Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề 1: Em đã có lần làm việc tốt: giúp đỡ một người phụ nữ bế con và mang hành lý. Em hãy kể lại câu chuyện ấy.
BÀI LÀM
Ngày hôm ấy là một ngày oi nồng, nóng bức. Tan học về, trời bắt đầu chuyển giông. Em vội vã rẽ nhanh vào con hẻm nhà mình thì thấy một chị bế em bé độ mười tháng tuổi một tay kéo va li và đang rảo bước.
Đến ngay cạnh người phụ nữ mới thấy chị mệt thế nào: tóc chị bết mồ hôi, một tay bế con còn kẹp thêm một túi xách nhỏ, tay kia chị kéo cái va-li độ hai chục kí. Chị phụ nữ còn trẻ, chị mặc áo sơ-mi màu vàng mơ, khoác một áo khoác nhẹ. Còn em bé mới xinh làm sao, em bé đội một cái mũ vải ren bèo màu hồng. Được mẹ bế trên tay nhưng chắc hai mẹ con đi bộ cũng xa nên bé hơi khó chịu, nó cho tay vào mồm mút và đang muốn khóc quấy. Em vội thưa:
- Chị về đâu hả chị? Chị đưa em kéo va-li giúp cho!
Chị dừng lại nhìn em:
- Sắp mưa rồi, chị sợ cháu mắc mưa. Nhà ba chồng chị ở trong hẻm này nè, cũng gần đây thôi.
Trong đầu em chợt loé lên một ý nghĩ, em buột miệng:
- Ba chồng... hay chị là...
- Chị là con dâu chú tổ trưởng khu phố này đấy, em biết chú ấy không?
Em reo lên:
- Em biết ngay mà. Em ở sát nhà ba chồng chị. Em tên Hưng. Chị bế cháu đi, đưa giỏ để luôn trên va-li, em kéo cho.
Chị phụ nữ cười, thở phào một cái:
- May mà gặp em. Em giúp chị nhé!
Em xốc lại chiếc cặp trên vai, kéo va-li giúp chị. Chị bế cháu bé lúc này trông thong thả hơn. Rảnh tay không xách giỏ, chị vỗ nhè nhẹ vào lưng em bé, nó ngừng mút tay, tròn xoe đôi mắt lay láy nhìn em. Hai chị em rảo bước vì trời bắt đầu mưa nhẹ. Về đến nhà em, cũng sát ngay nhà chú Tuân, em reo to:
- Chú Tuân ơi, tin vui, tin vui!
Chú Tuân mở cánh cổng chấn song, vui mừng kêu lên:
- Sao không điện cho ba di đón?
Chú đưa tay đỡ ngay em bé, nó nhào người sang tay chú ngay. Chị phụ nữ rút khăn tay lau cho em bé, cười vui vẻ:
- Gớm, mút tay bẩn mới ghê chứ! Thưa ba, con đi xe bus xuống trạm đây rồi, sợ ba bận nhiều việc hay trở trời đau chân. Chân ba có bị đau nhiều không ba?
Chú Tuân cảm động nhìn con dâu, bảo: “Ba khỏe”. Em kéo va-li và giỏ vào trong phòng khách nhà chú Tuân xong, vòng tay chào chú và chị. Chú Tuân bắt tay em như người lớn, chú vui vẻ, điệu đàng:
- Cảm ơn “Dũng sĩ Tiền phong” nghen. Thay quần áo rồi sang nhà chú ăn kẹo nha.
Em trả lời: “Vâng ạ!”, chào chú và chị lần nữa, thơm em bé một cái thật kêu rồi về nhà mình.
Em vừa đi vừa hát, lòng tràn ngập niềm vui vì đã làm được một việc tốt. Em còn vui vì một điều nữa: chú Tuân có con dâu và cháu về chơi vui vẻ hơn vì chú sống có một mình, còn em sẽ có em bé để nựng thích ghê. Làm được việc tốt em thấy mình trưởng thành lên rất nhiều.
Đề 2: Em có lần làm một việc sai trái trong gia đình, em hãy kể lại câu chuyện ấy.
BÀI LÀM
Năm ấy em học lớp hai. Em đã làm một việc sai: cắt rách quần. Lúc ấy em bị bố phạt đứng ờ góc nhà, đến bây giờ em còn nhớ mãi.
Hồi ấy, xem Ti-vi, chương trình “Thời trang hip-pi qua các thời đại ”, em nhìn thấy nhiều kiểu nhà, kiểu xe, kiểu quần áo kì lạ trên màn hình. Chẳng những kì lạ, những kiểu nhà, xe, quần áo được gọi là “thời trang hip-pi’’ đó rất nhiều màu sắc, có cái nom cũng vui mắt. Các kiểu quần áo đầu được cắt tua tà ở bâu áo, lai quần. Tóc tai người mẫu thì bù xù, đánh rối như con bù nhìn rơm vậy. Kiểu tóc của người mẫu chả làm em thích tí nào nhưng các kiểu quần có tua lại làm em cảm thấy thích. Chiều hôm ấy, em lấy kéo cắt ống quần bộ đồ ở nhà. Em cắt từng tua nhỏ dài gần mười xăng-ti-mét. Em vừa cắt xong cái thứ ba thì bố và anh trai em đi làm về. Anh trai em sửng sốt:
- Em làm cái gì vậy bé? Sao cắt hết quần vậy?
Em đưa cái quần cho anh xem, hồn nhiên nói:
- Em cắt quần thành kiểu hip-pi.
Bố em đặt cặp sách xuống nền nhà, kêu lên:
- Chà, con thật hư, làm hỏng hết quần áo lấy gì mà mặc. Bố không cho phép con ăn mặc như thế đâu nhé! Con bắt chước ở đâu vậy?
Em ỉu xìu, nín thinh. Anh trai nhắc:
- Kìa, bố hỏi, em không thưa bố à?
Em nói lí nhí:
- Dạ, con xem ti-vi thấy thời trang hip-pi bố ạ!
Bốthở phào một cái, cười rồi nghiêm mặt giảng giải:
- Hip-pi vui nhộn không phải là nét văn hoá của người Việt mình. Con đừng bắt chước như thế nhé. Con phải bị phạt rồi đây.
Anh trai em thay bố, bảo em đứng vòng tay ở góc nhà một giờ. Luật phạt ở gia đình em lỗi nhẹ nhất là vòng tay ở góc nhà. Anh em đem cặp cất vào góc nhà rồi ra hành lang thu xếp những cái quần mà em đã cắt. Bố đang điện thoại cho mẹ vì mẹ đang đi công tác sắp về. Em nghe bố nói:
- À em, nếu đủ thời gian em ghé siêu thị mua cho con gái vài bộ đồ nhé. Nhà thiết kế này làm hỏng hết đồ rồi.
Nhắc đến mẹ. em thương mẹ quá. Mẹ đi công tác vất vả lại còn phải mua quần áo cho em,vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền bạc. Sự bắt chước nông nổi của em đã gây không ít thiệt hại cho gia đình.
Giờ ăn bố xoa đầu em: “Nếu con muốn thiết kế thời trang phải học cho thật giỏi, không phải bắt chước là được đâu con ạ!”. Em hối hận thưa: "Con xin lỗi ạ, con sẽ không làm hư hỏng đồ đạc nữa ạ.”.
Cái lỗi ngày ấy là một kỉ niệm luôn nhắc nhở em phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi làm một việc gì đểtránh sai lầm và thiệt hại cho mình và cho cả mọi người.
Đề 3: Em đã có lần làm việc tốt giúp đỡ bạn, em hãy kể lại việc làm ấy.
Xem bài văn mẫu Tiết 2 - tuần 13.
Đề 4: Em đã có việc làm giúp đỡ người tàn tật (hay chứng kiến một việc làm của người khác giúp đỡ người tàn tật). Em hãy kể lại câu chuyện ấy.
Giới hạn bài: Có thể kể việc chính mình làm hoặc việc làm của người khác mà em đã chứng kiến.
BÀI LÀM 1
(Việc làm của chính mình)
Xem bài văn mẫuTiết 2 — tuần 13
BÀI LÀM 2
(Việc làm em chứng kiến)
Cuối tuần qua, trên đường đi học về, em trông thấy việc làm tốt của một bạn thiếu nhi trạc tuổi em. Cử chỉ,nét mặt cũng như việc làm của bạn ấylàm em nhớ mãi.
Chiều thứ sáu, đường phố đông nghịt. Trên vỉa hè,người người đi lại như mắc cửi. Trên đường, xe chạy tấp nập, ồn ã. Những người bán hàng đêm đang nhanh tay bày hàng ra lề đường. Phố xá chiều cuối tuần có nét hối hả hơn thường ngày. Em xốc cặp, rảo bước về hướng nhà mình. Đường về nhà em ngang qua một trạm xe bus. Đang đi, em nhìn về phía bên kia đường thấy lố nhố một đám người đang muốn băng qua đường đến trạm xe bus mà không được. Thắc mắc, em nhìn kĩ họ. Đó là những người khiếm thị vì hầu hết họ đều đeo mắt kính đen, thảo nào họ không sang đường được vì xe chạy rầm rập, không ngừng. Chỗ trạm xe bus ở cách xa cột đèn đỏ nên việc băng qua đường phải lựa lúc dù đã có vạch kẻ đường. Những người khiếm thị không phải đi hai tay không, họ đi bán những sản phẩm tự tay làm: chổi đót, tăm tre và cả đũa ăn nữa. Tuy đồ mang theo không nhiều nhưng cũng đủ làm họ lúng túng. Vừa lúc ấy, một bạn học sinh trạc tuổi em chạy đến. Bạn ấy cúi chào rồi hỏi những người khiếm thị gì đó và họ gật đầu. Bạn học sinh ấy mặc đồng phục Tiểu học quần xanh áo trắng như em vậy. Lúc này em đã đến gần nhà hơn nên thấy rõ bạn ấy đeo huy hiệu măng non dưới bảng tên trường. Khuôn mặt bạn ấy tuấn tú, trán rộng và cao. Bạn ấy dắt tay một người đầu tiên xuống đường rồi cũng rất nhanh nhẹn và ân cần, bạn ấy lấy tay những người khác dặt lên vai người đi trước, giống như học sinh đang xếp hàng vậy. Đoạn, bạn ấy mạnh dạn đưa cao tay lên. huơ lia lịa cái khăn quàng đỏra hiệu xin đường. Những chiếc xe máy chạy chậm lại nhường đường cho bạn ấy. Bạn ấy nắm lấy tay người đầu tiền và dẫn đoàn người khiếm thị qua đường an toàn. Khi tất cả mọi người đã đứng yên dưới mái che của trạm xe bus, em cũng vừa đi tới sát ngay đó. Những người lớn trầm trồ,chỉ trỏ, khen bạn nhỏ nhanh trí và biết giúp đỡ những người khiếm thị. Bác xe ôm nói:
- Tụi bác ở đây mà còn chưa làm được như con. Con đáng khen lắm, con học trường nào vậy?
Bạn ấy cười, bẽn lẽn:
- Dạ, con học trường Kim Đồng.
Lại có bác xe ôm khác nói:
- Để bác đưa mấy anh chị này lên xe bus cho. Con yên tâm về đi. Tụi bác cũng phải góp công một chút chứ xấu hổ quá.
Mọi người cùng cười xòa vui vẻ ấm áp làm sao. Bạn ấy chào mọi người rồi quay trở lại hướng bên kia đường. Em đã kịp biết được bạn ấy học lớp năm, trường Tiểu học Kim Đồng. Bạn ấy giỏi thật.
Việc làm của bạn nhỏ là tấm gương sáng để em học tập. Không chỉ học tập tấm lòng yêu thương giúp đỡ người tàn tật của bạn ấy mà chúng em còn phải học tập tác phong nhanh nhẹn, mạnh dạn, xử lý nhanh công việc, có như thế mới mong tự chăm sóc cho bản thân mình và giúp đỡ người khác.
Đề 5: Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.
BÀI LÀM 1
(Việc làm của chính mình)
Đầu năm lớp ba, ba mẹ chuyển công tác nên em cũng phải chuyển trường lên thành phố học. Em được xếp vào lớp ba một, là lớp bồi dưỡng học sinh năng khiếu của trường, cuộc chiến đấu kiên trì vượt khó của em bắt đầu từ đây.
Ở trường huyện, em đã là học sinh giỏi nhưng chưa phải là học sinh năng khiếu. Mặc dù em được mẹ kèm cặp và bản thân mình tự học thêm khá tốt, em vẫn chưa thế bắt kịp các bạn ở lớp năng khiếu được rèn luyện từ lớp một. Kì thi kiểm tra sát hạch đầu tiên, em xếp cuối lớp: đứng thứ hai mươi tám trong lổng số hai mươi tám học sinh. Từ bé, đi học, em chỉ xếp nhất lớp, vậy mà... Em nhìn phiếu kiểm tra, lòng buồn tủi làm sao. Một số bạn nhìn em có vẻ chế nhạo nữa. Trên đường về nhà, em miên man suy nghĩ và hạ quyết tâm phải tăng tốc học các môn Toán và Tiếng Việt. Phải chọn cho mình từng nấc tiến. Mỗi kì kiểm tra, em chọn hai bạn trước mình, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu. Học sinh lớp năng khiếu cứ hai tuần lại có một bài kiểm tra xếp loại. Cứ hai tuần một, em tiến lên có số điểm tổng các môn bằng số điểm hai bạn xếp hạng trên mình. Muốn vậy, em phải học tập chăm chỉ, làm rất nhiều toán nâng cao, toán dành cho học sinh giỏi Olympic. Tổng kết học kì một, em xếp hạng tốt hơn: thứ mười hai trên hai mươi tám bạn. Một số bạn trước đây hay coi thường, chế nhạo em giờ đây cũng không chọc ghẹo em nữa. Em thật sự không giận các bạn ấy. Mẹ em dạy: “Chỉ có học tập giỏi, hạnh kiểm tốt mới khẳng định nhân cách của mình. Con phải học tập thật xuất sắc!”. Nhớ lời mẹ dạy và nhờ mẹ kèm cặp, chăm sóc, em tiến bộ rất nhanh. Mẹ em bận công tác, phần lớn em cũng phải tự học. Mẹ tuy không thể có thời gian giảng tỉ mỉ cho em các đề bài nhưng mẹ mang về cho em rất nhiều sách toán, tài liệu hay. Nhờ vậy, cuối năm, em xếp hạng sáu trên hai mươi tám học sinh lớp năng khiếu và lọt vào danh sách chính thức của đội tuyển học sinh giỏi Toán. Năm lớp bốn này, đội tuyển lớp em sẽ tham gia các kì thi học sinh giỏi cấp Quận, Thành phố và Quốc gia. Em sẽ cố gắng đạt thành tích tốt để thầy cô và cha mẹ vui lòng.
Nhìn lại chặng đường một năm rèn luyện tu dưỡng đã qua, em rất vui vì quá trình ấy có kết quả tốt đẹp. Nhớ những lúc mày mò tìm phương pháp giải toán, em lại thấy tinh thần dâng lên niềm hăng say học hỏi. Toán khó như thách đố em và cũng nhờ toán mà em tự học, tự rèn, có tinh thần tự chủ rất tốt. Em sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để có kết quả tốt trong các kì thi tới.
BÀI LÀM 2
Khi em chuẩn bị lên lớp ba, kinh tế gặp khó khăn, bố em mất việc ở thành phố nên cả nhà chuyển về quê nội sinh sống. Gia đình em lâm vào cảnh khó khăn khiến việc học của em cũng lắm gian nan vất vả.
Từ nhà nội đến trường không có tuyến xe cộ nào cả. Em phải đi bộ ba ki-lô-mét đường làng để đến trường. Những ngày nắng ráo còn đỡ, ngày mưa thì đường lầy lội, đất sét nhão nhoét dưới chân trơn trượt, rất khó đi. Ba em làm việc cho nhà máy gần Uỷ ban xã còn mẹ em làm kế toán cho Uỷ ban.
Ba mẹ em cũng bận cả ngày nên em phải tự chăm sóc mình, giúp bà nội trông coi đàn gà, đàn vịt, tự học và tự đến trường. Quen ở thành phố từ bé, lúc đầu em khổ sở vô cùng với việc đi bộ, nhưng dần em cũng quen. Chỉ khổ một chút là nếu trời mưa thì phải đi học sớm hơn vì đường làng trơn trượt, việc đi bị chậm lại. Một năm lớp ba trôi qua, em quen dần và ngày càng nhanh nhẹn trong mọi việc: lùa vịt vào khung rào, cho gà ăn, đi học không phiền ba mẹ đưa đi nữa. Và cái quan trọng nhất là em thấy mình trưởng thành hơn trước, không phải vì những việc khó khăn ấy mà em học tập sa sút, em vẫn học tập tốt như mọi khi. Em đã tập đi xe đạp vững vàng. Cuối năm lớp ba, em đã đi xe đạp đến trường. Em đang cố gắng rèn luyện để tham dự kìthi học sinh giỏi cấp trường và huyện sắp đến.
Hôm nay ba đi công tác thành phố về. Ba đặt lên bàn mấy quyển sách toán lớp bốn dành cho học sinh giỏi, ba nói: “Khó khăn rèn giũa con người con ạ. Ba mong con cố gắng học tập tốt”. Em thương ba quá, da ba đen sạm đi. Em sẽ cố gắng học lập để lớn lên có thể giúp gia đình, để cả nhà em sẽ có tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.
BÀI LÀM 3
(Chuyện em chứng kiến)
Nam là một học sinh trường miền núi. Đầu học kì hai lớp bốn, cậu đạt điểm tuyển vào đội tuyển học sinh giỏi và được triệu tập học tập trung tại lớp bồi dưỡng của huyện để chuẩn bị kì thi học sinh giỏi tỉnh: Khó khăn mà Nam vượt qua không phải là nhỏ.
Nhà Nam rất nghèo. Mờ sáng, ba mẹ cậu đã vác cuốc lên rẫy, tối mịt mới về. Nam học buổi sáng theo chương trình bình thường ở trường Tiểu học miền núi. Buổi chiều Nam học lớp bồi dưỡng của huyện. Huyện cách nhà Nam hai mươi mốt ki-lô-mét. Không một ai đưa đón cậu vì nhà cậu không có phương tiện, xe cộ gì cả. May thay, có một tuyến xe bus từ xã cậu ở về huyện, mỗi ngày xe chỉ chạy bốn chuyến. Thế là vượt qua tất cả trở ngại vì thiếu thốn mọi phương tiện, Nam học xong chương trình ở trường, cậu về nhà ăn nhanh bữa cơm trưa rồi chạy vội ra bến xe bus. Một giờ trưa, cậu đã có mặt tại lớp học. Cậu phải đến sớm như vậy vì không có chuyến xe nào khác cả. Thời gian chờ đến giờ học, cậu ngồi ôn bài. Buổi học kết thúc, Nam vội vã chạy ra bến xe bus. Cậu trở về nhà bàng chuyến xe lúc mười bảy giờ của phố huyện. Không chỉ khó khăn về mặt xe cộ. Nam còn thiếu thốn rất nhiều thứ: sách vở, giấy bút... Nam tiết kiệm và tận dụng từng mảnh giấy, dù chỉ bé bằng bàn tay. Lớp học bồi dưỡng của huyện kéo dài hơn hai tháng. Nam đã có kết quả kì thi tỉnh của cậu: Nam đạt giải ba học sinh giỏi tỉnh. Tinh thần vượt khó và thành tích của Nam trong một hoàn cảnh khó khăn như vậy thật đáng khâm phục.
Tổng kết năm học, bạn Hồ Kì Nam, học sinh trường Tiểu học miền núi huyện em nhận hai phần thưởng: phần thưởng học sinh giỏi ở lớp và phần thưởng học sinh giỏi tỉnh. Cậu nhận được học bổng một năm do một công ty ở quê em tài trợ. Nam là tấm gương sáng cho tất cả học sinh chúng em noi theo. Buổi phát thưởng được tổ chức long trọng tại hội trường Ban giáo dục huyện. Ra về, em vẫn nhớ mãi khuôn mặt rám nắng, vầng trán cao và đôi mắt sáng của Nam rạng rỡ trong cờ, sao,hoa,bằng khen và đèn màu lễ đài.
Đề 6: Lớp em được nhà trường đưa đi tham quan viện bảo tàng thành phố. Em hãy kể lại lần tham quan ấy.
BÀI LÀM
Sau kì kiểm tra giữa học kì hai lớp ba, lớp em được nhà trường tổ chức đưa đi tham quan gian viện bảo tàng thành phố. Cùng đi với lớp em, ngoài cô giáo chủ nhiệm còn có thầy phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Sáng thứ năm hôm ấy bầu trời trong trẻo, nắng mai chiếu sáng trên các vòm cây của sân trường, chim hót líu lo. Chúng em mặc đồng phục, quần áo thẳng nếp, khăn quàng đội viên trang nghiêm, xếp hàng ngay ngắn trước văn phòng trường. Đúng tám giờ sáng, một chiếc xe bus đỗ xịch trước trường. Cô giáo đưa chúng em ra xe. Xe chạy qua hai đại lộ lớn, rẽ vào trung tâm thành phố và dừng lại trước một tòa nhà sơn màu trắng, đồ sộ, kiến trúc theo kiểu Pháp rất đẹp. Tấm biển lớn ở trên tòa nhà khắc dòng chữ: “Viện bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh". Bao bọc tòa nhà nghiêm trang ấy là hàng rào chấn song sơn màu đồng kim nhũ. Cổng bảo tàng làm bằng sắt, từng chi tiết hoa văn của chấn song tuyệt đẹp như một tác phẩm nghệ thuật. Cả lớp xếp hàng trật tự đi vào đại sảnh. Chúng em đi trên lối đi lát gạch men, băng qua một sân cỏ xanh mướt. Cô thuyết minh đón chúng em ở đại sảnh và đưa chúng em vào phòng trưng bày. Chúng em không đủ thời gian để xem tất cả các phòng trưng bày. Cô thuyết minh giảng cho chúng em nghe về các đồ vật được trưng bày tại đây: trống đồng, những đồng tiền cổ qua các thời đại, giáo mác làm bằng đá, bằng đồng. Giọng cô thuyết minh hấp dẫn,lôi cuốn giúp chúng em hiểu rõ hơn về các cổ vật. Chúng em được chiêm ngưỡng các lọ sứ men xanh cổ đại, có những cái lọ từ xa xưa nhưng nét men sứ vẫn còn rất đẹp.
Nếu như không được nghe cô thuyết minh giới thiệu và giảng giải, chúng em đã không thể biết được giá trị của chúng. Viện bảo tàng rất lớn, phòng nọ nối dài phòng kia bằng những dãy hành lang dài rộng, lát gạch bóng loáng. Chúng em chỉ xem một phòng trưng bày cổ vật là đến giờ ra về. Cả đoàn chào cô thuyết minh, vui vẻ ra xe.
Chuyến tham quan viện bảo tàng đã mở mang thêm nhiều kiến thức lịch sử cho chúng em. Viện bảo tàng là một công trình kiến trúc đẹp có nhiều hoa văn tinh tế sắc sảo, trang trí cho tòa nhà một nét uy nghi tráng lệ. Em rất tự hào vì thành phố em ở có được một viện bảo tàng lớn và đẹp như thế. Em hy vọng sẽ được tham quan viện bảo tàng nhiều lần nữa để có kiến thức phục vụ cho việc học tập của chúng em.
Đề 7: Em đã có một ước mơ đẹp. Hãy kể lại điều mong ước đó.
BÀI LÀM
Mẹ em là y sĩ khoa sản. Năm em học lớp ba, mẹ mở một phòng khám phụ sản đỡ sinh tại nhà. Hằng ngày giúp mẹ bê dụng cụ y khoa cho mẹ khám sản phụ hay đem đi sát trùng, trong em liền nảy nở một ước mơ: em sẽ làm y sĩ điều dưỡng.
Từ bé, em đã quen nhìn những chiếc áo blue trắng của mẹ giặt phơi sau một ngày làm việc ở bệnh viện. Thỉnh thoảng em còn theo mẹ vào bệnh viện nơi mẹ làm việc. Các dãy hành lang dài, phòng bệnh nối phòng bệnh, khoa này tiếp nối khoa kia với đầy bệnh nhân là chỗ ít ai thích vào. Nhưngmẹ em là y sĩ, ở bệnh viện mẹ làm công việc giúp sản phụ sinh con đỡ đau đớn hơn và đón tiếp một em bé ra dời. Các bác sĩ trong bệnh viện đi lại nhẹ nhàng trên hành lang, làm việc rất chuẩn xác để khám, cấp cứu cho bệnh nhân là một hình ảnh đẹp. Em đã được nghe nhiều mẩu chuyện vui buồn giữa mẹ và các đồng nghiệp của mẹ. Nhờ đó mà em biết đến những thương tâm, đau khổ của các bệnh nhân. Họ đau bệnh và cần được chữa bệnh. Khi họ bị những cơn đau quằn quại, khiếp đảm hành hạ thìngoài người thân trong gia đình, y bác sĩ và những nhân viên điều dường là những vị thần xoa dịu nỗi đau cho họ.
Em mong muốn trở thành y sĩ điều dưỡng để chăm sóc bệnh nhân. Ước mơ thật giản dị xuất phát từ tình thương khi em nhìn thấy cái đau khủng khiếp của người bệnh. Muốn thực hiện ước mơ của mình, em phải học thật giỏi và rèn luyện tính nhẫn nại, dịu dàng khéo léo như mẹ của em.
Mẹ em thường nói: “Không phải ước mơ nào cũng trở thành hiện thực, con phải có quyết tâm, có tấm lòngmới theo học ngành y được và phải học thật giỏi”. Em sẽ cố gắng thực hiện ước mơ của mình. Một ngày trong tương lai, em sẽ trở thành đồng nghiệp của mẹ, giúp đỡ mẹ và cả những bệnh nhân đau ốm cần chăm sóc, chữa trị.
Đề 8: Em hãy kể lại lại một chuyến dã ngoại mà lớp em (hay nhà trường) tổ chức.
BÀI LÀM
Hằng năm, trước khi nghỉ hè, trường em thường tổ chức cho học sinh các lớp đi du lịch dã ngoại. Năm lớp ba, lớp em được đi chơi Suối Tiên.
Từ mờ sáng, chúng em đã tập trung tại sân trường. Bạn nào cũng ăn mặc gọn gàng, mang ba lô cá nhân trên vai, đi xăng-đan hoặc giầy vải. Chúng em mang theo thức ăn và nước uống. Cô y sĩ ở phòng y tế trường cũng đi với cả lớp. Khi xe bus đến, cô giáo và các bạn tổ trưởng đưa thức ăn và nước uống lên xe. Thầy Tổng phụ trách còn mang theo cả đàn ghi-ta, mấy tấm lều bạt và một chiếc máy quay hình nhỏ. Xe khởi hành lúc bảy giờ rưỡi, xuyên qua xa lộ rồi nhập vào dòng xe cộ trên quốc lộ Một A. Một giờ sau, xe dừng sát cổng khu du lịch Suối Tiên. Cả đoàn lịch kịch chuyển đồ đạc mang theo xuống những xe đẩy nhỏ, đẩy vào cổng. Suối Tiên là một khu du lịch lớn của thành phố. Ở đây, cảnh thiên nhiên được các kiến trúc sư tô điểm thiết kế rất kì vĩ, vừa tôn nét đẹp tự nhiên của suối, núi rừng vừa pha lẫn cảnh sắc hoành tráng của văn hoá dân tộc Việt. Trên các mỏm đá cao, núi đá được đẽo, khắc tạc thành những con rồng lớn. đuôi uốn khúc rất uy dũng. Trong khu du lịch có hồ bơi, hồ nuôi cá heo. Chúng em được xem cá heo biểu diễn, chơi bóng và chúng còn biết làm toán nữa. Sau khi chúng em xem cá heo làm xiếc xong, thầy cô giáo cho chúng em sinh hoạt tập thể. Những tấm lều bạt thầy phụ trách mang theo được trải ngay ngăn dưới bóng cây. Bạn Chi đội trưởng làm người dẫn chương trình, thầy phụ trách đệm đàn cho chúng em hát. Cô giáo em tươi tắn, gọn gàng trong bộ đồ thể thao, cô tươi cười động viên các bạn còn e lệ nhút nhát xung phong hát giúp vui. Cô vỗ tay bắt nhịp cho cả lớp hát bài "Em là mầm non của Đảng". Để kết thúc chương trình sinh hoạt tập thể, cô giáo chủ nhiệm của em và thầy phụ trách cùng song ca bài "Reo vang bình minh ". Cả đoàn ăn trưa dưới bóng cây mát rượi. Sau đó chúng em giũ sạch lều bạt,dùng ba lô cá nhân làm gối, nghỉ trưa. Đúng mười bốn giờ, chúng em thức dậy, vệ sinh cá nhân rồi được các thầy cô dẫn đi xem suối và các trò chơi, gặp cảnh đẹp, thầy phụ trách lớp em lại bấm máy quay ghi hình. Chúng em ra xe trở về lúc mười sáu giờ. Trên xe, bạn Chi đội trưởng đề nghị cô y sĩ hát một bài vì lúc nãy cô chưa hát lần nào. Chúng em vỗ tay hoan hô, yêu câu cô hát. Cô hát thật hay,giọng cô trong, mạnh. Xe chạy về thành phố trong tiếng hát ấm áp của cô y sĩ và tiếng vỗtay theo nhịp của chúng em. Buổi dã ngoại kết thúc thật vui.
Sinh hoạt dã ngoại giúp chúng em được vui chơi, giải trí, tham quan nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp,mở mang nhiều kiến thức về đời sống, ứng xử. giao tiếp. Mỗi một lần đi dã ngoại., chúng em thấy yêu thiên nhiên và thân thiết với bạn bè mình hơn. Chúng em đều thấy mình lớn thêm, mạnh dạn và đoàn kết hơn.
Đề 9: Em vừa tham gia hội trại thiếu nhi. Em hãy kể lại buổi hội trại đó.
BÀI LÀM
Hội trại Thiểu nhi của các trường Tiểu học thường được tổ chức vào trước Tết Nguyên đán, nhân dịp mừng Đảng - mừng Xuân ngày mùng ba tháng hai hàng năm. Năm nay, hội trại lại được tổ chức ngay ở trường em. Tất cả các bạn khối bốn và năm đều được tham dự.
Chúng em chuẩn bị cho ngày hội trại từ nhiều hôm trước: lều dựng trại, tre dựng cổng trại, giấy màu cắt dán,trang trí đèn màu. Các tiết mục thể thao, văn nghệ được tập luyện và tổng dượt kĩ càng. Chúng em tập trung tại sân trường từ rất sớm, ngay vị trí đã được phân công dựng trại của lớp mình. Đúng bảy giờ, hiệu lệnh chuông vang lên, báo lệnh bắt đầu dựng trại. Trại chỉ huy được dựng giữa sân trường. Bao bọc thành hình chữ Uquanh trại chỉ huy là trại của các lớp. Thời gian dựng và trang trí trại là một giờ đồng hồ. Đúng tám giờ,tất cả các trại đều đồng loạt hoàn thành. Sân trường chỉ sau một giờ đã trở thành bãi trại cờ sao rực rỡ, dây ruy băng trang trí treo từ trại chỉ huy đến tận cổng trường, cổng trường treo cờ đỏ Tổ quốc và cờ Đảng Cộng sản Việt Nam với hàng chữ vàng dán trên băng rôn đỏ thẩm: “Nhiệt liệt chào mừng quý vị đại biểu”, cổng trường rộng mở và ngay cổng, một cổng chào bằng tre lá trang trí nghệ thuật mang hàng chữ “Hội Trại Mừng Đảng - Mừng Xuân”. Khi chuông reo dài, chúng em tập trung tại trại của mình, xếp hàng ngay ngắn đón quý vị đại biểu và tất cả cùng tham gia lễ khai mạc trại. Sau lễ khai mạc,ban chỉ huy trại chấm giải “Trại đẹp nhất Hội Xuân”. Chúng em được ăn sáng bằng thức ăn nhẹ trong vòng nửa tiếng. Hiệu lệnh trại lúc này được thay bằng tiếng trống. Một hồi trống dài báo hiệu các trò chơi bắt đầu. Sân chơi ởgiữa khu vực trại. Đội chơi của các lớp lần lượt tham dự các trò chơi: nhảy bao bố, kéo co, đi cà kheo, ngậm trứng, cướp cờ.... Khán giả xếp hàng hai bên sân chơi hò reo, cổ vũ. Tiếng trống thúc từng hồi, có lúc liên hồi, có lúc ngắt quãng, lúc dồn dập nghe tưng bừng, hồi hộp sôi động vô cùng. Đúng mười hai giờ trưa, chúng em ăn trưa. Sau giờ nghỉ trưa là hội thi nấu cơm nhanh. Đây là hội thi vui nhất vì mặt mũi thí sinh dính đầy nhọ nồi. Mỗi đội có ba bạn dự thi: bạn quạt, bạn nhóm lửa,nôn nóng chờ cơm chín vui đáo để.Hội thi nấu cơm cũng kết thúc cuộc thi các trò chơi. Chúng em ăn cơm chiều và chuẩn bị tham dự lửa trại, diễn văn nghệ. Mờ tối, sân chơi buổi sáng trở thành nơi sinh hoạt lửa trại, diễn văn nghệ. Khi lửa trại bừng cháy, màn sân khấu được kéo ra, đèn màu bật sáng. Toàn khu trại đẹp lung linh như những ngôi nhà trong truyện cổ tích “Nghìn lẻ một đêm". Thầy Hiệu trưởng đọc bài phát biểu "Mừng Đảng – Mừng Xuân”, sau đó, buổi biểu diễn văn nghệ bắt đầu. Các tiết mục văn nghệ lần lượt được trình diễn.
Hay nhất là tiết mục “Táo quân” của lớp Năm A nhưng được mọi người vỗ tay lâu nhất vẫn là tiết mục độc tẩu ghi-ta của lớp Năm C. Chúng em vô cùng thán phục và tán dương khi bé Thủy, học sinh lớp hai trình diễn đàn Organ rất thu hút, hấp dẫn. Đúng hai mươi hai giờ, chương trình văn nghệ chấm dứt. Chúng em nghỉ đêm tại các phòng học. Mờ sáng hôm sau, chúng em nhổ trại rồi tập trung ở sân cờ để nghe Ban chỉ huy trại công bố giải thưởng và dự lễ Bếmạc trại. Chúng em ra về trong tiết trời mát mẻ. Gióxuân mơn man trên các cành lá. Muôn hoa khoe sắc đón một ngày mới và một mùa xuân đẹp đang về.
Hội trại Thiếu nhi là sinh hoạt vui chơi hổ ích. Chúng em phải biết phát huy mọi sở trường của mình mới giành được chiến thắng trong các trò chơi. Nhờ đó, chúng em được tập luyện nhiều lĩnh vực, rèn luyện sự thành thạo và nhanh nhẹn, ngoài ra còn được giải trí sau một học kì học tập chăm chỉ. Em rất thích tham dự hội trại.
Sau 1 năm học tập em biết được rất nhiều những văn bản rất bổ ích và hay, đều dạy cho chúng ta một bài học riêng ( VD: Trích đoạn Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài cho ta biết không nên kiêu căng,......)
Về phần Tiếng Việt giúp ta học khá nhiều bài có phép tu từ đó là so sánh, ẩn dụ, nhân hóa và hoán dụ.
Về phân tập làm văn em đã học và làm được những bài văn hay và em luôn được điểm cao.
Tớ chúc cậu học tốt
Trong bài viết “Về từ ngọt” khái niệm “ngọt” trong tiếng Việt đã được nhận thức qua năm giác quan. Đầu tiên nhất đó là vị giác một cảm nhận mà không ai là không biết. “Ngọt” còn được cảm nhận qua khứu giác qua mùi thơm của các loại đồ ăn. “Ngọt” còn được cảm nhận qua thị giác khi ngắm nhìn ngày xuân ngọt nắng. Đôi khi chúng ta còn cảm nhận được sự “ngọt” ở giọng nói “ngọt như mía lùi” khi này từ “ngọt” đã được cảm nhận bằng thính giác. Như vậy có thể thấy rằng nghĩa của từ ngọt thật đa dạng và phong phú.
hơiNhân dân Việt Nam vốn là những con người giàu tình cảm, từ xưa đến nay, họ đã biểu lộ những tình cảm tốt đẹp nhất của mình qua các bài ca dao, dân ca… Vì thế cho nên trong bài “Tổng kết văn học dân gian Việt Nam” có viết: “Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta”. Đã là con người, ai cũng có những tình cảm, những tình cảm ấy có thể xấu hoặc tốt – Những con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam hầu như có chung mọi tình cảm, những tình cảm cao quý. Họ quan hệ với nhau trong xã hội, trong cộng đồng, họ nảy sinh ra những tình cảm lớn, những tình cảm mà bất cứ một người nào cũng có: tình cảm cộng đồng. Nhân dân Việt Nam thương quý như anh em một nhà, tình thương ấy được biểu hiện rất tự nhiên, thực tế mà cũng sâu sắc vô cùng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Hình ảnh của dây bầu, dây bí quấn quýt lây nhau sao mà thân mật đến thế, cách nói rất mộc mạc, dân dã nhưng chứa bao ý nghĩa. Những tình cảm cao thượng, sáng trong thì phải đến câu ca dao tuyệt vời sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Hình ảnh đẹp nói được một cách cụ thể lời khuyên răn chân tình và chí lý. Tình cảm cộng đồng còn thể hiện một cách giản dị trong các câu tục ngữ xa xưa: “Máu chảy ruột mền” “Môi hở răng lạnh” Họ gắn bó với nhau như môi với răng, như máu trong cơ thể, gắn bó với nhau như từng bộ phận trong gia đình con người. Tình cảm lớn được bộc lộ chân thành với đại gia đình Việt Nam ấm cúng. Mỗi người có một cuộc sống riêng tư của mình, họ có một gia đình riêng, một tổ ấm riêng. Trong đó, những tình cảm ngọt ngào, bình dị được trau chuốt, dưỡng nuôi rất nề nếp, tốt đẹp. Tình cảm nhỏ bé ấy lại rất đa dạng và phong phú vì thế nên các câu ca dao và tục ngữ, dân ca… đã phản ảnh khá phong phú, cách bày tỏ mộc mạc hơn, đơn giản hơn tình cảm cộng đồng. Ai cũng có một người mẹ, một người cha, người ta thường gọi là chữ hiếu, chữ đạo của con người trong đối xử, công lao các bậc sinh thành sâu nặng lắm: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Bài học răn dạy tốt đẹp của các câu ca dao đều bộc lộ tình cảm kính thương cha mẹ - Người mang nặng đẻ dau, chịu bao đau khổ để tạo nên hình dáng cho con mình. Tình cảm thương yêu, kính trọng ấy còn giữ mãi trong lòng mỗi người cho đến hết đời. Nhất là những người con gái đã trưởng thành, đi lấy chồng nơi xa, tạo lập được một mái ấm và trở thành người mẹ hiền của đứa con thơ nhưng lòng vẫn hướng về mẹ già. “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Những câu ca dao thật trữ tình và buồn man mác. Một tình cảm ruột thịt, nhớ thương chồng chất, rất đáng quý. Trong văn học dân gian bên cạnh chữ hiếu còn có chữ nghĩa, chữ nghĩa với anh em, chị em. Tình nghĩa huynh đệ cũng đằm thắm lạ thường. Có câu ca dao ví von thật sinh động, trong sáng đầy trách nhiệm. “An hem như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” Có cả câu khuyên răn như ước ao, khẳng định: “Anh thuận em hòa là nhà có phúc” Đấy là tình cảm an hem, còn tình chị em cũng thân thiết vô cùng nhưng thân thiết nhẹ nhàng, cụ thể hơn: “Chị ngã em nâng” Cách nói giản dị nhưng ý tứ sâu sắc. Ngoài tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, nhân dân Việt Nam vốn trọng nghĩa kim bằng, tình bằng hữu. Tình bạn bè thắm thiết keo sơn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Tình cảm thắm thiết ấy dược diễn đạt khá sâu sắc: “Bạn bè là nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bề mới nên”.
1. PTBĐ chính: tự sự
2. Phép so sánh, qua từ "chẳng khác nào".
3. ý nói: ngôn ngữ của một dân tộc là hồn cốt, quyết định sự tồn tại và trường tồn của một đất nước.
4. ý nghĩa nhan đề: phản ánh hiện thực khách quan: nước Pháp thua cuộc trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ và chịu sự thống trị của Đức.
Câu 1 :Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu : Tự sự
Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ : So sánh.
Câu 3 :
- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do
- Tiếng nói là tài sản tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.
- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh
Câu 4 :
Nhan đề văn bản là”Buổi học cuối cùng” :
- Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một trường làng trong vùng An dát. Đó là thời kỳ sau cuộc đấu tranh Pháp-Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo ren ở sát biên giới với Phổ cho nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này ,theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.
- Cách đặt nhan đề này gây sự chú ý cho người đọc đồng thời thể hiện sự xót xa của tác giả cũng như người dân nơi đây về sự mai một tiếng dân tộc.
Câu 5:
- Bài học về thái độ cư xử với tiếng dân tộc.
+ Phải yêu quý tiếng mẹ đẻ:
+Giữ gìn sự trong sáng.
+ Sử dụng có chuẩn mực
+ Làm giàu thêm vốn từ.
- Bài học phải có ý thức học tập nghiêm túc
+ Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập.
+ Có thái độ yêu say các môn học.
+ Có tinh thần tự học.
- Bài học về thành công trong cuộc sống. Muốn có thành công phải có niểm đam mê.
Bài làm
Qua các câu chuyện có thật vươn lên như tấm gương của ông Nguyễn Ngọc Kí em rút ra được là phải nỗ lực phấn đấu ko được bỏ cuộc dù hoàn cảnh gì cho nữa chúng ta củng phải cần sự châm chỉ , sự quyết tâm để thành công .
Tham khảo!
Liệt kê những kiến thức tiếng Việt mà em đã được học trong Ngữ văn 6, tập hai:
- Công dụng của dấu châm phẩy
- Cách lựa chọn từ ngữ trong câu
- Trạng ngữ
- Đặc điểm và các loại văn bản
- Từ mượn
Những kiến thức tiếng Việt ấy đã giúp em trong cách viết, nói, nghe được linh hoạt hơn, sinh động hơn và dùng ngữ pháp để viết được chính xác hơn.