K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2022

~Tham khảo~

- “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung - Vũ Thúy Anh - Vũ Quang Hào): “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng” [Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng]. Nói dối quanh thì dễ bị lộ tẩy, bộc lộ bản chất xấu; Không nên nói dối”.

- “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Đường ĐI [?] hay TỐI [?]; nói dối hay cùng”. Câu này được nhà ngữ học này chú thích: “Chắc là TẮT và RỐI, chứ chẳng phải ĐI và TỐI nhưng đã bị chép nhầm”, đồng thời hướng dẫn xem giải thích dị bản: “Đường TẮT hay RỐI; nói dối hay cùng: Đường tắt là thứ lối đi rất hay làm rối trí những ai chưa thạo; nói dối là lối hành xử dễ đẩy kẻ nói dối tới bước đường cùng (một khi bị hỏi dồn)”.

- “Tục ngữ ca dao Việt Nam” (Vũ Ngọc Phan) ghi nhận: “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng”.

Như vậy, trong 3 dị bản thì dị bản đầu tiên “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng” phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, theo chúng tôi, hình thức đúng của câu tục ngữ là: “Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng”, chứ không phải “đường ĐI hay tối” hoặc “đường tắt hay RỐI”.

Về nghĩa đen: “đường tắt” là con đường gần nhưng quanh co, nhỏ hẹp, có khi cuối cùng là đường cụt nên dễ dẫn đến chỗ bế tắc, trở ngại, không tìm thấy lối ra (“tối”). Ngược lại với con đường “tắt”, đường “tối”, là con đường “sáng”, đường “quang” rộng rãi (đường thẳng, đường chính). Riêng Nguyễn Đức Dương đưa ra nghi ngờ “Chắc là TẮT và RỐI, chứ chẳng phải ĐI và TỐI nhưng đã bị chép nhầm” là đúng. Tuy nhiên, ông đề xuất thay “hay tối” bằng “hay rối”, theo chúng tôi không cần thiết vì “hay tối” là đúng. “Tối” trong câu tục ngữ được hiểu là không thấy đường đi nữa, tức lâm vào đường cùng (trong khi “rối trí” đâu có nghĩa là lâm vào bước đường cùng, không có lối thoát?). Trái nghĩa với đường “tối” là đường “sáng”. Ví như có câu: “Đường quang không đi, đâm quàng bụi rậm”.

Cho nên, theo chúng tôi, nghĩa bóng câu tục ngữ là: đi đường không nên lựa chọn con đường tắt mà cứ con đường thẳng, đường cái, đường sáng, đàng hoàng mà đi, sẽ không bao giờ hết lối hoặc gặp phải đường cụt (hiểu rộng hơn là không nên nóng vội, lựa chọn cách làm tắt, dễ dẫn đến bế tắc, dở dang, có khi còn lâu hơn cách làm theo lối thông thường); cũng như thẳng thắn, trung thực, thì sẽ không bao giờ lâm vào thế cùng, bế tắc.

Theo đó, tục ngữ Hán cũng có câu: “Đạo nhi bất kính - 道而不徑 - Đường đi, chớ nên theo lối tắt≫; “Tiệp kính quẫn bộ - 捷徑窘步 - Đường tắt có lúc sẽ khiến bước chân trở nên lúng túng” (“kính” 徑, có nghĩa là “đường tắt”, “lối tắt”); Tục ngữ Tày: “Chiếu rải không ngay ngắn không ngồi; đường khuất nẻo vắng vẻ không đi” (Vủc bố chính bố nẳng, tàng lẳc lặm bố pây); “Đi tối lạc đường; nói dối hay cùng” (Pây đăm lạc tàng phuối viàng hay chủn) (theo “Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày”; Triều Ân - Hoàng Quyết - NXB Văn hóa dân tộc, 1996). Ở đây, “đường tắt”, “khuất nẻo vắng”, hay “đi tối” đều không phải cách đi, “đường đi”, đường lớn mà mọi người vẫn qua lại hằng ngày. Nếu “đường đi” nói chung mà “hay tối” thì biết lựa chọn con đường nào khác nữa?

Nguồn : Lý giải các câu tục ngữ

dinh thi phuong ~Hok tốt~

22 tháng 3 2022

Nói dối là một hành động đem lại các tác động tiêu cực cho người nói. Lời nói dối là những lời nói không đúng sự thật, khiến người khác không thể nắm bắt được chính xác thông tin mình cần tiếp cận. Từ đó đưa ra các quyết định không đúng. Vì vậy, chẳng ai thoải mái, vui vẻ khi bị nói dối. Thế nên, họ sẽ sẽ ghét bỏ và mất niềm tin với kẻ nói dối. Chính những lời nói dối bé nhỏ sẽ dễ dàng khiến chúng ta mất đi các mối quan hệ tình cảm với mọi người xung quanh. Không chỉ thế, nó còn khiến hình ảnh ta trở nên xấu đi, thiếu sự tin cậy trong mắt người khác. Những vấn đề quan trọng, chúng ta không còn được biết hay tham dự bởi vì đã mang danh là một kẻ nói dối. Chính vì những tác động xấu như vậy, nên chúng ta cần nhớ rằng không nên nói dối với người khác.

k nha

22 tháng 3 2022

~Tham khảo~

- “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung - Vũ Thúy Anh - Vũ Quang Hào): “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng” [Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng]. Nói dối quanh thì dễ bị lộ tẩy, bộc lộ bản chất xấu; Không nên nói dối”.

- “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Đường ĐI [?] hay TỐI [?]; nói dối hay cùng”. Câu này được nhà ngữ học này chú thích: “Chắc là TẮT và RỐI, chứ chẳng phải ĐI và TỐI nhưng đã bị chép nhầm”, đồng thời hướng dẫn xem giải thích dị bản: “Đường TẮT hay RỐI; nói dối hay cùng: Đường tắt là thứ lối đi rất hay làm rối trí những ai chưa thạo; nói dối là lối hành xử dễ đẩy kẻ nói dối tới bước đường cùng (một khi bị hỏi dồn)”.

- “Tục ngữ ca dao Việt Nam” (Vũ Ngọc Phan) ghi nhận: “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng”.

Như vậy, trong 3 dị bản thì dị bản đầu tiên “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng” phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, theo chúng tôi, hình thức đúng của câu tục ngữ là: “Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng”, chứ không phải “đường ĐI hay tối” hoặc “đường tắt hay RỐI”.

Về nghĩa đen: “đường tắt” là con đường gần nhưng quanh co, nhỏ hẹp, có khi cuối cùng là đường cụt nên dễ dẫn đến chỗ bế tắc, trở ngại, không tìm thấy lối ra (“tối”). Ngược lại với con đường “tắt”, đường “tối”, là con đường “sáng”, đường “quang” rộng rãi (đường thẳng, đường chính). Riêng Nguyễn Đức Dương đưa ra nghi ngờ “Chắc là TẮT và RỐI, chứ chẳng phải ĐI và TỐI nhưng đã bị chép nhầm” là đúng. Tuy nhiên, ông đề xuất thay “hay tối” bằng “hay rối”, theo chúng tôi không cần thiết vì “hay tối” là đúng. “Tối” trong câu tục ngữ được hiểu là không thấy đường đi nữa, tức lâm vào đường cùng (trong khi “rối trí” đâu có nghĩa là lâm vào bước đường cùng, không có lối thoát?). Trái nghĩa với đường “tối” là đường “sáng”. Ví như có câu: “Đường quang không đi, đâm quàng bụi rậm”.

Cho nên, theo chúng tôi, nghĩa bóng câu tục ngữ là: đi đường không nên lựa chọn con đường tắt mà cứ con đường thẳng, đường cái, đường sáng, đàng hoàng mà đi, sẽ không bao giờ hết lối hoặc gặp phải đường cụt (hiểu rộng hơn là không nên nóng vội, lựa chọn cách làm tắt, dễ dẫn đến bế tắc, dở dang, có khi còn lâu hơn cách làm theo lối thông thường); cũng như thẳng thắn, trung thực, thì sẽ không bao giờ lâm vào thế cùng, bế tắc.

Theo đó, tục ngữ Hán cũng có câu: “Đạo nhi bất kính - 道而不徑 - Đường đi, chớ nên theo lối tắt≫; “Tiệp kính quẫn bộ - 捷徑窘步 - Đường tắt có lúc sẽ khiến bước chân trở nên lúng túng” (“kính” 徑, có nghĩa là “đường tắt”, “lối tắt”); Tục ngữ Tày: “Chiếu rải không ngay ngắn không ngồi; đường khuất nẻo vắng vẻ không đi” (Vủc bố chính bố nẳng, tàng lẳc lặm bố pây); “Đi tối lạc đường; nói dối hay cùng” (Pây đăm lạc tàng phuối viàng hay chủn) (theo “Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày”; Triều Ân - Hoàng Quyết - NXB Văn hóa dân tộc, 1996). Ở đây, “đường tắt”, “khuất nẻo vắng”, hay “đi tối” đều không phải cách đi, “đường đi”, đường lớn mà mọi người vẫn qua lại hằng ngày. Nếu “đường đi” nói chung mà “hay tối” thì biết lựa chọn con đường nào khác nữa?

17 tháng 6 2021

Ca dao từng có câu: “Công cha như núi Thái Sơn”. Có phải vì vậy mà người cha luôn khao khát những đứa con có được sự vững vàng, rắn rỏi mạnh mẽ trên đường đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một người cha như vậy dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị. Bài thơ đồng thời cũng gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm của người làm con.

Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.

Mở đầu bài thơ bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.

Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáo đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ.

Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, thời gian trôi qua, con trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là cuộc sống của những "người đồng mình", rất cần cù và tươi vui:

Xem thêm:  Thuyết minh về Hồ Tây Hà Nội

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời”.

Những từ ngữ giàu sắc thái biêu hiện: cài nan hoa, ken câu hát,… đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác… đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng". Cách gọi “người đồng mình” đặc biệt gần gũi, thân thiết và gắn bó như gợi niềm ruột thịt yêu thương.

Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn.

Dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ như "cao", "xa", "lớn", tác giả muôn nhấn mạnh cuộc sống khoáng đạt, mạnh mẽ của những "người đồng mình". Dù khó khăn, đói nghèo còn nhiều nhưng họ không nhụt chí, ý chí của họ vẫn rất vững chắc, kiên cường:

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thỉ là phong tục.

Những "người đồng mình" vượt qua vất vả để bám trụ lấy quê hương. Bằng cuộc sống lao động không mệt mỏi, họ xây dựng quê hương với những truyền thống cao đẹp. Những "người đồng mình" mộc mạc, thẳng thắn nhưng giàu chí khí, niềm tin… Người cha đã kể với con về quê hương với cảm xúc rất tự hào.

Tình cảm của người cha dành cho con rất thiết tha, trìu mến. Tình cảm này bộc lộ tự nhiên, chân thực qua những lời nhắn gửi của cha cho con. Người cha muốn con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó khăn, vất vả đế có thể:

Người cha mong cho con mình sống ngay thẳng, trong sạch, sống với ý chí, niềm tin để vững vàng vượt qua mọi thử thách khó khăn. Người cha mong cho con sống phải luôn tin vào khả năng của mình, tin tưởng vào bản thân. Có như vậy, con mới có thể thành công, mới không thua kém ai cả. Người cha đã nói với con bằng tất cả lòng yêu thương của mình, nói với con những điều từ đáy lòng mình. Điều lớn nhất người cha đã truyền dạy cho con chính là niềm tự tin vào bản thân và lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống của quê hương.

Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đốì với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

Bài thơ đã gợi cho người đọc những niềm cảm động sâu xa và những suy nghĩ sâu sắc. Thì ra, đằng sau những lặng lẽ, thâm trầm của cha là biết bao yêu thương, biết bao mong mỏi, biết bao hi vọng, biết bao đợi chờ… Con lớn lên như hòm nay không chỉ nhờ vào cơm ăn và áo mặc mà còn mang nặng ân tình của những lời dạy dỗ ân cần thâm thìa. Quả là:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Vậy thì, là người làm con, con xin nguyện:

“Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Chẳng những vậy, con sẽ bước theo những bước chân vững chắc mà cha để lại – trên con đường cha bước đến đỉnh Thái Sơn – nguyện “sống như sông như suối”, nguyện ngẩng cao đầu “lên đường” mà không “thô sơ da thịt”. Và trên con đường ấy, con sẽ mang theo hình ảnh quê hương để tiếp tục nối tiếp cha anh “tự đục đá kê cao quê hương” thân thiết của mình…

Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thế hiện, diễn tả tình cảm. Những tư ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng muôn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đường đời, bài học của cha – bài học đầy ý nghĩa sâu sắc.

(bạn tham khảo mình tự làm nên không dài như văn mẫu)

        Câu nói của người mẹ khiến em rất xúc động, em thấy được tình yêu thương bao la, vô bờ bến của những người mẹ dành cho con cái . Cả cuộc đời của mẹ đều dành cho con, mẹ đã bất chấp tính mạng của mình để sinh ra con , nuôi nấng con. Không chỉ chăm sóc cho con, mẹ còn lo cho ca tương lai những đứa con của mình, người mẹ nào cũng muốn sau này đứa con của mình sẽ sống thật tốt, vững bước trên đường đời đầy gian khổ, mẹ biết rồi 1 ngày mẹ sẽ không còn đủ sức sát cánh cùng con chỉ mong con có thể tự lo cho mình bởi bấy giờ mẹ đã quá già yếu rồi....Các bạn thấy đấy tình yêu thương của mẹ như đại dương bao la, không gì sánh bằng, vậy nên hãy yêu thương mẹ khi còn có thể...Xin đừng dỗi hờn mẹ lúc bị mẹ quát mắng, khi mẹ quát con mẹ cũng đau lắm chứ chỉ vì "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" mong sao con thành người có đạo đức, giúp ích cho xã hội.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Công dụng của dấu chấm lửng trong hai đoạn thơ:

a. Thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng của Chiên con khi bị sói hung hăng nạt nộ.

b. Thể hiện cho lời nói bỏ dở của Sói khi đổ tội cho Chiên con vì chưa tìm thêm được lý do cho phù hợp hơn.

9 tháng 9 2016

 

Mắc lỗi: Ko thống nhất cách xưng hô, làm cho người đọc(nghe) cảm thấy đoạn văn như lúng túng về ngôi kể.

Sửa: Theo ngôi 1: .......anh em tôi nặng nề thế này.

theo ngôi 3: Hai anh em Thành cứ ngồi im như vậy,....

Câu 1: 

Em hiểu những câu thơ trên là: sự mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn và chông gai của cuộc sống. Dù thế nào cũng không bỏ cuộc 

Câu 2: 

Theo em, tác giả học được bài học: mở lòng yêu thương với vạn vật, đừng để trái tim chỉ mang toàn mầm mống vị kỉ trở thành một thực thể chỉ tồn tại chứ không có cuộc sống đúng nghĩa. 

Câu 2:  

Từ bình minh không phải là từ láy mà là từ ghép Hán Việt nên không thể là từ láy 

Câu 4: Những từ trên thuộc loại từ "danh từ"

6 tháng 2 2023

1.

Em hiểu rằng:

+ Chúng ta luôn cần phải học hỏi những thứ xung quanh ta.

+ Chúng ta cần phải mạnh mẽ hơn để vượt qua những gian nan thử thách.

+ Mọi sự xinh đẹp, thành công nào cũng có giá của nó.

2.

Bài học:

+ Mỗi chúng ta cần trở nên mạnh mẽ hơn.

+ Cần có tinh thần học tập tốt đẹp.

3.

Không phải từ láy.

Vì "bình", "minh" đứng riêng đều có nghĩa.

4.

Thuộc từ ghép.

(Lần sau cách dòng câu hỏi từng dòng nhé).

I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm ) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: “Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những...
Đọc tiếp
I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm ) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: “Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”. (Trích Ngữ văn 7- Tập I) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? Câu 3 (0,5 điểm): Từ láy có mấy loại? Kể ra các loại đó? Câu 4 (0,75 điểm):Ý nghĩa của chi tiết “Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”? Câu 5 (0,75 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn ? Câu 6 (1,0 điểm): Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi người?
1