Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Giôn-xi
Giôn xi là một cô họa sĩ trẻ tài năng giàu ước mơ và khao khát. Nhưng đáng buồn thay, cô lại mắc căn bệnh viêm phổi mãn tính - một căn bệnh mà trong thời kỳ đó người ta không thể nào chữa trị. Giôn-xi cũng nghèo khổ, và cô mất niềm tin ở tương lai. Cô đã buông xuôi cuộc đời mình cho số phận,phó mặc đời mình theo chiếc lá thường xuân và nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống cũng là lúc cô rời xa cõi đời.Năm đó là một năm mùa đông vô cùng khắc nghiệt Giôn -xi đang chờ đón cái chết của mình, thì cô bỗng tìm thấy niềm tin. Chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân mãi không rụng xuống nó kiên cường chống chọi lại cả một mùa đông rét mướt. chiếc lá ấy khiến cho Giôn -xi cũng trở nên kiên cường, cô bắt đầu có niềm tin trở lại cô nghĩ chắc chắn mình có thể sống sót, mình sẽ khỏe mạnh trở lại. Chính niềm tin đó đã giúp Giôn – xi vượt qua bệnh tật. Nghị lực sống của cô gái trẻ cùng câu chuyện đầy cảm động ẩn sau chiếc lá của cụ Bơ men đã gieo vào lòng bạn đọc ngọn lửa ấm áp của tình yêu thương, cho ta thấy được khát vọng sống và tình người tốt đẹp vẫn còn hiện hữu ngay trên cõi đời này.
Một hôm, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt lại hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên tôi đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai.Tôi nào đâu biết sợ ai. Tức giận, tôi quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, tôi không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy rùng mình.
Nhớ tick đúng cho mình nhé
Em tham khảo nhé!
Dế Mèn sang nhà tôi chỉ với một mục đích trêu chọc tôi mà tôi cứ nghĩ tốt lành gì. Thấy nhà tôi luộm thuộm, bẩn thỉu, Dế Mèn liên nhân cơ hội khịa tôi không bằng mình rồi vẽ ra đủ thứ viễn cảnhvề sự nguy hiểm của việc nhà cửa thế này, thế nọ. Vậy mà tôi lại ngu ngốc có ý định nhờ Mèn giúp đào hang và ngay lập tức nhận được sự khinh thường của Dế Mèn. Lời nhờ vả của tôi có chân thành, có sự tha thiết nhưng đời nào lòng Dế Mèn lại có thể bị lay động. Chê cười xong Dế Mèn ngoảnh về mà không một chút bận tâm đến tôi.
Tham khảo
Tôi là một chàng dế có thân hình cường tráng nhưng tính tình kiêu ngạo. Cũng bởi tính khí ấy mà tôi đã vô tình đã gây ra cái chết thảm thương của Dế Choắt, người bạn hàng xóm đáng thương của mình.
Tôi có một chỗ ở khá khang trang. Hằng ngày, tôi thường đào đất, sửa hang, làm chỗ ngủ, lại lo xa làm đường tắt, cửa sau, ngách thượng, phòng nguy hiểm. Nhờ ăn uống điều độ và chừng mực, nên tôi thân thế tôi cường tráng lắm. Đôi càng của tôi mẫm bóng, những cái vuốt cứng và nhọn hoắt; đôi cánh thành cái áo dài chấm kín đuôi. Cái đầu của tôi to ra còn hai cái răng đen nhánh như hai lưỡi liềm máy. Cặp râu dài hùng dũng.
Tôi thường hay cà khịa với tất cả bà con trong xóm. Thấy mọi người không nói gì, tôi tự cho mình là đã giỏi, ai cũng phải nể nợ mình. Mấy anh chị Cào Cào, anh Gọng Vó ở gần luôn bị tôi làm phiền. Đặc biệt phải kể đến người bạn hàng xóm của tôi, vẫn luôn bị tôi khinh thường. Dế Choắt - một cậu dế gầy gò và yếu đuối. Một hôm, tôi sang chơi nhà Dế Choắt, thấy nhà cửa luộm thuộm, tôi liền bảo:
- Sao chú mày sinh sống cẩu thả vậy? Nhà cửa thì tuềnh toàng, ngộ nhỡ có kẻ nào đến phá thì chú mày gặp nguy ngay. Đúng là có lớn mà chẳng có khôn.
Dế Choắt buồn bã nhờ tôi đào ngách thông sang nhà của tôi, để phòng khi có chuyện sẽ giúp đỡ nhau. Nhưng tôi nào có thèm để tâm, tôi nhìn cậu ta khinh khỉnh rồi từ chối.
Một hôm, sau cơn mưa, các loại chim tụ hội về vũng nước kiếm mồi. Chị Cốc đậu gần hang. Tôi tỏ vẻ rủ Choắt đùa chị Cốc chơi, Choắt sợ hãi từ chối. Mèn kiêu ngạo, hát đùa Cốc, khiên Cốc tức giận tìm kiếm kẻ vừa trêu chọc mình. Thấy chị ta đến gần, tôi nhanh chân chui tót vào hang nấp kín, rồi vắt chân lên giường nằm nhe. Bỗng tôi thấy tiếng của chị Cốc:
- Mày nói gì?
- Lạy chị, em nói gì đâu?
- Chối hả? Chối này! Chối này.
Sau đó là liên tiếp những tiếng kêu của Choắt. Tôi nằm im thin thít cũng không dám động đậy gì. Chỉ đến khi Cốc bay đi, tôi mới bò lên, thấy Choắt thoi thóp. Thấy thế tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:
- Tôi không ngờ mọi chuyện lại ra thế này. Tôi hối hận lắm! Tất cả là lỗi của tôi, phải làm sao bây giờ.
Lúc này, Dế Choắt thì thào nói với tôi:
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng đành. Nhưng tôi khuyên anh rằng ở đời mà có thói hung hăng, không biết suy nghĩ thì rồi cũng gây họa vào thân.
Sau cái chết của Dế Choắt, tôi cảm thấy rất buồn. Chôn cất Dế Choắt xong xuôi tại một bãi cổ, tôi đã đứng trước mộ hàng giờ để tự kiểm điểm những lỗi lầm của mình. Điều ân hận nhất đó chính là tôi đã đối xử với Dế Choắt một cách quá quắt. Nếu như tôi chịu can đảm đứng ra nhận tội về mình, rồi xin lỗi chị một cách tử tế. Thì có lẽ Dế Choắt đã không bị đánh một cách oan ức. Tôi đã kiêu ngạo cho mình là là kẻ có sức mạnh, nhưng lại không sử dụng sức mạnh để bảo vệ Dế Choắt. Mà còn làm hại Dế Choắt. Không chỉ buồn bã, tôi còn cảm thấy hụt hẫng khi phải đối diện với sự thật rằng cậu ấy đã chết. Và tôi thì phải chịu trách nhiệm về cái chết đó. Tôi phải sống sao cho sống chan hòa, tôn trọng mọi người xung quanh.
Em tham khảo:
Mẹ bao giờ cũng là người gần gũi với các con. Nhất là khi con ốm, mẹ luôn bên cạnh vỗ về, chăm sóc. Em nhớ có một lần bị ốm, mẹ đã thức trắng đêm. Mẹ cho em uống thuốc, rồi đánh cảm cho em. Mẹ lo lắng ngồi bên, thay khăn ướt đắp lên trán. Bàn tay mẹ nhẹ nhàng thỉnh thoảng sờ lên trán hay xoa xoa nhẹ vào lưng rất dễ chịu. Đôi mắt mẹ dường như không nhắm lại một giây phút, lúc nào cũng thức nhìn em ngủ và lắng nghe tiếng thở mệt nhọc của em. Trong giấc ngủ chập chờn, em thấy bóng mẹ đổ dài in nghiêng trên tuờng… Sáng tỉnh giấc, mẹ vui mừng thấy em đã bớt ốm nhưng nhìn mẹ thì như già thêm vài tuổi, mệt mỏi mà vẫn cố nở nụ cười rạng rỡ chào đón em. Chưa bao giờ em thấy thương mẹ đến thế.
Tham khảo:
“Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo vàng bạc nuôi con”
Mỗi khi đọc những câu ca dao trên, em lại càng thêm thấm thía về tình yêu và sự hy sinh vô bờ của mẹ.
Mẹ - là tiếng nói vô cùng thiêng liêng mà mỗi người con luôn gọi lên bằng cả trái tim mình. Em cũng vậy. Mỗi ngày, từ lúc mở mắt ra, đến lúc trước khi đi ngủ, mẹ là tiếng mà em gọi nhiều nhất. Bởi em hiểu rằng, dù lúc nào, dù ra sao, mẹ cũng sẽ luôn ở bên, luôn quan tâm, chăm sóc cho mình.
Mẹ em là một công nhân ở nhà máy may. Cũng như bao người, mẹ làm lụng vất vả và chăm chỉ để kiếm tiền chăm sóc cho con cái, gia đình. Ở nhà, mẹ còn nuôi thêm đàn gà, trồng thêm luống rau để tiết kiệm cho cuộc sống. Trong ấn tượng của em, mẹ chẳng bao giwof biết mệt hay ốm đau cả. Dù nắng, mưa mẹ vẫn đi làm đều đặn. Mẹ chẳng thích váy đẹp, chẳng mê xem phim, cũng chẳng thích ăn thịt, ăn bánh. Nhưng đến bây giờ, khi đã lớn, em mới hiểu rằng, mẹ cũng như em cũng thích ăn ngon, thích mặc đẹp. Nhưng tình yêu thương con đã vượt lên những điều đó, khiến mẹ nhường hết tất cả những gì tốt đẹp cho con.
Mẹ luôn quan tâm, chăm sóc em đến từng chi tiết nhỏ. Đôi lúc chính em cũng không nhận ra được thay đổi của bản thân, nhưng mẹ thì nhận ra ngay. Dù em không xinh, học hành cũng bình thường, nhưng mẹ vẫn luôn ôm em vào lòng, dịu dàng mà thủ thỉ: Con gái của mẹ là tuyệt vời nhất. Chính mẹ tạo cho em niềm tin, tạo cho em động lực để cố gắng, để hoàn thiện hơn từng ngày.
Mỗi khi nhìn thấy những vết sơn trên vai áo, những vết chai trên đôi tay, những nếp nhăn trên khóe mắt mẹ. Em lại càng nhủ mình phải ngoan hơn nữa, phải lớn nhanh hơn nữa để mẹ đỡ vất vả. Hằng ngày, ngoài giờ học, em thường giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, rửa bát… Dù mẹ bảo là hãy để mẹ làm cho, còn em thì đi học, nhưng em vẫn cương quyết xin được làm cùng mẹ. Để mẹ có thêm thời gian nằm xuống nghỉ ngơi, xem một bộ phim yêu thích.
Em yêu mẹ của em rất nhiều, và em biết rằng mẹ cũng như vậy. Em mong sao, thời gian trôi thật chậm, để em mãi luôn là đứa con bé nhỏ, được ở bên cạnh mẹ mỗi sớm chiều.
Khi đang trên đường đến nhà bạn Lan để học nhóm, em thấy có năm ông thầy bói đang đánh, xô xát nhau. Nhìn kĩ lại em mới để ý cả năm ông thầy này đều bị mù. Em nói to:" Các thầy đừng đánh nhau nữa, có chuyện gì thế ạ?" Thế nhưng các ông vẫn giằng co nhau. Có mấy bác ở gần nghe em hỏi mới kể chuyện cho em nghe. Sau khi hiểu rõ câu chuyện, em bật cười vì cách nhận thức của 5 ông thầy bói này, em mới nói to lần nữa:" Các ông đang đánh nhau chuyện con voi đúng ko ạ? Để cháu nói cho nghe con voi nó như thế nào." Vừa nghe xong, năm ông thầy bói dừng tay lại ngay, hỏi lại em:" Thế hình thù con voi thế nào?" Em vội giảng giải cho các ông biết các ông đều nhận xét đúng các bộ phần mà mik đc sờ nhưng chưa đúng vs hình thù của voi do mỗi ông chỉ sờ mỗi bộ phận của nó, do vậy, cả năm ông đều nhận xét hình thù voi sai. Em cx khyên năm ông thầy bói này không nên chủ quan trong nhận thức, khi đưa ra ý kiến cần lắng nghe, và phải mềm mỏng khi đưa ra ý kiến. Đặc biệt khi nhận xét một sự vật cần xem xét vật một cách toàn diện. Năm ông thầy bói nghe xong liền im bặt, ko ai nói một câu nào. Và sau đó, em rời đi để đến nhà Lan. Qua câu chuyện của năm ông thầy bói, em cx rút ra đc bài hok cuộc sống cho bản thân.
( Tự làm, bn có thể tham khảo)
Một hôm, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt lại hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên tôi đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai.Tôi nào đâu biết sợ ai. Tức giận, tôi quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, tôi không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy rùng mình.
Một hôm, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt lại hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên tôi đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai.Tôi nào đâu biết sợ ai. Tức giận, tôi quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, tôi không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy rùng mình.
Em tham khảo:
Một hôm nọ, tôi thấy chị Cốc từ dưới mặt nước bay lên, đến đậu gần hang. Vốn tính nghịch ngợm, tôi bèn nghĩ mưu trêu chị Cốc. Tôi rủ Dế Choắt nhưng vốn tính nhút nhát nên nó xin thôi. Tôi liền mắng Dế Choắt một trận ra trò, rồi bảo với nó hãy xem mình trêu chị Cốc ra sao. Tôi rình đến lúc chị Cốc rỉa cánh quay đầu lại phía cửa tổ, liền cất giọng trêu. Chị ra thoạt nghe tiếng hát từ trong đất vang lên, giật nảy hai đầu cánh định bay đi. Nhưng rồi định thần lại, chị Cốc liền lò do về phía cửa hang của tôi, hỏi dò. Tôi nhanh trí chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Tôi thầm nghĩ: “Mày tức thì cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu”. Tôi khoan khoái sung sướng mà không nghĩ rằng tai họa sắp ập đến.
tôi là Dế Choắt. Dế Choắt là tên mà 1 người hàng xóm tên là Dế Mèn đặt cho nó một cách chế diễu và trịch thượng thế. Tôi cũng chắc trạc tuổi Mèn. Nhưng vì tôi bẩm sinh yếu đuối nên Mèn lúc nào cũng chế giễu tôi và ấy thế mà tôi cũng sợ thật. Nhưng 1 vụ tai nạn thảm khốn đã đến với tôi. Hôm ấy, tôi bỗng đột nhiên lên cơn hen thì Mèn gọi tôi trêu chị Cốc đứng ở cửa hang Mèn. Nhìn chị Cốc to, béo thì tôi rất sợ chỉ dám xem Mèn trêu. Nhưng trêu xong Mèn đã chạy vào hang để lại tôi ở đó. Không thấy Mèn chị Cốc tưởng tôi làm nên đã mổ chiếc mỏ của chị xuống và vào lưng. lúc đó tôi đau quá khóc không lên tiếng. khi chị Cốc đã hả cơn giận bỏ đi. Dế Mèn từ trong hang bò ra hỏi tôi ra sao. tôi lúc đó chỉ biết cho Mèn vài lời khuyên rồi đã mất.Tôi mong đừng ai cật mình to khỏe mà đi trêu dại dột như Mèn nhé.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
– Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam.
– “Chiếc lược ngà” là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Truyện viết về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh thật cảm động mà sâu sắc.
– Trích dẫn ý kiến “Bằng việc sáng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí, đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.”
II
Phân tích:
1Tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí:
– Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại.
– Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí:
+ Bé Thu đã lâu ngày không gặp cha. Hình ảnh của người cha trong tâm trí nó chỉ được khắc ghi qua tấm ảnh đã cũ rồi. Người cha trong nó hiền lành lắm! Còn ông Sáu, với vết thẹo dữ dằn kia, khác người đàn ông trong ảnh quá!
Điều này gây bất ngờ với bé Thu vì gương mặt ông Sáu giờ đã quá xa lạ. Và phản ứng không nhận cha của Thu cũng gây bất ngờ cho ông Sáu bới nó hoàn toàn trái ngược với những mong muốn và tưởng tượng của ông Sáu về cuộc đoàn tụ gia đình sau nhiều năm xa cách. Nhưng nó cũng rất tự nhiên, hợp với tâm lí, tình cảm của một đứa trẻ thơ.
+ Tình huống càng trở nên éo le, khiến người đọc phải hồi hộp theo dõi từng trang truyện vì thời gian ông Sáu ở nhà không nhiều và dù chỉ còn một ngày nữa, đứa bé vẫn quyết không nhận cha.
– Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn.
2Tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ chiến tranh:
Tình cảm cha con được thể hiện qua cả 2 nhân vật, đặc biệt là nhân vật ông Sáu. Tác giả không chú ý đến khắc họa phần anh hùng trong cuộc đời ông Sáu mà chỉ chú trọng khắc họa chân dung người cha với những tình cảm sâu sắc, cao đẹp và những nỗi đau, bất hạnh trong cuộc đời ông.
aNhân vật bé Thu:
– Ban đầu, khi ông Sáu mới về, bé Thu không chịu thừa nhận cha: không chịu vâng lời ông Sáu nói, không gọi “ba”, nói trống không, hất miếng trứng cá mà ông Sáu gắp cho nó ra khỏi bát, bỏ sang nhà ngoại khi giận ông Sáu…
– Sau khi được bà ngoại giải thích cặn kẽ, bé Thu mới hiểu ra đó là ba mình. Tiếng thét của bé Thu “Ba…a…a…ba!” chứa đựng tất cả tình yêu thương, nỗi nhớ và sự ân hận. Cô bé nhất định “không cho ba đi nữa”,“hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”…
– Lớn lên, Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm, cùng tham gia kháng chiến, tiếp bước con đường của cha cô, để lí tưởng của cha còn sáng mãi. Hai cha con quả “đã thành đồng chí chung câu quân hành”.
bNhân vật ông Sáu:
* Người cha những ngày ở nhà:
– Tâm trạng háo hức, niềm xúc động khi được gặp con: cái thẹo trên má anh đỏ ửng lên, giần giật; giọng run run.
– Nỗi đau khổ khi bị con gái cự tuyệt: mặt sầm lại trông rất đáng thương, hai tay buông xuống như bị gãy.
– Cố gắng tìm mọi cách để chuyện trò, vỗ về con: gắp trứng cá cho con.
– Cơn giận và việc đánh con cũng xuất phát từ nỗi đau khổ của một người cha bị con cự tuyệt.
– Phút chia tay, niềm hạnh phúc khi được bé Thu gọi “ba” khiến anh bật khóc.
* Người cha ở chiến khu:
– Bao nhiêu tình cảm yêu thương, nhớ nhung ông dồn vào việc làm chiếc lược ngà, món quà kỉ niệm ông đã hứa tặng con gái ngày ra đi: “Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía”.
– Chiếc lược ngà đối với ông là vật kỉ niệm, vật mang tâm hồn, chứa đựng biết bao tình thương, nỗi nhớ của ông đối với con gái yêu. Chiếc lược là niềm an ủi, động viên ông ttrong những ngày tháng gian khổ. Có thể nói, chiếc lược ngà là biểu tượng tình cảm cha con – một tình cảm thiêng liêng, sâu nặng và bất diệt.
– Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt.
3
Suy nghĩ về tình phụ tử:
– Tình phụ tử được biểu hiện bằng nhiều cách khác nhau.
– Dù ở hoàn cảnh nào, gặp khó khăn nào tình phụ tử cũng không thể bị chia cắt.
– Tình phụ tử là nguồn động lực to lớn để con người vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.
-> Là tình cảm thiêng liêng, cao quý, đáng trân trọng.
IIIĐánh giá:
– Tình cha con đã được thể hiện cảm động và sâu sắc trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” ở nhiều cung bậc khác nhau. Ngòi bút của Nguyễn Quang Sáng vừa tinh tế vừa giản dị, thể hiện sự quan sát tỉ mỉ và sự am hiểu tâm lí con người. Đặc biệt, nhà văn đã xây dựng một tình huống truyện rất éo le, cảm động; qua đó, phần nào nói lên sự ác nghiệt của chiến tranh.
– Khẳng định tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để mỗi con người vượt lên những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.
(5 điểm)
MB
Giới thiệu nhân vật, sự việc
TB: Nhập vai nhân vật (vua Hùng Vương, Thủy Tinh, Lạc hầu) kể lại đoạn truyện.
Chú ý cách xưng hô “ta/ tôi”
KB
Nêu kết truyện và ý nghĩa của câu chuyện về mặt lịch sử, cuộc sống.