K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Mục đích   Xác định mục đích của chương trình2. Phân công chuẩn bị - Liệt kê công việc cần làm, - Phân công công việc3.Chương trình cụ thể  Lập chương trình cụ thể************************************************************************Đề bài: Để hưởng ứng phong trào “ Chung tay dẩy lùi đại dịch Covid 19”, ban chỉ huy liên đội trường Tiểu học Thị trấn Diêm Điền tổ chức chương...
Đọc tiếp

1. Mục đích

   Xác định mục đích của chương trình

2. Phân công chuẩn bị

 - Liệt kê công việc cần làm,

 - Phân công công việc

3.Chương trình cụ thể

  Lập chương trình cụ thể

************************************************************************

Đề bài: Để hưởng ứng phong trào “ Chung tay dẩy lùi đại dịch Covid 19”, ban chỉ huy liên đội trường Tiểu học Thị trấn Diêm Điền tổ chức chương trình  “Tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh Covid 19”. Em hãy lập chương trình hoạt động trên.

* Gợi ý:

   Tên chương trình:

TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVIT 19

1 . Mục đích:

- Xác định mục đích:

+ Hoạt động tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh covit 19 nhằm mục đích gì?

+  Rèn luyện những đức tính gì , những phẩm chất gì cho mỗi đội viên

2. Phân công chuẩn bị

 - Họp lớp để phát động (cán bộ lớp)

 - Xây dựng kế hoạch và phân công công việc cho tổ, cá nhân ( Cán bộ lớp, tổ trưởng, ..)

 - Chuẩn bị các dụng cụ , phương tiện phục vụ cho hoạt động (Phân công cụ thể cho từng đội viên)

VD: Dung dịch sát khuẩn, giấy vẽ, màu vẽ, đài, loa,...viết bài tuyên truyền, bài hát..., câu hỏi, đáp án trả lời,...

 - Chuẩn bị các hoạt động cụ thể

3. Chương trình cụ thể

 - Thời gian ( Tổ chức tuyên truyền lúc nào? (mấy giờ? Ngày ... tháng... năm...?)

 - Địa điểm ( Tổ chức tuyên truyền ở đâu? (Trong trường: Khu A , khu B? ...; Khu dân cư,...

 - Trình tự tiến hành các hoạt động

 - Tổng kết, tuyên dương

2
1 tháng 5 2020

 i đôn nô

8 tháng 5 2020

dễ cực lun

lên gulu gulu là biết hết

[lưu ý: gulu gulu ở đây là tiếng nam phi nha, là google đó]

1. Đọc thầm bài văn sau:Mừng sinh nhật bàNhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm...
Đọc tiếp

1. Đọc thầm bài văn sau:

Mừng sinh nhật bà

Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.

Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.

Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.

Theo Cù Thị Phương Dung

2. Trả lời câu hỏi: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?

A. 7 bữa tiệc

B. 6 bữa tiệc

C. 5 bữa tiệc

D. 4 bữa tiệc

Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.

B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.

C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.

D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.

Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?

A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.

B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

C. Viết thiếp mời giúp chị em.

D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.

Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?

A. Vì hôm đó bà rất vui.

B. Vì hôm đó các cháu rất vui.

C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.

D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.

Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?

A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.

B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.

C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.

D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì?

.......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................

Câu 7: Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là:

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Quan hệ từ

Câu 8: Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.

Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn?

..........................................................................................................................................................

.........................................................................................................................................................

Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?

............................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

4
12 tháng 5 2019

Câu 1: A. 7 bữa tiệc

Câu 2: D. Vì mấy năm nay chị em đã lớn và đều muốn làm một việc cho bà vui

Câu 3: B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.

Câu 4: D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui

Câu 5: C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được phải biết quan tâm đến người già trong gia đình

Câu 7: B. Động từ

9 tháng 5 2021

A, D, B, D, C

13 tháng 1 2019

mk chỉ bt 2 câu cuối thôi

  1. vì tàu bà ik là tàu ngầm
  2. trái tim đập là sống còn ngừng đập là chết
13 tháng 1 2019

1. Đó là từ "bí" đc hiểu theo nghĩa là ko nghĩ ra đc gì hữu ích trong hoàn cảnh hiện tại

2. ko bt

3. Bàn là

4. ko bt

5. vì bả đi tàu ngầm

6. con tim

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNGHỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 1)Môn Tiếng Việt Lớp 5(Thời gian làm bài 60 phút) Câu 1: (2 điểm)Dựa vào nghĩa của tiếng nhân em hãy xếp các từ trong ngoặc đơn thành hai nhóm:- nhân: có nghĩa là người.- nhân: có nghĩa là lòng thương người.(nhân loại, nhân đức, nhân dân, nhân ái, nhân vật, nhân hậu.)Em hãy đặt hai câu với mỗi nhóm từ vừa tìm được...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
HỌC SINH NĂNG KHIẾU (ĐỀ SỐ 1)

Môn Tiếng Việt Lớp 5
(Thời gian làm bài 60 phút) 

Câu 1: (2 điểm)

Dựa vào nghĩa của tiếng nhân em hãy xếp các từ trong ngoặc đơn thành hai nhóm:

nhân: có nghĩa là người.

nhân: có nghĩa là lòng thương người.

(nhân loại, nhân đức, nhân dân, nhân ái, nhân vật, nhân hậu.)

Em hãy đặt hai câu với mỗi nhóm từ vừa tìm được (mỗi nhóm một câu)

Câu 2: (2 điểm)

Cho đoạn văn sau:

a) “Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

(Theo Hoàng Lê)

b) “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. tre trông thanh cao, giản gị, chí khínhư người.”

(Thép Mới)

Tìm những từ ghép, từ láy trong hai đoạn văn trên.

Câu 3: (2 điểm). Đọc đoạn thơ sau:

Tan học về giữa trưa
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe, bà dò theo cái gậy
Cái gậy tre run run.
Bà ơi, cháu tên là Hương
Cháu dắt tay bà qua đường...
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về, cháu vẫn còn thương

(Mai Hương)

Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà cụ qua đường.

Câu 4: (5 điểm)

Em hãy kể lại một câu chuyện về một việc làm tốt của em hoặc người mà em quen biết

................................................................... không copy mạng

4
17 tháng 4 2020

nhi nhi

17 tháng 4 2020

Nhiều vậy trời

10 tháng 8 2020

1:bàn tròn=bàn không méo=mèo không bán

2:ăn roi(chắc thế)

3:bỏ xe lại đi qua cầu(chỉ hỏi làm sao để tài xế đi qua chứ có hỏi làm sao để xe đi qua đâu)

10 tháng 8 2020

bn duẩn sai câu 2

5 tháng 5 2020

Bài làm :

Em rất yêu thích các loài động vật, đặc biệt là các loài chim bởi chúng có một bộ lông rực rỡ sắc màu cùng những đặc điểm riêng biệt của từng loài. Hè năm ngoái, em được bố mẹ cho về quê ngoại chơi. Ở nhà ông bà, em rất thích chú vẹt mà ông ngoại nuôi.

Chú vẹt ấy được nuôi ở trong lồng vì ông sợ con mèo hay con chó sẽ nghịch ngợm mà dùng móng vuốt phá phách với nó. Nhưng thi thoảng con vẹt vẫn được thả ra khỏi lồng sắt chật hẹp. Một điều đặc biệt là nó chẳng bay đi đâu như những con chim khác mà ngoan ngoãn đậu ở trên một cành cây trơ trụi khẳng khiu mà cứng cáp gần chỗ ông ngồi chơi cờ, chỗ ông uống trà và phơi nắng mỗi ngày. Dường như nó và ông em đã gắn bó với nhau từ rất lâu rồi nên nó luôn ở lại cùng ông em, chẳng muốn rời xa.

Chú vẹt ấy khoác lên mình một bộ lông sặc sỡ sắc màu: màu vàng ấm áp, màu đỏ rực rỡ và một chút màu xanh lam, tất cả phối thành một tấm áo đẹp đẽ vô cùng. Con vẹt không lớn lắm, chỉ cỡ bằng con chim bồ câu mà thôi. Cái đầu nho nhỏ nổi bật với màu lông vàng. Hai con mắt đen nho nhỏ lúc nào cũng như thể mọi thứ xung quanh với nó đều lạ lẫm lắm vậy. Cái mỏ cũng thật đặc biệt. Nó không to nhọn như những loài chim khác mà lại có phần khác lạ. Hai cái mỏ với kích thước khác nhau: cái mỏ trên lớn hơn gấp đôi cái mỏ dưới. Cái mỏ có màu đen nổi bật, phần trên có phần đầu hơi cong lại như cái móc của cướp biển trông vô cùng đỏm dáng.

Cái thân nho nhỏ cùng với đôi cánh xen lẫn hai màu đỏ vàng nổi bật, thi thoảng lại xuất hiện một vệt màu xanh. Cái đuôi cong cong điệu đà. Đôi chân ngắn với những móng vuốt để có thể quắp chắc lấy những cành cây giúp cho con vẹt đứng vững vàng. Mỗi ngày em đều cùng ông cho con vẹt ăn. Vì cái mỏ nó hơi con nên khi nó mổ thức ăn trong lòng bàn tay em, em chẳng thấy đau chút nào cả.

Em thích nhất là được đùa nghịch với chú vẹt ấy, mỗi ngày em đều cố gắng dạy chú nói một câu hoàn chỉnh nhưng lại chỉ nói được vài từ trong đó mà thôi. Vậy mà chẳng hiểu sao khi ông em dạy, nó lại có thể học nhanh đến thế. Mỗi lần có khách đến nhà là con vẹt ấy lại kêu vang lên rằng: "Có khách! Có khách!" để ông em biết mà ra xem.

Kì nghỉ hè rất nhanh đã kết thúc. Em chào tạm biệt ông bà cùng bố mẹ quay trở về thành phố nhưng em vẫn con nhớ rõ hình ảnh của chú vẹt ấy. Em rất yêu quý nó. Em mong mùa hè năm sau lại đến thật nhanh để em lại được về quê cùng chơi với nó.

5 tháng 5 2020

Trong cuộc sống, vật nuôi gia đình đã trở nên rất phổ biến. Mỗi gia đình đều có một vật nuôi và nhà em có một chú chó đáng yêu và rất biết nghe lời. Chú tên Milu, chú đã ở bên gia đình em được 3 năm rồi.

Milu nhà em có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 3 tuổi Milu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn bằng một bắp chân. Đôi mắt Milu đen đen và tròn, mỗi khi muốn ăn cái gì chú sẽ nhìn em một cách đáng thương tỏ ý muốn ăn cái đó. Mỗi lúc như vậy trông chú thật đáng yêu biết mấy. Milu thì rất hiền lành, nhưng mỗi khi có kẻ lạ vào nhà, chú trở nên rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẹm, cái lưỡi hồng hồng thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên như hai lá mít. Dáng người chú oai về như một người lính canh gác trung thành vậy, cái đuôi Milu sẽ vẫy xoắn tít mỗi khi thấy em đi học về và chạy vòng quanh em như vui mừng khôn xiết. Milu nhà em rất thích nằm sưởi nắng vào mỗi buổi sáng, chú lim dim đôi mắt nằm ườn trên cái bệ trước nhà, cái tai thỉnh thoảng vẫy lên nghe ngóng đôi chút lại cụp xuống lười nhác. Vì thế mà lông Milu lúc nào cũng sạch sẽ mềm mại và không có những con giận đáng ghét. Nhà em tuy không có mèo, những chẳng một con chuột nào to gan dám bò vào vì có "vệ sĩ" Milu, chú bắt chuột rất cừ, mỗi lần vồ được con chuột trong bếp hoặc sau vườn, chú lại quẫy đuôi chạy quanh em như khoe chiến công hào hùng của mình. Gia đình em quý chú lắm, mỗi khi đi xa là nhớ và lo lằng xem chú ở nhà ăn uống như thế nào, ở một mình có buồn không. Đối với gia đình em Milu trở thành người bạn chứ không phải là một con vật không biết suy nghĩ. Chú thông minh lắm, dạy chú cái gì chú làm được ngay và rất nghe lời em, biết đi vệ sinh đúng chỗ và không bao giờ trèo lên giường. Cứ đêm đến Milu lại âm thầm canh gác cho giấc ngủ của mọi người trong nhà. Quả chú là một vệ sĩ rất cừ, một thành viên nhỏ dễ thương của gia đình em.

Cả nhà và em ai cũng rất yêu quý Milu, dần dần dường như không thể thiếu được bóng dáng của chú một người bạn trung thành

2 tháng 5 2019

a) Câu trên là câu ghép.

b) Cặp QHT thích hợp:

         Mặc dù tôi đã trưởng tuuhành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua các phố phường, thì tôi vẫn nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Nhưng mà tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ......

c) 2 từ đồng nghĩa với từ ngậm ngùi :

        Bùi  ngùi, đau xót

                                                                             VĂN HAY CHỮ TỐT        Cao Bá Quát quê ở huyện Gia Lâm , ngoại thành Hà Nội . Thuở nhỏ ông đi học, chữ ông rất xấu nên nhiều bài văn dù viết hay cũng bị thầy cho điểm kém .         Một hôm, có cụ bà hàng xóm sang khẩn khoản :     - Gia đình có việc oan uổng muốn kêu lên Quan , nhờ cậu viết...
Đọc tiếp

                                                                             VĂN HAY CHỮ TỐT

        Cao Bá Quát quê ở huyện Gia Lâm , ngoại thành Hà Nội . Thuở nhỏ ông đi học, chữ ông rất xấu nên nhiều bài văn dù viết hay cũng bị thầy cho điểm kém .

         Một hôm, có cụ bà hàng xóm sang khẩn khoản : 

    - Gia đình có việc oan uổng muốn kêu lên Quan , nhờ cậu viết giúp cho lá đơn có được không ?

   Ông vui vẻ trả lời :

    - tưởng việc gì khó , chứ việc đó cháu xin sẵn lòng !

         Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng nên ông yên trí Quan Trên sẽ xét nỗi oan cho cụ . Nào ngờ , chữ ông xấu quá , Quan không đọc được nên thét Lính đuổi Bà Cụ ra khỏi Huyện Đường . Về nhà , bà cụ kể lại chuyện đó khiến ông vô cùng ân hận . Ông hiểu ra rằng văn hay đến đâu mà chữ xấu thì cũng chẳng ích gì . Từ đó , Ông dốc sức rèn chữ viết sao cho đẹp .

         Sáng sáng , Cao Bá Quát cầm que vạch lên cột nhà , luyện viết các nét " Sổ Thẳng " cho cứng cáp . Mỗi buổi tối , Ông viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ . chữ viết đã tiến bộ , ông mượn lại những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện viết nhiều kiểu chữ khác nhau .

        Kiên trì luyện tập suốt mấy năm , chữ ông càng ngày một đẹp . Sau này , ông nổi danh khắp nước là " Văn Hay Chữ Tốt ".

- Qua bài trên , hãy cho biết : 

   + Cao Bá Quát đã luyện chữ bằng cách nào ?

    + Điều gì đã khiến cho Cao Bá Quát cố gắng luyện chữ  ?

    + Các bạn đã học được điều gì qua bài trên ?

   

3

Làm chưa chắc chắn ; Tham khảo

Câu 1 :

Cao Bá Quát đã luyện chữ bằng cách : Cao Bá Quát cầm que vạch lên cột nhà , luyện viết các nét " Sổ Thẳng " cho cứng cáp . Mỗi buổi tối , Ông viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ . chữ viết đã tiến bộ , ông mượn lại những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện viết nhiều kiểu chữ khác nhau . Kiên trì luyện tập suốt mấy năm , chữ ông càng ngày một đẹp . 

Câu 2 : 

Do Cao Bá Quát viết chữ xấu nên Quan không đọc được nên đã thét lính đuổi bà cụ mà Cao Bá Quát muốn giúp ra khỏi huyện đường . Bà cụ kể lại , Cao Bá Quát ân hận và hiểu ra chữ xấu chẳng có ích gì .

Câu 3 :

Em học được từ bài trên :

- Mỗi chúng ta đều phải luôn chú ý nhìn nhận những điểm mạnh và hạn chế của bản thân, tự giác học hỏi và rèn luyện để vươn lên hoàn thiện bản thân mình.

21 tháng 5 2018

+) Cao Bá Quát đã luyện chữ bằng cách: sáng sáng, Cao Bá Quát cầm que vạch lên cột nhà, luyện viết các nét " Sổ thẳng" cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang giấy mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông mượn lại những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện viết nhiều kiểu chữ khác nhau.

+) Điều đã khiến cho Cao Bá Quát cố gắng luyện chữ là: Có một lần, cụ bà hàng xóm sang nhờ cậu viết một lá đơn kêu oan cho nhà, nhưng khi lá đơn được trình lên quan, do chữ viết xấu quá nên quan không đọc nổi, quan lại nghĩ rằng bà cụ muốn trêu trọc mình nên đã sai lính đuổi bà ra. Điều đó làm Cao Bá Quát nhận ra một điều rằng: văn hay đến đâu mà chữ xấu thì cũng chẳng ích gì.

+) Bài học: Chúng ta phải rèn luyện, kiên trì luyện từng nét chữ vì nét chữ là nết người. Dù cho có tài giỏi đến đâu mà chữ xấu thì cũng chẳng có ích gì. Con người nếu muốn thành công thì phải kiên trì rèn luyện từ những việc nhỏ nhất.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) Đọc bài: Quà sinh nhậtKỉ niệm sinh nhật bé Thuỷ, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng. Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi.Đến phố bán đồ chơi, bé Thuỷ reo lên thích thú. Bé tung tăng chạy hết cửa hàng này đến cửa hàng kia. Ôi, bao nhiêu là đồ chơi! Đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa, bằng cao su, to nhỏ đủ loại, màu...
Đọc tiếp

II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) Đọc bài: Quà sinh nhật

Kỉ niệm sinh nhật bé Thuỷ, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng. Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi.

Đến phố bán đồ chơi, bé Thuỷ reo lên thích thú. Bé tung tăng chạy hết cửa hàng này đến cửa hàng kia. Ôi, bao nhiêu là đồ chơi! Đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa, bằng cao su, to nhỏ đủ loại, màu sắc hoa cả mắt, còn búp bê mới đáng yêu làm sao! Búp bê có mái tóc thật đẹp, bím tóc được tết nơ đỏ, nơ xanh. Cặp má búp bê phúng phính đỏ hồng, đôi mắt mở to, đen láy. Búp bê lại còn biết nhắm mắt khi ngủ nữa chứ. Bé Thuỷ chưa biết chọn mua đồ chơi nào vì thứ nào bé cũng thích.

Đi đến góc phố, thấy một bà cụ tóc bạc ngồi bán những con búp bê bằng vải bày trên mặt thúng, bé Thuỷ kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con, cười hiền hậu:

- Cháu mua búp bê cho bà đi.

Nhìn những con búp bê được khâu bằng vải vụn sơ sài, mẹ bé Thuỷ thầm nghĩ: có lẽ trẻ con sẽ không thích loại búp bê này. Chợt bé Thuỷ chỉ búp bê có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai mắt chấm mực không đều nhau, nói với mẹ:

- Mẹ mua cho con búp bê này đi!

Mẹ trả tiền, bé Thủy nâng búp bê lên tay, ru: "Bé bé bằng bông..."

Trên đường về, mẹ hỏi Thuỷ:

- Bao nhiêu đồ chơi đẹp, sao con lại mua búp bê này?

Bé Thuỷ chúm chím cười:

- Vì con thương bà, bà già bằng bà nội, mẹ nhỉ? Trời rét mà bà không được ở nhà. Con mua búp bê cho bà vui.

Mẹ ôm Thuỷ vào lòng, nghẹn ngào: "Ôi, con tôi!"

Theo Vũ Nhật Chương

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.

1. Ngày sinh nhật, mẹ cùng bé Thuỷ ra phố làm gì?

a. Để nhìn ngắm những đồ chơi đẹp.
b. Để mua những mua đồ chơi đẹp.
c. Để mua một đồ chơi mà Thuỷ thích
d. Để mua những đồ chơi mà Thuỷ thích.

2. Đồ chơi ở phố đa dạng như thế nào?

a. Làm bằng nhiều chất liệu như: gỗ, cao su,....
b. Có nhiều kích cỡ khác nhau.
c. Nhiều màu sắc sặc sỡ.
d. Cả 3 ý trên.

3. Búp bê mà bé Thuỷ chọn mua có đặc điểm gì?

a. Có mái tóc thật đẹp, bím tóc được tết nơ đỏ, nơ xanh.
b. Cặp má phúng phính đỏ hồng, đôi mắt mở to, đen láy
c. Có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông.
d. Biết nhắm mắt khi ngủ.

4. Vì sao Thuỷ chọn mua búp bê của bà cụ?

a. Vì bé thấy đó là đồ chơi đẹp nhất ở phố đồ chơi.
b. Vì bé thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh.
c. Vì búp bê của bà cụ có vẻ đẹp khác lạ.
d. Vì bé Thuỷ không biết chọn mua đồ chơi nào khác.

5. Theo em, bé Thuỷ trong bài văn trên có đức tính gì đáng quý?

(Viết vào chỗ trống câu trả lời của em)

6. Câu nói của mẹ Thuỷ ở cuối bài (Ôi, con tôi!) thuộc kiểu câu nào?

a. Câu kể.     b. Câu hỏi     c. Câu khiến     d. Câu cảm

7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ giá lạnh?

a. lạnh lùng     b. lạnh giá    c. lạnh nhạt     d. lạnh tanh

8. Trong câu: "Kỉ niệm sinh nhật bé Thuỷ, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng" có:

a. Hai động từ (Đó là...........................)
b. Ba động từ (Đó là............................)
c. Bốn động từ (Đó là..........................)
d. Năm động từ (Đó là.........................)

9. Trong câu nào dưới đây, từ chạy được dùng với nghĩa gốc?

a. Thuỷ thích lắm, chạy tung tăng trên phố.
b. Xe chạy băng băng trên đường.
c. Đồng hồ chạy đúng giờ.
d. Nhà ấy phải chạy ăn từng bữa.

10. Trong câu: "Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi" có:

a. Một quan hệ từ (Đó là.....................................................).
b. Hai quan hệ từ (Đó là......................................................).
c. Ba quan hệ từ (Đó là.......................................................).
d. Bốn quan hệ từ (Đó là.....................................................).

giupsmk với

6
4 tháng 1 2019

1. Ngày sinh nhật, mẹ cùng bé Thuỷ ra phố làm gì?
c. Để mua một đồ chơi mà Thuỷ thích

2. Đồ chơi ở phố đa dạng như thế nào?
d. Cả 3 ý trên.

3. Búp bê mà bé Thuỷ chọn mua có đặc điểm gì?

c. Có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông.
4. Vì sao Thuỷ chọn mua búp bê của bà cụ?
b. Vì bé thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh.

Thủy là một cô bé có lòng nhân hậu, tốt bụng.

6. Câu nói của mẹ Thuỷ ở cuối bài (Ôi, con tôi!) thuộc kiểu câu nào?

     d. Câu cảm

7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ giá lạnh?

   b. lạnh giá   

8. Trong câu: "Kỉ niệm sinh nhật bé Thuỷ, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng" có:
c. Bốn động từ (Đó là....kỉ niệm, đưa, ra, mua......................)

9. Trong câu nào dưới đây, từ chạy được dùng với nghĩa gốc?

a. Thuỷ thích lắm, chạy tung tăng trên phố.
10. Trong câu: "Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi" có:

b. Hai quan hệ từ (Đó là.........thì, nhưng...........).

4 tháng 1 2019

1. Ngày sinh nhật, mẹ cùng bé Thuỷ ra phố làm gì?

a. Để nhìn ngắm những đồ chơi đẹp.
b. Để mua những mua đồ chơi đẹp.
c. Để mua một đồ chơi mà Thuỷ thích
d. Để mua những đồ chơi mà Thuỷ thích.

2. Đồ chơi ở phố đa dạng như thế nào?

a. Làm bằng nhiều chất liệu như: gỗ, cao su,....
b. Có nhiều kích cỡ khác nhau.
c. Nhiều màu sắc sặc sỡ.
d. Cả 3 ý trên.

3. Búp bê mà bé Thuỷ chọn mua có đặc điểm gì?

a. Có mái tóc thật đẹp, bím tóc được tết nơ đỏ, nơ xanh.
b. Cặp má phúng phính đỏ hồng, đôi mắt mở to, đen láy
c. Có cái váy khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông.
d. Biết nhắm mắt khi ngủ.

4. Vì sao Thuỷ chọn mua búp bê của bà cụ?

a. Vì bé thấy đó là đồ chơi đẹp nhất ở phố đồ chơi.
b. Vì bé thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh.
c. Vì búp bê của bà cụ có vẻ đẹp khác lạ.
d. Vì bé Thuỷ không biết chọn mua đồ chơi nào khác.

5. Theo em, bé Thuỷ trong bài văn trên có đức tính gì đáng quý?

Thủy là một cô bé có lòng nhân hậu, tốt bụng.

6. Câu nói của mẹ Thuỷ ở cuối bài (Ôi, con tôi!) thuộc kiểu câu nào?

a. Câu kể.     b. Câu hỏi     c. Câu khiến     d. Câu cảm

7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ giá lạnh?

a. lạnh lùng     b. lạnh giá    c. lạnh nhạt     d. lạnh tanh

8. Trong câu: "Kỉ niệm sinh nhật bé Thuỷ, mẹ đưa con gái ra phố mua quà tặng" có:

a. Hai động từ (Đó là...........................)
b. Ba động từ (Đó là............................)
c. Bốn động từ (Đó là....kỉ niệm, đưa, ra, mua......................)
d. Năm động từ (Đó là.........................)

9. Trong câu nào dưới đây, từ chạy được dùng với nghĩa gốc?

a. Thuỷ thích lắm, chạy tung tăng trên phố.
b. Xe chạy băng băng trên đường.
c. Đồng hồ chạy đúng giờ.
d. Nhà ấy phải chạy ăn từng bữa.

10. Trong câu: "Mẹ bảo Thủy thích đồ chơi nào thì mẹ mua, nhưng chỉ một thứ thôi" có:

a. Một quan hệ từ (Đó là.....................................................).
b. Hai quan hệ từ (Đó là.........thì, nhưng...........).
c. Ba quan hệ từ (Đó là.......................................................).
d. Bốn quan hệ từ (Đó là.....................................................).

Chúc em học tốt!!!