K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7 2023

Đọc tham khảo hí =)))

- Những biểu hiện tâm trạng của nhân vật kép Tư Bền:

+ “Anh Tư Bền lững thững bước ra, cúi đầu chào, rồi đứng thần người ra như phỗng đến một lúc”: mất hồn.

+ “Anh lại phải hò, phải hét, phải dằn từng tiếng, phải ngân từng câu, phải làm những điệu bộ, phải cười ha hả như cảnh thứ nhất”: gượng ép, nhưng vì tiền nợ, vì người cha đang ốm, anh vẫn gắng gượng tiếp tục làm trò cho mọi người cười.

+ “Còn gì đau đớn hơn tin ấy nữa! Anh Tư Bền bỗng ứa hai hàng nước mắt, rồi khóc nức khóc nở”: thương xót cha nhưng anh bất lực, không thể ở cạnh cha lúc này.

+ “Mà càng thấy vắng bặt tin nhà, ruột anh càng nhàu như dưa, xót như muối!”: lo lắng, sốt ruột.

+ “”…Làm cho anh ruột càng như thiêu như đốt”, “trong khi anh đương rối beng nghĩ đến cha anh”: ngày càng sốt ruột thêm, rối rắm, muốn nhanh chóng trở về với người cha.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Những biểu hiện tâm trạng của nhân vật kép Tư Bền:

+ Mất hồn, gượng ép làm trò cho mọi người cười: đứng thần người ra như phỗng, lại phải hò, phải hét, phải dằn từng tiếng, phải ngân từng câu, phải làm những điệu bộ, phải cười ha hả như cảnh thứ nhất.

+ Thương xót, lo lắng nhưng không thể ở cạnh cha lúc cần thiết: còn gì đau đớn hơn tin ấy nữa! Anh Tư Bền bỗng ứa hai hàng nước mắt, rồi khóc nức khóc nở … ruột anh càng nhàu như dưa, xót như muối!

+ Muốn về với cha thật nhanh: làm cho anh ruột càng như thiêu như đốt, trong khi anh đương rối beng nghĩ đến cha anh.

26 tháng 8 2023

tham khảo

+ "Lần trăng ngơ ngẩn ra về": Chàng trai thơ thẩn bước đi khi nghĩ đến cô gái.

+ "Nỗi nàng canh cánh nào quên": Trong đầu chàng trai toàn làn hình bóng lần gặp đầu tiên với cô gái. 

+ "Có khi gảy khúc đàn tranh/ Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân": Vừa đánh đàn tranh vừa nhớ đến cô gái.

+ "Có khi chuộc chén rượu đào,.... Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình": Những lúc uống rượu chàng lại càng nhớ nhung hơn, nhờ hơi men mà chàng còn hình dung ra giọng của nàng.

13 tháng 7 2017

Văn học thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa vì:

- Lúc bấy giờ, xã hội phong kiến từng bước khủng khoảng, khởi nghĩa, chiến tranh liên miên

- Chủ nghĩa nhân đạo lúc này trở thành một trào lưu, với hàng loạt tác phẩm tên tuổi: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm… gắn liền với các tác giả Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương…

- Nội dung thể hiện của chủ nghĩa nhân đạo:

+ Các tác giả hướng tới giá trị cao đẹp của con người

+ Sự cảm thương cho những kiếp người nhỏ bé, đặc biệt là người phụ nữ

+ Khẳng định đề cao nhân phẩm, truyền thống đạo lý, nhân nghĩa của con người

- Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến kết XIX là:

+ Hướng tới quyền sống của con người

+ Ý thức về cá nhân mạnh mẽ hơn: tài năng, quyền sống, hạnh phúc cá nhân…

Nội dung cơ bản: “Đề cao vẻ đẹp và tài năng của con người (Truyện Kiều), khao khát hạnh phúc lứa đôi ( Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:

- Lúc đầu, ông thà chết chứ nhất định không xây Cửu Trùng Đài cho hôn quân; khi được vua thưởng bạc vàng, lụa là ông đem chia hết cho thợ. Nhưng Vũ Như Tô quá say sưa với mơ ước xây dựng một công trình nghệ thuật lớn cho đất nước, cho đời sau đến mới quên cả thực tế: dân chúng đang đói khổ, càng bị giai cấp thống trị bòn rút mồ hôi, nước mắt để xây Cửu Trùng Đài.

- Khi dân chúng và quân khởi loạn nổi dậy, Vũ Như Tô quyết không chạy trốn, không nhận ra cái sai của mình, nguyện chịu chết và bảo vệ Cửu Trùng Đài.

- Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân. Diễn biến mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô, mâu thuẫn giữa con người dân và con người nghệ sĩ, giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội đã có kết cục nhưng thực ra vẫn chưa được giải quyết triệt để.

- Khi Cửu Trùng Đài bị cháy, Vũ Như Tô cảm thấy đau đớn, xót xa. Vũ Như Tô quá say mê cái đẹp mà quên cả thực tế.

Nhận xét về ngôn ngữ và nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật trong đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều:                                      Người lên ngựa, kẻ chia bào,                       Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.                                     Dặm hồng bụi cuốn chinh an,                       Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.                                    Người về chiếc bóng năm canh,    ...
Đọc tiếp

Nhận xét về ngôn ngữ và nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật trong đoạn trích Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều:

                                     Người lên ngựa, kẻ chia bào,

                      Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.

                                    Dặm hồng bụi cuốn chinh an,

                      Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.

                                   Người về chiếc bóng năm canh,

                                 Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

                                      Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

                           Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường

0

Tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong việc khắc hoạ hình tượng sông Hương và thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” được thể hiện rõ nét qua đoạn văn tiêu biểu trong văn bản miêu tả lại vẻ đẹp của con sông Hương từ khi ở Thượng Nguồn đến khi chảy qua Huế.

+ Việc miêu tả sông Hương ở nhiều phương diện đã cho thấy sự quan sát tinh tế và tình yêu thương của tác giả với nơi đây.

+ Chất trữ tình được vận dụng rõ nét bởi sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

31 tháng 8 2023

- Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật.

+ Chỉ dẫn "Ánh đèn từ trên lầu xuống dưới nhà....bóng tối mờ" đã làm sáng tỏ bối cảnh gặp mặt giữa Trương Chi và Mị Nương.

+ Chỉ dẫn “Vùng đến bên Trương Chi, muốn ôm rồi lại quay đi, bưng mặt, khóc nức nở” đã làm sáng tỏ hành động của Mị Nương, giúp cho tâm lý và tâm trạng nhân vật được thể hiện rõ ràng hơn.

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

Chỉ dẫn "Ánh đè từ trên lầu xuống dưới nhà....bóng tối mờ" đã miêu tả lại bối cảnh gặp mặt giưa Trương Chi và nhân vật Mị Nương.

Chỉ dẫn cho hành động của nàng Mị Nương khi nhìn Trương Chi bỏ đi sau khi nhìn thấy nhan sắc thật của chàng (Vùng đến bên Trương Chi, muốn ôm rồi lại quay đi, bưng mặt, khóc nức nở) đã diễn tả nội tậm nhân vật Mị Nương tại thời điểm đó. Lời nói muốn ngăn cản, nhưng trong lọng lại rối ren. Và để biểu thị cho tâm lí nhân vật, chỉ dẫn đã đưa ra hành động của nhân vật là bưng mặt khóc nức nở.