Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.
Trong cuộc sống có thể nói quá khứ là nguồn động lực để cổ vụ cho một tương lai tốt đẹp đang chờ ta ở phía xa.
Quá khứ là nguồn cảm hứng để ta nỗ lực hơn trong tương lai,đôi khi nếu cứ nhìn về phía trước mà không ngoái lại mottj lần để nhìn về phía sau thì ta sẽ hối hận vì quá khứ cho ta tự kiểm điểm lại bản thân và xem xét lại về bản thân.Quá khứ cho ta thấy những kí ức vui vẻ bên những người đã giúp đỡ,luôn ở bên ta những lúc ta buồn phiền và thất vọng nhất,quá khứ chứa đững tất cả những gì tốt đẹp nhất của cả một đời người.Khi ta đánh mất những kí ức của quá khứ êm đềm ấy ta như đánh mất đi bản thân mình,quên đi những gi làm ta thành công,hạnh phúc,ý nghĩa của một đời người sẽ chẳng còn gì nếu như đánh mất đi những gì mà ta trân trọng nhất.Có thể nói quá khứ có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của một con người.
Cuộc sống của chúng ta sẽ chẳng còn ý nghĩa khi đã đánh mất những quá khứ êm đềm nhất,vậy nên chúng ta hãy biết trân trọng và lưu trữ vào trái tim ta những bài học,những gì tinh túy nhất của tuổi thơ nhé! Các bạn có làm được không nào?
Có người đã từng nói: "Giữa lớp sỏi đá khô cằn cây hoa dại vẫn tốt lên và nở những chùm hoa thật đẹp". Vậy điều gì đã khiến cho cây hoa dại giữa một vùng sỏi đá khô cằn thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng ấy vẫn xanh tốt và hiến dâng cho đời những chùm hoa tuyệt đẹp? Đó chính là nhờ vào nghị lực sống, nó như một điểm tựa vững chắc giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Vậy nghị lực sống là gì? Đó là những cố gắng quyết tâm vượt qua thử thách cho dù những thử thách đó có khó khăn, gian khổ đến đâu. Cuộc sống là như vậy, có ai thành công mà không phải nếm trải sự cay đắng, khổ cực, có ai bước đến đỉnh vinh quang mà không phải bước chân trên con đường đầy chông gai, nguy hiểm. Con đường nào cũng có những tảng đá dù lớn hay nhỏ cản trở những bước chân của chúng ta, con đường đi ấy chính là con đường đời của mỗi người còn tảng đá chính là những thử thách mà ta gặp phải trên con đường ấy, tảng đá nhỏ tượng trưng cho những sóng gió nhỏ mà ta có thể dễ dàng vượt qua, còn những tảng đá lớn là những thử thách khó mà đòi hỏi ta phải cố gắng, kiên trì mới có thể vượt qua được. Những lúc gặp khó khăn ấy, bạn sẽ làm gì? Kiên quyết cố gắng hay đi giật lùi những bước chân để về vạch xuất phát. Một số người họ sẽ dồn hết ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn ấy vì họ cho rằng sự thành công nào cũng phải trả giá bằng sức lực và ý chí
Nguồn: Trích đoạn Google
Mở bài:
Ông cha ta từng có câu: “Bạn bè là nghĩa tương thân/ Khó khăn hoạn nạn, ân cần có nhau". Con người không ai có thể sống thiếu bạn. Tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp và trong sáng nhất. Vì vậy có ý kiến cho rằng: “Cuộc đời mất đi tình bạn cũng giống như thế giới mất đi mặt trời”. Câu nói trên thật đúng đắn và ý nghĩa.
Thân bài
1. Giải thích
- Tình bạn: là mối quan hệ tình cảm tốt đẹp của con người, là sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, hy sinh cho nhau.
- Mặt trời đại diện cho sự sống. Không có mặt trời con người không thể tồn tại. Đây là yếu tố cần thiết và quan trọng.
=> Ý nghĩa câu nói: Đề cao vai trò tình bạn trong cuộc sống. Tình bạn cũng quan trọng với con người như mặt trời vậy. Tác giả đặt ra mối tương quan giữa hai yếu tố: trừu tượng và cụ thể, vật chất và tinh thần để thấy tình bạn như hơi thở, như cuộc sống, như chân lí hiển nhiên. Giống như câu nói của Democrite “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không đáng được sống".
2. Phân tích, chứng minh
- Tại sao ta cần phải có bạn?
+ Có bạn là ta có được sự chia sẻ niềm vui, nỗi buồn (Tình bạn có thể nhân đôi niềm vui, chia sẻ nỗi buồn) (Cicero).
+ Khi vui: Niềm vui đong đầy căng tròn như quả bóng có nhu cầu giải tỏa. Khi ấy, bạn là nơi ta tìm đến để chia sẻ niềm vui (niềm vui lúc đó được nhân đôi)
+ Khi buồn: Con người thường có tâm lí giấu kín, nỗi buồn thì dồn tụ, có khi dẫn đến ức chế, suy sụp tinh thần: Bạn là nơi ta tin tưởng, trao đổi sẻ chia. Sự sẻ chia đúng người, đúng chỗ giúp ta trút đi gánh nặng buồn đau.
+ Tìm bạn, kết bạn là tìm đến sự thấu hiểu, cùng quan niệm, cùng chí hướng, cùng sở thích... ; đó là sự tri kỷ, tâm giao (Nguyễn Khuyến - Dương Khuê, Các Mác - Lê Nin (cùng chung mục đích, lí tưởng); Bá Nha - Từ Kì, Lưu Bình - Dương Lễ...)
+ Khi gặp khó khăn: ngoài gia đình, bạn bè là nơi nương tựa, giúp đỡ. Sự giúp đỡ trở nên cao quý, đa dạng, nhiều cung bậc:
=> Tình bạn là tình cảm cao quý, thiêng liêng không thể thiếu được.
3. Bình luận
- Tác giả đưa ra một vấn đề không mới nhưng rất được quan tâm. Không phải ai cũng thấy được giá trị của tình bạn. Tình bạn là một tình cảm cao quý không thể thiếu trên đường đời của mỗi con người, không ai có thể sống thiếu bạn... Vì thế, tùy mức độ thân thiết mà có tình bạn. Tình bạn rất đa dạng và nhiều mức độ khác nhau:
+ Tình bạn giao tiếp
+ Tình bạn tâm giao
+ Tình bạn trong làm ăn
=> Tùy mức độ thân thiết mà có tình bạn.
4. Mở rộng, liên hệ bản thân
- Tình bạn chỉ cao đẹp khi xuất phát từ sự chân thành, thấu hiểu, không vụ lợi, nhỏ nhen, ích kỉ (bởi ích kỉ là liều thuốc độc có thể giết chết tình bạn)
- Muốn có tình bạn cao đẹp cần:
+ Chân thành, thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
+ Phải biết giữ gìn và nuôi dưỡng tình bạn bền chặt, sâu sắc.
=> Hãy tìm một tình bạn chân thành để cuộc sống thêm tốt đẹp.
Kết bài:
Nêu ý nghĩa câu nói và rút ra bài học.
Vào một giây phút nào đó trong cuộc sống, ta tìm được một người có thể thay đổi cuộc sống của ta dù chỉ một phần nhỏ. Đó là một người không chỉ đến bên ta khi vui, khi thành công mà còn là người không rời bỏ ta khi buồn, lúc lâm nguy hay khi thất bại, khi những người xung quanh đã rời bỏ ta mà đi. Và ta gọi đó là một người bạn- một người bạn thân, một người bạn thật sự. Và ta tin rằng: "Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi".
Trong cuộc sống, ta gặp gỡ nhiều người, cảm thấy thoải mái khi bên cạnh họ, ta giới thiệu với mọi người rằng đấy là bạn ta. Nhưng thực ra họ chỉ mới là những người quen biết. Có thể mời những người này đến nhà, cùng nhau đi chơi, cùng chia sẻ một số thứ. Nhưng không phải ai trong số họ cũng có thể trở thành người chia sẻ cuộc sống cùng với ta.
Bạn, hiểu đơn giản thì đó là người mà ta quen biết. Tuy nhiên không phải bất cứ ai ta quen cũng là bạn của ta. Một khi đã coi ai đã là bạn tức là người ấy với ta phải có quan hệ thân thiết, gần gũi ở một mức độ nào đó, là người biết đồng cảm và chia sẻ với ta. Ấy là chưa kể những người bạn thân, những người luôn lắng nghe khi ta có chuyện rắc rối, luôn bên ta lúc ta khó khắn và giúp ta vượt qua cơn hoạn nạn. Chỉ có người bạn thân thật sự mới là người ta có thể cùng sẻ chia cuộc sống. Đó là người ta yêu quý, quan tâm và thường xuyên chia sẻ với họ những vui buồn và ngược lại. Đó là một người bạn khiến ta cảm thấy an tâm khi ở bên cạnh bởi lẽ ta biết chắc họ quan tâm đến ta, luôn ở bên ta những khi ta gặp khó khăn buồn phiền. Đó cũng là người ngăn ta mắc sai lầm hoặc giúp ta sửa chữa khi ta phạm lỗi. Đó là người luôn gắn bó và ủng hộ ta. Họ nắm lấy tay ta để tiếp thêm sức mạnh và niềm tin. Họ dõi theo từng bước của ta trên đường đời, ngược lại, ta cũng dõi theo cuộc sống của họ và học hỏi từ đó. Vâng, chỉ có người bạn thân thiết và chân thành đó mới có thể là người " đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi". Để cuối cùng, sau bao thăng trầm của cuộc sống ta chợt nhận ra rằng ta có rất nhiều người quen nhưng ta không có nhiều bạn-những người bạn thân thật sự.
Khi ta ngã quỵ và thế giới quanh ta dường như quá đen tối, trống rỗng, người bạn ấy sẽ nâng ta lên và làm cho thế giới bỗng sáng lên và lấp đầy những trống rỗng ấy. Người bạn ấy có thể dắt ta qua những giây phút khó khăn của cuộc sống, nắm lấy tay ta và nói rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp.Cuộc sống không phải luôn trải hoa hồng, đôi khi ta phải đối mặt với những khó khăn tưởng như không thể vượt qua được, những thất bại tưởng như có thể làm ta gục ngã. Ấy là khi ta hiểu rõ giá trị của tình bạn hơn hết. Bên cạnh gia đình, tình yêu, thì tình bạn chân thành là chỗ dựa vững chắc cho mỗi người trong cuộc sống. Người bạn thật sự là người biết khích lệ, động viên khi ta đang vươn lên, biết mừng vui khi ta hạnh phúc, biết bật khóc sẻ chia khi ta đau buồn, biết tìm đến ta khi ta cô đơn. Nếu cuộc đời khắc nghiệt khiến ước mơ, niềm tin của ta trong vùng giông bão thì bờ vai của một người bạn luôn là chỗ dựa an toàn cho ta. Những người bạn thật sự sống dựa vào nhau bằng niềm tin mạnh mẽ nhất. Chính niềm tin ấy khiến chúng ta có thể chia sẻ cùng nhau cả những điều tốt đẹp lẫn khó khăn nhất trong đời bằng nụ cười.
Có những người bạn đã đến bên ta, trao cho ta niềm tin, nghị lực, làm chỗ dựa cho ta khi mọi người đã quay lưng lại với ta, khi số phận dường như không mỉm cười với ta.
Bạn là người đến bên ta khi mọi người đã bỏ ta đi ".Ai cũng mong mình có được một người bạn như vậy trong đời. Vậy ta phải làm gì để có một người bạn như thế? "Cách duy nhất để có bạn tốt là chính bản thân mình phải là một người bạn chân thành". Tố Hữu viết rằng:
"Lẽ nào vay mà không trả?
Sống là cho đâu chỉ nhận cho riêng mình."
Trong bất kì mối quan hệ nào cũng cần đến sự Cho- Nhận. Đặc biệt đối với tình bạn vì đó là một cuộc giao lưu vô vụ lợi của những người bình đẳng, không ai chỉ Cho hoặc chỉ Nhận. Ta hãy đối xử với bạn bè, yêu thương, quan tâm đến họ như chính bản thân mình.Hãy giúp đỡ mà không đòi hỏi trả công vì đến một lúc nào đó ta sẽ nhận lại được sự giúp đỡ của họ trong cuộc sống. Và thường thì nó nhiều hơn những gì ta nghĩ mình có thể nhận được. Hãy san sẻ mà không toan tính, cho đi mà không chờ nhận lại. Hãy trao yêu thương từ đáy lòng chứ không phải vì những âm mưu vụ lợi, để đó là tình cảm của trái tim chứ không phải toan tính của lý trí...Một mối quan hệ lâu dài là những bài học phải học suốt đời. Học cách yêu thương và quan tâm đến người bạn của mình. Học cách tha thứ cho lỗi lầm và giúp họ tránh những sai lầm như vậy. Học cách chấp nhận khuyết điểm của người khác... Tình bạn đôi khi là những điều giản đơn mà đôi khi cuộc sống bộn bề làm ta quên đi mất. Đôi khi đó chỉ là ánh nhìn động viên, một cái siết tay lúc mềm yếu, hay một bờ vai, một sự yên lặng để lắng nghe tất cả nỗi lòng của bạn bè.Tình bạn không có khuôn mẫu cũng không có chuẩn mực nhất định để thể hiện. nhưng luôn có những điều nhỏ nhặt, những tình cảm chân thành kết nối những người bạn với nhau.
Có được một người bạn thân đã khó, giữ được tình bạn ấy còn khó hơn. Bạn hãy nắm một nắm cát đầy trong tay đi. Bạn biết không, nắm cát trong lòng bàn tay của bạn cũng giống như bạn bè của bạn vậy. Những hạt cát quá xa lòng bàn tay bạn sẽ theo kẻ hở giữa những ngón tay bạn mà rơi ra ngoài. Nếu bạn càng siết chặt bàn tay thì chúng càng rơi ra nhiều hơn. Chỉ có những hạt cát nằm giữa lòng bàn tay bạn, được giữ chặt trong đó mới còn lại mà thôi. Đó chính là những người bạn thân thiết mà chúng ta thật sự cần, những người bạn này sẽ ở lại với ta dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Nhưng, bạn thấy đó, những hạt cát này rất ít và dễ dàng rơi ra nếu ta không biết giữ gìn. Hãy giữ gìn và nâng niu chúng bằng tình cảm của mình. Chúng sẽ ở bên cạnh bạn và không rơi ra đâu.Cũng giống như cát, muốn giữ được bạn không phải nắm thật chặt mà phải biết nâng niu, trân trọng với tất cả sự yêu mến và tôn trọng.
Thực tế cuộc sống quanh ta đã chỉ ra rằng trong nhiều trường hợp có nhiều người đến với ta nhưng không phải là bạn ta. Chảng hạn như khi bạn là một người giàu có, thành đạt, tương lai rộng mở, quanh bạn có nhiều người tìm đến nhưng có phải tất cả những người trong số họ đều là bạn của bạn? Họ còn đến vì những mục đích gì? Cầu cạnh, nhờ vả, lợi dụng và biết đâu đấy, một ngày khi bạn sa cơ họ lại chẳng lạnh lùng bỏ đi, không chút bận tâm. Vậy mới nói: " Bạn là người đến bên ta khi mọi người đã bỏ ta đi."
Tuy nhiên trong thực tế cũng chỉ ra rằng có trường hợp mọi người quanh bạn bỏ đi và có người tìm đến với bạn nhưng không vì mục đích chia sẻ, giúp đỡ, không có mục đích tốt thì họ cũng không thể được coi là bạn.
Trong cuộc sống của chúng ta, có nhiều điều dễ dàng đến rồi đi, nhanh chóng và mỏng manh như một làn khói, dễ tan vỡ như lâu đài cát trước những cơn sóng gào. Chỉ có tình cảm là điều duy nhất có thể vượt qua mọi bão giông cuộc đời, là nền tảng, là gốc rễ cho mọi niềm vui và nguồn hạnh phúc. Và không có gì tuyệt vời hơn được trao gửi tình cảm của mình cho một người khác, và rồi cảm nhận được sự bình yên khi gọi nhau là bạn.
Bản sắc văn hóa là thiêng liêng, quý giá, nó tạo nên nét đặc thù của mỗi dân tộc. Nó dược hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, đúc kết tư kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó tồn tại tự nhiên, được biểu hiện ra bề ngoài nhưng cũng có thể ẩn sâu trong tâm hồn con người. Giữ gìn bản sắc văn hóa là một yêu cầu vừa lâu dài vừa cấp thiết. Cần phải có kế hoạch và giải pháp đổng bộ về bảo tồn về phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Trước hết, mỗi người cẩn nhận thức được văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đánh mất bản sắc riêng trong nến văn hoá của minh là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn, sẽ bị hòa tan trong những nền văn hoá khác trong điều kiện giao lưu quốc tế mở rộng như hiện nay. Do vậy, việc tìm hiểu, giữ gìn những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đá có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại.
Được sống, được sinh ra trong cuộc đời là một điều hạnh phúc to lớn, bởi ở đó chúng ta có nhiều cơ hội sống, cơ hội phát triển và bắt đầu những mối quan hệ tốt đẹp. Đối với con người, sự sống là điều quan trọng nhất, đối lập với sự sống là cái chết – sự mất mát luôn ám ảnh trong cuộc sống của con người bởi khi ấy con người buộc phải dừng chân trong hành trình đi đến tương lai để trở về với cõi vĩnh hằng. Với nhiều người cái chết là điều kinh khủng nhất, con người đã và đang tìm mọi cách để chế ngự cái chết, giành giật sự sống. Tuy nhiên, bàn về những điều mất mát lớn nhất trong cuộc sống, bên cạnh những người cho rằng đó là cái chết thì cũng có không ít người cho rằng đó là sự lụi tàn của tâm hồn ngay khi sống như Norman Kusin đã từng nói “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”.
Câu nói “ Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống” là một lời đánh giá về giá trị đích thực của cuộc sống. Sống và chết vốn là những trạng thái đối lập, càng yêu cuộc sống con người sẽ càng sợ hãi, ám ảnh bởi cái chết. Đó là sự mất mát về mặt vật chất, tuy nhiên trong thực tế cuộc sống con người vẫn còn tồn tại một nỗi sợ hãi lớn lao hơn, khủng khiếp hơn cả cái chết, đó là khi còn sống nhưng con người lại đánh mất ý nghĩa, niềm tin vào cuộc sống, sống nhưng để tâm hồn của mình dần lụi tàn.
Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống
Chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người trong cuộc đời. Khi đã chết con người sẽ phải rời xa vĩnh viễn những người yêu thương, những điều ta yêu quý, trân trọng mà trên hết là mất đi cơ hội sống, cơ hội hưởng thụ những điều tốt đẹp của cuộc sống. Mỗi người chỉ được sinh ra một lần, được sống một lần. Do vậy mà cái chết chính là sự mất mát lớn nhất khiến nhiều người ám ảnh, kinh sợ. Vậy tại sao Kusin lại có nhận định “Cái chết không phải điều mất mát lớn nhất”?
Câu nói là lời nhận định nhưng lại mang hình thức của một câu phủ định về một sự thật tưởng như chân lý ấy. Cuộc sống vốn là điều quý giá, là cơ hội để con người phát triển, hoàn thiện nhưng sự sống ấy lại là hữu hạn trong cái vô hạn của cuộc đời. Không một ai có thể tồn tại mãi trong cuộc đời. Tuy nhiên, sự mất mát về sự sống vật chất không phải dấu chấm hết cho cuộc đời của mỗi con người, bởi những giá trị sống tốt đẹp thì vẫn luôn sống mãi như Thomas Campbell từng nói: “Chúng ta không hề chết đi khi còn sống, trong sâu thẳm trái tim những người ở lại” .Bác Hồ vĩ đại của dân tộc Việt Nam dù đã mãi ra đi nhưng công lao, tấm lòng cao cả của bác vẫn sống mãi trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam.
Sự tàn lụi ngay khi sống mới là điều đáng sợ nhất. Sống chỉ thực sự ý nghĩa nếu như con người ý thức được về sự sống của mình, biết đặt ra những mục tiêu để cố gắng, theo đuổi. Nếu sống nhưng tâm hồn trống rỗng, vô cảm với bản thân, với đồng loại hay họ chỉ biết yêu bản thân mà không quan tâm đến những người xung quanh, sống không ước mơ thì cuộc sống ấy sẽ trở nên vô vị, nhàm chán, là “cái chết” về mặt tâm hồn. Cái chết ấy thậm chí còn đáng sợ, khủng khiếp hơn cả cái chết về thể chất. Chẳng những thế mà Trương Ba đã lựa chọn cái chết để được làm chính mình, được trọn vẹn là chính mà mà không phải chết mòn, lùi tàn dần trong cuộc sống vay mượn.
Xã hội hiện đại tạo điều kiện cho con người phát triển, khẳng định bản thân nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ sa vào lối sống hưởng thụ, vô cảm, đánh mất phương hướng. Do vậy hãy sống tích cực, lạc quan, sống có ý nghĩa để không rơi vào tình trạng tâm hồn tàn lụi.
HỌC TỐT NHA ..LINK MÌNH VỚI
Cuoc doi la gi neu ko co su dung cam cua chinh ban than mk kia chu !
Neu chung ta cu nhut nhat thi se ko co tuong lai, ko co lua chon cho con duong ma mk di va tham chi la ko co su nghiep.
Toi da rut ra duoc cau noi do vi 1 lan toi nhut nhat......
Hom do la 1 buoi sinh hoat cua lop toi vao thu 7, co Tam-tong phu trach cua truong da de nghi moi lop cu 1 ban ra de ke chuyen cho toan truong nghe vao hom chao co dau tuan 21.Co Be- giao vien chu nhiem lop toi da hoi y kien cua tat ca cac ban trong lop va co bao toi ve chuan bi 1 cau chuyen that hay ve Bac Ho de dai dien lop ke cho toan truong nghe. Toi tu choi vi tinh nhut nhat, so hai truoc dam dong, toi so se quen loi mac dau truoc do toi da hoc thuoc cau chuyen rat ki, so rang toi ke ko hay vi giong toi von di ko trong treo nhu bao nguoi ban khac cung trang lua va so nhat la bi nguoi khac che cuoi. Toi tu choi voi loi de nghi cua co Be 1 cach thang thang, co bao toi ve suy nghi lai va toi thay trong doi mat co hien ro su that vong doi toi-1 nguoi ma co le co tin tuong.
Toi hom do ve, toi buon rau ngoi nhin qua o cua so , toi luon luon nghi ve van de do. Cac cau hoi do cu don het vao dau toi: " Lieu mk co lam duoc ko? " , " Ko biet co cos dung dan khi chon mk ko? " . Toi da suy nghi 1 dem dai...
Sang hom sau, toi da dong y dai dien lop de ke chuyen. Luc nay, su that vong trong doi mat co da ko con nua, ma thay vao do la 1 doi mat tu hao va nu cuoi vui ve. Toi tin rang toi se lam duoc bang su dung cam va tu tin cua mk.
Va dieu ky dieu da den, co Be va cac thay co deu rat hai long ve bai ke chuyen cua toi. Ho da lang nghe toi va toi cung nhan duoc su lang nghe do tu ho.
Tu do toi tin rang long dung cam va su tu tin se giup chung ta vuot qua tat ca nhung kho khan trong cuoc song. Toi muon khuyen cac ban rang: " Trong cuoc song, chung ta phai tu tin trong moi linh vuc mac dau chung ta chua thuc su hoan thanh tot linh vuc do. Chinh long dung cam va su tu tin do se giup chung ta tien xa hon..."
Bai mk tu lam ko chep mang dau ban yen tam nhe vs lai mk viet ko duoc tot lam nen co cho nao chua duoc thi ban thong cam nhe
THANKS ban nhieu nha
Kể từ giây phút đó, chiếc lược ngà là minh chứng của tình yêu thương giữa ba và tôi, là tiêu biểu của tình cha con nồng nàn bất diệt, đồng thời cũng là một lời tố cáo, lên án tội ác, những đau thương, mất mát mà chiến tranh đã gây ra cho biết bao gia đình. Một chiếc lược, đó là mong ước đơn sơ của tôi trong phút giây từ biệt. Phút chia tay sao mà cảm động biết bao. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát… do quân giặc đem đến cho ba tôi cũng như cho bao người lính, cho bao bà mẹ, em thơ trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Sự hi sinh của thế hệ đi trước để làm nên độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình là vô giá. Nó khiến ta thêm trân trọng và quyết tâm giữ gìn những tháng ngày hạnh phúc, độc lập của dân tộc, nhắc nhở mọi người cảm gia đình quý giá không dễ gì mà có được. Chúng ta nên quí cuộc sống của chung ta, quí tình cha cao thượng và vĩ đại. Mỗi người đều lưu giữ trong trái tim mình hình ảnh một người cha, hãy biết trân trọng tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện mà cha đã dành cho chúng ta. Vòng đời mới ngắn ngủi làm sao, đừng mãi sống ích kỷ – chỉ biết nhận tình cảm thương yêu từ cha mẹ mà chẳng bao giờ đền đáp lại. Sự hi sinh của ba và hình ảnh chiếc lược ngà là nhân chứng tố cáo mạnh mẽ cuộc chiến phi nghĩa và tàn khốc mà kẻ thù đã gây ra. Song cái tôi thấy không phải là sự bi lụy, yếu đuối mà là tâm hồn cao đẹp và sức mạnh quật cường của con người ngay trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Tình yêu thương cha và lòng căm thù giặc đã biến tôi trở thành một cô giao liên dũng cảm, tài giỏi, tiếp tục gắn bó cuộc đời với nhiệm vụ chiến đấu vì lẽ sống, tiếp nối ngọn lửa cách mạng của cha.
Truyện xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá ấy là chiếc lược ngà. Nhưng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt cả cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng bậc nhất cõi đời này: tiếng cha!. Câu chuyện “Chiếc lược ngà” đã kể lại thật cảm động về cuộc gặp gỡ và những tình cảm của cha con anh Sáu. Hình ảnh anh Sáu đã để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thông, yêu mến và những ấn tượng sâu sắc.
Cũng như bao người khác anh Sáu đi theo tiếng gọi của quê hương đã lên đường chiến đấu, để lại người vợ và đứa con thân yêu. Sự xa cách càng làm dâng lên trong anh nỗi nhớ nhung tha thiết đứa con gái mà khi anh đi nó chưa đầy một tuổi. Nỗi nhớ ấy đã trở thành niềm khao khát, mơ ước cháy bỏng trong lòng anh. Chính vì vậy mỗi lần vợ lên thăm là một lần anh hỏi “Sao không cho con bé lên cùng ?’’. Không gặp được con anh đành ngắm con qua ảnh vậy … Mặc dầu tấm ảnh đó đã rách nát, cũ kĩ lắm rồi, nhưng anh luôn giữ gìn nó vô cùng cẩn thận, coi nó như một báu vật. Còn đối với con gái Thu của anh thì sao? Từ nhỏ đến hồi tám tuổi nó chỉ được biết ba nó qua ảnh và qua lời kể của bà ngoại và mẹ. Dù được sống trong tình yêu thương của mọi người nhưng có lẽ Thu cũng cảm thấy thiếu hụt một tình thương, sự che chở của người cha. Chắc bé Thu từng giờ từng phút trông chờ ba nó lắm nhỉ? Và tám năm trời là những năm tháng dài đằng đẳng ấy cũng làm tăng lên trong lòng hai cha con anh sáu nỗi nhớ nhung, mong chờ, anh Sáu ao ước gặp con, còn bé Thu ao ước găp bố.
Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén,là một cô bé giàu cá tính,bướng bỉnh và gan góc.Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm,khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba” ,hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống, cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại.Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu,nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé,dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh,dù là bị dồn vào thế bí,dù là bị ông Sáu đánh,bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết ,mạng mẽ.Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”,song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý.Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”.Người cha ấy không giống ông Sáu,không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má.Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu.Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh,nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn,biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ.Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh,nhiễu sách mà là sự kiên định,thẳng thắn ,có lập trường bền chặt,bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.
Dưòng như sự lạnh lùng và bướng bỉnh của bé Thu đã làm tổn thương những tình cảm đang trào dâng tha thiết nhất trong lòng ông. Vì quá yêu thương con nên anh Sáu không cầm nổi cảm xúc của mình. Trong bữa cơm, cưng con, anh gắp cho nó cái trứng cá nhưng bất ngờ nó hất tung cái trứng ra khỏi chén cơm. Giận quá, anh đã vung tay đánh và quát nó. Có lẽ việc đánh con bé là nằm ngoài những mong muốn của ông. Tất cả cũng chỉ là do anh quá yêu thương con. Có thể coi việc bé Thu hết cái trứng ra khỏi chén như một ngoài nổ làm bùng lên những tình cảm mà lâu nay anh dồn nén và chất chứa trong lòng.
Nhưng khi ta hiểu ra thì lại thấy rằng : Chính cái hành động đáng ghét ấy lại vô cùng đáng quý. Chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm người con dành cho cha. Đơn giản vì lúc bấy giờ trong trí nhớ thơ ngây của Thu thì cha em đẹp lắm. Vì bom đạn quân thù, cha mang sẹo trên mặt. Đấy là điều đau khổ vậy mà nó không hiểu, lại xa lánh khiến cha đau khổ thêm. Cô bé không tin, thậm chí còn ngờ vực, điều đó chứng tỏ cô bé không dễ tin người. Cả bạn của cha, cả mẹ xác nhận là cha nhưng không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng mình thì cô bé vẫn chưa gọi. Nó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà đó là sự kiên định, quyết liệt của một người có lập trường. Đây chính là cái mầm sâu kín sau này làm nên tính cách cứng cỏi, ngoan cường của cô giao liên giải phóng. Đến khi được bà ngoại giảng giải về cái thẹo trên má ba, thì Thu mới vỡ lẽ đó thực là ba mình. Hình ảnh người cha thân yêu trên ảnh, người cha kính mến mà cô ghi sâu trong lòng, đến lúc ấy mới nhập vào người đang xưng ba có vết thẹo dài đây. Đã vỡ lẽ thì tình yêu ba nhân lên gấp bội nhưng … đã muộn rồi. Song đến giây phút cuối cùng, trước khi anh Sáu đi xa thì tình cảm thiêng liêng ấy bỗng cháy bùng lên. Lúc ra đi, chân anh ngập ngừng không muốn bứơc. Hẳn rằng anh Sáu muốn ôm con, hôn con nhưng sợ nó lại giẫy đạp và bỏ chạy nên anh chỉ đứng đấy nhìn nó với cặp mắt trìu mến xen lẫn buồn rầu. Trong ánh mắt của anh, chất chứa bao yêu thưong mà anh muốn trao gởi tới con . “Thôi ba đi nghe con”. Phải chi bé Thu hiểu được ánh mắt của ba nó, hiểu được tâm trạng của ba nó lúc này nhỉ? Rồi bỗng nó chạy đến kêu thất thanh “Ba…a….a…ba!”. Tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Tiếng kêu bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải. Đó cũng là cái tiếng ba mà anh Sáu đã chờ đợi suốt tám năm trời xa con, đã chờ đợi suốt mấy ngày về bên con, ông đã tưởng chẳng thể còn được nghe thì bất ngờ nó thét lên. Nó vỡ ra còn lòng người đọc thì nghẹn lại.
Ai có thể ngờ được một người lính dạn dày nơi chiến trường,quen với cái chết cận kề lại là người vô cùng yếu mền trước con gái mình.Những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả,song lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của cha con thực sự!(“Không ghìm được xúc động và không muôn cho con thấy mình khóc,anh Sáu một tày ôm con,một tay rút khăn lau nước mắt”). ”Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của con gái bé bỏng trong giây pút cha con từ biệt.Nhưng đối với người cha thì đó là mơ ước đầu tiên và duy nhất,cho nên nó cứ thôi thúc trong lòng ông.Tình cảm ông Sáu dành cho bé Thu trở nên thiêng liêng,cao cả và mãnh liệt hơn biết bao khi ông tự tay làm chiếc lược ngà cho con.”Khi ông Sáu tùm được khúc ngà sung sướng như trẻ con vớ được quà”, ” Ông thận trọng tỉ,mỉ…”,”Ông gò lưng khắc từng nét…”Một loạt hành động cảm động như khẳng định tình cha con sâu đậm.Tất cả tình yêu,nỗi nhớ con dồn cả vào công việc làm chiếc lược ấy. Ông nâng niu chiếc lược như nâng niu đứa con bé nhỏ của mình. Lòng yêu con đã biến một người chiến sỹ trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình,dù chỉ sáng tạo môt tác phẩm duy nhất trong đời. Cuối truyện có chi tiết ông Sáu đưa tay vào túi, móc lấy cây lược,đưa cho bác Ba và nhìn một hồi lâu. Ông Sáu hi sinh mà không kịp trăn trối điều gì, chỉ có một ánh mắt với niềm ước nguyện cháy bỏng mong người bạn của mình sẽ là người thực hiện nốt lời hứa duy nhất của mình với con. Tình cảm của ông sáu khiến người ta phải thấy ấm lòng và cảm động sâu sắc.
Người mất,người còn nhưng kỷ vật duy nhất,gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại,chiếc lược ngà vẫn còn ở đây.Chiếc lược ngà là kết tinh tình phụ tử mộc mạc, đơn sơ mà đằm thắm, kỳ diệu, là hiện hữu của tình cha con bất tử giữa ông Sáu và bé Thu; và là minh chứng chứng kiến lòng yêu thương vô bờ bến của ông Sáu với con.Có thể chiếc lược ấy chưa chải được mái tóc của bé Thu nhưng lại gỡ rối được tâm trạng của ông. Chiếc lược ngà xuất hiện đánh dấu một kết cấu vòng tròn cho câu chuyện,và cũng là bài ca đẹp tồn tại vĩnh cửu của tình cha con.
“Chiếc lược ngà” như một câu chuyện cổ tích hiện đại, thành công trong việc xây dựng hình thượng bé Thu và gửi gắm thông điệp đẹp về tình cha con.Nhân vật ông Ba-người kể chuyện hay chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng,phải là người từng trải,sống hết minh vì cách mạng kháng chiến của quê hương, gắn bó máu thịt với những con người giàu tình yêu, nhân hậu mà rất kiên cường, bất khuất, nhà văn mới có thể nhập hồn được vào các nhân vật, sáng tạo nhiều hình tượng với các chi tiết sinh động, bất ngờ, hơn nữa lại có giọng văn dung dị, cảm động!
đoạn văn thôi nhé các bạn