Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Quá trình tạo lập nên trời và đất là:
- Nhận xét: Trụ trời là một vị thần vô cùng mạnh mẽ, quyền năng, với nhiều phép lạ thần đã tạo nên cả trời và đất, khai sinh ra thế giới
- Việc tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai nhân vật trải qua các nguyên nhân và các bước sau:
- Cách xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Prô-mê-tê và loài người rất đầy đủ, cụ thể và logic giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận và hiểu được vấn đề, thể hiện được thông điệp ý nghĩa mà văn bản hướng tới
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản.
- Chú trọng đoạn văn miêu tả quá trình tạo nên con người và thế giới muốn loài của hai vị thần đó.
Lời giải chi tiết:
* Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai nhân vật
- Nguyên nhân: mặt đất còn khá vắng vẻ, tình cảnh buồn tẻ → Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê xin phép U-ra-nôx tạo cho thế gian một cuộc sống đông vui hơn.
- Thần Ê-pi-mê-tê:
+ Lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho chúng một đặc ân của thần, một “vũ khí” để phòng thân, hộ mệnh, bảo vệ được cuộc sống của giống loài mình.
- Thần Prô-mê-tê:
+ Sau khi xem xét những điều thần Ê-pi-mê-tê làm thì nhận ra vẫn còn sót một con cần được ban bố đặc ân, “vũ khí” đó là con người.
+ Dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần tái tạo lại thân hình cho con người trông thanh tao hơn.
+ Làm cho con người đứng thẳng, đi bằng hai chân để đôi tay làm những việc khác.
+ Băng lên bầu trời xa tít tắp đến tận cỗ xe của thần Mặt Trời Hê-li-ôx để lấy lửa rồi châm vào ngọn đuốc của mình và trao cho loài người.
* Cách xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Prô-mê-tê và loài người ngắn gọn, cụ thể, tập trung vào việc nêu lên quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần. Từ đó, làm nổi bật hình ảnh vĩ đại và công lao to lớn của hai vị thần.
Tóm tắt về quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần:
Thế gian chỉ có mỗi các vị thần thì hết sức văng vẻ, hai vị thần Ê-pi-mê-tê và Prô-mê-tê đã quyết định sẽ tạo thêm những thứ khác cho nhân gian. Ê-pi-mê-tê xung phong việc chế tạo còn Prô-mê-tê sẽ kiểm tra và sửa chữa lại. Các con vật được trao cho những vũ khí phòng thân vô cùng hữu ích nhưng Ê-pi-mê-tê lại bỏ quên mất con người. Khi Prô-mê-tê kiểm tra lại, ông đã quyết định sẽ nhào nặn lại con người dựa theo hình dáng của những vị thần: đi bằng hai chân, để đôi tay làm việc. Với đó, vị thần cũng suy nghĩ làm sao để con người có thể mạnh và vượt trội hơn nhưng con vật khác để sinh tồn trong thế giới này. Cuối cùng, ông đã quyết định lấy lửa từ cỗ xe của thần mặt trời Hê-Li-Ôx và trao cho con người. Nhờ ngọn lửa của Prô-mê-tê, con người đã thoái khỏi sự tối tăm, lạnh giá. Ngọn lửa vừa là bạn vừa là vũ khí giúp họ chống lại nguy hiểm từ những con vật khác. Ngọn lửa cùng là một điều vô cùng quan trọng để sau này giúp con người sáng tạo ra muôn nghề.
Nhận xét:
- Cách xây dựng cốt truyện trong Prô-mê-tê và loài người hay và hấp dẫn.
- Có sử dụng yếu tố kỳ ảo và hiện thực như thần linh, con người, con vật.
- Xây dựng tuyến nhân vật thú vị, gần gũi. Nhân vật Prô-mê-tê hiện lên là một vị thần tốt bụng và có công ơn với loài người. Ê-pi-mê-tê dù chỉ là nhân vật phụ nhưng tính cách cũng được miêu tả rõ ràng và khéo léo.
- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, - Chi tiết này gợi nhớ đến câu truyện Sự tích bánh chưng bánh giày
- Tóm tắt: Vào đời vua Hùng thứ 6, sau khi dẹp được giặc Ân, vua Hùng quyết định sẽ truyền ngôi cho con. Ngài bảo rằng nhân dịp đầu Xuân, hoàng tử nào tìm được thức ăn ngon lành, ý nghĩa nhất để bày cỗ thì sẽ truyền ngôi cho người đó. Vị hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu- một người con hiền hậu, hiếu thảo rất lo lắng vì không biết phải làm sao. Một hôm, chàng đã nằm mộng và được thần chỉ bảo lấy gạo nếp tạo bánh hình tròn, hình vuông để tượng trưng cho trời đất. Bên ngoài lấy lá bọc bánh, làm nhân bên trong để tượng trưng cho Cha mẹ sinh thành. Nhờ sự chỉ dẫn đó, Lang Liêu đã quyết định tạo nên bánh chưng- tượng trưng cho đất, bánh giày- tượng trưng cho Trời. Cuối cùng, chàng đã được thừa kế ngôi vị nhờ hương vị cùng ý nghĩa sâu sắc của hai loại bánh này.
- Điểm tương đồng:
+ Đất: Trong Thần Trụ trời thì là : Đất phẳng như cái mâm vuông
Trong sự tích bánh chưng bánh giày, bánh chưng vuông vức tượng trung cho đất
+ Trời: Trong Thần Trụ trời thì là : Trời trùm lên như cái bát úp
Trong sự tích bánh chưng bánh giày, bánh giày cũng màu trắng tròn đầy như cái bát tượng trưng cho Trời.
Phương pháp giải:
- Đọc lại câu văn “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong văn bản (đoạn văn 3, trang 13).
- Đưa ra sự so sánh để tìm ra truyền thuyết có nội dung tương tự câu văn.
Lời giải chi tiết:
- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho chúng ta nhớ đến truyền thuyết Sự tích bánh chưng, bánh dày.
- Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày:
Sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho con với điều kiện nếu ai tìm được món ăn ngon lành, để bày cỗ có ý nghĩa thì sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác đua nhau tìm kiếm thứ của ngon vật lạ thì Lang Liêu – con trai thứ 18 lại lo lắng không biết cần chuẩn bị gì. Một hôm, chàng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”. Nghe xong, chàng lập tức chọn loại gạo nếp tốt nhất để làm bánh Chưng, bánh Dày. Cuối cùng, món ăn của Lang Liêu được nhà vua khen ngon, có ý nghĩa và quyết định truyền ngôi cho chàng. Từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bánh Chưng và bánh Dày là hai loại bánh không thể thiếu khi cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
- Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.
+ Đều có tính hư cấu.
+ Đều xuất hiện hình ảnh của các vị thần.
+ Đều nói về hình dạng của Trời và Đất: trời có hình tròn, đất có hình vuông.
- Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ...” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho chúng ta nhớ đến truyền thuyết Sự tích bánh chưng, bánh dày.
- Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày:
Sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho con với điều kiện nếu ai tìm được món ăn ngon lành, để bày cỗ có ý nghĩa thì sẽ được nối ngôi. Trong khi các hoàng tử khác đua nhau tìm kiếm thứ của ngon vật lạ thì Lang Liêu – con trai thứ 18 lại lo lắng không biết cần chuẩn bị gì. Một hôm, chàng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”. Nghe xong, chàng lập tức chọn loại gạo nếp tốt nhất để làm bánh Chưng, bánh Dày. Cuối cùng, món ăn của Lang Liêu được nhà vua khen ngon, có ý nghĩa và quyết định truyền ngôi cho chàng. Từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bánh Chưng và bánh Dày là hai loại bánh không thể thiếu khi cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
- Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm.
+) Đều có tính hư cấu.
+) Đều xuất hiện hình ảnh của các vị thần.
+) Đều nói về hình dạng của Trời và Đất: trời có hình tròn, đất có hình vuông.
- Thần Trụ trời:
+ Thời gian: Khi vũ trụ chưa được hình thành
+ Không gian: Trời và đất
+ Nhân vật: Thần Trụ trời
- Thần Sét:
+ Thời gian: Không có thời gian cụ thể
+ Không gian: Trời và trần gian
+ Nhân vật: Thần Sét, Ngọc Hoàng, ông Cường Bạo
- Thần Gió:
+ Thời gian: Không có thời gian cụ thể
+ Không gian: Trời
+ Nhân vật: Thần Sét, thần Mưa, thần Sét, Ngọc Hoàng, đứa con của thần Gió
Phương pháp giải:
- Kể về câu chuyện thần thoại mà mình biết.
- Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện thần thoại đó.
Lời giải chi tiết:
- Kể về câu chuyện thần thoại: Câu chuyện thần núi, thần biển Sơn Tinh, Thủy Tinh
Vua Hùng có một cô con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa tính nết dịu hiền. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển). Sơn Tinh sống ở núi Tản Viên, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh ở biển, tài năng ko kém: hô mưa đến, gọi gió gió về. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai đành ra điều kiện: sính lễ. Sơn Tinh là người mang sính lễ đến trước lấy được Mị Nương, Thủy Tinh không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gió đến, giông tố kéo đến ầm ầm. Sơn Tinh không nao núng, dâng núi đồi lên cao. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu Sơn Tinh dâng đồi núi cao bấy nhiêu. Cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức đành chịu thua. Vì vậy, cứ hằng năm Thủy Tinh (thần biển) lại dâng nước đánh Sơn Tinh (thần núi) nhưng đều thua.
- Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện thần thoại trên.
+) Xây dựng nhân vật là các vị thần có sức mạnh kì lạ hơn người: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển).
+) Xây dựng nhân vật mang những dáng vẻ khỏe mạnh.
+) Xây dựng nhân vật mang yếu tố thần.
- Kể về câu chuyện thần thoại: Câu chuyện thần núi, thần biển Sơn Tinh, Thủy Tinh
Vua Hùng có một cô con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa tính nết dịu hiền. Một hôm có hai chàng chai đến cầu hôn: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển). Sơn Tinh sống ở núi Tản Viên, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh ở biển, tài năng ko kém: hô mưa đến, gọi gió gió về. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai đành ra điều kiện: sính lễ. Sơn Tinh là người mang sính lễ đến trước lấy được Mị Nương, Thủy Tinh không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gió đến, dông tố kéo đến ầm ầm. Sơn Tinh không núng, dâng núi đồi lên cao. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu Sơn Tinh dâng đồi núi cao bấy nhiêu. Cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức đành chịu thua. Vì vậy, cứ hằng năm Thủy Tinh (thần biển) lại dâng nước đánh Sơn Tinh (thần núi) nhưng đều thua.
- Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện thần thoại trên.
+) Xây dựng nhân vật là các vị thần có sức mạnh kì lạ hơn người: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển).
+) Xây dựng nhân vật mang những dáng vẻ khỏe mạnh.
+) Xây dựng nhân vật mang yếu tố thần.
Phương pháp giải:
- Đọc lại ba văn bản: Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật.
- Tìm hiểu các yếu tố về không gian, thời gian, cốt truyện trong ba văn bản.
- Đưa ra sự so sánh.
Lời giải chi tiết:
Văn bản Các đặc điểm chính | Thần Trụ trời | Prô-mê-tê và loài người
| Cuộc tu bổ lại các giống động vật |
Không gian, thời gian | - Không gian: Trời đất. - Thời gian: “Thuở ấy”. | - Không gian: thế gian. - Thời gian: “thuở ấy”. | - Thời gian: lúc sơ khởi. |
Nhân vật | Thần Trụ trời và một số vị thần khác, | Thần Prô-mê-tê và thần Ê-pi-mê-tê. | Ngọc Hoàng |
Cốt truyện | Quá trình tạo lập nên trời và đất của thần Trụ trời. | Quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần. | Quá trình tu bổ, hoàn thiện các giống vật. |
Nhận xét chung | Không gian, thời gian | Không rõ ràng, cụ thể, mang tính cổ xưa. | |
Nhân vật | Thường là các vị thần có sức mạnh và tài năng kì lạ, phi thường hơn người. | ||
Cốt truyện | Xoay quanh vấn đề tạo tập và tái tạo thế giới, con người của các vị thần. |
Văn bản Các đặc điểm chính | Thần Trụ trời | Prô-mê-tê và loài người
| Cuộc tu bổ lại các giống động vật |
Không gian, thời gian | - Không gian: Trời đất. - Thời gian: “Thuở ấy”. | - Không gian: thế gian. - Thời gian: “thuở ấy”. | - Thời gian: lúc sơ khởi. |
Nhân vật | Thần Trụ trời và một số vị thần khác, | Thần Prô-mê-tê và thần Ê-pi-mê-tê. | Ngọc Hoàng |
Cốt truyện | Quá trình tạo lập nên trời và đất của thần Trụ trời. | Quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần. | Quá trình tu bổ, hoàn thiên các giống vật. |
Nhận xét chung | Không gian, thời gian | Không rõ ràng, cụ thể, mang tính cổ xưa. | |
Nhân vật | Thường là các vị thần có sức mạnh và tài năng kì lạ, phi thường hơn người. | ||
Cốt truyện | Xoay quanh vấn đề tạo tập và tái tạo thế giới, con người của các vị thần. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời:
+ Thần Trụ trời tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái vừa cao, vừa to để chống trời.
+ Cột được đắp cao lên bao nhiêu thì trời được nâng lên dần chừng ấy à vòm trời được đẩy lên cao.
+ Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi à tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao à mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng.
+ Chỗ thần đào đất, đào đá đắp cột à biển rộng.
- Nhận xét về đặc điểm của nhân vật này: thần Trụ trời là người có năng lực phi thường, mạnh mẽ và đã có công tạo ra trời, đất.
Quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật Thần trụ trời:
- Tự đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời.
- Thần hì hục đào, đắp, cột đá cao lên đẩy vòm trời lên mãi mây xanh.
- Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi à tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao là mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng.
Nhận xét về đặc điểm của nhân vật Thần trụ trời:
- Có năng lực phi thường, ý chí.
- Mạnh mẽ và tài năng.
- Có công tạo ra đất trời.