K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Tác dụng: nhấn mạnh lời thơ, tạo nên ý thơ mềm mại và truyền tải tâm sự của tác giả.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau :“ Bần thần hương huệ thơm đêmKhói nhang vẽ nẻo đường lên niết bànChân nhang lấm láp tro tànXăm xăm bóng mẹ trần gian thưở nào ?Mẹ ta không có yếm đàoNón mê thay nón quai thao đội đầuRối ren tay bí tay bầuVáy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùaCái cò...sung chát đào chuaCâu ca mẹ hát gió đưa về trờiTa đi trọn kiếp con ngườiCũng không đi...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau :

“ Bần thần hương huệ thơm đêm
Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
Chân nhang lấm láp tro tàn
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thưở nào ?

Mẹ ta không có yếm đào
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Rối ren tay bí tay bầu
Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò...sung chát đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết nhữnglời mẹ ru

Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Bao giờ cho tới tháng năm
1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?Thể thơ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện tâm trạng,cảm xúc của nhân vật trữ tình?
2.Trong khổ thơ:''Bần thần hương huệ thơm đêm
Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
Chân nhang lấm láp tro tàn
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thưở nào ?''
  Hình ảnh người mẹ được miêu tả trong không gian,thời gian nào?Các yếu tố đó có ảnh hưởng thế nào đếm cảm hứng chủ đạo của bài thơ

0
22 tháng 10 2016

Câu 2:

Các câu hát than thân, trách phận thường sử dụng thể thơ lục bát hay lục bát biến thể đầy hàm súc, mang đậm tính dân tộc, thuần Việt. Từ ngữ bình dị, gắn liền với các hình ảnh so sánh gần gũi, giàu ý nghĩa ở nông thôn như chính sự mộc mạc, chân thành của hầu hết các câu ca dao.

Những câu hát than thân mở đầu bằng mô típ “thân em” dẫu khép lại nhưng khi đọc xong vẫn vang vọng trong trái tim người đọc. Bên cạnh sự trân trọng, ngưỡng mộ về phẩm chất cao đẹp của người phụ nũ còn là niềm thương cảm cho cuộc đời bất hạnh, đầy oan trái của họ trong xã hội phong kiến xưa. Lời ca than thân không chỉ là tiếng lòng mà còn thể hiện sự phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi người phụ nữ. Xã hội phong kiến mục nát, bất công sẽ sụp đổ, thay vào đó sẽ là xã hội mới, bình đẳng, tôn trọng quyền lợi và khát vọng của con người. Nơi ấy người phụ nữ sẽ tìm được hạnh phúc đích thực cho bản thân mình.

23 tháng 10 2016

phân tích các bài ca dao than thân ra cj nhé

 

Trong các bài thơ lục bát thời hiện đại, tôi đặc biệt cảm động và cảm phục hai bài thơ của hai tác giả: Bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy và bài Trông ra bờ ruộng của Hữu Thỉnh. Quả thực, tôi không biết bài thơ nào hay hơn bài thơ nào. Nguyễn Duy thì “Nhìn về quê mẹ xa xăm” qua những chờn vườn của “Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn”; còn Hữu Thỉnh lại “Trông ra bờ ruộng năm nào” với đôi mắt đau đáu dáng “Mẹ tôi nón lá bước lên”. Giữa một người mẹ đã lên niết bàn và một người mẹ đang bước lên bờ ruộng - đành lòng, tôi không thể xếp bài thơ nào hay hơn.

Mẹ của Nguyễn Duy đội nón mê, còn mẹ của Hữu Thỉnh thì đội nón lá, từ bao đời nay vẫn thế- các bà mẹ Việt Nam vẫn chỉ lấy cây lá trong vườn để che nắng che sương. Bà mẹ nón mê nhắn các con:

Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồnBà mẹ nón lá xoè hai bàn tay nhọc nhằn của mình ra và đếm:
Quanh quanh vẫn một mảnh bờ
Bấy nhiêu toan tính đến giờ chưa yênMột mẹ yên nghỉ trong cõi vĩnh hằng và một mẹ nữa vẫn chưa yên trước mạ non đầu hạ, trăng liềm cuối thu. Cùng dùng hai tiếng xa xăm, Nguyễn Duy thì viết:
Nhìn về quê mẹ xa xăm
lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưaCòn đây là Hữu Thỉnh:
Xoè tay tính tháng tính năm
Tính người, nào biết xa xăm cõi ngườiMột đằng là xa xăm của đất đai quê hương, một đằng là xa xăm của biền biệt cõi người- Quả thực tôi nào rõ, nào hay cái xa xăm nào là xa xăm hơn....

a) Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ sau và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ? Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. ...
Đọc tiếp

a) Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ sau và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ?
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
b) Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả và cảm nghĩ của tác giả trong đoạn trích sau. Nếu không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tình cảm của tác giả có thể bộc lộ được không?
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
​c) Hãy nêu mục đích sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm?

4
6 tháng 11 2016

a) Tự sự : 2 câu đầu

Miêu tả : 2 câu cuối

=> Ý nghĩa : Vừa miêu tả, vừa kể để bộc lộ tâm trạng

b) Mục đích: Giúp tác giả có thể nói lên tâm tư tình cảm của mình và có thể phát biểu cảm nghĩ của mình

6 tháng 11 2016

 

T ko ngờ. M rảnh ghê luôn á Dương

Bài: Rằm Tháng Giênga) hãy chỉ ra các điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của bài thơ (bản phiên âm)?b)đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian , không gian nào?-việc lặp từ "xuân'' ở câu thơ thứ hai đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?-cảm xúc cùa tác giả...
Đọc tiếp

Bài: Rằm Tháng Giêng

a) hãy chỉ ra các điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của bài thơ (bản phiên âm)?

b)đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian , không gian nào?

-việc lặp từ "xuân'' ở câu thơ thứ hai đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?

-cảm xúc cùa tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ như thế nào ?

c)đọc hai câu thơ cuối và cho biết :


-câu thơ thứ ba đã cho biết điều gì vể công việc của những người kháng chiến ?

-hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối ? nêu nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và người ở câu thơ này

d)bài thơ cho ta hiểu gì về tình yêu thiên nhiên và tình cảm cách mạng của nhà thơ ?

e)tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện bằng những nghệ thuật đặc sắt nào?

 
1
10 tháng 11 2016

a) Đc lm theo thể Thất ngôn tứ tuyệt

_ Số chữ : mỗi dòng thơ có 7 chữ ( thất ngôn )

_ Số dòng : mỗi bài có 4 dòng thơ ( tứ thuyệt )

_ Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1-2-4 ( viên - thiên - thuyền )

_ Ngắt nhịp : toàn bài 4/3

b) _ Thời gian : trăng vào lúc tròn nhất

Ko gian : bát ngát , tràn ngập ánh trăng

_ Từ "xuân" được lặp lại ba lần như ùn ùn trỗi dậy một sức xuân, sắc xuân.
=> Thanh điệu hài hoà (với năm thanh ngang) tạo nên cảm giác trong trẻo, thảnh thơi thi vị.

_ Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh Sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nan.

c) _ Đó là nơi những người lãnh đạo cuộc kháng chiến thần
Thánh của dân tộc đang bàn việc quân.

_ Câu thơ cuối vẽ lên một cảnh Vật rất thơ mộng. Vầng trăng và con người cùng lướt đi giữa dòng sông đầy ánh trăng.

Bài thơ thể hiện một phong thái ung dung, tự tin và lạc quan của Bác. Đó là sự gắn bó tuyệt vời giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu nước, tâm hồn nghệ sĩ và bản chất chiến sĩ của Bác.

d) Những người chiến sĩ cách mạng đang họp bạn chính trong cảnh đêm ấy. Ánh trăng đêm đẹp, đẹp như tấm lòng của nhà thơ đang từng ngày từng đêm mong cho mùa xuân thực sự đến với đất nước và nhân dân Việt Nam.

e) - Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.
- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

 

 

14 tháng 11 2016

tứ thuyệt kìa bạn @Nguyễn Phương Thảo

a) hãy chỉ ra các điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của bài thơ (bản phiên âm)?b)đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian , không gian nào?-việc lặp từ "xuân'' ở câu thơ thứ hai đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?-cảm xúc cùa tác giả được gợi lên từ cảnh...
Đọc tiếp

a) hãy chỉ ra các điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của bài thơ (bản phiên âm)?

b)đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian , không gian nào?

-việc lặp từ "xuân'' ở câu thơ thứ hai đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?

-cảm xúc cùa tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ như thế nào ?

c)đọc hai câu thơ cuối và cho biết :


-câu thơ thứ ba đã cho biết điều gì vể công việc của những người kháng chiến ?

-hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối ? nêu nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và người ở câu thơ này

d)bài thơ cho ta hiểu gì về tình yêu thiên nhiên và tình cảm cách mạng của nhà thơ ?

e)tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện bằng những nghệ thuật đặc sắt nào?

MÌNH CẦN GẤP

 

 

6
5 tháng 11 2016

bài thở cảnh khuya à bn!!bn nên viết rõ ra chứ!!bucminh

6 tháng 11 2016

bài Rằm Tháng Riêng bạn à

 

26 tháng 5 2019

- Không gian được miêu tả trong bài thơ

     + Không gian rộng lớn của dòng sông và bầu trời, tràn ngập ánh sáng của trăng.

     + Hình ảnh ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã nhấn mạnh tới vẻ đẹp của đêm trăng rằng, hơn nữa đây lại là mùa trăng đầu tiên trong năm chứa sự tinh khôi.

 + Sức sống mùa xuân: sông xuân, trời xuân, nước xuân

→ Cảnh đêm trăng được miêu tả vẫn phơi phới đẹp và đầy sức sống

- Cách miêu tả:

     + Không miêu tả chi tiết cụ thể

     + Đặc tả vào sự giao hòa giữa không gian trăng với cảnh vật

- Câu thơ thứ hai đặc biệt ở chỗ:

     + Ba chữ xuân nối tiếp: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên

     + Thể hiện sự tràn đầy sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy, chuyển động lớn dần

Bài thơ Nguyên tiêu gợi nhớ đến những câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế

     + Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Trương Kế nói tới hình ảnh con thuyền trên sông nước.

Sự khác nhau:

     + “Người khách” ghé thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn)

     + “Người khách” trong bài Rằm Tháng Giêng là ánh trăng bát ngát, mênh mông, đượm tình

14 tháng 11 2016

_ Thời gian : vào lúc đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc.

Ko gian : tiếng suối trong trẻo ; trăng , cổ thụ , hoa quấn quýt , lung linh , huyền ảo ; tràn ngập ánh trăng .

_ Từ "xuân" được lặp lại ba lần như ùn ùn trỗi dậy một sức xuân, sắc xuân.
=> Thanh điệu hài hoà (với năm thanh ngang) tạo nên cảm giác trong trẻo, thảnh thơi thi vị.

_ Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh Sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn.

Câu thơ cuối vẽ lên một cảnh Vật rất thơ mộng. Vầng trăng và con người cùng lướt đi giữa dòng sông đầy ánh trăng.

 

14 tháng 11 2016

Cảm ơn bạn nhiều ngaingung