K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2023

Tham khảo:

Em đánh giá về kết thúc của truyện Em bé thông minh: Truyện kết thúc có hậu, em bé được phong làm trạng nguyên, được tặng dinh thự. Đó là phần thưởng xứng đáng với tài năng, trí tuệ của em. Bổ sung: Nhưng khác với truyện Cổ tích Sọ Dừa, nhân vật phải trải qua miệt mài đèn sách, dự thi và đỗ trạng nguyên

26 tháng 12 2023

Truyện có một kết thúc có hậu, xứng đáng với những gì đã bỏ ra của cậu bé thông minh. Đây cũng là ước mơ của nhân dân ta về sự đổi đời và kiểu người thông minh, có cống hiến sẽ được đền đáp xứng đáng.

3 tháng 12 2023

- Kết thúc truyện cho em thấy một tình bạn đẹp và những khoảnh khắc đáng yêu trong cuộc sống. Cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên nhiều màu sắc hơn khi có tình bạn. Và tình bạn sẽ trở nên đẹp đẽ hơn nếu như chúng ta sống trong sự vị tha, yêu thương và đoàn kết.

- Hình ảnh ba cậu bé ngồi cạnh bên nhau “tạo thành một khối” cũng khiến em liên tưởng đến sự đoàn kết và câu "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao."

24 tháng 11 2016

Cốt truyện đơn giản: "Ngày xưa, có hai vợ chồng người đánh cá già sống rất nghèo khổ. Một hôm, ông lão kéo lưới bắt được một con cá vàng. Cá vàng van xin ông lão thả ra, ông lão muốn gì sẽ được nấy. Mụ vợ tham lam bắt ông lão phải thực hiện những điều mụ yêu cầu. Lòng tham vô tận, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá hầu hạ. Cá vàng tức giận, bắt mụ trở về cuộc sống nghèo khổ như xưa".

Truyện có ba nhân vật: ông lão đánh cá, mụ vợ và con cá vàng. Biển cả mênh mông là khung cảnh làm nền cho ba nhân vật hoạt động.

Trong truyện, ông lão năm lần ra biển gọi cá vàng để nhờ cậy. Lần thứ nhất: biển gợn sóng êm ả. Lần thứ hau: biển nổi xanh nổi sóng. Lần thứ ba: biển xanh nổi sóng dữ dội. Lần thứ tư: biển nổi sóng mù mịt. Lần thứ năm: một còn dông kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Năm lần gọi cá vàng là năm lần cảnh biển thay đổi. Một bên là những yêu cầu hàng ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão, một bên là phản ứng của biển mỗi lúc một tăng, tương ứng với sự vô lí của những yêu cầu đó. Qua những lần lặp lại như thế, tính cách nhân vật (ông lão, mụ vợ, cá vàng) và chủ đề của truyện càng được tô đậm.

Ở đây, biển không chỉ đơn thuần làm nền cho các nhân vật hoạt động mà còn tham gia tích cực vào diễn biến của truyện, tượng trưng co phản ứng của nhân dân, của trời đất trước thói tham lam và bội bạc.

Đọc truyện này, ai cũng thương ông lão bởi vì ông lão là người tôt bụng, hiền lành mà không may gặp phải mụ vợ tai quái, độc ác. Ông lão luôn luôn bị vợ mắng chửi tàn tệ. Lần thứ nhất, khi ông lão thật thà kể chuyện về cá vàng, ông đã bị mụ mắng như mắng trẻ con: "Đồ ngốc!... ". Lần thứ hai, dù ông lão đã làm theo ý mụ, mụ vẫn quát to: "Đồ ngu!...". Lần thứ ba, thấy ông lão từ biển về, mụ mắng như tát nước vào mặt...

Không chỉ bị vợ sỉ nhục, mắng mỏ, ông lão còn bị mủ khinh rẻ, ngược đãi. Lần thứ ba, tuy ông lão đã ra biển xin cá vàng cho mụ trở thành thất phẩm phu nhân nhưng ông vẫn bị mụ quát tháo và bắt quét dọn chuồng ngựa. Lần thứ tư, ông lão lại năn nỉ xin cá vàng cho mụ được làm nữ hoàng, để rồi mụ tàn nhẫn ra lệnh đuổi đi...

Từ địa vị của một ông chồng, ông lão đã bị biến thành đầy tớ, bị vợ hắt hủi, xua đuổi không chút xót thương. Nguyên nhân chỉ vì ông sợ vợ một cách mù quáng. Người đọc thương ông lão hiền lành nhưng cũng giận ông lão quá nhu nhược, nhất nhất nghe theo lời vợ. Biết mụ được voi đòi tiên nhưng ông vẫn nhắm mắt làm theo lời mụ. Cảm thấy những đòi hỏi của mụ vợ là vô lí, nhận ra lòng tham đến mức quái gở của mụ, vậy mà ông lão không dám phản đối thì thật là là đáng trách.

Chính vì nhu nhược mà ông lão bị mụ vợ đối xử thậm tệ. Lần thứ tư, rồi lần thứ năm, ông lão vẫn mù quáng làm theo lời mụ vợ, chỉ biết van xin cá vàng: "- Giúp tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được?" Ông lão không biết bảo vệ mình. Dân gian có câu: Một sự nhịn là chín sự lành nhưng nhịn nhục như ông lão là điều không nên.

Ông lão là một người hiền lành tử tế, đối lập với mụ vợ tai quái, độc ác. Vì vậy, người đọc thương xót, ái ngại cho tình cảnh của ông. Câu chuyện của ông lão đánh cá đã cho chúng ta một bài học về cách đối nhân xử thế. Sự nhận nhục chịu đựng bao giờ cũng có giới hạn. Mỗi người cần có bản lĩnh để bảo vệ nhân phẩm của mình, không nên nhân nhượng và làm theo những tham vọng ngông cuồng của kẻ khác.

Trong truyện, mụ vợ là nhân vật phản diện. Đây không phải là một con người mang tính xấu mà là tính xấu xuất hiện dưới lốt người. Có thể kể ra vô số tính xấu của nhân vật này như: tham lam, bội bạc, dữ dằn, thô lỗ... Trong đó có hai thói xấu nổi bật nhất làm tham lam và bội bạc. Có lẽ sự bội bạc còn đáng ghét và khó tha thứ hơn cả sự tham lam

Trong truyện, ông lão năm lần ra biển gọi cá vàng để nhờ cậy. Lần thứ nhất: biển gợn sóng êm ả. Lần thứ hau: biển nổi xanh nổi sóng. Lần thứ ba: biển xanh nổi sóng dữ dội. Lần thứ tư: biển nổi sóng mù mịt. Lần thứ năm: một còn dông kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Năm lần gọi cá vàng là năm lần cảnh biển thay đổi. Một bên là những yêu cầu hàng ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão, một bên là phản ứng của biển mỗi lúc một tăng, tương ứng với sự vô lí của những yêu cầu đó. Qua những lần lặp lại như thế, tính cách nhân vật (ông lão, mụ vợ, cá vàng) và chủ đề của truyện càng được tô đậm.

Ở đây, biển không chỉ đơn thuần làm nền cho các nhân vật hoạt động mà còn tham gia tích cực vào diễn biến của truyện, tượng trưng co phản ứng của nhân dân, của trời đất trước thói tham lam và bội bạc.

Đọc truyện này, ai cũng thương ông lão bởi vì ông lão là người tôt bụng, hiền lành mà không may gặp phải mụ vợ tai quái, độc ác. Ông lão luôn luôn bị vợ mắng chửi tàn tệ. Lần thứ nhất, khi ông lão thật thà kể chuyện về cá vàng, ông đã bị mụ mắng như mắng trẻ con: "Đồ ngốc!... ". Lần thứ hai, dù ông lão đã làm theo ý mụ, mụ vẫn quát to: "Đồ ngu!...". Lần thứ ba, thấy ông lão từ biển về, mụ mắng như tát nước vào mặt...

Không chỉ bị vợ sỉ nhục, mắng mỏ, ông lão còn bị mủ khinh rẻ, ngược đãi. Lần thứ ba, tuy ông lão đã ra biển xin cá vàng cho mụ trở thành thất phẩm phu nhân nhưng ông vẫn bị mụ quát tháo và bắt quét dọn chuồng ngựa. Lần thứ tư, ông lão lại năn nỉ xin cá vàng cho mụ được làm nữ hoàng, để rồi mụ tàn nhẫn ra lệnh đuổi đi...

Từ địa vị của một ông chồng, ông lão đã bị biến thành đầy tớ, bị vợ hắt hủi, xua đuổi không chút xót thương. Nguyên nhân chỉ vì ông sợ vợ một cách mù quáng. Người đọc thương ông lão hiền lành nhưng cũng giận ông lão quá nhu nhược, nhất nhất nghe theo lời vợ. Biết mụ được voi đòi tiên nhưng ông vẫn nhắm mắt làm theo lời mụ. Cảm thấy những đòi hỏi của mụ vợ là vô lí, nhận ra lòng tham đến mức quái gở của mụ, vậy mà ông lão không dám phản đối thì thật là là đáng trách.

Chính vì nhu nhược mà ông lão bị mụ vợ đối xử thậm tệ. Lần thứ tư, rồi lần thứ năm, ông lão vẫn mù quáng làm theo lời mụ vợ, chỉ biết van xin cá vàng: "- Giúp tôi với! Thương tôi với! Tôi sống làm sao được?" Ông lão không biết bảo vệ mình. Dân gian có câu: Một sự nhịn là chín sự lành nhưng nhịn nhục như ông lão là điều không nên.

Ông lão là một người hiền lành tử tế, đối lập với mụ vợ tai quái, độc ác. Vì vậy, người đọc thương xót, ái ngại cho tình cảnh của ông. Câu chuyện của ông lão đánh cá đã cho chúng ta một bài học về cách đối nhân xử thế. Sự nhận nhục chịu đựng bao giờ cũng có giới hạn. Mỗi người cần có bản lĩnh để bảo vệ nhân phẩm của mình, không nên nhân nhượng và làm theo những tham vọng ngông cuồng của kẻ khác.

Trong truyện, mụ vợ là nhân vật phản diện. Đây không phải là một con người mang tính xấu mà là tính xấu xuất hiện dưới lốt người. Có thể kể ra vô số tính xấu của nhân vật này như: tham lam, bội bạc, dữ dằn, thô lỗ... Trong đó có hai thói xấu nổi bật nhất làm tham lam và bội bạc. Có lẽ sự bội bạc còn đáng ghét và khó tha thứ hơn cả sự tham lam

19 tháng 4 2022

REFER

Theo em, kết truyện mang đến một ý nghĩa nhân văn về sự đoàn kết trong tình bạn. Thay vì đánh nhau, gây ra hận thù ghen ghét thì cả ba bạn cùng đoàn kết, kết bạn với nhau, chơi với nhau để đem lại niềm vui, hạnh phúc. Từ đó cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ lúc khó khăn trong cuộc sống.

26 tháng 7 2016
Mở đầu là thời gian và địa điểm ( Ngày xửa ngày xưa, tại một làng nọ....) 
Kế thúc là kết quả câu chuyện (Đáng đời, hay là từ đó , cho đến bây giờ...)
 

Nhân dân ta muốn gửi gắm một câu nói của dân ta rằng"gieo nhân nào gặp quả ấy" 
26 tháng 7 2016

h thậm tệ. Sọ Dừa bị mọi người con thường, không được coi như con người…Họ bị đối xử bất công vậy đó! Nhưng họ có thể làm gì được nay khi chỉ là thân phận thấp cổ bé họng, thân phận con sâu cái kiến? Bởi thế họ luôn mong ước có những thế lực siêu nhiên như thần, Phật, bụt, tiên để giúp đỡ họ, làm cho họ đổi đời. Nhưng thế lực này tất nhiên không xuất hiện để thuyết minh cho một tôn giáo nào mà họ chính là đại diện cho cái thiện, cho lẽ phải, cho khátvọng của người dân về sự công bằng. Sự công bằng ở đây tức là sự chiến thắng của cái thiện trước những thế lực đen tối, độc ác. Chính vì thế, trong truyện ta mới bắt gặp những kết thúc có hậu. Thạch Sanh nghèo lấy được công chúa, cô Tấm đáng thương trở thành hoàng hậu, Chử Đồng Tử – chàng trai nghèo đánh cá – kết duyên với công chúa con vua. Rõ ràng ở đây là khát vọng phản kháng của họ. Cố nhiên chỉ là mơ ước.Không chỉ dừng lại ở đó, người xưa còn ao ước được tự do hôn nhân, tự mình quyết định lấy hạnh phúc của đời mình. Ước mơ này là chính đáng, bởi xã hội phong kiến đã trói buộc con người đặt biệt là người phụ nữ trong các luật lệ hà khắc như ” cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, nam nữ thụ thụ bất thân, tam tòng tứ đức. Vì thế mà tự do hôn nhân có thể coi như mơ ước rất thường trực quan trọng đối với người xưa. Đó làsự giải phóng về tinh thần với họ. Nói về vấn đề này. Chử Đồng Tử hay cụ thể hơn là cuộc hôn nhân Chử Đồng Tử – Tiên Dung là một minh chứng hùng hồn. Nếu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người con gái lý tưởng phải là.Êm đềm nước rủ màn che.Tường đông ong bướm đi về mặc ai.Con trai lý tưởng phải là:Phong thư tài mạo tót vời.Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa
 

27 tháng 11 2023

- Truyện kể về số phận và cuộc đời của người anh hùng Thạch Sanh.

- Nhân vật nổi bật nhất đó là Thạch Sanh

- Kết thúc truyện, số phận các nhân vật:

+ Thạch Sanh: cưới công chúa, lên ngôi vua

+ Mẹ con Lí Thông: bị sét đánh chết rồi hóa kiếp thành bọ hung

câu truyện kết thúc đặc biệt như thế nào? Cảm xúc của em về cách kết thúc đó( trả lời 5 - 7 câu văn nối tiếp nhau)Bài vănSau trận mưa rào vòm trời như được rửa sạch, trở nên xanh và cao hơn.Đã chớm hè nhưng trời vẫn lành lạnh, cái lạnh làm người ta hưng phấn và chóng đói. Thường Mạnh đi học về là đi thả trâu. Tối mịt cậu rong trâu về, đầu tưởng tượng đến một nồi cơm...
Đọc tiếp

câu truyện kết thúc đặc biệt như thế nào? Cảm xúc của em về cách kết thúc đó( trả lời 5 - 7 câu văn nối tiếp nhau)


Bài văn
Sau trận mưa rào vòm trời như được rửa sạch, trở nên xanh và cao hơn.

Đã chớm hè nhưng trời vẫn lành lạnh, cái lạnh làm người ta hưng phấn và chóng đói. Thường Mạnh đi học về là đi thả trâu. Tối mịt cậu rong trâu về, đầu tưởng tượng đến một nồi cơm bốc khói nghi ngút.

Nhưng từ giờ đến tối còn lâu và cậu cần phải tìm được một việc gì đó trong khi con trâu đang mải miết gặm cỏ. Cậu bèn ngồi đếm từng con sáo mỏ vàng đang nhảy kiếm ăn trên cánh đồng màu đã thu hoạch. Thỉnh thoảng chúng lại nghiêng ngó nhìn cậu, ý chừng muốn dò la xem "anh bạn khổng lồ" kia có thể chơi được không. Chợt Mạnh phát hiện ra một đám mầm khoai đỏ au, mập mạp, tua tủa hướng lên trời. Kinh nghiệm đủ cho cậu biết bên dưới những chiếc mầm là củ khoai lang sót. Với bất cứ đứa trẻ trâu nào thì điều đó cũng tương đương với một kho báu. Nó bị sót lại từ trước Tết và bây giờ nó sẽ rất ngọt. Để xem, anh bạn to cỡ nào? Không ít trường hợp bên dưới chỉ là một mẩu khoai. Nước miếng đã kịp tứa khắp chân răng khi cậu tưởng tượng đến món khoai nướng. Ruột nó trong như thạch. Những giọt mật trào ra, gặp lửa tạo một thứ hương thơm chết người, nhất là khi trời lại lành lạnh thế này. Thật may là mình đem theo lửa - cậu lẩm bẩm. Sợ niềm hy vọng đi veo mất nên cậu rón rén bới lớp đất mềm lên. Khi cậu hoàn toàn tin nó là một củ khoai thì cậu thọc sâu tay vào đất, sâu nữa cho đến khi những ngón tay cậu ôm gọn củ khoai khá bự, cậu mới từ từ lôi nó lên. Chà, thật tuyệt vời. Nó không chỉ đơn thuần là củ khoai sót. Nó y như quà tặng, một thứ kho báu trời đất ban riêng cho cậu.

Mạnh đã có việc để làm, mà lại là một việc làm người ta háo hức. Trong chốc lát đống cành khô bén lửa và đợi đến khi nó chỉ còn lớp than hồng rực Mạnh mới vùi củ khoai vào. Cậu ngồi im lắng nghe một sự dịch chuyển vô cùng tinh tế dưới lớp than, cùi trắng muốt đang bị sức nóng ủ cho thành mật. Từng khoảnh khắc với Mạnh lúc này trở nên vô cùng huyền diệu. Rồi có một mùi thơm cứ đậm dần, cứ quánh lại, lan tỏa, xoắn xuýt. Cậu nhớ lại có lần bà kể, nhờ đúng một củ khoai nướng mà ông cậu thoát chết đói và sau đó làm nên sự nghiệp. Chuyện như cổ tích nhưng lại có thật. Nào, để xem sau đây cậu sẽ làm nên công trạng gì.

Chợt cậu thấy có hai người, một lớn, một bé đang đi tới. Ông già ôm theo bọc tay nải còn cậu bé thì cứ ngoái cổ lại phía làng. Cậu nhận ra hai ông cháu lão ăn mày ở xóm bên. Hôm nay, chẳng có phiên chợ sao ông cháu lão cũng ra khỏi nhà nhỉ. Vài lần giáp mặt cậu bé và thấy mặt mũi nó khá sáng sủa. Bố mẹ nó chết trong một trận lũ quét nên nó chỉ trông cậy vào người ông mù lòa.

Mạnh lén trút ra tiếng thở dài khi ông cháu lão ăn mày đã đến rất gần. Có thể thấy rõ cánh mũi lão phập phồng như hà hít tìm thứ mùi vị gì đó. Cậu bé vẫn câm lặng, thỉnh thoảng lén nhìn Mạnh.

- Mùi gì mà thơm thế - ông cậu bé lên tiếng - Hẳn ai đang nướng khoai. Ngồi nghỉ một lát để ông xin lửa hút điếu thuốc đã cháu.

Ông lão lần túi lấy gói thuốc lào. Thằng bé giúp ông tháo khỏi lưng chiếc điếu nhỏ xíu. Mùi khoai nướng vẫn ngào ngạt và Mạnh đành ngồi chết gí, không dám động cựa. Chỉ khi ông lão nhờ, cậu mới cúi xuống thổi lửa. Chà, ông cháu lão mà ngồi dai là củ khoai cháy mất. Đã có mùi vỏ cháy. Lửa sẽ lấn dần vào cho đến khi biến củ khoai thành đen thui mới thôi. Dường như đoán được nỗi khó xử của Mạnh, ông lão bảo:

- Tôi chỉ xin lửa thôi...

Mạnh như bị bắt quả tang đang làm chuyện vụng trộm, mặt đỏ lên. Nhưng ông lão mắt lòa không thể nhìn thấy còn cậu bé ý tứ nhìn đi chỗ khác.

- Thôi, chào cậu nhé. Ta đi tiếp đi cháu!

Ông lật đật đứng dậy, bám vào vai cậu bé, vội vã bước. Cậu bé lặng lẽ nhìn Mạnh như muốn xin lỗi vì đã làm khó cho cậu. Cái nhìn đĩnh đạc của một người tự trọng, không muốn bị thương hại khiến Mạnh vội cúi gằm xuống. Ôi, giá như có ba củ khoai, chí ít cũng là hai củ. Đằng này chỉ có một... Mạnh thấy rõ tiếng chân hai ông cháu xa dần. Nhưng chính khi ấy, khi củ khoai nóng hổi, lớp vỏ răn lại như từng gợn sóng nằm phơi ra trước mắt Mạnh, thì nỗi chờ đón háo hức lúc trước cũng tiêu tan mất. Giờ đây củ khoai như là nhân chứng cho một việc làm đáng hổ thẹn nào đó. Dù Mạnh có dối lòng rằng mình chẳng có lỗi gì sất nhưng cậu vẫn không dám chạm vào củ khoai... Hình như đã có người phải quay mặt đi vì không dám ước có được nó. Có thể ông nội cậu đã từng nhìn củ khoai nướng cho ông làm nên sự nghiệp bằng cái cách đau đớn như vậy.

Mặc dù rong trâu về từ chiều nhưng mãi tối mịt Mạnh mới vào nhà. Giờ đây mới là lúc cậu sống trọn vẹn với cảm giác ngây ngất của người vừa được ban tặng một món quà vô giá. Cậu nhắm mắt lại mường tượng giây phút cậu bé kia mở gói giấy báo ra. Nửa củ khoai khi đó sẽ khiến cậu ta liên tưởng đến phép lạ, có thể lắm chứ! Và rồi cậu thấy lâng lâng đến mức chính mình tự hỏi liệu đây có phải là giấc mơ?

0
26 tháng 10 2018

BẠN THAM KHẢO :

  • Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội :
    • Những người lao động nghèo khổ và bị áp bức luôn yêu thương nhau và nhận được sự giúp đỡ, “ở hiền gặp lành”
    • Kẻ thống trị và cường quyền tham lam, độc ác nhất định bị tiêu diệt và trừng trị thích đáng.
  • Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.
  • Thông qua truyện, dân gian cũng gửi gắp thông điệp: mỗi người cần có sự đam mê và nỗ lực cố gắng, nuôi dưỡng tài năng và trí tuệ của mìnH.
26 tháng 10 2018

Chúng ta đã được học, được nghe kể nhiều truyện cổ tích Việt Nam về những nhân vật có tài năng kì lạ như truyện Thạch Sanh, truyện Em bé thông minh... Loại truyện này cũng được kể, được ghi lại ở nhiều nước trên thế giới. Truyện Cây bút thần là một tác phẩm như thế. Nhân vật chính của câu chuyện là cậu bé Mã Lương nhà nghèo nhưng có tấm lòng nhân hậu, thương yêu dân nghèo, căm ghét bọn bất lương, độc ác. Em có tài năng hội hoạ kì lạ, một phần do chính năng lực của mình, một phần được thần linh giúp đỡ. Tương tự với tài năng, dũng khí của Thạch Sanh, trí khôn của em bé thông minh trong cổ tích Việt Nam, tài năng và tấm lòng của em bé Trung Quốc ấy luôn hướng về nhân dân, làm theo ý nguyện người dân, chứ không theo ý bọn thống trị. Nói khác đi cây bút của Mã Lương đã giúp người lương thiện, một cách chân tình, chống kẻ tham tàn một cách kiên quyết.

1. Cây bút tích tụ công sức con người và phép nhiệm màu của thần linh Vào đầu câu chuyện, chúng ta bắt gặp em bé thông minh tên là Mã Lương. Cảnh ngộ gia đình em thật khốn khổ. Cha mẹ mất sớm, em sống tự lực bằng những công việc lao động vất vả : chặt củi, cắt cỏ kiếm ăn hằng ngày. Nhà nghèo đến nỗi, Mã Lương không có tiền để mua một chiếc bút. Vậy mà em lại yêu thích môn vẽ, rất chăm học vẽ. Em học vẽ trong lao động, tập vẽ ở bất cứ chỗ nào. Trong nhà em "bốn bức tường dày đặc các hình vẽ". Nét vẽ của em tiến bộ dần dần. Em vẽ chim, người ta tưởng như sắp được nghe tiếng chim hót, vẽ cá ngỡ như trông thấy cá đang bơi lội. Nói khác đi, nhờ năng khiếu, trí thông minh và tinh thần say mê rèn luyện, bàn tay người hoạ sĩ như có hồn, hay chính người hoạ sĩ đã thổi hồn vào các tác phẩm của mình. Em vẽ bằng gì ? Nghèo, không đủ tiền mua bút, Mã Lương dùng những công cụ lao động thay bút. Khi thì lấy que củi vạch xuống đất, lúc nhúng ngón tay vào nước vẽ trên mặt nước, vẽ trên tường. Không có bút mà nét vẽ của Mã Lương sinh động, tài hoa như thế. Nếu có cây bút trong tay... Nhiều đêm Mã Lương mơ ước có một cây bút. Và kì diệu thay, tài năng, khát vọng của người hoạ sĩ tí hon dã thấu lòng trời. Hoạ sĩ được thần tặng cho cây bút, "cây bút bằng vàng sáng lấp lánh". Từ đây, Mã Lương thực sự trở thành một hoạ sĩ tài năng. Cây bút của Mã Lương vẽ chim, chim tung cánh, hót líu lo, vẽ cá, cá trườn xuống sông bơi lượn tung tăng. Như vậy, tài năng hội hoạ của Mã Lương là sự hoà hợp trí tuệ, cồng sức của con người với phép màu của thần linh. Nếu Mã Lương không có thực tài, không khổ công học tập, rèn luyện, chắc rằng thánh thần không cho bút. Và cây bút vàng kia phải chăng là một phần thướng xứng đáng cho người học trò có tài và có chí. Hai yếu tố : con người và thần linh, nội lực và sự giúp đờ của bên. ngoài hài hoà với nhau, tạo nên "cây bút thần". Cây bút thần chỉ có phép màu khi Mã Lương vẽ, còn những kẻ khác dùng bút thì... phép màu tiêu tan... Câu chuyện cứ đan xen sự thật với yếu tố thần kì, vừa gắn với tài vẽ của nhân vật trong truyện, vừa gợi cho người nghe, người đọc những bài học thấm thìa về tài năng và quá trình rèn luyện để thành tài... 2. Cây bút giúp đỡ người lương thiện Sau khi có bút thần, Mã Lương vẽ cho tất cả người nghèo trong làng. "Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc, em vẽ cho cuốc. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn...". Những tác phẩm hội hoạ Mã Lương vẽ tặng dân làng không phải là thóc gạo, nhà cửa, vàng bạc, châu báu mà là cái cày, cái cuốc, cây đèn, cái thùng,... Điều này không phải vô cớ ! Chàng hoạ sĩ không vẽ của cải vật chất có sẩn để hưởng thụ mà vẽ các công cụ cần thiết cho cuộc sống để người dân sản xuất, sinh hoạt, tạo ra thóc gạo, nhà cửa và các của cải khác. Vẽ tặng những bức tranh "cái cày, cái cuốc" như thế, Mã Lương như ngầm nói với dân làng rằng : của cải mà chúng ta hưởng thụ phải do chính bàn tay, khối óc của chúng ta làm ra, sự giúp đỡ chỉ là phương tiện hỗ trợ phần nào mà thôi. Cây bút của Mã Lương vừa mang sức mạnh kì diệu của thần linh vừa thấm đẫm sắc màu, đường nét của tấm lòng, trí tuệ con người. Rất thương dân làng mình nghèo khổ thiếu thốn, nhưng Mã Lương không chiều họ, tặng họ của cải ăn sẵn. Chàng đã nhắc nhở họ phải cầm lấy cày đi cày ruộng, cầm lấy cuốc mà cuốc vườn, không nên lười biếng, ỷ lại. Việc vẽ tranh tặng dân làng của Mã Lương gợi chúng,ta nhớ một câu nói cửa miệng, cũng là một thái độ ứng xử đúng đắn của nhân dân ta : "Tôi không cho anh con cá để anh ăn sẵn mà tặng anh cái cần câu để anh tự đi câu cá mà ăn". Cây bút thần và bàn tay người hoạ sĩ Mã Lương kì diệu và sáng suốt làm sao ! 3. Cây bút chống kẻ tham tàn Tài năng, tấm lòng của Mã Lương được truyền tụng khắp vùng. Người tốt thì ngợi khen, quý trọng. Kẻ xấu ắt nảy lòng ghét ghen, ham muốn. Mã Lương và cây bút thần phải đối mặt với kẻ ác. Trước hết là đối với tên địa chủ trong làng. Hắn đã bắt Mã Lương về nhà, ép vẽ theo ý của hắn. Mã Lương quyết không làm theo. Hắn giam Mã Lương nhằm hãm hại em. Nhưng, cây bút và sự thông minh đã giúp Mã Lương trốn thoát. Cuộc thử thách tài năng và ý chí đối với Mã Lương mỗi lúc một tăng lên. Lúc đầu, cây bút nằm im tỏ thái độ bất khuất. Nhưng rồi, câv bút vẽ lò sưởi, vẽ bánh, vẽ thang để bảo vệ và giải thoát cho Mã Lương. Đến lúc nguy hiểm nhất "bút thần" đã "biến" thành ngựa, cung, tên tiêu diệt tên địa chủ. Thế là, những bức tranh vốn lành hiền bỗng hoá thành vũ khí. Ngòi bút và tài năng của người hoạ sĩ linh hoạt, sắc nhọn như gươm giáo, vừa bảo vệ người lương thiện vừa chống lại kẻ độc ác tham lam. Tiếp sau tên địa chủ, Mã Lương phải đôi mặt với nhà vua. Lần này, đối thủ của người hoạ sĩ tí hon có uy quyền lớn hơn, lớn nhất nước và lòng tham, sự tàn ác cũng lớn hơn, lớn không ai sánh kịp. Cuộc đấu trí của Mã Lương căng thẳng, phức tạp hơn. Do đó mưu mẹo, trí khôn của Mã Lương cũng khéo léo và sáng suốt hơn. Hiệp đấu thứ nhất : Mã Lương làm ngược lại ý nhà vua. Vua bắt vẽ rồng, em vẽ con cóc ghẻ. Vua bắt vẽ phượng, em vẽ con gà trụi lông. Hai con vật đó vừa xấu vừa bẩn "nhảy nhót tứ tung bện cạnh nhà vua", như giễu cợt, trêu lức nhà vua. Hiệp thứ hai : Mã Lương bị hạ ngục, bút rơi vào tay vua. Thay Mã Lương, bút chống lại vua. Lòng tham của vua mỗi lúc một dâng cao thì "bút thần" cũng "đánh trả" mỗi lần thêm mãnh liệt. Vua vẽ núi vàng, núi vàng thành tảng đá nặng từ "đính núi lăn xuống, suýt đè gãy chân vua". Vua vẽ một thỏi vàng dài không biết bao nhiêu thước thì thỏi vàng thành "con mãng xà dài, miệng há hốc, đỏ lòm, đang bổ lại phía hắn"... Hiệp thứ ba, Mã Lương và "bút thần" đấu dịu hơn, nhưng lại tinh khôn và kiên quyết hơn. Em nhận vẽ theo ý muốn của nhà vua. Đầu tiên, em vẽ biển, "biển rộng mênh mông, xanh biếc". Tiếp sau, em vẽ cá, rồi vẽ thuyền, vẽ gió. Cả ba thứ ấy đều thoả mãn lòng ham ìnuốn của nhà vua. Nhưng tên vua ấy đâu chỉ ham muốn chừng mực như người khác. Hắn luôn mang thói hợm hĩnh, kì quái, luôn có những ham muốn cực đoan và đòi hỏi người khác phải chiểu theo ý mình. Vâng, Mã Lương đã "chiều" theo ý vua. Em vẽ gió và sóng để đẩy thuyền vua ra khơi. Rồi theo lệnh vua "cho gió to thêm một tí", cây bút của Mã Lương "đưa thêm mấy nét... tô thêm nhiều nét bút nữa... tiếp tục vẽ những đường cong lớn...". Từng nét, từng đường, từng mảng màu từ ngòi bút của Mã Lương trút xuống bức tranh biển cả, đồng thời đánh thức từng ngọn gió, từng con sóng... Từ ngọn gió nhỏ, con sóng lăn tăn, dần dần biến thành dông tố, sóng cồn. Gió mạnh nổi lên, biển động dữ dội. Càng về sau, ngòi bút của Mã Lương càng vung mạnh. Lòng em sôi sục căm hờn. Sóng gió và biển đã nổi giận cùng với em..."Gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt, trời tối sầm,...". Kết quả là : cả tên vua lẫn quần thần bị nhấn chìm trong biển cả,... Hình ảnh cuối của truyện "Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ" đẹp như vị thiên sứ trời sai xuống để tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công lí. Và để thực hiện công lí, chàng hoạ sĩ tí hon vừa được trời giúp đỡ vừa có trí thông minh, bền bỉ rèn luyện tài năng và lòng dũng cảm, ý chí kiên cường quyết không đội trời chung với kẻ ác, cái ác. Câu chuyện kết thúc có hậu. Sau thắng lợi rồi, Mã Lương lại trở vể làm một người bình thường, gắn bó với ruộng đồng, tiếp tục sứ mệnh vinh quang, đem bút thần giúp đỡ người lương thiện. Cây bút thần là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ. Cây bút thần và bàn tay vẽ của Mã Lương có một khả năng và sức mạnh kì diệu vừa là chi tiết tưởng tượng, thần kì vừa chứa đựng yếu tố hiện thực. Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghê thuật. Hội hoạ nói riêng, các bộ môn khác như văn thơ, âm nhạc,... phải biết hướng về nhân dân giúp người lương thiện chống kẻ tham tàn thì nghệ thuật ấy mới có sức mạnh, có khả năng thần kì. Câu chuyện cũng thể hiện ước mơ của nhân dân về những khả năng kì diệu của con người để giúp cho người lương thiện đối phó với bọn bất lương hằng ngày theo dõi hãm hại con người. Truyện vẻ một cây bút lặng lẽ mà cất lên bao lời nhắn gửi thiết tha, không chỉ gửi tới người nghe, người đọc bình thường mà tới cả các nhà văn, nhà thơ, các nhạc sĩ,... tài danh nữa đấy!. 

nhớ nhé bn ơi

k mk nha