K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Theo em là không thể thay đổi trật tự bởi các câu trên đang được sắp xếp theo một trình tự thời gian cố định nếu thay đổi sẽ gây ra sự lộn xộn trong câu

 

9 tháng 2 2017

Đáp án: C

3 tháng 9 2016

a)Thông thường một lá đơn bao giờ cũng phải tuân theo trật tự nhất định và người viết không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đơn, vì nếu làm như thế sẽ phá vỡ tính hệ thống của nó. 

Trong một lá đơn, các nội dung thường được sắp xếp theo thứ tự sau: - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Địa điềm làm đơn và ngày... tháng... năm... - Tên đơn: Đơn xin ... - Nơi gửi: Kính gửi:.... - Họ tên của người viết đơn. - Lí do và nguyện vọng. - Cam đoan, cảm ơn. - Kí tên.  Do vậy, nếu bản thân em muốn viết đơn xin gia nhập vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì lá đơn của em phải đảm bảo một trật tự thông thường như trên mà không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đó.b)Văn bản là một thể thống nhất chặt chẽ giữa nội dung và hình thức, ở trong đó, các phần, các đoạn được bố trí theo một hệ thống rành mạch và hợp lí. Bởi vậy, muốn mang lại hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp thì cần phải quan tâm tới bố cục.

CHÚC BẠN HỌC TỐThihi
7 tháng 9 2016

a)Không thể tùy ý thích ghi nội dung nào vào trước cũng được bởi cần có một trật tự từ đầu và đến kết không được sắp xếp lộn xộn từ nguyệt vọng tên và lý do cần có một trật tự logic thống nhất giữa các phần với nhau, cần có một đơn xin theo một trật tự tên tuổi lý do lời hứa… cần có một trật tự logic và thống nhất.

b)Sự sắp xếp nội dung trong các phần trong văn bản cần sắp xếp hợp lý theo một bố cục, và chúng ta cần quan tâm tới bố cục bởi vì tạo nên sự thống nhất dễ hiểu, logic, và sự sắp xếp các đoạn các phần trong câu sẽ tạo nên một trật tự đúng và dễ hiểu

3 tháng 9 2019

Câu 2 không thể đổi chỗ cho câu 3 vì nếu đổi chỗ, ý muốn nói của tác giả không đạt được hiệu quả tốt nhất.

Từ ghép: yêu thương, kính trọng. cha mẹ, tình cảm, xấu hổ, nhục nhã -> những tình cảm, thái độ của con người 

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. Nhưng không, có...
Đọc tiếp

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. 
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. 
Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi:

- Thằng Thành, con Thủy đâu? 
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy 
- Đem chia đồ chơi ra đi!

– Mẹ tôi ra lệnh. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo 
- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?

2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

3.Tìm 4 từ láy trong đoạn trích.

4. Xác định quan hệ từ trong câu:'' Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi.''

5. Xét về mặt nội dung, Tính mạch lạc của văn bản được thể hiện như thế nào trong đoạn trích.

6. Đoạn văn trên sử dụng phép tu từ gì? Chỉ ra và nêu tác dụng.

'' Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.''

7. Nếu em là người anh, em có chia đồ chơi không? vì sao?

- Các bạn cố gắng giúp mình nhé!

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 1 2019

1. Đoạn văn trích trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê.

2. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

3. Từ láy: mảnh mai, dịu dàng, thoăn thoắt, ân hận, mãi mãi, lẹp kẹp, líu ríu, loạng choạng...

4. Quan hệ từ trong câu trên là: Nhưng, trong, và

5. Tính mạch lạc trong câu trên được thể hiện là: sự việc được kể sau là hệ quả và chịu tác động của việc kể trước.

6. Đoạn văn được nêu sử dụng điệp từ. "xa nhau" - "xa nhau mãi mãi", "một giấc mơ" - "một giấc mơ thôi" => nhân vật tôi đang không muốn tin những chuyện xảy đến với hai anh em mình. Phép điệp từ đã nhấn mạnh ước mơ, mong muốn của nhân vật tôi.

7. Nếu là người anh, em sẽ không chia đồ chơi mà nhường lại hết cho Thủy.

Nhưng Thành là một đứa trẻ, tất yếu nghe lời mẹ, chia đồ chơi, mặc dù trong lòng thì không muốn.

10 tháng 6 2017

a, Nội dung trong đơn cần sắp xếp theo trật tự nhất định, không thể tùy thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được.

- Không thể viết lí do em xin vào Đội trước rồi mới khai họ tên, địa chỉ

- Cũng như không thể hứa tiếp tục phấn đấu rồi mới nêu lí do vào Đội -> không đúng trình tự, quy trình về viết đơn

b, Khi xây dựng văn bản, ta phải quan tâm đến bố cục vì có như vậy, văn bản mới có trình tự hợp lí, giúp ta đạt được mục đích giao tiếp.

Bài 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Bản lĩnh hai từ thật đơn giản nhưng bạn biết không, hàm chứa trong đó là cảmột quá trình quyết tâm kiên cường không ngại gian khổ. Giống như một chiếc áogiáp được tôi luyện từ những nguyên liệu bền vững nhất, bản lĩnh giúp ta không cònphải lo sợ trước những cơn gió to hay những ngọn sóng dữ. Vậy bản lĩnh là gì? Bảnlĩnh là khả năng...
Đọc tiếp

Bài 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Bản lĩnh hai từ thật đơn giản nhưng bạn biết không, hàm chứa trong đó là cả
một quá trình quyết tâm kiên cường không ngại gian khổ. Giống như một chiếc áo
giáp được tôi luyện từ những nguyên liệu bền vững nhất, bản lĩnh giúp ta không còn
phải lo sợ trước những cơn gió to hay những ngọn sóng dữ. Vậy bản lĩnh là gì? Bản
lĩnh là khả năng giải quyết mọi chuyện một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo.
Người bản lĩnh là người dám đương đầu với khó khăn gian khổ. Thất bại, tự họ sẽ
đứng lên. Cay đắng họ sẽ làm cho mọi thứ ngọt ngào. Họ dám làm những điều lớn
lao, kỳ vĩ, xoay trời chuyển đất. Ở những người có bản lĩnh, họ luôn có trái tim đầy
lý trí; có lòng quyết tâm cao độ với một lòng can đảm cùng với một nghị lực, ý chí
mạnh mẽ. Họ sẵn sàng đương đầu với thử thách. Ở họ, ta luôn tìm thấy cái kiên định
nơi đáy mắt và một nụ cười biểu trưng cho sự tự tin. Các cầu thủ U23 Việt Nam làm
nên kỳ tích trước các đối thủ lớn về thể hình, mạnh về tốc độ như Uzơ-bê –kit- tan,
I-rắc, Quata cũng là nhờ vào bản lĩnh. Người bản lĩnh, họ sẽ được mọi người yêu
quý, tin cậy; bản thân họ cũng sẽ hiểu được sứ mệnh của mình là chỗ dựa tinh thần
cho người khác. Vì vậy, người bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và dám thành
công. Tuy nhiên cũng có những người vừa mới thấy nhấp nhô gợn sóng đã vội vã

buông tay chèo, dễ dàng chấp nhận thất bại. Chắc chắn một điều rằng, những kẻ ấy
vĩnh viễn không thể tự khẳng định vị trí của mình trong xã hội, mãi mãi chỉ có thể
sống dưới cái bóng của kẻ khác. Và bạn ơi, bản lĩnh khởi đầu như thế đấy! Khoan
nói đến những thành quả mà bản lĩnh đem lại, chỉ nói riêng đến quá trình rèn luyện
thôi cũng đã được xem là một thành tựu rồi. Đến đây, tôi chợt nhớ đến bông bồ
công anh mạnh mẽ nương mình theo gió để vươn đến những chân trời cao xa. Ngay
cả loài hoa mong manh nhỏ bé còn có thể tự luyện cho mình bản lĩnh, vậy còn bạn?
Bạn có chấp nhận kiếp sống còn thua kém cả một loài hoa?
a. Đoạn văn trên viết về vấn đề gì?
b. Tìm câu văn giải thích về vấn đề nghị luận?
c. Để chứng minh vấn đề nghị luận đoạn văn đã đưa ra mấy dẫn chứng? Em
hãy liệt kê các dẫn chứng.
d. Đoạn văn không chỉ sử dụng câu trần thuật mà còn sử dụng các kiểu câu
khác, em hãy chỉ ra các câu ấy và gọi tên kiểu câu mà người viết sử dụng.

0
“Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa, En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển[3] của con, quằn quại[4] vì nỗi lo sợ khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!.. Nhớ lại...
Đọc tiếp

“Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa, En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển[3] của con, quằn quại[4] vì nỗi lo sợ khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!.. Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!” 

Câu 1: PTBĐ của đoạn văn trên là gì?

Câu 2: Tìm các biện pháp tu từ trong đoạn văn trên.

Câu 3: Nêu ý nghĩa và nội dung của đoạn văn trên.

Câu 4: Qua đoạn văn trên, em hiểu mẹ En-ri-cô là người như thế nào?

1
27 tháng 12 2019

Câu 5: Tìm các từ láy, từ đồng âm, từ trái nghĩa của đoạn văn trên

Đọc hai truyện sau:(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã...
Đọc tiếp

Đọc hai truyện sau:

(1) Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch sống ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dâng lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Trước đó, ếch ta đã từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tị chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì lại oai ghê lắm, Vì nó mà đã cất tiếng kêu thì tất cả bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đấy, trâu trở thành bạn của nhà nông.

(2)Ngày xưa, có một anh tính rất hay khoe. Một hôm, anh ta may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.

Nhưng rồi anh ta cũng khoe được áo với một người rằng: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả Đấy là cho người kia tính cũng hay khoe, bỗng không biết từ đâu tất tưởi chạy đến hỏi anh ta: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”

a. Hai câu chuyện trên đã rõ bố cục chưa?

b. Cách kể chuyện trên bất hợp lí ở chỗ nào?

c. Theo em, nên sắp xếp bố cục hai câu chuyện trên thế nào?

3. Các phần của bố cục

a. Hãy nêu nhiệm vụ của ba phần, Mở bài, Thân bài, Kết bài trong văn bản tự sự và miêu tả.

b. Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ từng phần không? Vì sao?

c. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?

1
24 tháng 6 2018

- Hai câu chuyện trong SGK tr. 29 có bố cục không hợp lí. Các sự việc được kể không theo trình tự, không thể hiện rõ mục đích giáo huấn và gây cười

- Cách kể chuyện ở (1) bất hợp lí ở chỗ: sự việc quen ngồi đáy giếng tạo cho ếch tính chủ quan, coi trời bằng vung kể sau sự việc nó ra ngoài giếng.

+ Câu chuyện không liên quan tới việc “con trâu trở thành bạn của nhà nông”

- Câu chuyện (2) không làm rõ được tính cách của hai người:

+ Anh chàng nào cũng cố khoe phần mình, không thèm chú ý đến người khác

+ Mặt khác câu chuyện không làm bật ra tiếng cười khi anh áo mới, anh lợn cưới cố thêm những yếu tố không bản chất vào câu hỏi và câu hỏi.

* Bài tập 2:Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.* Bài tập 3:a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết...
Đọc tiếp

* Bài tập 2:

Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?

a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.

b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.

* Bài tập 3:

a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.

a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo…Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được

b. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ của các câu sau:

+ Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.

+ Con chim bị chết bởi bị nhốt trong lồng.

+ Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh

+ Nhưng như một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

1
23 tháng 4 2020

* Bài tập 2:

Xác định câu đặc biệt trong câu sau và cho biết câu đó dùng để làm gì ?

a. Ngoài kia là ánh đèn sáng rực cả một con tàu. Một hồi còi.

=> TD:   Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật,hiện tượng
b. Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về.

=>TD:  Gọi đáp

* Bài tập 3:

a. Xác định trạng ngữ và cho biết tác dụng của trạng ngữ đó trong đoạn trích dưới đây.

a. Vào đêm trước ngày khai giảng của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo…Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được.

Ý nghĩa : chỉ thời gian ; nơi chốn

b. Xác định trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ của các câu sau:

+ Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.

Ý nghĩa : chỉ nơi chốn

+ Con chim bị chết bởi bị nhốt trong lồng.

Ý nghĩa : chỉ nguyên nhân

+ Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh

Ý nghĩa : chỉ nguyên nhân

+ Nhưng như một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.

Ý nghĩa : chỉ nơi chốn