hoa của sách để sách đích thực là ngọn đèn sáng bất diệt trong tâm hồn chúng ta thì chúng ta phải biết trau dồi, tìm hiểu nâng cao trình độ và vốn sống cho bản thân để cho mình một bài học về sự trông nhìn và thưởng thức.
Có thể nói, sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới, nhưng điều quan trọng là ta cần biết chọn sách mà đọc, để tiếp thu được những tinh hoa quý giá từ người xưa mà biến ngọn đèn sáng bất diệt ấy hóa sáng soi đường cho tâm hồn mình. Khi đọc sách cần chọn được loại sách phù hợp với độ tuổi, tâm lý, và sở thích của mình. Đọc sách trước hết cần hiểu, sau đó vận dụng sáng tạo những điều đã học được vào cuộc sống. Đọc sách cần chăm chú, nghiêm túc chứ không phải là cưỡi ngựa xem hoa, chỉ lờ vờ ra vẻ mình là người biết đọc sách thích đọc sách.
Mỗi trang sách chứa đựng những giá trị, tinh hoa của nhân loại ngàn đời tích lũy. Nó chưng cất và lưu giữ không chỉ kiến thức mà còn là vẻ đẹp tâm hồn của người xưa, để tạo nên một nhịp cầu giúp thế hệ nay giao thoa, tiếp nhận và hiểu được đời sống tinh thần thâm thúy của người xưa. Sách là cỗ xe kỳ diệu giúp ta vượt thời gian, không gian tìm đến những vùng đất mới, con người mới, văn hóa mới để thả hồn ta thêm giàu đẹp, hướng ta đến chân thiện mỹ. Đó chính là ánh sáng bất diệt nhất mà sách có khả năng tạo ra. Hãy trân trọng sách và coi nó như người bạn nhỏ thân thiết mà lớn lao của mình.
Dàn ý :
Dàn ý giải thích “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”I. Mở bài:
– Giới thiệu Giải thích sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
II. Thân bài:
* Giải thích câu nói:
- Sách là: Kho tàn kiến thức vô cùng quý giá, là một tài sản chứa đựng những tâm tư tình cảm, chứa đựng sự hiểu biết và sự nghiên cứu về con người, cuộc sống, tâm tư tình cảm, sách còn là một tài sản quý giá của người cha mẹ của nó, bên cạnh đó sách còn là người bạn vô cùng thân thiết,….
- Ngọn đèn sáng: Sách soi đường cho chúng ta đi, cho chúng ta tiếp bước những kiến thức.
* Bình luận: Khẳng định đây là câu nói đúng
- Giúp ta thư giãn, thoải mái
- Giúp ta có những kiến thức, hiểu biết về cuộc sống,
- Giúp ta có kiến thức rộng hơn
- Giúp chúng ta tiếp nhận những giá trị mà cuộc sống không có
- Là kho tàng tri thức: Về thế giới tự nhiên, về đời sống con người, về kinh nghiệm sản xuất
- Là sản phẩm tinh thần: Sản phẩm của nền văn minh nhân loại, kết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dài, hàng hóa có giá trị đặc biệt
- Là người bạn tâm tình gần gũi: Giúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đời, làm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú
- Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội
* Luận: Đưa ra ví dụ, mở rộng, liên hệ
- Sách ghi lại hiểu biết của con người
- Nhờ có sách mà tri thức của nhân loại truyền lại cho đời sau.
- Chỉ có những cuốn sách tốt mới thực sự có giá trị
* Có thể liên hệ với các câu danh ngôn sau:
- Chính từ sách mà những người khôn ngoan tìm được sự an ủi khỏi những rắc rối của cuộc đời
- Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đọc.
* Rút ra bài học:
- Chăm đọc sách
- Chọn sách bổ ích để đọc
- Làm theo điều tốt trong sách
III. Kết bài:
– Tầm quan trọng của sách đối với mỗi con người.
Tham Khảo !
Từ xưa đến nay sách được xem là kho báu kiến thức bất tận của nhân loại, đóng góp vào sự phát triển về nhận thức và nhân cách của con người. Khi bàn về vai trò của sách có ý kiến cho rằng “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”. Không phải vô cớ người ta đã có nhận định rất sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của sách như vậy. Điều này đều xuất phát từ giá trị mà sách mang đến cho con người trong rất nhiều thế kỉ qua. Sách có từ đâu, có từ bao giờ có rất nhiều tài liệu bàn luận về vấn đề này. Và vai trò, tác dụng của sách cũng không thể diễn tả trong một vài câu. Từ xưa đến nay, tri thức của nhân loại đều được lưu giữ và phát triển qua từng trang sách. Kiến thức có thể không thay đổi, nhưng sẽ phát triển cùng với xu hướng của thời đại để đáp ứng được nhu cầu của con người. Những giá trị mà sách mang lại đều khiến cho con mở mang được kiến thức, hiểu biết về thế giới, về nhân loại.Tại sao mọi người lại gọi “Sách là ngọn đèn trí tuệ bất diệt của con người”. Vốn dĩ mọi thứ mà con người biết, học hỏi lẫn nhau không phải không có nguồn gốc. “Ngọn đèn’ vẫn được hiểu là vật dụng để phát ra ánh sáng, dẫn lối cho con người đi trong đêm. Đó là thứ ánh sáng cần thiết và giúp ích rất lớn. Và sách cũng vậy, sách mở ra một chân trời tri thức, giúp con người có thể hiểu thêm về xã hội, hiểu nhiều kiến thức về văn học, hóa học, toán học, lịch sử. Mỗi chuyên ngành đều có những loại sách riêng, nó sẽ đáp ứng được những nhu cần cần thiết của từng người. Kiến thức luôn vô cùng, vô tận, nhưng trí tuệ của con người thì có hạn. Bởi vậy để có thể làm cho trí tuệ ấy thêm phong phú hơn, thêm dồi dào hơn thì ngọn đèn trí tuệ từ sách sẽ khiến cho con người nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, bao quát hơn. Đây là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta. Ngọn đèn soi đường luôn sáng, trí thức trong sách cũng vậy. Trí thức ngày càng được mở rộng, đa dạng, phong phú hơn; vì thế trí tuệ của con người cũng ngày càng có nhiều hiểu biết hơn. Đây chính là sự tác động qua lại giữa sách và trí tuệ của con người. Hiện nay có rất nhiều dòng sách, sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng người. Đối với những người nông dân chỉ biết trồng lúa thì những cuốn sách về nông nghiệp giới thiệu kỹ thuật trồng, giới thiệu phuong pháp phòng trừ sâu bệnh là điều cần thiết đối với họ. Ngược lại đối với trẻ con thì những cuốn sách giới thiệu khái quát nhất về cuộc sống xung quanh, dạy các em học tập, trao đổi kiến thức là điều mà các em cần. Như vậy ở mỗi giai đoạn, mỗi người thì việc tìm sách để đọc cũng như tìm kiến thức để hiểu là việc vô cùng cần thiết. Chọn sách để đọc cũng như chọn bạn mà chơi vốn dĩ là điều mà rất nhiều người đã biết. Trí tuệ của con người được tích lũy qua những trang sách và ngay càng phát triển theo những cuốn sách đó. Vậy mỗi chúng ta cần biết được mình cần gì, có thể học được gì từ sách thì hãy tìm cuốn sách đó để học. Không những bạn có thêm kiến thức mà còn giúp cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái hơn.Đúng vậy “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”, sách không bao giờ mất đi, luôn tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người.
M.Gorki từng nói: “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến gần hơn với con người”. Điều kì diệu gì đã khiến cho những trang sách có một năng lực, sức mạnh kì diệu đến vậy. Phải chăng là bởi “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”?
Sách là một báu vật có từ ngàn đời trước, là nơi đúc kết những tinh hoa của người xưa để lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là những kinh nghiệm, những trí thức, là những sản phẩm thuộc về đời sống tinh thần của con người, giúp con người phát triển mà không quên đi nguồn cội của chính mình. Ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn không bao giờ tắt, luôn cháy sáng mạnh mẽ, tỏa ra một nguồn sức mạnh vĩ đại. Ví “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”, tác giả ngầm khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của sách, đặc biệt trong việc cung cấp tri thức cho con người.
Sách có từ lâu đời trước, xưa kia sách là những thẻ tre, những hang động mái đá hay lớp da dê mà người cổ đại khắc chữ lên đấy. Cứ như vậy cùng với sự phát triển văn minh của thời đại, con người đã phát minh ra các loại giấy viết đóng thành quyển trong đó chứa những nội dung giá trị mà như ngày nay ta gọi là sách. Tại sao lại nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Sách là nơi kết tinh tinh hoa của ngàn thế hệ lưu trữ lại, qua sách ta có thể trở về với quá khứ, có thể hiểu những gì ở hiện tại, ở những thế giới rộng lớn mênh mông hơn. Sách cung cấp cho ta một nguồn hiểu biết phong phú, rộng lớn trên nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện, góp phần làm đầu óc ta giàu có, phong phú và khôn ngoan hơn. Những bài học trong sách là những giá trị tư tưởng đã được kết tinh gửi gắm, chứa đựng những giá trị nhân sinh nhờ vậy giúp ta sống người hơn.
Ta có thể ngồi xó nhà mà vẫn tìm hiểu được thế giới, có thể hiểu được văn hóa, xã hội lịch sử tinh hoa của loài người cũng là nhờ có sách mà ra. Con người có thể mất đi chứ không bao giờ tồn tại vĩnh hằng cả, nhưng sách được lưu truyền từ đời này sang đời khác nên không bị mai một, bị thiêu hủy. Nhờ vậy qua càng nhiều thế hệ, những kho báu trong sách càng phong phú thêm, chứ không bị mai một đi. Ở mỗi độ tuổi, khi đã qua những thăng trầm, sóng gió của cuộc đời ta lại có cách thưởng thức giá trị của sách khác nhau. Người xưa có câu: tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi tuổi đọc sách như ngắm trăng qua cửa sổ. Muốn đọc sách tốt, muốn hấp thu được những tinh hoa của sách để sách đích thực là ngọn đèn sáng bất diệt trong tâm hồn chúng ta thì chúng ta phải biết trau dồi, tìm hiểu nâng cao trình độ và vốn sống cho bản thân để cho mình một bài học về sự trông nhìn và thưởng thức.
Có thể nói, sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới, nhưng điều quan trọng là ta cần biết chọn sách mà đọc, để tiếp thu được những tinh hoa quý giá từ người xưa mà biến ngọn đèn sáng bất diệt ấy hóa sáng soi đường cho tâm hồn mình. Khi đọc sách cần chọn được loại sách phù hợp với độ tuổi, tâm lý, và sở thích của mình. Đọc sách trước hết cần hiểu, sau đó vận dụng sáng tạo những điều đã học được vào cuộc sống. Đọc sách cần chăm chú, nghiêm túc chứ không phải là cưỡi ngựa xem hoa, chỉ lờ vờ ra vẻ mình là người biết đọc sách thích đọc sách.
Mỗi trang sách chứa đựng những giá trị, tinh hoa của nhân loại ngàn đời tích lũy. Nó chưng cất và lưu giữ không chỉ kiến thức mà còn là vẻ đẹp tâm hồn của người xưa, để tạo nên một nhịp cầu giúp thế hệ nay giao thoa, tiếp nhận và hiểu được đời sống tinh thần thâm thúy của người xưa. Sách là cỗ xe kỳ diệu giúp ta vượt thời gian, không gian tìm đến những vùng đất mới, con người mới, văn hóa mới để thả hồn ta thêm giàu đẹp, hướng ta đến chân thiện mỹ. Đó chính là ánh sáng bất diệt nhất mà sách có khả năng tạo ra. Hãy trân trọng sách và coi nó như người bạn nhỏ thân thiết mà lớn lao của mình.
1. Mở bài
Nhận xét khái quát về vai trò quan trọng của sách trong đời sống của con ngườiTrích dẫn câu nói2. Thân bài
a) Giải thích ý nghĩa câu nói
* Sách là gì?
Là kho tàng tri thứcVề thế giới tự nhiênVề đời sống con ngườiVề kinh nghiệm sản xuấtLà sản phẩm tinh thầnSản phẩm của nền văn minh nhân loạiKết quả của quá trình lao động trí tuệ lâu dàiHàng hóa có giá trị đặc biệtLà người bạn tâm tình gần gũiGiúp ta hiểu điều hay lẽ phải trong đờiLàm cho cuộc sống tinh thần thêm phong phú* Tại sao sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vựcKhoa học tự nhiênKhoa học xã hộiSách giúp ta vượt khoảng cách của không gian, thời gianHiểu quá khứ, hiện tại, tương laiHiểu tình hình trong nước, ngoài nướcb) Bình luận về tác dụng của sách
* Sách tốt
Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biếtGiúp con người khám phá giá trị của bản thânChắp cánh cho ước mơ và khát vọng sáng tạo* Sách xấu
Tuyên truyền lối sống ích kỷ, thực dụngGieo rắc những tư tưởng, tình cảm tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cáchc) Thái độ đối với việc đọc sách
Tạo thói quen và duy trì hứng thú đọc sách lâu dàiCần chọn sách tốt để đọcPhê phán và lên án sách có nội dung xấu3. Kết bài
Khẳng định lại tác dụng to lớn của sáchNêu phương hướng hành động của cá nhân mình.Em tham khảo nhé !
* Tìm hiểu đề: sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Cần tìm hiểu về sách
- Sách là gì ? Có lợi ích như nào ?
- Cần đưa ra những biểu hiện cụ thể
I> MỞ BÀI:
- Giới thiệu về sách: một người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại chính là sách
- Dẫn dắt đi vào câu nói của M.Go-rơ-ki: '' sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người ''
II> THÂN BÀI:
1. Giải thích câu nói:
– Sách là gì ?
- Là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại.
– Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này
- Sách tốt là gì ?
- Sách tốt là đem lại cho chúng ta những kiến thức đúng đắn, hay và bổ ích
=> Đừng nên đọc những loại sách xấu mà nên chọn lựa sách tốt mà học
2. Đưa ra các biểu hiện:
a. Tại sao sách là con đường sống?
– Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người.
– Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách.
– Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.
b. Vậy sách có tác dụng gì đối với chúng ta?
– Sách giống như một người bạn, người thầy, dạy chúng ta những điều hay, nuôi dưỡng tâm hồn và làm giàu trí tuệ cho mỗi người. Chính vì vậy, việc đọc sách cần được thực hiện mỗi ngày giống như ăn uống, đọc nhiều, tích lũy nhiều, làm nền tảng cho trí thức và phát triển tâm hồn.
- Sách tốt thì chính là tài sản tri thức quý báu, nguồn tri thức vô tận của những người vĩ đại để lại. Sách tốt là sách mang tính giáo dục, chứa những nội dung có ích, có tác động tích cực đến cuộc đời, cách nghĩ và hành vi của mỗi người.
- Sách tốt làm bồi dưỡng, tu dưỡng những tình cảm tư tưởng đẹp đến mỗi cá nhân. Còn bạn hiền là người bạn không chỉ giúp ích cho chúng ta mà còn luôn giúp chúng ta phát triển bản thân về mọi mặt. Một người bạn hiền sẽ là bệ đỡ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống.
- Sách tốt giống như một người bạn hiền vì cuốn sách này sẽ truyền những thông tin có ích cho bạn đọc. Những câu chữ trong sách sẽ gây dựng những cách nghĩ và việc làm tích cực cho người đọc.
c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề
– Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng.
– Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi đê tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.
III. Kết bài
– Đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức.
– Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.
\(tham khảo:\)
Bàn về vai trò và sức mạnh to lớn của sách, người ta đã khẳng định rằng “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Vậy, sách là gì mà lại được tin tưởng, ngợi ca đến như vậy? Sách chính là kho tàng tri thức bất tận và khổng lồ của nhân loại. Là kết tinh của thế giới tinh thần con người qua bao thế kỉ. Là nơi để con người giãi bày và tâm tình những cảm xúc riêng tư. Nhờ đọc sách, mà chúng ta biết được thêm bao điều hay, lẽ phải. Được giải trí, được tâm sự, được chuyện trò với những người cách mình con sông thời gian dài dằng dặc. Có ai lớn lên mà chưa từng đọc sách, học sách chứ. Thế nên, chẳng có gì là quá phóng địa khi nói rằng sách là ngọn đèn sáng bất diện của trí tuệ con người. Bởi, chừng nào nhân loại còn tiếp tục xây dựng nền văn minh của mình, thì học còn đọc sách, viết sách.
Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận giới trẻ không còn sự thích thú và đam mê với sách vở nữa. Họ không hồ hởi với một tựa sách hay, hoặc những kiến thức thú vị trong sách, mà đắm chìm vào các trò chơi hay hoạt động giải trí khác. Nhưng còn tai hại hơn, là những người đọc nhầm sách, chọn nhầm ngọn nến để thắp sáng. Bởi trong xã hội ngày nay, rất nhiều tựa sách bẩn đang len lỏi vào cuộc sống.
Chính vì thế, chúng ta cần cẩn trọng và nghiêm túc hơn trong việc chọn và đọc sách. Cần phải khai phá đến tận cùng kho tàng tri thức khổng lồ ấy, để đem lại lợi ích cho bản thân mình. Để sách xứng đáng với danh hiệu ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người.
THAM KHẢO
Bàn về vai trò và sức mạnh to lớn của sách, người ta đã khẳng định rằng “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Vậy, sách là gì mà lại được tin tưởng, ngợi ca đến như vậy? Sách chính là kho tàng tri thức bất tận và khổng lồ của nhân loại. Là kết tinh của thế giới tinh thần con người qua bao thế kỉ. Là nơi để con người giãi bày và tâm tình những cảm xúc riêng tư. Nhờ đọc sách, mà chúng ta biết được thêm bao điều hay, lẽ phải. Được giải trí, được tâm sự, được chuyện trò với những người cách mình con sông thời gian dài dằng dặc. Có ai lớn lên mà chưa từng đọc sách, học sách chứ. Thế nên, chẳng có gì là quá phóng địa khi nói rằng sách là ngọn đèn sáng bất diện của trí tuệ con người. Bởi, chừng nào nhân loại còn tiếp tục xây dựng nền văn minh của mình, thì học còn đọc sách, viết sách.
Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận giới trẻ không còn sự thích thú và đam mê với sách vở nữa. Họ không hồ hởi với một tựa sách hay, hoặc những kiến thức thú vị trong sách, mà đắm chìm vào các trò chơi hay hoạt động giải trí khác. Nhưng còn tai hại hơn, là những người đọc nhầm sách, chọn nhầm ngọn nến để thắp sáng. Bởi trong xã hội ngày nay, rất nhiều tựa sách bẩn đang len lỏi vào cuộc sống.
Chính vì thế, chúng ta cần cẩn trọng và nghiêm túc hơn trong việc chọn và đọc sách. Cần phải khai phá đến tận cùng kho tàng tri thức khổng lồ ấy, để đem lại lợi ích cho bản thân mình. Để sách xứng đáng với danh hiệu ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người.
tham khảo !
Có một danh nhân đã từng khẳng định rằng: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Hình ảnh ẩn dụ trong câu nói đã gián tiếp khẳng định được chức năng, vai trò to lớn của sách đối với con người. Những cuốn sách với nguồn tri thức khổng lồ và vô tận, chính là ánh sáng chiếu rọi và dẫn lối cho con người ta đến chân trời rộng mở.
Từ xưa đến nay, trí tuệ luôn là thứ được con người đề cao và hướng đến. Vì vậy, họ tạo ra sách - nơi lưu trữ những nguồn thông tin, kiến thức tìm kiếm và đúc kết được. Có thể nói sách là một kho tàng sống qua cả hàng nghìn năm, lưu giữ toàn bộ nền văn minh nhân loại. Khi đọc sách, ta được biết đến những kiến thức hay và bổ ích, được gặp gỡ những con người ở thời đại khác, được chiêm ngưỡng những vùng đất chưa từng đặt chân đến. Sách dẫn lối ta đến những điều hay lẽ phải, đến những bài học quý giá, đến những kinh nghiệm đúc kết qua bao đời. Có thể nói, thế giới tri thức vĩ đại của sách đã đặt những nền móng vững chãi nhất cho chúng ta bước vào cuộc đời.
Tuy nhiên, để sách thực sự hoàn thành được vai trò vĩ đại ấy, chúng ta cũng cần phải có một tâm thế chủ động khi đọc sách. Ta cần phải đọc thật kĩ, thật sâu chứ không thể đọc hời hợt. Ta cũng cần phải sàng lọc, lựa chọn sách phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi và trình độ của mình. Có như thế ngọn đèn dẫn đường ấy mới sáng rọi được.
Trải qua bao nhiêu năm tháng, nhiều giá trị cốt lõi của xã hội đã bị thay thế. Nhưng giá trị thiêng liêng của sách thì vẫn mãi trường tồn. Đúng như câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
bạn tham khảo bài này để lấy ý làm bài nha:
Con người đã sáng tạo ra sách để lưu giữ lại nguồn tri thức quý giá. Bởi vậy có thể khẳng định rằng: “Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người”.
Trước hết, “sách” là một dạng văn bản được in ra thành quyển. Trong sách chứa đựng những thông tin, kiến thức đã được đúc kết qua nghiên cứu và kinh nghiệm của nhiều tác giả hoặc ý kiến cá nhân tác giả. Còn với “ngọn đèn” là vật dụng do con người phát minh ra dùng để chiếu sáng. Hình ảnh “ngọn đèn bất diệt” thể hiện sự tồn tại lâu dài của ánh sáng với thời gian, không bị mất đi. Như vậy, cách so sánh “sách” với hình ảnh “ngọn đèn bất diệt” nhằm khẳng định giá sách cũng giống như ngọn đèn soi sáng tri thức cho con người, vượt qua mọi giới hạn về thời gian, tồn tại vĩnh cửu.
Nguồn tri thức của nhân loại đã được gìn giữ, lưu truyền nhớ có sách. Khi đọc sách, chắc chắn chúng ta sẽ học hỏi thêm nhiều kiến thức mới mẻ, vượt qua mọi không gian và thời gian. Không chỉ vậy, sách còn giúp bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho mỗi người. Đôi khi, những cuốn sách còn giúp chữa lành đi những vết thương mà bạn trải qua trong cuộc sống. Nhờ có sách, chúng ta cũng nhận ra những phần mà bản thân mình còn khiếm khuyết, để từ đó tự hoàn thiện chính mình trở nên tốt đẹp hơn.
Một cuốn sách giúp bạn có thêm nguồn kiến thức mới, một bài học mới, một lối tư duy khác. Đồng thời, bạn có thể khám phá ra nhiều điều chưa từng thấy, hoặc thấy rồi nhưng theo một chiều hướng khác. Có đôi khi những cuốn sách còn giúp bạn xác định được cho mình những mục tiêu, gây dựng những ước mơ tốt đẹp. Đồng thời, có những cuốn sách còn giúp con người có thêm niềm tin, sức mạnh để vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống.
Sách giúp soi sáng trí tuệ con người, chỉ dẫn chúng ta đến với con đường đúng đắn. Không thể phủ nhận vai trò của sách, nên mỗi người cần phải tích cực đọc sách, cũng như có phương pháp đọc sách đúng đắn cho mình.
Tóm lại, lời khẳng định “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” là vô cùng đúng đắn. Hãy trân trọng và bảo vệ cuốn sách, bởi chúng là kho tàng quý giá của nhân loại.
chúc bạn học tốt nha.
Tham khảo:
A,
Dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"
Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim". Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"
* Nghĩa đen
* Nghĩa bóng
b. Bàn luận vấn đề
c. Ý nghĩa câu tục ngữ
d. Chứng minh lòng kiên trì
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.
Bài văn:
Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. "Có công mài sắt có ngày nên kim" cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.
Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngồi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu cây kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tục ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.
Câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim" là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện "Rùa và Thỏ". Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.
Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã "mài sắt" để có ngày "nên kim". Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng với lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là một tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trang trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.
Trong trường học cũng vậy, sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.
Bác Hồ từng dạy:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn, thiết thực, không chỉ có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.
B,
1. Mở bài
2. Thân bài
a) Giải thích ý nghĩa câu nói
* Sách là gì?
* Tại sao sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
b) Bình luận về tác dụng của sách
* Sách tốt
* Sách xấu
c) Thái độ đối với việc đọc sách
3. Kết bài
Bài văn:
Từ xưa đến nay sách được xem là kho báu kiến thức bất tận của nhân loại, đóng góp vào sự phát triển về nhận thức và nhân cách của con người. Khi bàn về vai trò của sách có ý kiến cho rằng "Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người".
Không phải vô cớ người ta đã có nhận định rất sâu sắc về vai trò và ý nghĩa của sách như vậy. Điều này đều xuất phát từ giá trị mà sách mang đến cho con người trong rất nhiều thế kỉ qua. Sách có từ đâu, có từ bao giờ có rất nhiều tài liệu bàn luận về vấn đề này. Và vai trò, tác dụng của sách cũng không thể diễn tả trong một vài câu.
Từ xưa đến nay, tri thức của nhân loại đều được lưu giữ và phát triển qua từng trang sách. Kiến thức có thể không thay đổi, nhưng sẽ phát triển cùng với xu hướng của thời đại để đáp ứng được nhu cầu của con người. Những giá trị mà sách mang lại đều khiến cho con người mở mang được kiến thức, hiểu biết về thế giới, về nhân loại. Tại sao mọi người lại gọi "Sách là ngọn đèn trí tuệ bất diệt của con người". Vốn dĩ mọi thứ mà con người biết, học hỏi lẫn nhau không phải không có nguồn gốc. "Ngọn đèn' vẫn được hiểu là vật dụng để phát ra ánh sáng, dẫn lối cho con người đi trong đêm. Đó là thứ ánh sáng cần thiết và giúp ích rất lớn. Và sách cũng vậy, sách mở ra một chân trời tri thức, giúp con người có thể hiểu thêm về xã hội, hiểu nhiều kiến thức về văn học, hóa học, toán học, lịch sử. Mỗi chuyên ngành đều có những loại sách riêng, nó sẽ đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của từng người.
Kiến thức luôn vô cùng, vô tận, nhưng trí tuệ của con người thì có hạn. Bởi vậy để có thể làm cho trí tuệ ấy thêm phong phú hơn, thêm dồi dào hơn thì ngọn đèn trí tuệ từ sách sẽ khiến cho con người nhìn nhận vấn đề một cách rộng hơn, bao quát hơn. Đây là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta. Ngọn đèn soi đường luôn sáng, trí thức trong sách cũng vậy. Trí thức ngày càng được mở rộng, đa dạng, phong phú hơn; vì thế trí tuệ của con người cũng ngày càng có nhiều hiểu biết hơn. Đây chính là sự tác động qua lại giữa sách và trí tuệ của con người.
Hiện nay có rất nhiều dòng sách, sẽ đáp ứng được nhu cầu của từng người. Đối với những người nông dân chỉ biết trồng lúa thì những cuốn sách về nông nghiệp giới thiệu kỹ thuật trồng, giới thiệu phương pháp phòng trừ sâu bệnh là điều cần thiết đối với họ. Ngược lại đối với trẻ con thì những cuốn sách giới thiệu khái quát nhất về cuộc sống xung quanh, dạy các em học tập, trao đổi kiến thức là điều mà các em cần.
Như vậy ở mỗi giai đoạn, mỗi người thì việc tìm sách để đọc cũng như tìm kiến thức để hiểu là việc vô cùng cần thiết.
Chọn sách để đọc cũng như chọn bạn mà chơi vốn dĩ là điều mà rất nhiều người đã biết. Trí tuệ của con người được tích lũy qua những trang sách và ngay càng phát triển theo những cuốn sách đó. Vậy mỗi chúng ta cần biết được mình cần gì, có thể học được gì từ sách thì hãy tìm cuốn sách đó để học. Không những bạn có thêm kiến thức mà còn giúp cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái hơn. Đúng vậy "Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người", sách không bao giờ mất đi, luôn tồn tại trong suy nghĩ của mỗi người.
C,
Bài văn:
Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.
Khái niệm “học” mà Lê-nin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.
Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một không gian xác định: nhà trường.
Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suốt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuộc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khái niệm học của Lê-nin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lê-nin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lê-nin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời mọi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.
Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.
Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quyết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.
Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mỗi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.
Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật giản dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.
D,
Bài văn:
Ngạn ngữ phương Tây có câu: "Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng" hàm ý rằng chỉ có sự chăm chỉ, lòng kiên trì mới giúp con người vươn tới thành công. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu nhắc đến nguồn gốc của thành công nhưng thấm thía và sâu sắc hơn: "Thất bại là mẹ thành công" Thành công là gì? Đó là mục tiêu chúng ta đạt được mà trước đó đã đặt ra trong cuộc sống của mình. Bạn mong muốn năm nay bạn sẽ đạt danh hiệu học sinh giỏi, cuối năm bạn đã được điều đó. Vậy là bạn thành công rồi đấy! Ngược lại, thất bại là khi chúng ta không đạt được mục đích đã đề ra. Thành công và thất bại, chúng đối lập nhau sâu sắc, tưởng chừng giữa chúng không có mối quan hệ nào. Nhưng kinh nghiệm của dân gian ta đã chỉ ra rằng: Thất bại là mẹ thành công. Nghĩa là giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Nói theo cách khác: thất bại là nhân tố tạo ra thành công. Thật vậy! Trong thực tế, để có được thành công, ai cũng từng trải qua thất bại, không ai giành được thành công lớn ngay từ đầu. Để có được điểm mười tuyệt đối, chắc hẳn bạn đã làm sai dạng đó một vài lần. Trước khi cho ra đời những con tiện đẹp mắt, người thợ tiện cũng đã nhiều lần bị trầy xước ở bàn tay và tạo ra những con tiện có hình thù méo mó, sai kích thước. Những bậc vĩ nhân cũng vậy. A. Nô-ben từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ hoàn hảo của mình. Lu-I Patx-tơ cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc xin phòng bệnh dại. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá... "bê bết!"... Nhưng với tất cả mọi người, dù là người thường hay bậc vĩ nhân, điều quan trọng là sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công. Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thú đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Bà Tống Khánh Linh sau khi sang Mĩ du học, trong kì thi vấn đáp đầu tiên bà bị những người bạn ngoại quốc mỉa mai: "Trung Quốc là một bãi rá, một bãi rác lớn". Kì thi đó bà thất bại. Nhưng Tống Khánh Linh đã không ngừng học tập và ở kì thi sau và đỗ với số điểm rất cao. Tương tự như vậy, trong thực tế, có những học sinh học kém vì lòng tự trọng, quyết không thua kém bạn bè đã cần cù học hỏi và trở thành những học sinh giỏi, vượt xa nhiều bạn cùng lớp. Con đường học tập là con đường nhiều chông gai vất vả, rất khó tránh khỏi những thất bại: không giải được bài toán, không viết được bài văn, không được điểm cao trong bài kiểm tra, không đạt danh hiệu học sinh giỏi... Nhưng khi thấu hiểu tư tưởng câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công" chúng em sẽ nổ lực để vượt qua những thất bại tạm thời để nổ lực hơn vì những thành công lớn ở phía trước.
E,
Bài văn:
Dân gian là nơi chứa đựng tinh hoa về hiểu biết lẫn kinh nghiệm của thế hệ đi trước, trong đó có câu nói : đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Câu nói của cha ông khuyên chúng ta nên đi đến nhiều nơi để có thếm hiểu biết rộng mở về cuộc sống phong phú ngoài kia thay vì ngồi ở một nơi chật hẹp.
Đi là hoạt động di chuyển khỏi nơi ta đang cư định để đến một không gian mới mẻ, hấp dẫn hơn. Đi là một hành trình đòi hỏi sự dấn thân chấp nhận, hi sinh. Đi một ngày đàng, có nghĩa là ẩn dụ cho một chuyến đi dài. Học một sàng khôn có nghĩa là những điều mới mẻ, quý báu về hiểu biết, văn hóa, xã hội được tiếp thu từ người khác. Tại sao lại nói, đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Cuộc sống phong phú, rộng lớn còn muôn vàn những điểu thú vị, hấp dẫn đang mời gọi, chào đón chúng ta. Con người là hữu hạn và cũng có những khả năng hữu hạn nhất định, trong đó có việc di chuyển. thế giới rộng lớn mênh mông và không phải ai cũng có thể đi hết được. Vì thế cần phải biết tự nguyện dấn thân để khám phá thế giới xung quanh. Đời người hữu hạn, chúng ta đều chịu sụ chi phối của quy luật sinh lão, bệnh tử, đều bị giới hạn bởi thời gian đời người. Nhà thơ Xuân Diệu từng phát biểu:
“Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn’
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.”
Tuổi trẻ qua đi, cuộc sống dần chậm chạp không còn sôi nổi nữa. Vì thế hãy tận dụng thời gian quý báu mà cuộc sống ban tặng để sống một cuộc đời thật ý nghĩa, bằng việc bắt đầu những chuyến đi, cho ta những trải nghiệm, những bài học để làm giàu mình và làm rõ mình.
Những chuyến đi giúp ta phát hiện ra những điều mới mẻ của thế giới xung quanh, cung cấp cho ta một vốn hiểu biết phong phú, mới mẻ hơn về cuộc sống. đi để khám phá thiên nhiên, tìm hiểu những phong tục tập quán mói mẻ nơi đất khách mà làm giàu có bản thân. không ít thì nhiều những chuyến đi luôn tác động một phần không nhỏ đến chúng ta. Lắm khi những cuộc hành trình là cảm hứng, động lực để thôi thúc ta làm một điều gì đó mạo hiểm. Adam Braun, sau tốt nghiệp, đi vòng quanh thế giới bỗng dưng anh tình cờ gặp được một cậu bé đường phố ở Ấn Độ, anh hỏi cậu bé muốn gì nhất, cậu nói cậu muốn một chiếc bút chì. Và khi trở lại Mỹ nó đã trở thành động lực để anh thành lập một tổ chức phi lợi nhuận “Pencils of promise”. Như vậy phần nào giúp ta thấy được rằng những chuyến đi quý giá như nào.
Những hạt bạc vàng mà đời rơi vãi là mênh mông vô tận, vì thế hãy biết làm sâu vào tận sâu cuộc sống bằng những chuyến đi những cuộc hành trình lí thú làm tự làm mới minh, thay đổi thực đơn của các giác quan. Cuộc sống mênh mông, đời ta nhỏ hẹp nếu chỉ biết ngồi một chỗ mà nhìn ra xung quanh rỗi tự mãn về bản thân thì thật là đáng trách. Ta như vậy chỉ như một con ếch ngồi dưới đáy giếng, chỉ là một cách để tự giói hạn mình, khu lập mình lại trong cuộc đời trù phú, màu mỡ kia. Những câu chuyện ngụ ngôn như “Ếch ngồi đáy giếng” chẳng phải chính là lời nhắn nhủ của cha ông về điều này hay sao. Cha ông ta ngày xưa do không có điều kiện, quanh năm gắn bó sau lũy tre làng đã thấu hiểu điều này và càng khao khát được ra đi để khai phá những vùng đất mới. và những hi vọng ấy họ gửi gắm cả vào thế hệ chúng ta, những người trẻ có cơ hội rộng mở.
Đi là một cách trải nghiệm, thay đổi thực đơn các giác quan, làm giàu tâm hồn mình, mở mang hiểu biết để có cái nhìn toàn cảnh hơn về hiện thực đời sống. vậy nên hãy bắt đầu bằng những chuyến đi ngay từ bây giờ, khi có thể, bạn nhé.
A)
Tục ngữ là trí khôn muôn đời của nhân dân. Mỗi câu tục ngữ là một bài học lớn. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc:
“Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí lớn bằng những hình ảnh tượng trưng đầy sức thuyết phục, sắt là một thứ kim loại cứng thế nhưng mài mãi cũng sẽ thành cây kim nhỏ. Đó là một sự kiên trì, cố gắng phi thường. Từ một thỏi sắt to trở thành cái kim nhỏ phải tốn bao công sức, mồ hôi mới có được. Mới nghĩ đến, ta đã thấy ngại ngùng. Chẳng ai hơi đâu ngồi kì công mài sắt thành kim như thế. Công việc này tưởng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn cổ người không quản gian lao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kì được. Cho nên cây kim dù rất nhỏ bé, không đáng gì nhưng nó là thành quả của biết bao sự cố gắng, kiên trì nhẫn nại. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ là việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì thật là rộng. Đó là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu hôm nay và mai sau. Đó là lời răn dạy: Có sự kiên trì nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm xong cho dù việc đó rất khó khăn, tưởng như không thể hoàn thành được.
Bác Hồ từng dạy:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
cũng là nói về tinh thần không ngại khó.
Qua lời Bác dạy ta càng hiểu thêm về sức mạnh của lòng kiên trì, bền bỉ. Có quyết tâm lớn thì việc gì cũng làm được, cho dù đó là việc “dào núi và lấp biển .
Trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu đã “mài sắt” để có ngày “nên kim”. Tấm gương ấy không đâu xa lạ, đó chính là Bác Hồ – Người Cha của dân tộc. Đất nước ta được hòa bình tự do như ngày hôm nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên trì “bền vững chí” của Bác. Khi còn là chàng thanh niên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt mọi người và đi tìm đường cứu nước. Ở nơi đất khách quê người Bác đã làm mọi việc để kiếm sống: làm phụ bếp trên tàu, làm người cào tuyết giữa mùa đông giá lạnh ở châu Âu…
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya
(Chế Lan Viên – Người đi tìm hình của nước)
Biết bao nhiêu vất vả cực nhọc, Bác chẳng sờn lòng, Bác kiên trì đi đến tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới để tìm hiểu con đường giải phóng dân tộc của họ. Cuối cùng sự kiên nhẫn của Bác đã được đền đáp xứng đáng. Người đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than.
Tấm gương Bác Hồ chói sáng và rực rỡ, trước hết là ở chỗ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Không chỉ học tập những con người nổi tiếng, mà tấm gương của những người lao. động xung quanh mình cũng rất đáng tuyên dương, ở huyện em, mọi người đều yêu quý chị Lan. Chị bị liệt tay phải và một chân. Tuy phải viết bằng tay trái và đi lại khó khăn song chị là học sinh giỏi toàn diện, vừa rồi hai tác phẩm chị đã viết được xuất bản gây tiếng vang lớn. Em nghĩ chị cũng là tấm gương của lòng kiên trì đáng cho chúng ta học tập.
Qua các tấm gương trên, em thấy mình còn phải cố gắng nhiều, trước hết là lòng kiên trì nhẫn nại, không quản khó khăn vất vả để trở thành người công dân tốt. Đó là bước mở đầu của quá trình hình thành nhân cách con người. Là một đứa con trong gia đình, em phải học tập tốt để xứng đáng với lòng tin yêu của cha mẹ. Là một công dân của đất nước, em phải cố gắng tu dưỡng nhiều để trở thành chủ nhân của tương lai.
Lời khuyên răn của ông cha luôn đúng đắn, thiết thực. Nó sẽ có ý nghĩa lớn hơn khi ta thực hiện tốt lời dạy đó.
C) Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.
Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.
“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.
Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.
Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.
Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.
Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.
D)
Quả thực, trong cuộc sống, sẽ không tránh khỏi những vấp ngã, những tuyệt vọng khi thất bại, thế nhưng, điều quan trọng, là con người ta có biết đứng lên và lấy đó làm bài học để đi đến thành công hay không? Do đó, từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “Thất bại là mẹ thành công” để răn dạy con cháu muôn đời.
Trước tiên, chúng ta phải hiểu, “thất bại”, “thành công” có nghĩa là gì? “Thất bại” là sự vấp ngã, không đạt được những gì như mong muốn, khiến con người ta buồn bực, nản. Ngược lại, “thành công” lại là những thành tựu, những kết quả như mong ước, khiến ta vui vẻ, hạnh phúc. Ở đây, “thất bại” được so sánh với “mẹ thành công” , khi nhắc đến “mẹ”, hẳn ai cũng sẽ nghĩ đến người quan trọng trong cuộc đời ta, cho ta cuộc sống, chăm sóc, dìu dắt ta. Vậy nên khi nói “thất bại là mẹ thành công”, có lẽ, thế hệ trước muốn nhắn nhủ với thế hệ sau về vai trò, ý nghĩa của sự thất bại trong cuộc đời của mỗi người. Thất bại không phải là điều gì xấu hay bản thân ta kém cỏi mà chính nó sẽ là những kinh nghiệm, những bài học sâu sắc để giúp ta đạt được thành công sau này.
Lời nhắn nhủ mới sâu sắc mà ý nghĩa làm sao. Dù là quá khứ, hiện tại, hay tương lai, nó vẫn luôn mang đậm tính đúng đắn. Tại sao lại vậy? Đầu tiên, phải hiểu rằng, cuộc đời mỗi người không bao giờ toàn màu hồng, chặng đường đi đến thành công cũng chẳng trải đầy hoa hồng, bên cạnh những niềm vui, niềm hạnh phúc, đôi khi ta cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách, hơn hết là thất bại khiến ta nản lòng hay tuyệt vọng. Thất bại là những gì mà chí ít mỗi người sẽ phải đối mặt ít nhất một đến vài lần trong cuộc đời. Không đạt được điểm cao trong kì thì, nấu một món ăn không thành công, không hoàn thành đúng mục tiêu mà công việc đề ra,...đó là những điều dù lớn hay nhỏ, nhưng với từng người, sự thất bại sẽ đều khác nhau. Do đó, trước những sự thất bại ấy, chẳng nhẽ ta sẽ chấp nhận và từ bỏ hay sao?
Tiếp đến, mỗi thất bại sẽ mở ra con đường để đi đến thành công. Thật vậy, khi ta không đạt được một điều gì như mong muốn, chính những sự sai sót, thiếu thốn tỏng quá trình thực hiện ấy sẽ là kinh nghiệm sâu sắc để ta rút ra trong những lần thử nghiệm tiếp theo. Chẳng hạn, khi bạn nướng một chiếc bánh, lần đầu tiên bạn thực hành, chiếc bánh ấy bị khét, bạn sẽ hiểu được rằng cần phải giảm nhiệt độ thấp hơn và lần tiếp theo bạn thử lại, bạn sẽ khắc phục được điều ấy, kể cả có trải qua bao nhiêu lần thử nữa, chẳng phải cuối cùng sẽ cóp lúc bạn có được một chiếc bánh hoàn chỉnh hay sao? Trước mỗi thất bại, nếu chỉ biết nản chí, thất vọng về bản thân và cho rằng mình thật kém cỏi thì vĩnh viễn ta cũng chẳng thể nào có thể đạt được thành tựu trong cuộc sống, luôn tự ti về bản thân, sợ hãi, nhút nhát trước mỗi khó khăn . Nếu điều đó là đúng thì có lẽ vĩnh viễn Thomas Edison cũng chẳng phát minh ra được bóng đèn sợi đốt để chúng ta sử dụng hôm nay sau khi trải qua hàng nghìn lần thất bại, hay có lẽ Walt Disney cũng chẳng thể trở thành một ông trùm hãng phim hoạt hình nổi tiếng như vậy khi trước đó từng bị sa thải bởi một biên tập viên vì “thiếu trí tưởng tượng và không có ý tưởng nào tốt cả",...Vậy nên, họ hay chúng ta, ai cũng sẽ phải trải qua sự thất bại nào đó, nhưng thay vì tỏ ra đau đớn khi cuộc đời “ném đá” vào bạn, tại sao không đứng lên, lấy những vết sẹo ấy làm hành trang để tiếp tục bước tiếp?
“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại?/Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”. Đừng coi những thất bại như tảng đá lớn chắn ngang con đường đi đến thành công của ta mà hãy coi đó là ngọn đèn để soi sáng con đường ấy. Muốn vậy, con người ta cũng cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại, vì nếu chấp nhận thất bại để bước tiếp mà không có sự kiên trì thì cũng sẽ dễ dàng bỏ cuộc. tiếp đến là phải tự tin,tin tưởng vào chính khả năng của bản thân mình, luôn lạc quan, dũng cảm đối mặt với mọi thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Tránh cảm giác tự ti, bi quan, dễ từ bỏ thì nó sẽ không giúp bạn khá lên mà thậm chí sẽ đẩy bạn xuống hố sâu của tuyệt vọng và thất bại.
Cuộc sống cũng vậy, sẽ có những thất bại, nhưng ta có biết vượt qua thất bại ấy, nắm lấy nó để đi đến cánh cửa thành công kia hay không, nó phụ thuộc vào mỗi người, vào cách đi của mỗi người, vì chẳng một thất bại nào có thể đánh bại được ta, trừ khi chính ta tự nguyện để nó đánh bại mình. “Thất bại là mẹ thành công”, chân lý ấy của ông cha ta vẫn còn vẹn nguyên đến muôn đời.