Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự liên quan của nội dung nói – nghe với nội dung đọc hiểu và viết được thể hiện qua bảng sau:
Nội dung đọc hiểu | Nội dung viết | Nội dung nghe |
Đẽo cày giữa đường Ếch ngồi đáy giếng | Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”. | Kể lại chuyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” |
Những cánh buồm Mây và sóng Mẹ và quả | Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm) | Bài tập: Chọn một trong hai đề sau để thực hành (1) Sau khi đọc bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của con con người. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào? (2) Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” Ta go là ca ngợi tình mẫu tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em thế nào? |
Đức tính giản dị của Bác Hồ | Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị” | Thảo luận nhóm về vấn đề: “Thế nào là lối sống giản dị” |
Người ngồi đợi trước hiên nhà | Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương | Hãy trao đổi về vấn đề: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương. |
Ghe xuồng Nam Bộ Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa. | Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa” theo 2 yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng. | Nghe bạn thuyết trình về nội dung văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ” đã học và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình đó. |
Tham khảo!
a) Các nội dung chính về nói và nghe (Gợi ý: xem tiêu đề các phần Nói và nghe trong mỗi bài học):
- Bài 6: Kể lại một truyện ngụ ngôn.
- Bài 7: Trao đổi về một vấn đề.
- Bài 8: Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống
- Bài 9: Trao đổi về một vấn đề
- Bài 10: Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói
b)
Bài | Nội dung đọc hiểu và viết | Nội dung nói và nghe |
Bài 6 | - Đọc hiểu: Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường,... - Viết: Phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường | Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. |
Bài 7 | - Đọc hiểu: Những cánh buồm, Mây và sóng, Mẹ và quả. - Viết: Viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quà” (Nguyễn Khoa Điềm) | - Sau khi học bài thơ “Những cánh buồm”, có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha. Ý kiến của em như thế nào? - Có bạn cho rằng: Chủ đề của bài thơ “Mây và sóng” là ca ngợi tình mẫu tử. Bạn khác lại cho rằng: Chủ đề bài thơ ấy ca ngợi trí tưởng tượng của em nhỏ. Ý kiến của em như thế nào? |
Bài 8 | - Đọc hiểu: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Tượng đài vĩ đại nhất - Viết: Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?” | - Thảo luận nhóm về vấn đề: “Thế nào là lối sống giản dị?”. |
Bài 9 | - Đọc hiểu: Cây tre Việt Nam, Người ngồi đợi trước hiên nhà, Trưa tha hương. - Viết: Viết bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương. | Hãy trao đổi về vấn đề: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương. |
Bài 10 | - Đọc hiểu: Ghe xuồng Nam Bộ, Tổng kiểm soát phương tiện giao thông, Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa - Viết: Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa” theo hai yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng. | Nghe bạn thuyết trình về nội dung văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ” đã học và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình đó. |
Tham khảo:
Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
Chúc bạn học tốt!
Bài văn mẫu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Bên cạnh tình mẫu tử thiêng liêng, còn có tình phụ tử sâu nặng. Công cha không kém phần so với nghĩa mẹ. Người cha giống như một điểm tựa vững chắc của mỗi đứa con, với em cũng vậy.
Cha của em là một người cha tuyệt vời. Làn da của cha rám nắng bởi hàng ngày phải làm việc nhiều dưới ánh nắng mặt trời. Mọi người thường nói em rất giống cha ở khuôn mặt nhỏ nhắn, vầng trán cao, đôi mắt đen láy và hiền từ. Giọng nói của cha trầm và nụ cười ấm áp khiến em luôn cảm thấy hạnh phúc khi được gần bên cha. Đôi bàn tay của cha thô ráp, em biết đó là những dấu vết của thời gian, của bao vất vả cha đã hi sinh để lo lắng cho chúng em một cuộc sống đủ đầy hơn.
Công việc của cha là một lái xe chở hàng. Đó là một công việc vất vả, hay phải xe nhà. Bởi vậy mà khi có ngày nghỉ, cha lại dành thời gian ở bên gia đình. Cha luôn lo lắng và rất thương hai mẹ con em. Cha luôn dặn em phải chăm chỉ học hành, không được làm mẹ buồn và lo lắng. Mỗi lần đi xa về, cha đều tặng em những món quà nhỏ từ những miền đất nơi cha đã từng đi qua. Em rất thích thú khi được nghe cha kể về quê hương đất nước Việt Nam vô cùng tươi đẹp và rộng lớn. Câu chuyện mà cha kể giúp em có động lực để cố gắng hơn trong cuộc sống.
Thỉnh thoảng, cha được nghỉ phép dài ngày. Lúc đó, cha sẽ đưa cả gia đình đi chơi. Em cảm thấy rất hạnh phúc khi được ở bên cạnh cha mẹ. Không chỉ vậy, cha cũng dạy em rất nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Cha của em giống như người thầy với những lời khuyên bổ ích, người cho em động lực và niềm tin để vượt qua mọi giây phút buồn vui.
Đối với em, cha không chỉ là một người cha, mà còn là một người thầy. Em luôn dành cho cha sự kính trọng, yêu mến. Cha mãi là điểm tựa của hai mẹ con em.
Bài viết tham khảo: Tấm gương vượt khó
Cái tên Nguyễn Thị Hiền - tấm gương nghèo vượt, khó đã quá quen thuộc đối với tập thể lớp 9A chúng tôi. Một cô bạn hồn nhiên, trong sáng, niềm nở với bạn bè và đặc biệt là học giỏi nữa. Nụ cười hạnh phúc của Hiền khi nhận được giải cao trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh do quỹ khuyến học tổ chức khiến chúng tôi cũng vui lây và còn biết bao bằng khen nữa. Nhưng ai có thể ngờ được đằng sau thành tích ấy, sau nét mặt rạng rỡ kia là cả một tâm hồn bị tổn thương, tổn thương với mọi mặt và là quá trình nỗ lực vươn lên khiến tôi không khỏi xúc động và cảm phục trước cô bạn nhỏ bé nhưng giàu ý chí và nghị lực kia.
Khác với bạn bè, ngay từ những năm tháng đầu đời, Hiền đã thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của người cha. Bạn lớn lên nhờ đôi bàn tay chăm sóc của mẹ và ông bà ngoại. Ba mẹ Hiền đã sống li thân khi Hiền còn quá nhỏ. Mẹ lại ốm yếu hay phát bệnh vào mỗi buổi chiều nắng gắt. Căn bệnh quái ác mà người ta gọi là bệnh tâm thần đeo đẳng mẹ khiến cô bé có cha có mẹ nhưng đâu có được cái quyền vui chơi, được nô đùa, được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Một tâm hồn nhỏ bé đang từng ngày rạn nứt.Những tưởng với ngần ấy gian nan, tâm hồn nhỏ bé kia sẽ không còn đủ niềm tin để bước vào đời. Nhưng thật bất ngờ Hiền đã vượt qua. Thiếu đi tình cảm của cha, sự mặc cảm về nỗi đau của mẹ, Hiền dồn hết niềm khát khao vào tri thức mong muốn tìm trong sách vở một sự sẻ chia. Nhìn vào Hiền tôi bỗng thấy rằng: cuộc đời nhiều lúc quá gian nan nhưng cuộc đời vẫn rất công bằng. Vượt lên trên số phận bằng lòng ham học hỏi, cô bạn nhỏ bé đã có được những thành công ban đầu chắp cánh cho những ước mơ để bay cao, bay xa hơn. Chín năm liền Hiền đều đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, đặc biệt trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, bạn đều đạt giải cao.
Thật vậy, ý chí và nghị lực cùng với lòng say mê tri thức là bàn đạp vững chắc, là cánh cửa dẫn đến thành công dù bước khởi đầu còn gian nan, trắc trở. Câu chuyện của Hiền khiến tôi không khỏi xúc động và mong muốn được cảm thông, được chia sẻ với những gì mà Hiền đã và đang phải trải qua. Mong rằng con đường thành công sẽ mở rộng hơn, lớn hơn để đón chào những con người biết vượt khó, vượt khổ và vượt lên trên số phận. Hiền như một tấm gương sáng đáng để cho mỗi chúng ta, những người luôn được chăm sóc và yêu thương noi theo. Nghĩ về chuyện của Hiền, tôi lại nhớ đến câu nói của một nhà văn: Ở đời người này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.
Dàn ý:
Mở bài :
-Thời gian viết thư
-Người nhận thư : một người bạn ( có tên cụ thể) ở nước ngoài.
-Lí do viết thư : để giới thiệu cho bạn biết vẻ đẹp của đất nước mình – vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh, của lịch sử ngàn năm văn hiến tự hào.
b.Thân bài : các ý chính gồm :
-Kể về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam.
-Kể về truyền thống văn hóa tinh thần.
-Kể về danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
-Nếu kể về cảnh đẹp, có thể chọn những danh lam thắng cảnh như :
+Mù Cang Chải, Lai Châu mùa lúa chín.
+Cao nguyên đá Đồng Văn ( Hà Giang) với mùa hoa Tam giác mạch.
+Vịnh Hạ Long
+Hồ Gươm
+Văn miếu
+Chùa Một Cột,Chùa Đồng…
+Cung đình Huế
+Đà Lạt
+ Hệ thống các hang động : Phong Nha – Kẻ Bàng, động Thiên Đường…( Quảng Bình)
+Khu thánh địa Mĩ Sơn…
c.Kết bài
-Lời chào tạm biệt
-Lời hẹn gặp lại trong những bức thư sau
a)
- Sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản: Tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng.
- Nội dung cụ thể của mỗi kiểu văn bản là:
+ Tự sự: Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả.
+ Biểu cảm:
-> Bước đầu biết làm thơ bốn chữ, năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.
-> Biểu cảm về con người hoặc sự việc.
+ Nghị luận: Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội) và phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học)
+ Thuyết minh: Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.
+ Nhật dụng: Viết bản tường trình.
- Kiểu văn bản chưa được học ở cấp Tiểu học: Thuyết minh, nghị luận, nhật dụng
b) Những kiểu yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7 là tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và nhật dụng.
so sánh thể loại trong nội dung học đọc có gì giống và khác nhau giữa các thể loại em đã được học trong chương trình lớp 6,7 và 8
1.có
2.có
3.em sẽ sửa thành: Mịt mù khói tỏa ngàn sương vì trong câu này nó sẽ gợi cho người đọc hình dung rằng xung quanh đó sẽ toàn sương
4.Em đồng ý với khái niệm
Đây chỉ nhớ kha khá thôi câu 3,4 cx hơi thiếu thiếu nếu đc các bạn bổ sung nha