Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con người không thể sống nếu thiếu ôxy, vì ôxy là nguyên liệu cho mọi tế bào để cho con người hoạt động. Rừng cây cũng có sự trao đổi không khí hằng ngày nên ví rừng cây như một lá phổi giống như lá phổi của con người có thể hô hấp để cho con người tồn tại. Rừng cây trao đổi khí lấy khí CO2 và thải ra khí ôxy để cho con người sử dụng nên rừng cây được gọi là lá phổi của con người và lá cây thì có màu xanh của chất diệp lục nên gọi là lá phổi xanh của con người
Câu 1:
Để hạn chế sự thoát hơi nước đó bạn.Cây sau khi được nhổ lên bộ rễ chưa hồi phục, mà rễ thực hiện chức năng hút nước, lá thoát hơi nước. Vì vậy nếu không chọn ngày mát hoặc không tỉa bớt lá cây sẽ mất nước nhiều và chết tuy nhiên người ta chỉ làm việc này với các cây có kích thước lớn, với các cây nhỏ hơn thì không cần
Câu 2:
Vào ban đêm cây xanh ngừng quang hợp lại, nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp. Nếu trong phòng ngủ, đóng kín cửa mà để nhiều cây hoặc hoa thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí ôxi của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí cacbônic.
Câu 3:
1. Rong hấp thu chất thải ra từ cá, từ thúc ăn, làm nước luôn sạch, trong
2. Hấp thu CO2 để quang hợp làm giảm lượng CO2 trong moi trường nước có lợi cho quá trình hô hấp, Tránh cá chết ngạt.
3. Trong quá trình quang hợp rong nhả ra ô xy cung cấp dưỡng khí cho cá
4. Rong điều hòa nhiệt độ trong bể, nơi để cá ngủ, cá đẻ trứng
Câu 4:
Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm một số lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
1.Khi đánh cây đi trồng nơi khác bộ rễ của cây bị cắt mất một phần(hoặc bị tổn thương) khả năng hút nước của rễ suy yếu, cần có 1 thời gian phục hồi.Phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hay cắt bớt ngọn nhằm làm giảm sự thoát hơi nước qua lá tránh cây bị héo và chết.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 |
Rễ cây và cây cần không khí, các vi sinh vật công sinh với rễ cây cần không khí. Đó là lý do ta xới đất chung quanh gốc cây. Tuy nhiên cần thiết không làm rễ bị tổn hại - Lại là nguyên nhân gây cho bộ rễ bị bịnh đấy. |
Vì các biện pháp chống nóng, chống rét cho cây có tác dụng tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho quá trình quang hợp, cây sẽ chế tạo được nhiều chất hữu cơ, cây lớn nhanh, sinh trưởng tốt.
|
Các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về các điều kiện ngoại cảnh. Cho nên, muốn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt thì phải trồng cây vào thời điểm có khí hậu, thời tiết phù hợp nhất đổi với cây. Có như vậy cây mới sử dụng được các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... của môi trường phù hợp nhất và hiệu quả nhất. |
1.
Hiện tượng thụ phấn | Hiện tượng thụ tinh |
Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy |
Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại tế bào noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử |
* Thụ phần có quan hệ với thụ tinh là: Muốn có hiện tượng thu tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy thụ phấn là hiện tượng cần thiết cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thu tinh.
2. Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chác, mẩy, không bị sứt sẹo là hạt khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Đó là những điều kiện cho hạt nảy mầm tốt, cây non khỏe.
Hạt không bị sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là những hạt khỏe là điều kiện nãy mầm cho hạt nảy mầm và phát triển tốt.
3. Thời vụ gieo trồng là do con người đặt ra căn cứ theo kinh nghiệm từ xa xưa để lại. Người xưa căn cứ vào điều kiện tự nhiên của từng vùng và quy luật diễn biến khí hậu theo năm để xác định thời vụ cho hợp lý. Trồng đúng thời vụ giúp cây trồng có điều kiện thuận lợi nhất để sinh trưởng, phát triển và từ đó cho năng suất tối đa so với tiềm năng của nó.
Mặt khác, trồng đúng thời vụ còn giúp cho cây khoẻ, tạo cho nó có tính chống chịu tốt nhất với các đối tượng sâu bệnh hại trên đồng ruộng.
4. Cây có hoa là một thể thống nhất vì:
Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan
Có sự thống nhất giữa các chức năng trong mỗi cơ quan
Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây.
5. Con người không thể sống mà không có ôxi được. Rừng nói chung và thực vật nói riêng đều là nhân tố quan trọng giúp hoạt động hô hấp diễn ra bình thường vì rừng hấp thu bớt khí cacbonic và thải ra khí ôxi nên ta có thể nói rừng là lá phổi thứ 2 của con người và trái đất. Bên cạnh đó rừng còn giúp giữ đất tránh xạc lở đất, xây dựng vô số mạch nước ngầm, cung cấp dược liệu, thực phẩm... Tóm lại, người ta nói rừng là lá phổi xanh của trái đất là hoàn toàn có cơ sở.
6. Cần phải tích cực trồng rừng vì:
- Rừng cây điều hòa lượng khí ôxi và khí cacbonic trong không khí
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn,...
- Rừng cung cấp tức ăn, nguyên vật liệu cho con người
7. Thức ăn rau, quả, thịt, cá bị ôi thiu do vi khuẩn hoại sinh. Cần phải bỏ thức ăn vào trong tủ lạnh, đem phơi khô,...để giữ thức ăn không bị ôi thiu.
Bài 1: *)Tế bào thực vật gôm nhưng thành phần chủ yếu là: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân và ngoài ra còn có không bào.
*) Chức năng của nhưng thành phần là:
- Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định
- Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),….
- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào,
- Không bào: chức dịch tế bào.
Bài 2: Chúng ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa là do nếu thu hoạch chậm thì đã có 1 phần chất hữu cơ từ củ chuyển lên hoa để tạo ra các bộ phận của hoa => Chất lượng của củ sẽ bị giảm đi.
Bài 3: *) Người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa để cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống chồi hoa, chồi lá đẻ chúng phát triển.
*) Người ta thường bấm ngọn cho những cây ăn quả và không bấm ngọn cho những cây lấy gỗ, lấy sợi.
Bài 4: Các loại rễ biến dạng:
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)
Bài 5: Trong làm nhà thì người ta thường chọn phần ròng của thân cây vì phần này gồm những tế bào chết, có vách dày và rắn chắc, có khả năng nâng đỡ và chịu lực tốt.
1. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Nêu chức năng của những thành phần đó.
=>Tế bào thực vật được cấu tạo bởi các thành phần:
* Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
* Màng sinh chất: Bao bọc bên ngoài chất tế bào.
* Chất tế bào: Là chất keo lỏng, trong chứa nhiều các bào quan như lục lạp. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.
* Nhân: Thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp. Có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào.
2. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa?
=> Tại vì:
- Chất dự trữ trong củ được dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa, kết quả.
- Sau khi ra hoa, chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ bị giảm.
3. Tại sao người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa? Người ta thường bấm ngọn những cây gì? Còn những cây nào không nên bấm ngọn?
=>- Người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa vì làm như vậy để cây không cao lên được nữa, do đó chất dinh dưỡng sẽ dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển làm tăng năng suất thu hoạch.
- Những cây người ta hay bấm ngọn là: Cây bông, mướp, bầu, bí.......
- Những cây người ta không nên bấm ngọn là: Cây lúa, đay, gai, bắp, cây lấy gỗ.....
4. Em hãy kể tên một số loại rễ biến dạng, nêu đặc điểm và chức năng của chúng đối với cây?
=> Các loại rễ biến dạng là:
* Rễ củ: Rễ phình to chứa chất dinh dưỡng dự trữ cho cây.
VD: Cây sắn, cà rốt, khoai lang................
* Rễ móc: Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám giúp cây leo lên.
VD: Cây trầu không, hồ tiêu..............
* Rễ thở: Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên mặt đất giúp cây hô hấp không khí.
VD: Cây bầm, mắm, bụt mọc.......................
* Giác mút: Rễ biến thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây chủ để lấy chất dinh dưỡng.
VD: Cây tầm gửi, cây tơ hồng..................
6. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao?
=> Người ta thường chọn phần ròng của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt.
- Tại vì phần ròng rắn chắc hơn phần dác, nằm ở phía bên trong, gồm các tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ.
****************************Chúc bạn học tốt***************************
Câu 1: Không thể gọi rong mơ như 1 cây xanh thất sự vì:
Mặc dù rong mơ có dạng giống như 1 cây xanh( Thân, Lá, Quả) nhưng đó không phải là thân, lá, quả thật sự bộ phận giống quả chỉ là những phao nổi bên trong chứa khí, giúp cây rong mơ có thể đứng thẳng trong nước.
Câu 1:
Không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự là vì:
Mặc dù rong mơ cũng có dạng giống như một cây xanh (thân, lá, quả) nhưng đó không phải là thân. lá… thật sự. Bộ phận giống quả chỉ là những phao nổi, bên trong chứa khí, giúp rong mơ có thế đứng thẳng trong nước
Câu 2:
Rêu ở cạn nhưng lại chỉ sống được ở nơi ẩm ướt vì:
-Rêu chưa có rễ chính thức(rễ giả).
-Thân và lá chưa có mạch dẫn.
- Cây rêu sinh sản nhờ nước
=> Vì vậy chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh, việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt, vì thế nên rêu chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt và sống thành từng đám, kích thước cây cũng nhỏ bé, chỉ khoảng 1 cm.
Câu 3:
Hạt kín là nhóm thực vật có hoa, có đặc điểm chung là:
+ Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng
+ Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt, hạt được vỏ quả bao bọc kín
+ Có môi trường sống đa dạng, là nhóm thực vật tiến hoá nhất
Câu 4:
Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại.Từ thời xa sưa con người không biết trồng cây mà chỉ hái lượm hoa quả , hạt,củ....về làm thức ăn.Về sau do nhu cầu sống người ta phải giữ lại giống của chúng để gieo trồng vào mùa sau nên mới có cây trồng
Câu 5:
Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.
Câu 6:
+ Thực vật cung cấp ôxi cho động vật.
+ Thực vật cung cấp thức ăn cho động vật.
+ Thực vật cung cấp nơi ở cho động vật.
+ Thực vật cung cấp nơi sinh sản cho động vật.
1. --> Nếu đât bị úng sẽ thiếu oxi, không đủ cho hạt hô hấp.
2. --> Khi hạt nảy mầm, phôi hô hấp mạnh, cần nhiều oxi nên phải làm đất tơi xốp để có đủ oxi cho cây hô hấp.
3. --> Hạt đủ phôi, không bị mối mọt, mấm mốc phá hoại, hạt mới nảy mầm được.
1,Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng phải tháo hết nước ngay vì nếu đất bị úng, hạt sẽ bị thiếu không khí gây ra không phát triển được.
2, để làm đất thoáng hơn và có nhiều ôxi hơn để hạt hô hấp và nảy mầm tốt hơn.
3,Bảo quản tốt hạt giống để hạt không bị hỏng,đảm bảo chất lượng khi đem trồng,mang lại năng suất cao...
2.
Theo các bác sĩ chuyên khoa gan thì ở những người bệnh gan nói chung hầu như triệu chứng vàng mắt thường xuất hiện khi bệnh vào giai đoạn mãn tính, các tế bào gan bị tổn thương quá nhiều khiến cho gan hầu như không còn khả năng đào thải các chất độc hại cho cơ thể. Bệnh nhân có thể mắc bệnh gan do những nguyên nhân như: bệnh nhân mắc chứng nghiện rượu, bệnh nhân bị béo phì, bệnh nhân sử dụng các loại thuốc không đúng chỉ định, bệnh nhân bị tấn công bởi các loại virus viêm gan như viêm gan B, viêm gan C….
Chứng vàng mắt là một biểu hiện lâm sàng chủ yếu là thấy màu vàng ở củng mạc (lòng trắng mắt), niêm mạc và vàng da. Triệu chứng này có thể thấy nhiều bệnh, nhưng chủ yếu ở hệ gan mật như vàng mắt tổn thương tế bào gan (viêm gan xơ hóa, ung thư gan), vàng mắt do tắc ống mật (sỏi mật, giun chui ống mật, ung thư đầu tụy) hoặc vàng mắt do tán huyết, sốt rét, bệnh đậu. Quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh để từ đó tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp.
Đối với người bệnh vào độ trung niên, khi quan sát thấy củng mạc vàng, phải chú ý phân biệt với đám mỡ dưới kết mạc (cái trước là phân bố đều toàn bộ lòng trắng mắt, cái sau phân bố không đều, thường tích tụ ở gần củng mạc trong góc mắt, hơi lồi ra đó là mộng thịt).
Câu 3
Trả lời:
Có bạn nói rằng: hạt lạc gồm 3 phần là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Câu nói của bạn đó cũng đúng, nhưng chưa thật chính xác là vì chất dinh dưỡng dự trữ ớ hạt lạc (cũng như ở hạt đỗ đen) nằm trong2 lá mầm (tức là nằm trong phôi).
Câu 4 :
Trả lời:
Rêu đã có thân, lá, nhưng chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức (chưa thực hiện được chức năng hút và dẫn truyền hoàn chỉnh). Việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể được thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt.
vì 3+4= 34 là 43 thành tứ tam , tứ tam là tám mươi tư
chuẩn ko cần chỉnh