Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sửa lỗi kiến thức của câu văn trên:
Bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu trích từ tập thơ "Đầu súng trăng treo" và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Chép chính xác 05 câu thơ tiếp:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đã rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
- Đoạn thơ trên thuộc đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, trích trong Truyện Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm ra đời vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, dài hơn hai nghìn câu thơ được viết theo thể lục bát. Tác phẩm ra đời nhằm truyền dạy những đạo lí tốt đẹp để làm người.
Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ làm bật nổi vẻ đẹp của Lục Vân Tiên – một người hào hiệp, nghĩa khí, chính trực.
* Giới thiệu khái quát về xuất xứ, vị trí đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.
* Cảm nhận về hai câu cuối đoạn trích:
- Giải thích:
+ Kiến nghĩa bất vi: thấy việc nghĩa không làm.
+ Phi anh hùng: không phải anh hùng.
=> Hai câu thơ muốn nói thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải người anh hùng.
- Ý nghĩa hai câu thơ:
+ Hai câu thơ nêu lên một quan niệm sống của người quân tử trong xã hội phong kiến xưa: thấy việc nghĩa (chống lại cái ác, cái xấu, bênh vực, chở che người bị áp bức, bị hại) mà không làm thì con người như thế không phải là người anh hùng.
+ Khẳng định về một lẽ sống cao đẹp: đề cao tinh thần nghĩa hiệp, hành động hướng tới nhân dân, coi việc nghĩa ở đời là trách nhiệm cao cả thiêng liêng, là lý tưởng sống của người quân tử mà Lục Vân Tiên là hình tượng tiêu biểu.
* Đánh giá khái quát:
- Hai câu thơ đã thể hiện vẻ đẹp của người anh hùng Lục Vân Tiên và quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiều.
a.
- Tác phẩm: Cảnh khuya.
- Tác giả: Hồ Chí Minh.
b. Chép thơ
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
c. Hoàn cảnh sáng tác: được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)
Tham khảo:
A) Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
B) - Bài thơ trên là "Cảnh khuya" của tác giả Hồ Chí Minh
C) Hoàn cảnh: trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến.
- Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước
Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng trong một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh “Êm đềm chướng rủ màn che” bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Trong buổi đi chơi xuân, Thúy Kiều đã gặp Kim Trọng, một người thư sinh “phong tư tài mạo tót vời”. Giữa hai người chớm nở một mối tình đẹp đẽ, sau đó hai người đã đính ước với nhau.
- Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc
Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Thúy Kiều bị mắc oan, nàng đã bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha, nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Thúy Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó Thúy Kiều được Thúc Sinh chuộc ra nhưng vợ của hắn ta là Hoạn Thư là người ghen tuông tàn nhẫn, Thúy Kiều bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, Thúy Kiều gặp Từ Hải, người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”, Từ Hải đã giúp Thúy Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Thúy Kiều đau đớn trầm mình xuống sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu lần hai. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.
- Phần thứ ba: Đoàn tụ
Kim Trọng sau nửa năm chịu tang chú đã trở lại tìm Kiều, biết Kiều bán mình cứu cha thì đau lòng khôn nguôi. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Dù kết duyên với Thúy Vân nhưng Kim Trọng vẫn lưu luyến mối tình với Kiều, chàng cất công tìm kiếm, gặp được Thúy Kiều, gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ “danh tiết” và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.nhưng cả hai nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
3. Giá trị nội dung
- Truyện Kiều có hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, phẩm chất và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc.
a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Nội dung chính của bài thơ đó là niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.
c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối.
- HS viết được đoạn văn từ 7 – 10 dòng, sử dụng phương tiên liên kết câu lặp và nối.
- Lời giới thiệu mộc mạc, chân tình của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
→ Xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng của tác giả.
→ Miền Nam: vừa báo niềm vui chiến thắng, vừa khơi gợi nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau đằng đẵng 30 năm dài chia cắt.
→ Thăm: thể hiện sự gần gũi, thân thương.
- Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với tác giả chính là cây tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy “bát ngát”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cây tre hiện lên sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu.